Jok

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1>Bí quyết !

Cái tin cô Méo đi dự cuộc thi hoa hậu quốc tế tổ chức tại miền Trung làm cả phường chấn động. Tất cả bà con đều lặng đi 15 phút trước khi bình phẩm:

- Trời ơi, có lần nó vào tiệm của tôi, nửa cái mặt đã ra rồi, phải nửa ngày sau nửa kia mới ra tiếp vì hai phần quá cách biệt nhau.

- Mặt ăn thua gì, mũi mới khiếp. Nghe đâu có lần nàng định đi làm mũi giả, bác sĩ từ chối vì phải tốn đến 2 kg silicon.

- Răng nữa, răng nữa bà ạ. Một bữa trời mưa, cả xóm ngập mà tôi không ướt chút xíu nào, chẳng phải do áo mưa mà do không may đứng ngay dưới hàm răng của cô ấy như đứng dưới mái hiên.

- Còn mắt không tính sao ? Có lần cổ qua tiệm sửa kính, ông chủ lấy tay định gỡ giúp xuống mới biết mình nhầm, vì mắt chẳng đeo gì vẫn như đang đeo kính mát, gọng đồi mồi.

Tóm lại là lời xì xào bay ra khắp trong nhà ngoài phố ! Công bằng mà nói, những lời đó không phải thật khách quan vì phần lớn đều là lời của các bà. Tuy nhiên, quả thật là cô Méo không đẹp. Đã đành ngoại hình không phải là quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng đã mang nó ra thi đấu thì cũng phải xem xét chút đỉnh. Ông tổ trưởng dân phố bèn gọi cô Méo đến khuyên bảo:

- Cháu ơi, lo ăn lo làm được rồi, lo chi mấy cái vụ thi hoa thi nụ đó.

Cô bình tĩnh trả lời ông tổ trưởng:

- Cháu biết khuôn mặt mình không có gì đặc sắc, nhưng mỗi người đi thi đều có một bí quyết riêng, cháu tin là sẽ đoạt vương miện !

Bà vợ ông tổ trưởng nãy giờ nấp sau cánh cửa bếp nghe lén câu chuyện, tới đây không thể kiềm lòng được nữa bèn xông ra hỏi:

- Bí quyết gì ? Bí quyết gì ? Em đưa phong bì cho giám khảo hay bỏ thuốc mê vào nước uống của họ ?

Cô Méo lắc đầu nhè nhẹ làm mấy tờ lịch trên tường tung bay như cánh bướm:

- Phong bì rất nguy hiểm, vì người này nghĩ là mình nhận ít hơn người kia, hại nhiều hơn lợi. Còn nước ban giám khảo uống là loại nước tinh khiết đóng chai, bỏ thuốc gì vô nổi.

Nói xong cô cáo từ ra về vì còn phải chuẩn bị. Cô nghèo, không quần áo, phấn son, trang sức gì nhiều. Và không đủ tiền vé máy bay ra miền Trung, mặc dù đã nhịn ăn xôi cả mấy tháng nay. Cô đi mượn không ai dám đưa ra một đồng, mặc dù giải thưởng cho hoa hậu đã được tuyên bố công khai là hai trăm triệu. Họ bảo nhau:

- Nó không bị phạt là may, lĩnh thưởng cái nỗi gì !

Cuối cùng, cô Méo phải đi vay nặng lãi với lãi suất 100%. Sát ngày, cô Méo cất cánh bay đi trong niềm lo lắng của bà con.

Chương trình thi hoa hậu được truyền hình trực tiếp. Khỏi phải nói, cả xóm tôi ngóng chờ coi còn hơn giải bóng đá thế giới. Say mê tới mức mấy tên trộm vào lấy xe máy, ghé mắt vào cũng bị thu hút, đến nỗi chính xe của chúng cũng bị mất toi.

Phút chung kết đây rồi. Tên các hoa hậu quốc tế được đọc lên. Toàn những người nổi tiếng như sóng cồn, chỉ một cái nốt ruồi của họ cũng đủ cho báo chí phương Tây bàn cãi vài trăm trang, và có mấy cô suýt lấy chồng đã gây nên hàng chục cuộc biểu tình ở vài thành phố lớn. Âm nhạc nổi. Các hoa hậu bước ra. Ô kìa, sao lại thế kia: các người đẹp quốc tế ai cũng béo tròn béo trục, phì nộn như voi, thậm chí có cô còn phải hai ba người đàn ông khiêng ra sân khấu. Quần áo dạ hội của họ phải ráp cả một tấm màn sân khấu mới vừa, còn áo tắm gì mà to như cánh buồm tàu thủy ? Không thể hiểu nổi. Rồi cô Méo bước ra. Thân hình tuyệt mỹ, cặp chân thon thả, vòng eo 0,6, cô làm cho ban giám khảo đờ đẫn và cả phường cũng đờ đẫn theo. Vương miện vào tay cô, cô là hoa hậu và ban tổ chức tuyên bố không có á hậu vì chẳng ai xứng đáng.

Cả phường náo loạn. Các ông múa may như cổ động viên Pháp, còn các bà ỉu xìu như cổ động viên Braxin. Kìa, cô Méo đang trả lời phỏng vấn trực tiếp.

- Thưa cô, bí quyết gì khiến cô đoạt vương miện đêm nay ?

- Trong khi các hoa hậu quốc tế thích ngắm cảnh nên đi xe hơi ra miền Trung. Mỗi khi xe vào các quán cơm là bị rào kín mít, nếu không ăn thật no không thể ra được. Kết quả là sau một chặng đường dài ai cũng mập ú. Tôi nhanh trí đi máy bay. Tôi có thân hình thon thả nhất là dĩ nhiên thôi !

2>Đừng quên mua dây thun cho quần đùi nhé!

Sáng ra tôi chuẩn bị đi làm. Thế là lập tức bắt đầu...

- Đã ba ngày rồi chúng tôi đã bảo anh mà anh cứ quên hoài... ở nhà không còn chút phô-mai nào cả!

Người ta bảo tôi suốt ba ngày nay rồi! Nhưng lấy tiền đâu ra nào?

- Thế nào, mua phô-mai rồi chứ? - Buổi chiều người ta hỏi tôi. Tôi, như một nghệ sĩ bi kịch, lấy hết sức đập tay vào trán và kêu lên: "Ô-ô! Tôi quên khuấy đi mất!"

Tôi cứ thích ứng như vậy. Buổi sáng người ta lệnh cho tôi mua cái gì đó. Tôi trả lời: sẽ mua. Còn buổi chiều khi tôi trở về - lại vẫn cái tiết mục ấy: "Ô-ô! Tôi quên khuấy đi mất!"

Nhưng ông bố biết tỏng tôi rồi. Khi tôi trả lời câu hỏi muôn thuở lần thứ ba: "Phô-mai đâu?" - Và định giơ tay lên trán thì bố tôi kêu lên thay tôi: "Ô-ô!" - rồi quay lại phía cả nhà mà mỉa mai tuyên cáo: "Anh ta quên!"

Từ hôm ấy tôi không còn được quyền quên nữa. Sáng hôm sau, khi tôi cạo râu, người ta lại bảo tôi:

- Đừng quên phô-mai nhé!

- Được rồi.

Tôi đi giày, khi vang lên:

- Cả xà bông cũng không còn, mua nhé!

- Được.

Trong lúc đi xuống cầu thang, tôi nghe thấy:

- Cả đường cũng hết, đừng có quên đấy!

- Được rồi, được rồi!

Vừa nắm tay vào quả đấm cửa ra vào thì từ trong nhà vọng xuống tiếng la ơi ới:

- Anh nghe thấy không? cà phê, cà phê!

- Cà phê làm sao?

- Hết rồi, nhớ mua nhé!

- Tôi sẽ mua, sẽ mua hết!

Tôi đóng cửa, thở phào nhẹ nhõm, nhưng ngay lúc đó người ta đập vào cửa sổ.

- Còn gì nữa?

- Trời ơi, anh đi đâu mà lao dữ vậy? Quay lại lấy chai đựng. Anh còn phải mua dầu ô liu.

- Sẽ mua, sẽ m-u-a!

Đi được vài bước - từ trên cửa sổ lại có tiếng réo:

- Này, gạo ở nhà không còn một hạt! Chiều nhớ mang về!

- Sẽ mang về!

Đấy, cứ mỗi buổi sáng là đầy những lời tiễn đưa như thế đó. Nhưng vấn đề không phải kết thúc ở đó. Từ những khung cửa sổ ra vào và cửa sổ mở toang dội ra đủ thứ giọng nói, đòi hỏi và lo lắng, trầm trầm và lanh lảnh, êm ái và khàn khàn: "N-à-y!" cứ lan đi, lan đi, đuổi theo tôi trên đường phố.

- Mua dây thun cho quần đùi nhé! Loại tôn tốt ấy! Đừng có mà quên đấy!

- Thông phong cho đèn năm dây!

- Bấc cho bếp dầu hỏa!

Tôi lao chạy, hoảng hốt như tên bán hàng rao nhìn thấy đại diện chính quyền, nhưng chưa kịp rẽ qua góc phố thì một chú bé đuổi kịp tôi.

- Có một dì sai cháu nhắn lại...

- Dì ấy bảo sao?

- Hành cũng không còn.

- Nói với dì ấy hãy liệt kê những thứ gì vẫn còn. Những thứ khác chú sẽ mang về.

Đấy, tôi đi làm mỗi buổi sáng như vậy đó. Bạn hẳn rõ là đầu óc tôi chất đầy những thứ gì chứ? Cho suốt tới chiều tối trong đó chen chúc nhau những phô-mai, dầu, hành, dây thun cho quần đùi...

Và hôm nay, khi tôi bước vào văn phòng, đầu tôi như thường lệ chất đầy ắp đủ thứ các thứ hàng thực phẩm và tạp hóa.

Tôi phải hoàn tất những tài liệu cần gấp đã nằm từ hôm qua trên bàn làm việc của tôi. Xong xuôi tôi gửi chúng lên qua các cấp.

ít lâu sau ông giám đốc bước vào phòng. Mặt đầm đìa mồ hôi, cánh mũi phập phồng. Ông chìa cho tôi những tờ giấy.

- Cái gì thế này?

- Những tờ giấy...

- Đọc đi! Đọc to lên!

Tất cả những ở trong phòng: các cô đánh máy chữ, thư ký, viên chức - đều vểnh tai lên nghe. Tôi bắt đầu đọc: "Gửi Tổng cục, người có chức trách cao nhất. Phúc đáp mệnh lệnh ngày tháng ấy, số bao nhiêu. Dưới đây liệt kê những biện pháp cụ thể về phần các điểm cần phải xem xét ngay và đã được nghiên cứu cẩn thận. Xin trình để ngài biết rằng chúng tôi cho là cần thiết phải:

- Không mua phô-mai dưới quê đem lên vì quá mắc đối với chúng ta.

- Mua dây thun cho quần đùi ở chỗ bán hàng rong tại quận Macmut Pasa.

- Mua hai trăm gam thịt bò làm cốt lết, đề nghị chặt làm đôi.

- Mua thông phong đèn thì chọn cái nguyên lành, đừng lấy cái bị nứt như lần trước.

- Do giá xà bông cao quá, nước xà bông phải dùng cho hết chứ đừng phí phạm.

- Nhằm tiết kiệm, cà phê phải pha lần thứ hai, đổ thêm nước sôi vào nước cà phê đặc.

Tài liệu này gửi tới ngài như một thông tư để thi hành."

- Cái gì thế này? - Ông giám đốc lại gầm lên.

Tôi hiểu ra rằng mình đã làm hỏng một văn kiện chính thức, tương vào đó tất cả những gì chứa trong cái đầu khốn khổ của tôi đang đầy ắp các thứ hàng hóa linh tinh.

- Sao anh lại đến nỗi thế này? - Ông giám đốc nói tiếp.

- Chính tôi cũng không biết nữa.

- Thôi được, anh bị lú lấp ruột gan. Nhưng tại sao sếp của anh lại ký vào cái này?

- Bậy thật! - Tôi kêu lên.

- Giả sử rằng sếp của anh bị quáng mắt... Làm sao mà chánh văn phòng lại chuyển cái đó lên cấp khác?

- Cái đó thì quá tệ!

- Thôi cứ cho rằng thủ trưởng đãng trí. Nhưng phó giám đốc thì mắt để đâu?

- Thật xấu hổ và nhục nhã!

Giám đốc trầm ngâm.

- Họ đã sơ xuất, cái đó rõ rồi. Nhưng còn tôi, làm sao mà tôi lại gửi cái thứ nhảm nhí ấy cho tổng giám đốc?

- Cái đó thì thật...

- Cái gì hả?

- Thật là tuyệt!

- Thế nếu cả tổng giám đốc cũng nhắm mắt ký vào cái "thông tư" của anh, rồi không đọc và gửi lên cho bộ trưởng?

- Thế thì chúng ta chết mất! - tất cả đồng thanh kêu lên.

- Lạy trời, tai qua nạn khỏi rồi! Tổng giám đốc đãng trí, lộn phong bì và gửi tài liệu không phải cho bộ trưởng mà cho một bà quen.

- ồ!

- ở bưu điện do đãng trí nên phong bì để gửi cho bà ấy lại chuyển cho tôi, còn cái gửi cho ông bộ trưởng thì lẫn đi đâu mất không biết.

Tới đây tất cả chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm.

Cảm ơn những người đãng trí! Đúng là vì họ mà trên báo chí có những thông báo thế này: "Nhằm mục đích tiết kiệm, đã thải hồi hai chục viên chức khỏi cơ quan như thế như thế. Thay cho họ đã tuyển vào ba trăm người có trọng trách." Chuyện gì cũng xảy ra được cả!

3>Sau Một Ðêm Ngủ Trọ

Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.

Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:

- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:

- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.

Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.

Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.

Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:

- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?

Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:

- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?

Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.

Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.

Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.

4>Giống Mèo Cũng Khôn Ngoan & Lý Sự

Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng nhốt đầy mèo.

Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy nói với anh hàng mèo:

- Ðể ông Tú ngồi giường trên, kẻo ông ngồi trên, để cái lồng mèo bất tiện lắm.

Người buôn mèo không chịu, lý sự:

- Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây.

Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo chủ quán:

- Ông bạn nói phải đấy, ông cứ ngồi tự nhiên, vì còn cả lồng mèo nữa mà.

Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậu, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu "ngao", "ngao" rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng:

- Ơi ! Ông chủ ơi ! Mèo tôi ra hết rồi, ông có mau mau đốt đèn lên giúp tôi bắt chúng nó lại không?

Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Anh ta ngơ ngác kêu:

- Mấy con mèo phải gió kia, chúng bay báo hại tao.

Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:

- Giống mèo cũng khôn ngoan & lý sự lắm đấy ! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp.

Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát.

5>Nâu Này Của Tôi Hay Của Cô

Một hôm, Ba Giai đến quầy của cô hàng nâu nổi tiếng đanh đá. Ba Giai ra đi không mặc quần, chỉ mặc một cái áo dài rộng thùng thình mượn của ông chủ nhà hàng cơm.

Tới chỗ hàng nâu, Ba Giai cứ chọn mấy củ nâu đưa lên đưa xuống, rồi thừa lúc cô hàng ngoảnh đi, Ba Giai ôm bụng ù té chạy.

Cô ả giật mình, ngỡ tên ăn cắp nâu, liền ba chân bốn cẳng chạy theo bắt lại, vừa chạy vừa la:

- Thằng trời đánh thánh vật, trả nâu cho bà đi, không mày chết bỏ cha bây giờ !

Thiên hạ đổ nhào ra xem.

Một lúc, Ba Giai bước thủng thẳng. Cô hàng xấn tới nắm được áo. Ba Giai cũng quay lại nắm áo cô hàng. Người ta tưởng sẽ bắt được một vụ ăn cắp nâu. Nhưng khi cô hàng thét:

- Trả nâu cho tao, thằng khốn nạn !

Ba Giai liền tốc áo dài lên:

- Nâu đâu mà trả? Nè đây, "nâu" này của tôi hay của cô? Bà con làng nước làm chứng cho; "nâu" đây rõ là của tôi, mà con mẹ này nó bảo là của nó, nâu nó đâu phải thứ nâu này !

Cô hàng mặt đỏ gay, biết bị xỏ, toan chạy, nhưng Ba Giai đã nắm chặt lấy áo:

- Con kia, mày dám vu tao ăn cắp nâu giữa chợ, tao phải đưa mày lên quan cho ra chuyện.

Vừa nói, Ba Giai lại vừa kéo áo dài lên, vừa hỏi lặp trở lại:

- Mày thấy nâu này của tao hay của mày?

Cô hàng biết gặp tay bợm xỏ, lại đuối lý, nên chỉ còn nước hạ thấp giọng xuống để lạy van năn nỉxin Ba Giai tha lỗi. Ba Giai tha cho & bảo:

- Từ nay, mày bỏ cái giọng chu ngoa đanh đá đi, không tao còn trở lại đây nữa, thì mày chớ trách tao là ác. Tội nghiệp cô ả lủi thủi về chỗ, mặt mày xanh nhợt như không còn một giọt máu nào.

6>Tao Bóp Ngay Ðây Cho Mà Coi

Ba Giai đến cô hàng chim ở cửa Bắc. Ba Giai ăn mặc lịch sự lắm, nên nhác thấy, cô hàng đã đon đả chào mời:

- Chim này béo lắm, còn non, mời ông khách mua đi !

Ba Giai thừa dịp tươi cười đáp:

- Chim à, nào bắt đưa đây một cặp, xem có béo không?

- Ai mà lại nói dối ông khách.

Vừa nói, cô hàng vừa bắt ra một cặp. Ba Giai sờ đôi chim, lại bảo:

- Cô bắt tôi cặp kia nữa !

Cô hàng chim lại bắt ra cặp nữa, hai tay cô nắm hai cặp chim, Ba Giai cứ sờ mó cặp chim mãi, rồi chê lên chê xuống, không hỏi giá cả gì cả, đã thế lại khoắng tay vào lồng, bắt thêm mấy cặp đưa cho cô hàng:

-Cô cầm giùm tôi thêm cặp này nữa !

Rồi Ba Giai lại sờ bóp cặp chim. Thấy thế cô hàng cả giận, nổi giọng đanh đá:

-Trả giá không trả, cứ bắt hết cặp này cặp nọ, mà nắn với bóp, hư cả chim người ta, muốn bóp thì về nhà mà bóp !...

Tức thì, Ba Giai nổi nóng lên:

- Tao nói cho mày hay, con phải gió, mày đừng có giở giọng chua ngoa, mày đã nói thế, thì tao chẳng cần phải về nhà mới bóp, mà bóp ngay đây cho mày coi.

Cô hàng định cất giọng chua ngoa, nhưng chưa kịp, Ba Giai đã đưa mạnh hai bàn tay vào hai gò ngực của cô mà bóp. Cô ả vì thình lình, lại bị hay tay mắc giữ mấy cặp chim, chả lẽ vất chim đi, nó bay mất, mà càng la hét, người ta càng đổ đến xem, thành ra bị Ba Giai chơi cho một vố nên thân ở trước đám đông trong chợ.

Cô ả tức quá, chỉ còn nói được một câu:

- Bữa nay, bà không tiếc mấy con chim, thì bà sẽ kẹp cho mày vỡ sọ ra ...

Nhưng lúc cô ta bỏ được chim vào lồng, thì Ba Giai đã đi mất hút trong đám đông đời nào rồi.

7>Gặp Cô Hàng Mắm Tôm Chợ Ðồng Xuân

Sau khi về nhà cúng giỗ bố xong, Ba Giai khăn áo chỉnh tề ra Hà Nội. Ba Giai vào trọ một nhà hàng cơm nọ. Trong lúc chuyện trò, bà chủ nhà hàng cho biết:

- Chẳng giấu gì ông, lẽ ra tôi còn bán hàng ở chợ Ðồng Xuân nữa, nhưng không thể nào chịu được mấy con ả cực kỳ đanh đá chu ngoa, mỗi đứa một phách, nhất là cô ả hàng mắm tôm.

Ba Giai ra vẻ anh hùng đáp:

- Có gì mà phải sợ, nó đã chu ngoa đanhđá, thì mình phải có cách trị nó, bà hiền quá chứ vào tay tôi thì...

Bà chủ quán nguýt một cái trả lời:

-Thôi, ông ơi, tôi cũng van ông thôi, du côn ở đây còn kiêng mặt bọn chúng, chứ người như ông, chúng nó coi ra gì.

- Bà nói thế, nếu tôi trị được chúng nó thì bà mất gì đây?

- Trị chúng nó à? Ông mà trị được thì tôi cho không ông hẳn một phòng để ở, & nuôi luôn cơm rượu mãn đời, không bao giờ lấy tiền.

- Bà nói chơi hay nói thật?

- Tôi nói thật đấy. Nếu không tin tôi thề có trời đất & quỷ thần chứng giám.

- Thôi, thế thì được, sáng mai, bà sẽ xem tôi sẽ vào cuộc ngay.

Ngày mai, vào lúc gần trưa, Ba Giai cởi trần, chỉ mặc một cái quần "vận", không giây lưng, hay dải rút, rồi gài mấy đồng tiền kẽm bên lưng quần, ra đi.

Tới ngoài đường, Ba Giai nhặt một miếng lá chuối bên đường, phủi sạch đất, bụi, rồi tới chỗ cô hàng bán mắm tôm ở cửa nam.

- Cô bán cho hai đồng mắm tôm !

Cô hàng bảo:

- Lấy cái gì mà đựng?

Ba Giai chìa miếng lá chuối ra:

- Cô đổ vào đây, tôi đùm lại tạm vậy.

Cô hàng sơ ý, lại cũng rắn mặt, nên chẳng ngần ngại liền múc ngay mắm tôm đổ vào miếng lá chuối được đặt giữa lòng hai bàn tay ông khách. Xong, ông khách bảo:

- Phiền cô lấy hộ tiền, tôi dắt nơi cạp quần đây này.

Cô hàng tưởng ông khách quê mùa chất phác, không dè vừa đưa tay vào cạp quần lấy tiền, Ba Giai thót bụng lại, tức thì chiếc quần tụt xuống ngay. Ba Giai la ầm ĩ:

- Chết chửa, sao giữa thanh thiên bạch nhật, cô lại cởi quần tôi ra thế này, "của" tôi cũng như "của" người khác, có gì lạ đâu?

Cô hàng mắm xấu hổ đỏ mặt, vội kéo quần Ba Giai lên, vặn lại, Ba Giai lại thót bụng, quần lại tụt, & ông lại kêu lên:

- Cô làm gì thế này? Tôi đã bảo "của" tôi cũng như "của" người khác, chẳng có gì lạ mà !

Cứ như thế đến mấy lần, sau cô ta phải đổ mắm tôm trở lại, rồi chạy đi lấy nước rửa tay cho Ba Giai để ông tự vặn lấy quần lại, rồi cầm tiền ra đi.

Lúc ấy, các bạn hàng & người mua bán bu lại xem đông, làm cô hàng mắm càng ngượng ngùng, xấu hổ thêm. Sau đó, cô phải nghỉ luôn cả mấy ngày, & từ đó cũng bỏ bớt tính chua ngoa, đanh đá.

Trưa hôm ấy về, bà chủ hàng cơm nghe người thuật lại, liền thết Ba Giai một bữa thật say.

8>Chỗ rẽ đây phải không?

Khi đến một quán nước ở gần địa phận hạt Gia Lâm, Ba Giai vào quán uống nước để tiếp tục lên đường. Lúc ấy, mặt trời đã xế trưa. Bà chủ quán bảo:

- Ông khách hãy nghỉ lại, chốc nữa lên đường.

Ba Giai hỏi lý do, bà chủ quán cho biết ở cách đây mấy không xa, có một cái cầu cây bắc qua một con kênh nhỏ, cứ giờ này là các cô gái trong làng rủ nhau ra tắm truồng cả lũ. Ba Giai biết vậy, cũng cứ từ giã. Khi ra khỏi quán, Ba Giai lấy khăn bịt mắt lại, giả làm người mù, & lấy một cây gậy. Ðến chỗ gần cầu, Ba Giai vừa đi vừa chống, bước bên này xiên bên kia. Mấy cô đang tắm truồng, nô giỡn dưới kênh, một cô bảo:

- Tội nghiệp ông già mù kia, không khéo qua cầu, ông ấy té xuống đây mất.

Nói rồi, cô ta để cái thân hình phốp pháp trắng nõn, trần như nhộng, đi lên nắm tay Ba Giai.

- Ông già đưa tay tôi dắt qua cầu, không té xuống kênh theo hà bá bây giờ.

- Cám ơn cô thương kẻ mù lòa tàn tật.

Nói đoạn, Ba Giai nắm lấy cổ tay cô để qua cầu. Khi tới đầu cầu bên kia, Ba Giai hỏi:

- Ðã tới chỗ rẽ chưa?

- Chưa, hãy còn ở trên cầu, chứ rẽ đâu mà rẽ.

Một lúc đến chỗ rẽ, cô gái nọ lên tiếng:

- Già ơi là già, chỗ rẽ đây nè!

Tức thì Ba Giai mở choàng mắt ra, tay cầm cây gậy chỉ ngay vào chỗ kín của cô nọ:

- Chỗ rẽ đây phải không? Nàó Cô kia xấu hổ quá, giằng tay ra chạy, nhảy xuống kênh, la bai bải:

-Chúng bay ơi, cái ông già phải gió giả mù !...

Ðã thế, Ba Giai còn đứng trên bờ kênh gọi xuống:

-Xin cám ơn các cô đã dắt lão qua cầu!

- Thôi đi đi, đồ phải gió, chơi lỡm người ta còn ơn với nghĩa cái gì?...

Ba Giai đi rồi, câu chuyện ấy được đồn đại khắp nơi, & từ đó, trên dònh kênh nọ bóng dáng các cô tắm truồng cũng thưa dần.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro