Trường An

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

🅹🅹

𝓐 𝓙𝓸𝓱𝓷𝓙𝓪𝓮 𝓻𝓸𝓶𝓪𝓷𝓽𝓲𝓬 𝓯𝓪𝓷𝓯𝓲𝓬𝓽𝓲𝓸𝓷

ᴛᴜ̛̀ ᴀɴʜ ʜᴀ̣ᴏ x ᴛʀɪ̣ɴʜ ᴛᴀ̣ɪ ʜɪᴇ̂̀ɴ

"Trường An một thuở ôi à
Người đi là cố, người về là thương.
Trường An nhất mực tình thương
Người ở vô thường, người về trong sương." 

[SHORTFIC]

------------------------------------------------------

Năm Trịnh Thiên thứ 49, tiên đế Trịnh Nhuận Thành hiệu là Trịnh Thiên, tự Trường Yên(1) băng hà đột ngột. Trường An như rắn mất đầu. Mọi thứ đều xa sút, triều đình toán loạn, phe phái quần thần chia năm xẻ bảy, các thế lực nội tộc, ngoại lai nhảy vào tranh giành ngôi báu ngày đêm, khiến thành Trường An vốn dĩ nổi tiếng yên bình nay lại máu chảy thành sông, xác người nằm la liệt trên đường, tiếng oán thán vọng mãi lên tận mây xanh, những nỗi đau chia cắt chẳng thể nào thấu cảm.

(1) Trường Yên: ý nghĩa rút gọn của "Trường An muôn thuở yên bình" - trích lời tác giả. 

Ngặt nỗi tiên đế đương thời không phong ai trong chín người con trai làm thái tử. Di chúc phong đế cũng không tìm thấy, triều chính lao đao thảm hại. Các hoàng tử liên tục khởi binh tạo phản, cuộc chiến nội tộc tranh giành ngôi báu càng ngày càng cam go. Đại hoàng Trịnh Nhuận Khải, trưởng tử của tiên đế Trịnh Thiên với Thục phi nương nương, từ lâu lòng đã nóng như lửa đốt với ngôi vị thái tử. Hắn tận tâm cống hiến hết mình cho quốc gia đại nghiệp nhưng luôn bị vua cha quở trách là kẻ thiếu đi chữ "Nhân" trong đường lối lãnh đạo, thiếu đi chữ "Nghĩa" trong khí tức, phách nhịp của người cầm đầu. Ngôi vị thái tử đối với hắn như cái kẹo treo trước cổng, gần ngay trước mắt nhưng chẳng thể nào với tới được. Vậy nên trong lòng vốn dĩ đã có những toan tính, chỉ chờ thời cơ để chín muồi. Ngay khi hay tin thiên đế lâm chung, Đại hoàng đã cầm quân đánh vào thành Trường An với mưu đồ tạo phản. Hắn cho rằng hắn là người lớn tuổi nhất, là đứa con đầu lòng của tiên đế Trịnh Thiên, cũng là người tận tâm thể hiện trong thời gian qua nhất với việc nước nên ngôi cửu ngũ nghiễm nhiên là của hắn. Nhị hoàng tử Trịnh Nhuận Ngọc, hài tử thứ hai của tiên đế Trịnh Thiên và Cần Hương hoàng hậu, cũng không vừa. Hắn cho rằng hắn là hài tử chính thống của tiên hoàng và hoàng hậu, là con của vị đứng chủ lục cung, thế nên chiếu theo quốc pháp ngôi cửu ngũ phải là của hắn. Hơn nữa, di chúc cũng không còn, nên kẻ nào mạnh kẻ đó có ngôi báu. Vậy nên cùng thuận theo đại nghiệp, gióng trống khua chiêng, cầm quân xông lên tranh giành. Tam hoàng tử, tứ hoàng tử,... dần dần các hoàng tử khác cũng vậy. Chẳng ai nhường ai, cứ thế lao vào nhau. Dòng dã đến nửa năm trời vẫn chẳng có kết quả, năm phương tứ hướng kèn cựa nhau từng tí một. Dù vậy, chung quy lại, khổ nhất trong cuộc chiến vẫn là chúng sinh vô tội đang khóc gào ngoài kia. 

Lúc bấy giờ, chỉ còn lại Ngũ hoàng Trịnh Nhuận Ngũ, hài tử thứ năm của tiên đế Trịnh Thiên với Hiền phi nương nương, một thân một mình thay mặt cho toàn thể cấm cung, ra mặt lo liệu tươm tất, chu toàn hậu sự cho cha. Một mình y chơi vơi trong sân rồng, lẳng lặng đứng nhìn từng dải tang trắng, căng kín Trung Kính điện(2), mà hai hàng nước mắt chảy xuôi chát chúa. Y không muốn phải chấp nhận thực tại, y không muốn chiến tranh, y không muốn huynh đệ tương tàn chỉ vì thứ được gọi là quyền lực. Nhưng rồi y vẫn phải nhìn vào thực tại tàn khốc đến đau lòng. Huynh đệ của y trước kia gắn bó keo sơn, từng sống chung với nhau trong một mái nhà mang tên Cung Cấm, nguyện thề sống chết cùng nhau gây dựng đại nghiệp quốc sự kia đâu còn? Đến cuối cùng lời thề cũng chẳng còn, đại nghiệp đâu chẳng thấy, chỉ thấy máu đổ thành sông, người hiền chết oan, cuộc chiến ngày đêm dai dẳng chẳng ngừng. 

(2) Trung Kính điện: là nơi vua quan họp chuyện triều chính. Trung Kính là "trung thành, kính quốc". 

Trường An muôn thuở thái bình, thịnh trị nay lại rơi vào thế tang thương đau xót, khắp nơi toàn lửa toàn máu, tiếng đàn ca trò chuyện đâu hết mà thay vào đấy chỉ còn những tiếng than khổ, đau đớn đến xé lòng. Y nhìn lại một lượt thành Trường An - nơi vẫn được tung hô là kinh đô nhạc hội, nhìn vào giang sơn gấm vóc, nhìn vào non xanh nước biếc, nhìn vào công sức của tiên đế thuở mới gây dựng. Trường An là hoài bão mà vua cha đã để lại về một đất nước trường thịnh an bình. Chỉnh bởi những điều đó, càng làm lòng y sục sôi một ý chí bình định giang sơn, gây dựng lại đất nước ngày một mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngũ hoàng Trịnh Nhuận Ngũ lúc ấy cũng phải thuận theo ý trời, cầm quân ra trận chảy trôi theo sóng gió của thời đại. Y biết chuyện này chẳng thể nào tránh nổi, cũng chẳng có quyền để khước từ. Ở nút thắt chuyển giao quyền lực luôn có những xô xát, ai quy hàng người ấy ắt hẳn sẽ lụi bại, ở tình thế ai cũng cần phải lựa chọn giữa sống và chết, tất cả đều phải lao lên giành lại ngôi báu cho bằng được. Bất kỳ ai cũng không có đường lùi, là thời đại tạo ra những cú huých bắt tất cả phải trưởng thành, phải tắm trong sự căm hận của toàn thể dân chúng. Y biết đây là thiên mệnh, là sự giao phó của thời đại. Y biết nếu đại nghiệp của y không thành thì chính y cũng sẽ hoá tro bụi, y cần sống, y cần phải sống cho bằng được để bảo vệ lý tưởng của mình. 

Nhưng có điều, y nắm trong tay đội quân không quá đông đúc như anh cả, cũng chẳng có quân tư trang hiện đại như anh hai, anh ba. Khi ấy, trong tay Ngũ hoàng Trịnh Nhuận Ngũ chỉ có vẻn vẹn 5000 binh sĩ. Một con số quá ít ỏi so với thế lực hùng mạnh của các hoàng tử còn lại. Nhưng bù lại, dàn binh sĩ của y ai nấy lại rất tinh nhuệ, khí phách. Quân đi đến đâu dẹp bằng, san xứ đến đấy. Đội quân nhỏ bé này sau được người đời vẫn gọi là quân Hồng Binh. Vì áo của binh sĩ đỏ thắm như màu cờ, màu áo và màu máu hoà vào nhau tạo nên sắc đỏ đến chói lọi. Đứng đầu phiến quân tinh nhuệ là tướng lĩnh Từ Anh Hạo, phong thế ngời ngời, hào hoa khí phách nổi trội, có tài dàn binh bày trận. Từ thuở mới cầm đao luyện nghệ đã thuộc nằm lòng bản đồ thành Trường An rộng lớn. Đội Hồng Binh đi đến đâu loạn được dẹp ở đấy, dân chúng biết ơn muôn phần. Quân sĩ cùng nhân dân trải qua những đói khổ, chia chác lương thực, cùng dìu dắt nhau sống sót qua ngày. Họ cùng dân chúng dựng lại nhà cửa, đắp lại bia mộ, chu toàn cho người đã mất. Với lòng dân thành Trường An khi ấy đội Hồng Binh giống hệt ân huệ của chúa. Là ánh đèn hồng soi rọi trong đêm đen vô vọng, là ngọn đuốc đỏ trong tháng ngày tăm tối. Dân chúng hết mực tin tưởng và trung thành với Hồng Binh, ngày càng nhiều người quy hàng nhập binh, đội quân vốn dĩ khởi đầu với 5000 quân nhưng đi đến đâu thu thập đến đấy, chớp mắt con số đã tăng lên đáng kể. 

Nói một chút về tướng lĩnh Từ Anh Hạo. Hắn xuất thân là con trưởng của gia tộc Từ Anh vốn dĩ đã ba đời làm quan võ, là đích trưởng tử của quan Nhị phẩm Thượng Thư Bộ Binh Từ Anh Tuấn(3) tinh anh lão luyện. Nên ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ khí chất về binh pháp hơn người. Khi hắn mới chào đời vào tháng Hai xuân, ngay trên đỉnh của phủ tướng Từ Anh đã có đàn chim bay vòng quanh. Đến khi tiếng khóc đầu tiên của hắn cất lên, đàn chim tạo thành hình mũi kiếm đâm thẳng lên trời. Thượng Thư thấy cảnh liền mừng vui khôn xiết vì rằng hài tử của ông là thiên tử, sau này ắt hẳn sẽ làm nên đại nghiệp. Lên 5 tuổi, hắn đã đọc thuộc cuốn "Binh Pháp Tôn Tử"(4) và nằm lòng cuốn "Liệu Pháp Tiệt Quyền"(5), lên 7 đã thuộc làu các đường quyền của bộ binh. Lên 10 nắm gọn trong tay bản đồ của thành Trường An rộng lớn, lên 12 tinh thông võ nghệ, dẻo dai cường tráng. Sau này được Hiền phi nhìn ra tư chất hơn người, cũng thấy được đường công lộ rất rõ rệt của vị tướng trẻ người nhà võ nên truyền vào cung làm ảnh vệ của Ngũ hoàng. Giữa hắn với Hiền phi có lời thề sống thề chết rằng sẽ một lòng trung thành phò tá Ngũ hoàng lên ngôi cửu ngũ chí tôn, dựng vợ gả chồng, lo cho Ngũ hoàng một đời ấm êm. Lâu dần theo thời gian từ chức ảnh vệ nhỏ bé, hắn thành thị vệ rồi giờ là tướng lĩnh Hồng Binh của riêng Ngũ hoàng Trịnh Nhuận Ngũ.

(3) Thượng Thư Bộ Binh: chức quan võ thời xưa, ứng với chức vị bộ trưởng bộ quốc phòng - an ninh hiện nay.

(4) Binh Pháp Tôn Tử: cuốn sách gối đầu giường của các chiến lược gia thời xưa, là sách chiến lược chiến thuật chữ Hán do Tôn Vũ  soạn thảo vào năm 512 TCN thời Xuân Thu.

(5) Liệu Pháp Tiệt Quyền: cái này là tự tác giả nghĩ ra.

Còn về phía Ngũ Hoàng Trịnh Nhuận Ngũ, từ trước đến nay y là người ngông cuồng đa mưu, văn tinh võ tài. Trên trời dưới đất không gì y không biết, nhưng lại chẳng mấy thiết tha ngôi báu cao quý, chỉ một lòng yêu thích giang sơn gấm vóc, cũng định rằng sau này sẽ xuất cung làm thi nhân, sống một đời nhàn tản trong một mái tranh nơi sơn thuỷ hữu tình cùng người mình yêu. Ngày ngày ngâm thơ thưởng rượu, ngắm hoa đào. Vốn là con vua cháu trời, nhưng tư tưởng không đặt chính sự làm trọng, điều này làm Hiền phi thời đấy hết mực buồn phiền. Bà vẫn luôn nhớ đến ngày mình hạ sinh hài tử nhỏ bé của mình. Y cũng sinh ra vào tháng Hai xuân, cách sinh thần của Từ Anh Hạo 6 ngày. Ngay khi cơn chuyển dạ ập đến, cả đàn cá quý của cả cung điện đều tụ tập lại ngay trước hồ trong Hiên Minh cung bơi thành vòng. Đợi đến khi tiếng khóc đầu tiên của ngũ hoàng tử vang lên, đàn cá liền lao vun vút về hồ trước Thượng Hào điện(6). Ý chỉ sau này chủ nhân của Thượng Hào điện sẽ là người vừa được sinh trong Hiên Minh cung.

(6) Thượng Hào điện: nơi ở của vua.

Hiền phi nương nương có suất thân cao quý, là con gái thứ của quan Tam phẩm Ngự sử đại phu Chính Văn, sinh trưởng trong gia đình có học thức nên ngay từ đầu bà đã bộc lộ là người tính toán kín kẽ. Bên cạnh sự tinh tế, khéo léo hơn người, bà còn có tài nhìn xa trông rộng. Bà thấy sơn căn của hài tử của mình là mày liễu mắt phượng, rất có tướng tá của người gánh vác đại sự sau này. Nhưng chỉ có thế thôi thì chưa đủ, hài tử của bà phải được dìu mắt bởi một người có khí phách áp đảo, hào sảng vững chắc thì mới làm gây nên chuyện trọng đại. Nào ngờ trong một lần diện kiến thượng thư bộ binh, bà bắt gặp được đứa trẻ tinh anh của thượng thư Từ Anh Tuấn, lại thấy cốt lộ sáng ngời, mày kiếm mắt ngài, cực hợp mệnh với hài tử của bà. Đây là chân mệnh thiên tử mà bà  đã phải lao tâm khổ tứ, tìm kiếm bấy lâu nay. Thế nên đã truyền bằng được Từ Anh Hạo vào cung để tương trợ phò tá cho Trịnh Nhuận Ngũ sau này. Bà biết, hai đứa trẻ này sẽ làm nên nghiệp lớn, bà biết hai đứa sẽ có số công kênh nhau lên ngôi báu và bà cũng biết hai đứa trẻ này sẽ làm lũng loạn triều thế. Bà biết điều đó sẽ xảy ra. Nhưng vì làm người, ai cũng có giấc mơ quyền lực vô biên, bà chấp nhận truyền Từ Anh Hạo vào cung rồi buộc chặt hắn với lời độc thề dồn hết lực để phò tá Trịnh Nhuận Ngũ cả đời, là quân sư soi đèn chỉ lối cho hài tử của bà bước đi, không được có bất kỳ ý niệm gì với ngũ hoàng tử mà phải tác thành hết mực đối với hôn sự của y, hắn phải là cây vột vững chãi cho Ngũ hoàng tử, tương lai dựa vào hắn để lèo lái đại nghiệp. Năm đó Từ Anh Hạo chỉ là một đứa trẻ 12 tuổi, kiếm khách thì tinh thông nhưng sự đời thì non trẻ, nên đã thành tâm gật đầu đồng ý.

Trinh Tại Hiền ngay từ đầu vốn chỉ cầm gươm ra trận theo cú huých thời đại. Nhưng khi y đi qua những nơi làng mạc bị phá hủy tan tác, dân chúng đói khổ lầm than, sinh linh khóc oán đến thê lương, ám ảnh. Y lại đau xót không nguôi. Rồi y ngoảnh lại, thấy giang sơn gấm vóc mà phụ thân một thời gây dựng sắp sửa lụi bại trong tay của những kẻ tranh giành quyền lực, càng làm tay cầm kiếm của y thêm vững vàng. Y biết đây là thiên mệnh mà y phải có được. Y phải dành lại giang sơn xã tắc, phải cho nhân dân một đời ấm no, phải cho xã tắc một đời bình ổn. Để thần dân mãi là thần dân, để non xanh mãi là non xanh. Đến đây, ý chí chiến đấu của y trỗi dậy, tay cầm kiếm ngày một chắc chắn hơn. Y hùng hổ ra trận cùng tướng lĩnh Hồng Binh Từ Anh Hạo, trở thành đôi song sát chiến trường, đi đến đâu càn quét đến đấy, đi đến đâu hùng mạnh đến đấy.

Vì từ sâu thẳm trong con người y, y biết y không chỉ bảo vệ thần dân xã tắc, giang sơn quê nhà mà y còn phải bảo vệ cả người luôn che chờ cho y qua mưa tên biển lửa, người mà luôn xung phong lao ra đầu tiên trong các cuộc chiến. Y phải sống để bảo vệ những thứ y trân quý nhất.

- Nhuận Ngũ, giờ này đệ vẫn còn thức à?

Giọng nói ôn tồn, trầm lắng trong màn đêm vang lên hòa cùng tiếng gót giày chạm xuống nền đất hết mực khoan thai. Y không quay đầu bởi y biết người này là ai. Người duy nhất có quyền gọi tên húy của y chỉ sau mẫu hậu, là tướng lĩnh Từ Anh Hạo của y. Hai mắt từ từ nhắm lại thưởng thức. Nam nhân anh tú dừng lại phía sau y đến nửa bước chân như một thói quen được hình thành từ rất rất lâu trước kia, rồi nhẹ nhàng phủ lên vai y tấm áo choàng kèm theo hương trầm vấn vít. Nam nhân này là người luôn lạnh lùng, đúng mực. Trên người hắn lúc nào cũng tỏa ra hương trầm hơi hăng hắc, hệt như sự bá đạo của hắn trong mọi trận chiến. Trịnh Nhuận Ngũ cũng thử tìm qua rất liệu loại hương trầm, nhưng không thể tìm kiếm bất kỳ mùi hương nào giống với mùi hương như của nam nhân kia. Một mùi hương rất riêng, nhưng quen thuộc đến nỗi, cõi lòng y cởi hết mọi phòng bị khi ở bên.

- Ta muốn ngắm nhìn thành Trường An yên bình lần cuối trước khoảnh khắc chuyển giao. Chỉ là ngày mai đây thôi, nơi này sẽ ngập trong bể máu, nhà cửa tan hoang tiêu điều, lòng dân ắt lại tràn trề lo toan.

- Ta biết lòng đệ có dân chúng, có xã tắc. Nhưng nước mắt chảy xuôi, đau ngắn còn hơn đau dài. Ngày mai chúng ta sẽ tiến quân dẹp loạn phản tặc, giành lại ngôi báu. Khi ấy Trường An sẽ là của đệ, sẽ lại xanh thắm và rộn ràng như tiên đế đã từng gây dựng. 

- Trường An... sẽ là của ta?

"Vậy còn huynh? Huynh cũng sẽ chỉ thuộc về mình ta chứ?"

Ngũ hoàng tử và tướng lĩnh Hồng Binh cùng đứng nhìn thành Trường An lần cuối trong đêm đen kịt, thấy ánh lửa bập bùng nơi đầu thành in nhòe hai mắt. Phải rồi, chỉ sau đêm nay thôi Trường An sẽ phải bước vào cuộc chiến sinh tử cuối cùng. Chỉ cần dành được thắng lợi, y sẽ lại thấy sự non xanh nước biếc được phục hồi. Rồi y sẽ có những thứ cho riêng mình.

- Được rồi, vào nghỉ thôi. Ngày mai chúng ta còn cả một hành trình dài.

- Từ huynh!

- Sao vậy?

- Tối nay, ta muốn... ta huynh nghỉ lại trong lán của ta.

Luôn là thế, Trịnh Nhuận Ngũ của bấy giờ hay trước kia đều vẫn luôn trẻ con như vậy. Cứ trước mỗi kỳ thi cử quan trọng hay những sự kiện trọng đại cần sự xuất hiện cẩn trọng của y, y luôn cần đến mùi trầm dịu nhẹ nơi Từ Anh Hạo tỏa ra để bản thân nguôi ngoai căng thẳng. Trước giờ vẫn luôn như vậy, vẫn hết mực dựa dẫm vào Từ Anh Hạo.

- Được, vậy tối nay ta nghỉ lại lán chỗ đệ. Vào thôi, trời trở lạnh rồi.

Tối đấy vẫn như bao tối xưa, Trịnh Nhuận Ngũ thu mình như một con mèo kiêu hãnh, nằm lọt thỏm trong lòng của tướng lĩnh họ Từ. Y hít hà mùi hương luôn có ma lực thần kỳ làm y an lòng mỗi khi chơi vơ. Mà hắn vẫn luôn giống trước kia, dịu dàng ôm y vào lòng, kéo chăn cao đến trùm đầu vì sợ con mèo trong lòng hắn bị lạnh. Hai người cứ thế thiếp vào giấc ngủ sâu, không mộng mị. Nhưng có lẽ đây là giấc ngủ sâu cuối cùng của cả hai có được, bởi sau này khi cuộc chiến kết thúc, thân phận và chức vị đều không còn như xưa, thứ kìm chặt họ lại chính là gông cùm, xiềng xích mà thời đại buộc chặt lấy hai người.

Mùa đông năm Trịnh Thiên thứ 51, Ngũ hoàng tử Trịnh Nhuận Ngũ và đội Hồng Binh đại thắng trên mọi mặt trận, đánh tan thù trong giặc ngoài. Trịnh Nhuận Ngũ giành được ngôi báu cao quý. Thần dân khắp mọi nơi đều hết mực sung sướng, mở hội đến ba ngày ba đêm. Trường An một thuở máu chảy thành sông nay được thay bằng những tiếng hoan ca bất tận. Bởi họ biết, Ngũ hoàng Trịnh Nhuận Ngũ của họ sẽ thay mặt thiên đế gánh vác trọng trách của đất nước. Trường An rồi sẽ lấy lại được sự thịnh thế vốn đã từng.

Mùa xuân năm Trịnh thiên thứ 52, Ngũ hoàng tử Trịnh Nhuận Ngũ đăng cơ, lấy hiệu là Trịnh Tại Hiền, tự Hiền Nhân đế, lên ngôi năm 20 tuổi. Trịnh Nhuận Ngũ lên ngôi, phong cho mẫu phi của y là Hiền phi nương nương thành Hiền Dung thái hậu, ngự tại Hiên Minh cung. Song hành cùng y là Từ Anh Hạo, nay được phong làm thống lĩnh cấm vệ quân triều đình, lấy hiệu là Từ Hạo Ngũ, tự Từ Anh tướng, năm ấy hắn 22 tuổi. Y bây giờ không còn là ngũ hoàng tử thích văn thơ ca cẩm nữa, mà giờ y là thánh đế, là chủ nhân của thành Trường An, cao cao tại thượng đứng trên cả vạn người. Còn hắn bây giờ cũng không còn là thống lĩnh nhỏ bé của vài vạn quân Hồng Binh nữa mà đã là thống lĩnh cấm vệ quân triều đình, thân mạc giáp bào, gươm đeo bên đai rất oai vệ. Mà thanh gươm của Từ Anh tướng và con dao của Hiền Nhân đế là một cặp song long. Chỉ có điều của hắn là gươm, còn của y là dao.

Ngày đăng cơ, mọi chuyện vẫn diễn ra rất êm đẹp, Hiền Nhân đế hạ chiếu tuyên chỉ nhận điển ân của thiên đế lên ngôi, một thân mặc hoàng bào vàng rực như ánh mặt trời, ngạo kiều bước lên ngai vàng. Trường An mở sang trang mới với vị vua trẻ hết mực sáng tạo và tài hoa. Ai cũng nghĩ cặp đế - tướng sẽ cứ thế song hành với nhau. Nhưng chẳng hiểu sao, ngay trong đêm hậu yến tiệc lễ đăng cơ của Trịnh Tại Hiền, hai người xảy ra xích mích đến mức Thượng Hào điện được một phen toán loạn. Từ Anh tướng ngay trong đêm tối tức tốc dâng sớ rời kinh ra biên cương lấy lý do trấn ải, dẹp loạn phản quân còn ở vùng ven bờ cõi. Không đợi đế vương chẩn tấu đã một mực thu dọn hành lý lên đường trong đêm, đi biền biệt không trở về. Hiền Nhân đế ngay sau hôm đấy bỗng trở thành con người khác hẳn, y lạnh nhạt và xa cách hẳn đi, không còn nói cười vui vẻ như trước nữa. Triều chính luôn trong trạng thái căng thẳng như dây đàn, bất kỳ ai làm cũng không dám làm phật lòng y. Nhưng bù lại, những đóng góp của y cho xã tắc Trường An luôn được dân chúng tung hô đến nức trời. Người đời sau này ai cũng truyền tai nhau về một vị vua lạnh lùng  nhưng lại hết mực yêu nước thương dân.

Câu chuyện về cặp đôi Đế - Tướng vẫn lưu truyền trong cung thời ấy như một giai thoại. Không ai biết rốt cuộc giữa hai người đã xảy ra chuyện gì, nhưng theo lời đám cung nhân canh cửa ngoài Thượng Hào điện hôm ấy vẫn rỉ tai nhau rằng: Hiền Nhân đế và Từ Anh tướng xưa kia như hình với bóng. Nhưng chẳng hiểu sao đúng vào đêm hậu yến tiệc Hiền Nhân đế đăng cơ lại xảy ra xô xát. Nội tình như thế nào chỉ hai người trong cuộc hay. Chỉ biết rằng, khi Từ Anh tướng dìu Hiền Nhân đế về điện. Hai người ở trong điện rất lâu, không có bất kỳ lời qua tiếng lại, cũng không có tiếng đập phá đồ đạc. Chỉ đến khi Từ Anh tướng mặt mũi khó đăm đăm trở ra, quần áo thì xộc xệch, trên cổ máu chảy thẫm ướt cả vùng vai của y phục xanh ngọc tướng quân mặc. Màu đỏ thẫm của máu chói lên trong đêm như bông hoa mẫu đơn trên nền xanh ngọc kiêu sa. Ngay sau đêm đấy, Từ Anh tướng chính thức dâng sớ rời kinh. Hiền Nhân đế đóng cửa trong phòng đến hai ngày không bước chân ra ngoài. Sau hai ngày, trở ra thì chẳng còn dáng vẻ hiền lành như ban đầu mà thay vào đấy là đôi mắt sắc lẹm cùng sự lạnh lùng, xa cách. Y thay đổi 180 độ, đến cả quân sĩ trong Hồng Binh từng sát cánh chinh chiến với y cũng cảm thấy rất lạ lẫm.

Sau đấy họ có liên lạc với nhau hay không cũng chẳng ai biết. Chỉ biết rằng, sau chuyện đấy Hiền Nhân đế là người nghiện trầm hương nặng, lúc nào lư hương trong điện cũng phải đốt trầm hương liều cao đến cái độ người ngoài cảm thấy choáng váng, y mới an tâm làm việc. 

Vậy rốt cuộc, chuyện của năm đó là như thế nào?


---------------------------------------------------

I,

Quà lì xì mồng 1 tết của mọi người tới rồi đây.
Chúc mọi người 2023 thật an nhiên, rộn ràng và ăn ắp những niềm vui nha.

II,

Đầu tiên mình dự định sẽ viết oneshot cho fic này thôi, nhưng mà ngặt nỗi do bản thân vốn luôn dài dòng lan man nên mình quyết định chốt số chap là 3 chap nheeee. Số 3 để trong đuôi cuối của 2023 đó.

III, 

Mọi người vừa đọc ở trên rồi, vậy mọi người suy đoán cốt truyện tiếp theo sẽ như thế nào nhỉ?

IV,

Nói vậy thôi á, nhưng chúng ta sẽ cùng theo dõi hành trình "mèo" Hiền Nhân đế bế bằng được Từ Anh tướng về nha. 

V,

Cảnh báo to đùng: thực ra nó không như thế đâu. 
Còn thế nào thì mấy bà đón chờ đọc tiếp nhaaaaaa~~~~


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro