6. Video chạy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi dự sẽ tới căn nhà cũ một lần nữa để trả cái thứ mà tôi cầm về. Tôi thật sự không thể giữ bất kỳ món đồ nào của cậu, chúng quá sức đối với tôi. Thùng đồ của Minjeong vẫn còn trong cốp, tôi nghĩ ít ra cũng nên xếp chúng lại cho đàng hoàng trước khi trả, cậu thích gọn gàng.

Từng cái một lại được lôi ra khỏi thùng, váy, áo, sách, vở và một cái phong bì cũ.

Doyoung bảo với tôi anh muốn làm cửa sổ không có rèm để lúc nào trông căn nhà cũng sáng sủa, giờ thì dường như tất cả ánh sáng đều đổ dồn vào thứ đồ trên tay tôi, thiêu đốt từng tấc một những gì mà tôi đã nén lại. Ký ức về ngày trẻ sẽ giết tất cả chúng tôi, nhưng đó cũng là thứ cuối cùng chứng minh cho việc cậu đã từng sống, rõ ràng đến tàn nhẫn.

Tôi mở phong bì.

.

Gửi Seok.

Tớ chẳng biết phải bắt đầu từ đâu, lần đầu viết thư tay luôn đấy.

Ngày mai tớ có lẽ sẽ chết, không phải như kiểu nhảy xuống từ sân thượng mà cậu hay mơ, chỉ là chết thôi, cái chết mà cậu vẫn sống ấy.

Khó hiểu nhỉ, nhưng một ngày nào đó cậu sẽ biết thôi. Cái chết tớ nói đến có thể ngừng, giống như một giai đoạn cảm cúm ấy.

Vậy tại sao lại là ngày mai à? Tớ không biết nữa, chỉ là nó đang diễn ra từ từ thôi. Nó đang ăn mòn tớ, ngày mai nó sẽ ăn hết và tớ không còn là Minjeong của cậu nữa. Nếu một ngày nào đó cậu cũng đi lạc trên con đường này, có thể cậu sẽ thấy tớ đang ngồi một mình bên vệ đường, tới lúc đó xin hãy dắt tớ về nhé.

Để bắt đầu thì có lẽ là xa lắm, từ khi tớ ra khỏi trại, rồi tớ được nhận nuôi. Ở trại bọn tớ chỉ được ăn mỗi ngày một bữa, không no, và phải làm việc như người lớn mỗi ngày. Bọn tớ là công nhân, họ lấy giá rất rẻ, họ mang tớ tới công trình, nhiều lắm. Sau chiến tranh thứ gì cũng phải xây lại, họ cứ đập đi rồi xây lại, người chẳng còn nhiều, thế là bọn tớ phải làm. Họ dạy chúng tớ rằng ở ngoài kia là một thế giới tàn bạo hơn ở đây nhiều.

Hè năm tám tuổi có một người Hàn, ông chú lẻn được vào trại, lúc đó tất cả mọi người đều ngủ, chỉ có tớ còn thức, ông chú hỏi tớ có muốn ăn tối không, tớ gật đầu và ông ta chở tớ ra khỏi trại. Triều Tiên dường như chẳng để tâm lắm tới việc một đứa trẻ nghèo đói biến mất.

Ông chú đó là phóng viên của một đài truyền hình, họ tới, chụp hình rất nhiều, hỏi rất nhiều. Tớ trả lời việc mình làm trên công trường thế nào, ăn uống ra sao, họ khóc và tớ có một chỗ ở mới tốt hơn, một người cha mới.

Tớ học được từ biết ơn. Họ dạy tớ rằng Triều Tiên là một chỗ kinh khủng và Hàn Quốc thì dịu dàng hơn, có lẽ thế. Tớ sống sung sướng hơn, được đi học, nhưng tớ nghĩ từ biết ơn nên được dạy khác đi. Cơ sở của biết ơn là quy chuẩn xã hội, sau đó cậu đặt vào đời sống của mình, so sánh và lấy cái chênh lệch đó để thấy biết ơn, hoặc thấy bất công. Nhưng tớ không sống ở một xã hội, tớ sống ở Triều Tiên và cả Hàn Quốc. Và tiêu chuẩn của tớ có lẽ khác.

Có được cái ăn, cái mặc là một điều tốt đẹp, nhưng điều tốt đẹp đó phải được xây dựng trên cơ sở tốt đẹp. Tớ không thể ăn nếu bố tớ liên tục nói về việc miếng ăn đó bố lấy từ đâu, hay bố khổ cực thế nào, hay cái áo đó là do ông vừa mới có một buổi tối cật lực đào từ mộ ai đó, cuỗm được vài ba cái vòng vàng người thân họ để lại. Ở Triều Tiên tớ tự phục vụ những nhu cầu đó.

Ông ta bị bắt trong một lần trộm mộ, và nếu tớ biết ơn hẳn tớ sẽ thấy đau đớn, nhưng tớ chẳng thấy gì cả.

.

Tôi lật đi lật lại xem có mảng giấy nào rớt mất hay không. Lá thư ngưng ở đó, không có lời kết nào. Tôi lục hết phần còn lại của thùng cũng chẳng tìm thấy gì, hẳn cậu không biết kết thư, tôi an ủi mình thế.

Minjeong chỉ nói tôi biết gia đình cậu đã vượt biên, ra đó giờ cậu nói dối tôi. Tôi nổi điên với Minjeong như thể cậu còn sống, ném hết đồ đạc ra khỏi thùng và bật khóc. Nếu tôi biết sớm hơn, tôi gần cậu hơn, liệu cậu có chết không? Hay tại sao cậu chưa từng kể tôi nghe, cậu coi tôi là gì, suốt những năm đó, hay trước khi chết cậu có nghĩ đến tôi không?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro