Bạn nghĩ sao về tiền ?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


 Tiền là một phương tiện, không phải tất cả. K là một sinh viên năm 2 có hoàn cảnh gia đình "trung bình yếu" nếu xét theo học lực của các học sinh hiện nay. Quay trở về thời thơ ấu - cấp 1 của K, 1 ngày đi học K được phụ huynh cung cấp 5k tiền tiêu vặt. Đối với nhiều người hiện nay mà nói thì với học sinh cấp 1 thì 5k/ngày là đủ rồi, nó thích thì xài mua bánh tráng, nước ngọt 5k/ly trong căn tin,.... Không thì nó để dành sẵn tiện học cách tiết kiệm. Nhưng K thì không =)))), K cứ cầm 5k đó và không hề biết đến khái niệm tiết kiệm. Bạn bè xung quanh đi học mỗi ngày nghĩ xem hôm nay sẽ học những gì, làm những gì, làm bài tập về nhà chưa,... còn K thì nghĩ xem 5k này mình phải xài như thế nào ạ. Nó bước xuống khỏi xe phụ huynh cùng bịch đồ ăn sáng và tiền tiêu vặt trong tay sải những bước đi đầy tự tin vào cổng trường, sẽ không có gì xảy ra cho đến khi đến giờ ra chơi. Nhìn bạn bè xung quanh mua đủ thứ trên cái cõi đời này với cái ánh mắt kiểu "ủa jz sao nó giàu z tr", có thể nhà đứa đó giàu thật hoặc cũng có thể nó có khái niệm "tiết kiệm" vì thật sự không phải ngày nào K cũng chứng kiến đúng đứa đó mua nhiều đồ như thế, chỉ là trong lớp luôn có 7749x10^11 thứ đồ ăn thức uống vặt. Rồi K bắt đầu nghĩ theo vế đầu tiên – nhà nó giàu được phụ huynh cho nhiều hơn 5k/ngày. Học sinh cấp 1 mà, cái sự ganh đua cũng như thèm thuồng trỗi dậy, K cũng cầm 5k tiền tiêu vặt hồi sáng cũng sải bước đầy tự tin xuống căn tin để rồi mua được đúng ly nước ngọt 5k. Ngày qua ngày bắt đầu K nhận ra ừ nhà nó không giàu như những đứa trông có vẻ giàu kia, cộng với việc ngày nào cũng nghe phụ huynh "bàn luận" với nhau về vấn đề tiền nông khiến K hiểu 1 chân lý "biết hài lòng với những thứ mình đang có" là 5k và không biết khái niệm "tiết kiệm" là gì :> .

 Thời gian trôi qua, cấp 2 của K cũng lạ lắm. Được cho tiền để ăn sáng đến chiều do phụ huynh bận không nấu từng bữa ăn được, nó được lên 50k 1 ngày mấy ní ạ, gấp 10 lần số tiền hồi cấp 1. K bị sốc á, kiểu "ăn sáng 30k còn 20k mua gì giờ tarrr", rồi cũng là cái giờ ra chơi quen thuộc cùng mấy đứa bạn lượn xuống căn tin. K bị sốc á, kiểu "ủa jz sao đồ mắc quá z nhớ hồi cấp 1 bịch bánh tráng có 2k à sao ở đây cây cá viên có 4 cục mà tới 10k z tr?". Cứ cho là căn tin trường bán đồ mắc thật đi, nhưng K ráng tìm cái gì đó đủ khả năng chi tiêu của bản thân để xuống tiền, bằng mọi giá phải mua 1 cái gì đó không là ăn không ngon ngủ không yên. Rồi mọi người đoán xem nó ăn 2 bữa còn lại như nào ? Đúng rồi nhịn á =))))). K bỏ qua cử trưa và đợi đến khi về nhà để lục tìm xem trong nhà có gì cho cử tối không. Cứ như vậy ngày qua ngày, mặc định tiền "lương" của mình mỗi ngày có 50k và muốn mua gì thì cứ nói phụ huynh (phụ huynh bảo thế). K chỉ ăn mỗi 1 cử trong ngày và số tiền còn lại cũng dùng cho việc ăn, nhưng mà ăn vặt.

 Đến khi lên cấp 3, cái tình trạng dùng tiền ngu ngốc của K mới được cải thiện (1 xíu). Trường cấp 3 cách nhà kha khá khoảng cách nên trưa K phải ở lại trường và phương tiện di chuyển mỗi ngày là 15k (sáng đi grab chiều phụ huynh đón). Cũng vì vậy mà "lương" được tăng từ 50k lên 70k/ngày. Thật ra đây là mức tiền tiêu hằng ngày hợp lý của học sinh cấp 3 rồi, khi biết tiết kiệm. Cái nết xài tiền của K thì được giữ nguyên từ hồi cấp 2, sáng nhịn trưa qua cửa hàng tiện lợi đối diện trường mua cả đồ ăn trưa và ăn vặt 1 phát hết 50k luôn, khi có dịp gì cần tiền bất đắc dĩ thì cứ báo phụ huynh, báo á. Tuy nhiên do được phổ cập từ bạn bè và những nguồn tin xung quanh thì cuối cùng, vào năm lớp 12 K cũng đã biết cách tiết kiệm. Nó nhịn ăn nhịn vặt chừa ra 50k/ngày để nạp game ạ =)))). Cái "nguồn tin" được đề cập ở trên là cái trang phục của vị tướng K trong game giá 2 triệu, dựa vào những thông tin được tiết lộ trước (leak) về thời gian bán trang phục, K lên được một lộ trình nhịn ăn nhịn uống cực kì kĩ lưỡng để đến ngày đó mình đủ tiền để tất tay. Xét về phía tích cực thì cuối cùng K cũng biết tiết kiệm tiền còn xét về phía tiêu cực thì "ủa tr m bị khùng hả mắc cái gì tiết kiệm mua quần áo mua những cái có ích cho cuộc sống của m hơn thì không mà đổ dô trong game?".

 Đến tuổi đại học K mới nghe được câu tiền là phương tiện, không phải tất cả. Ý nghĩa ban đầu của câu này là dùng để nói những người "đam mê mãnh liệt" với tiền, bất chấp, chấp niệm với cái giá trị của đồng tiền. Nhưng K lại hiểu theo nghĩa lệch đi 1 chút, nếu đã là phương tiện thì mình có cũng được không có cũng không sao, không phải tất cả, miễn là mình để dành, tiêu xài hợp lý là được. Rồi từ đó giá trị của đồng tiền trong nhận thức K nó tuột dốc không phanh (không quý trọng đồng tiền á). K có 1 công việc làm thêm, tiền lương tháng đầu tiên cũng là tiền mồ hôi công sức nó bỏ ra đầu tiên trong cuộc đời là 3 triệu 2. 3 ngày thôi mấy ní ạ 3 ngày à =))))). Nó làm thêm 6 tháng rồi nghỉ vì vài biến cố cuộc đời, trong 6 tháng đó tiền lương đều trong tình trạng "3 ngày thôi". Sau khi nghỉ việc làm thêm, vào 1 buổi tối nọ K mới nhìn lại rằng câu nói kia đã bị nó hiểu sai. Tiền lương đồng nghiệp làm ra đến tận tháng sau vẫn còn dư trong khi mình bị "3 ngày thôi" chứng tỏ có vấn đề.

 Rồi K nhìn lại suốt từ hồi cấp 1 đến hiện tại, cách dùng tiền của nó bị hỏng hóc thật sự nghiêm trọng. Rồi nó bắt đầu cải cách, dùng cái "lộ trình" từng dùng để nạp game nhưng không tiêu cực đến vậy để đạt được những cột mốc như những buổi đi chơi với bạn bè, mua những món đồ nó muốn kể cả trong game,... Thật sự ra tiền đúng là 1 phương tiện, dùng nó để đổi lấy những thứ mình cần, nhu cầu càng cao thì cần càng nhiều tiền và ngược lại. K vẫn tự tin sải bước vào trường, đặt mông lên ghế nghe giảng viên giảng và ngồi tám với mấy đứa bạn sau giờ học và cuối cùng là về nhà chỉ với 3k gửi xe trong người suốt cả ngày đi học. Nhu cầu của K vào ngày hôm đó là đi học và gửi xe, nó chỉ cần mang nhiêu đó tiền cho việc gửi xe là đủ. Nghe nó đạo lý lắm cơ nhưng mà thật sự, khi mà khó khăn về tài chính bạn có thể thử giảm nhu cầu của mình xuống, ăn những món mình ngán ngược lên mỗi ngày, đi chơi ngồi cà phê bệt thay vì Starbucks đại loại thế, tương tự với việc tiết kiệm. Đoạn cấp 1 nghe như K đang oán trách mình không được dạy tiết kiệm sớm hơn hay cách sử dụng tiền hợp lý. Nhưng mà so sánh giữa lúc cầm 5k trên tay và lúc "3 ngày thôi" thì thật sự có thể nói K học tập chậm chạp thôi. Không quan trọng là quá khứ và hậu quả ra sao, quan trọng là hiện tại K vẫn đang khắc phục hậu quả (nợ lặt vặt do nết xài tiền hay ho quá) và vẫn học hỏi lại cách tăng giảm nhu cầu của mình sao cho phù hợp với mức tiền mình có thể có được. Hy vọng những ai đang gặp gánh nặng về tài chính có thể được chia sẻ bớt 1 phần qua câu chuyện này. =))))

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro