k7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Phương pháp chọn điểm phối hợp công tác hợp lí giữa Diesel và chân vịt khi điều kiện sóng gió thay đổi.

Giả sử tàu đang hành trình trong vùng biển yên sóng gió t­ương ứng với đặc tính chân vịt C0. Vận tốc tàu là V0 ở vòng quay n0 điểm phối hợp công tác là A. Sau đó tàu chạy vào vùng có sóng với cấp gió W0B, h­ướng gió φ thì tốc độ tàu bị giảm đi một lư­ợng là ΔV (xác định qua đồ thị thực nghiệm) mặc dù vẫn duy trì tốc độ quay n0.

Khi đó tốc độ tàu trong điều kiện sóng gió sẽ đư­ợc xác định:

V1=Vo.(1-(∆V/100))(hl/h)(38)

Giả sử muốn duy trì vòng quay động cơ thì phải tăng tay ga vì khi đó sức cản tăng lên, đường đặc tính chân vịt dịch về phía bên trái có độ dốc lớn hơn. Nhờ tính được tốc độ V1 và vòng quay động cơ đã biết trước n1= n0= const ta xác định được điểm công tác B. B chính là điểm yêu cầu công suất động cơ phát ra để duy trì tốc độ quay không thay đổi khi tàu công tác trong điều kiện sóng gió. Ta xác định được NB bằng đồ thị. Hệ số C1 của đặc tính chân vịt trong điều kiện sóng gió đ­ược tính.

C1=NB/n1^x=NB/no^xTrong đó: x = logn0 ( NA/ C0)(39)

Hay ta có thể biểu diễn mối quan hệ công suất vòng quay trên đồ thị đặc tínhC1 qua hàm số sau:N1= C1.nx

Theo kinh nghiệm khai thác khi tàu khai thác trong điều kiện sóng gió thì động cơ dễ bị quá tải về mômen và quá tải nhiệt. Tr­ờng hợp tàu cỡ nhỏ chạy ballast thì còn có hiện t­ượng quá tải vòng quay do hiện tượng chân vịt nhô lên khỏi mặt nước. Để hạn chế và duy trì khai thác động cơ ta phải giảm tay ga nhiên liệu để đảm bảo an toàn - tin cậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro