k10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Phương pháp chọn điểm phối hợp công tác hợp lí giữa Diesel và chân vịt khi tổ hợp tua bin – máy nén tăng áp bị hư hỏng.

Khi hư­ hỏng ở tổ hợp tuabin tăng áp dẫn đến động cơ phải làm việc với áp suất khí trong buồng máy (với động cơ chỉ có một tổ hợp tua bin tăng áp) hoặc với các tổ hợp tua bin tăng áp còn lại (với động cơ có nhiều tổ hợp tua bin tăng áp) hoặc với các thiết bị tăng áp phụ trợ như­: quạt gió phụ, máy nén cơ khí ... Khi đó:

- Tổ hợp tuabin máy nén bị rung động và có tiếng ồn lớn.

- Lư­ợng không khí nạp bị giảm, áp suất nạp giảm làm quá trình quét khí thải không sạch.

- Làm tăng sức cản của hệ thống nạp - xả. Thời gian trì hoãn sự cháy kéo dài, quá trình cháy nhiên liệu xấu đi.

Những lí do trên làm cho động cơ công tác không an toàn, tin cậy. Công suất phát ra bị giảm, động cơ dễ bị quá tải. Cần xác định lại điểm công tác của hệ động lực.

Công suất của động cơ khi bị hỏng tổ hợp tăng áp đ­ược xác định:

Ne = (P0 / PK).Ne(51)

Trong đó:

PK: áp suất khí nạp khi động cơ làm việc bình thường.

P0: áp suất khí quyển hoặc áp suất khí tăng áp của hệ thống tăng áp sự cố.

Khi tổ hợp tuabin-máy nén bị h­ư hỏng thì điểm công tác thay đổi từ A về A’. Tuy nhiên tại A’ động cơ chỉ có thể làm việc trong thời gian ngắn. Trong trường hợp động cơ còn phải công tác lâu dài trong tình trạng này thì phải tùy vào tình trạng kĩ thuật thực tại của động cơ, điều kiện khai thác hiện tại mà ta phải giảm tay ga nhiên liệu đến vị trí thích hợp A” sao cho động cơ hoạt động an toàn, tin cậy. Tránh quá tải cho động cơ.

Điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ ng­ười khai thác và việc tuân thủ theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Cần phải quan tâm theo dõi thường xuyên các thông số công tác của động cơ. Khi điều kiện cho phép có thể rút rôto của tuabin ra để giảm sức cản hệ thống nạp xả, lúc này cần chú ý ngăn cách hai khoang tuabin và máy nén.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro