k16qnh5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương thi HKI

Môn những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin

Câu 1: Trình bày sự đối lập giữa pp biện chứng và pp siêu hình

I chủ nghĩa duy vật siêu hình:

- Là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ cơ học cổ điển thu đc những thành tựu rực rỡ, nên tỏng khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của pp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một bộ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên.

II Chủ nghĩa duy vật biện chứng:

-         Là hình thức cơ bản thứ 3 của chủ nghĩa duy vật. do C.Mác và Ăngghen sáng lập từ những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đc V.I.Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại, đạt tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

-         Toàn bộ hệ thống quan niệm, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đc xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

Câu 2: Nội dung và ý nghĩa pp luận của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

I Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến:

+ Nội Dung:

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng

Các tính chất của các mối liên hệ phổ biến:

-   Tính khách quan vốn có của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vón có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người.con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

-   Tính phổ biến của các mối liên hệ: Theo quan diểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi nhau.

-   Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: Thể hiện ở chỗ các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những gian đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.

+ Ý nghĩa pp luận:

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.

Quan điểm kịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.

II Nguyên lý về sự phát triển:

+Nội dung

Phát triển là xu hướng đi từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm vận động. Vận động là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở trình độ ngày càng cao hơn.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.

·        Các tính chất của sự phát triển:

-         Tính khách quan của sự phát triển: biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.

-         Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của vật, hiện đó.

-         Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật phát triển sẽ khác nhau.

+Ý nghĩa pp luận:

Trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển.

Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

Cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú đa dạng, phức tạp của nó.

CÂU 3: Nội dung cơ bản và ý nghĩa pp luận của cái chung & cái riêng,ng nhân& kết quả, quy luật lượng chất.

·        Cái chung & cái riêng:

Nội dung:

Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định; phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,...tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.

Cái riêng, cái chung đều tồn tại khách quan. Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó, cái chung không biệt lập, tách rời cái riêng.

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.

Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.

Ý nghĩa pp luận:

Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng, nghiên cứu cái riêng để vận dụng cái chung cho phù hợp.

Tạo đk cho sự chuyển hóa giữa cái chung và cái riêng.

·        Nguyên nhân & kết quả:

Nội dung:

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.

Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng.

Mối quan hệ giữa ng nhân & kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có ng nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại.

Nguyên nhân sinh ra kết quả ànguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả.

Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.

Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau.

Ý nghĩa pp luận:

Phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có pp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả.

·        Quy luật lượng chất:

Nội dung:

Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.

Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó.

Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.

Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan.

Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kì nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó được gọi là độ.

Giới hạn mà khi lượng thay đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất được gọi là điểm nút.

Sự biến đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những đk nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời về chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Ý nghĩa pp luận:

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.

Tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể  làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.

Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh, tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn.

Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.

CÂU 4: Sự thống nhất biện chứng của nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và thực tiễn.

Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, là giai đoạn sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật khách quan mang tính chất cụ thể, cảm tính với những biểu hiện phong phú của nó.

Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát các thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn:

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong 1 quá trình nhận thức, song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, vơi sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính.

Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có đc sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.

Nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, thước đo tính chân thực của những tri thức đạt đc trong quá trình nhận thức. Mọi nhận thức suy đến cùng đều là suất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.

CÂU 5: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và sự vận dụng.

LLSX là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình SX, chúng tồn tại khách quan trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức làm cải biến các đối tượng trong quá trình sx, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

LLSX là những nhân tố có tính sáng tạo và tính lịch sử. Trình độ phát triển của llsx phản ánh trình độ chinh phục tự nhiêu của con người

LLSX là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất.

QHSX là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. QHSX bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức-quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Mối quan hệ biện chứng giữa llsx và qhsx:

- Mối quan hệ giữa llsx và qhsx là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó llsx quyết định qhsx và qhsx tác động trở lại llsx.

LLSX và qhsx là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó llsx là "nội dung vật chất" của quá trình sản xuất, qhsx là "hình thức xã hội" của quá trình đó.

Mối quan hệ thống nhất giữa llsx và qhsx tuân theo nguyên tắc khách quan: qhsx phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của llsx trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định.

QHSX có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của llsx. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

- Mối quan hệ giữa llsx và qhsx là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Tính ổn định, phù hợp của qhsx đối với llsx càng cao thì llsx càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển đó lại luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những qhsx cũ. Những qhsx này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các llsx đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triễn đó, tạo ra một mâu thuẫn giữa llsx và qhsx, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc qhsx phải phù hợp với nhu cầu phát triển của llsx.

CÂU 6: Giai cấp và nội dung đấu tranh giai cấp của nước ta hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro