kaka-Tiến _ Do-Luong-2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau1: Tinh DLCN? Vai tro cua DLCN?

Tính đổi lẫn chức năng (ĐLCN) của chi tiết máy và máy là tính chất của máy móc, thiết bị và

những chi tiết cấu thành nó đảm bảo khả năng lắp ráp (hoặc thay thế khi sửa chữa) không cần

lựa chọn, sửa đổi hoặc điều chỉnh mà vẫn đạt được các yêu cầu kỹ thuật không phụ thuộc vào

độ chính xác chế tạo.

Vai tro: Tính đổi lẫn chức năng là nguyên tắc của quá trình thiết kế và chế tạo để đảm bảo

cho các chi tiết và bộ phận máy cùng loại không những có khả năng thay thế cho nhau không

cần sửa chữa mà còn đảm bảo chỉ tiêu sử dụng máy hoặc bộ phận máy có trị số kinh tế hợp lý.

*Hiệu quả đối với quá trình thiết kế

-Giảm nhẹ được khối lượng công việc thiết kế qua đó giảm thời gian chuẩn bị sản xuất của

nhà máy.

- Tạo điều kiện cho người thiết kế tạo ra được các máy móc có các thông số phù hợp, thuận

tiện.

* Trong sản xuất và chế tạo sản phẩm

- Là tiền đề về kỹ thuật cho phép phân công sản xuất giữa các nhà máy, tiến tới chuyên môn

hóa sản xuất.

- Làm đơn giản hoá quá trình lắp ráp và tạo điều kiện cho việc tự động hoá quá trình lắp ráp.

* Đối với quá trình sử dụng

- Hạn chế tối đa giờ chết của máy do việc chờ chế tạo chi tiết hỏng để thay thế. Vì giảm thời

gian chết của máy cho nên giảm hao mòn vô hình của máy (làm cho máy trong một thời gian

ngắn nhất được sử dụng với hiệu quả tối đa, nâng cao hiệu suất sử dụng máy) - Không cần

bộ phận sửa chữa cồng kềnh, phức tạp.

Cau 2: Tinh doi lan chuc nang? Phan loai tinh DLCN?

Tinh DLCN:

Phan loai:

*) Tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn: Khi các thông số kỹ thuật của loạt chi tiết gia công đạt

được một độ chính xác nào đó cho phép tất cả đều có thể lắp thay thế cho nhau được.

*) Tính đổi lẫn chức năng không hoàn toàn : Khi đó để đạt được thông số kỹ thuật của sản

phẩm, trong quá trình lắp ráp (hoặc thay thế khi sửa chữa) cần phải phân nhóm, lựa chọn chi

tiết, điều chỉnh vị trí, hoặc sửa chữa bổ sung một vài bộ phận nào đó

*) Đổi lẫn chức năng nội: là tính đổi lẫn chức năng của các chi tiết riêng biệt trong một đơn vị

lắp hoặc tính đổi lẫn công nghệ của bộ phận hay cơ cấu trong một sản phẩm.

Ví dụ: Trong ổ lăn thì sự thay thế các con lăn và vòng ổ là tính đổi lẫn chức năng nội.

*) Đổi lẫn chức năng ngoại: là tính đổi lẫn chức năng của các đơn vị lắp khác nhau được lắp

vào các sản phẩm phức tạp theo các kích thước lắp ghép.

1

Ví dụ: Đường kính ngoài của vòng ngoài và đường kính trong của vòng trong của ổ lăn.

Cau 3: k/n kich thuoc danh nghia. K/thuoc thuc, k/thuoc gioi han?

* Kích thước danh nghĩa (ddn): là kích thước dựa vào chức năng của chi tiết, nó được xác định

sau khi đã tính toán đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu (độ bền, độ cứng …) sau đó được

quy tròn (về phía lớn lên) theo các giá trị của dãy kích thước tiêu chuẩn.

* Kích thước thực (dth): Là kích thước nhận được từ kết quả đo chi tiết với sai số cho phép.

Trong thực tế đôi khi sử dụng khái niệm kích thước thực cục bộ: là khoảng cách tại một mặt

cắt ngang bất kì của một yếu tố, nghĩa là kích thước đo được giữa 2 điểm bất kỳ.

* Kích thước giới hạn: Là hai kích thước giới hạn một khoảng nào đó mà kích thước đạt yêu

cầu phải nằm trong khoảng đó.

dmax = Kích thước giới hạn lớn nhất.

dmin = Kích thước giới hạn nhỏ nhất

Kích thước thực đạt yêu cầu khi nó thoả mãn điều kiện: dmin dth dmax

Cau 4: K/n sai lech, cac loai sai lech?

- Sai lệch:là hiệu số đại số giữa một kích thước (kích thước thực, kích thước giới hạn ...) với

kích thước danh nghĩa.

- Dung sai gia công được cho trên bản vẽ dưới dạng hai sai lệch so với kích thước danh nghĩa

- được gọi là sai lệch giới hạn. Sai lệch giới hạn quyết định độ chính xác yêu cầu của các kích

thước gia công và xác định đặc tính của mối ghép.

- Sai lệch giới hạn: là hiệu số đại số giữa các kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa.

Bao gồm:

+) Sai lệch trên (ES, es): là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước

danh nghĩa.

ES (es) = D(d)max - D(d)dn

+) Sai lệch dưới (EI, ei): là hiệu số đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước

danh nghĩa.

EI (ei) = D(d)min - D(d)dn

trong đó:

D,d - tương ứng với kí hiệu kích thước lỗ và trục

EI, ES - sai lệch giới hạn dưới và trên đối với lỗ

ei, es - sai lệch giới hạn dưới và trên đối với trục

- Sai lệch thực: Bằng hiệu đại số giữa kích thước thực và kích thước danh nghĩa.

D(d)th – D(d)dn

- Sai lệch cơ bản: là một trong hai sai lệch dùng làm căn cứ để xác định vị trí của trường dung

sai so với đường không (0). Trong TCVN quy định sai lệch cơ bản là một trong hai sai lệch

nằm gần đường không nhất.

* Nhận xét:

- Do các kích thước giới hạn và kích thước thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng kích thước

danh nghĩa, nên các sai lệch có thể âm, dương, hoặc bằng 0. Trên các bản vẽ sai lệch được tính

bằng mm. Trong các bảng tiêu chuẩn sai lệch được cho bằng m.

- Các sai lệch được ghi bên phải kích thước danh nghĩa. Sai lệch trên ghi phía trên, sai lệch

dưới ghi phía dưới, khi một trong các kích thước giới hạn bằng kích thước danh nghĩa thì sai

lệch bằng không và trên bản vẽ không ghi trị số sai lệch này.

2

Cau 5: k.n ve dung sai, y nghia?

*KN: Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Về trị số dung sai bằng hiệu số giữa hai kích

thước giới hạn hoặc hai sai lệch giới hạn.

+) Dung sai kích thước trục: T = dmax - dmin = es - ei

+) Dung sai kích thước lỗ: T = Dmax - Dmin = ES – EI

* Ý nghĩa:

- Dung sai luôn có giá trị dương.

- Dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết

kế vì: Trị số dung sai càng nhỏ, phạm vi cho phép của sai số càng nhỏ, yêu cầu độ chính xác

chế tạo kích thước càng cao, việc chế tạo càng khó khăn. Ngược lại, nếu trị số dung sai càng

lớn thì yêu cầu độ chính xác chế tạo càng thấp nhưng chế tạo dễ dàng hơn.

Cau 6,7,8: KN ve lap ghep, Trinh bay ve moi ghep co do ho? Trinh bay ve moi ghep co do

doi? Trinh bay ve moi ghep trung gian?

*KN: -Các chi tiết trong máy không đứng riêng với nhau. Chúng được tập hợp trong những

đơn vị lắp xác định.

- Những bề mặt và những kích thước mà dựa theo chúng để lắp ghép các chi tiết với nhau gọi

là những bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Một mối ghép bao giờ cũng có chung một

kích thước danh nghĩa và gọi là kích thước danh nghĩa của lắp ghép.

* Mối ghép có độ hở (lắp lỏng):- Là loại mối ghép luôn tạo ra khe hở giữa lỗ và trục nghĩa là

kích thước nhỏ nhất của lỗ luôn ≥ kích thước lớn nhất của trục. Dmin ≥ dmax

- Đặc trưng của mối ghép là độ hở (S): Tương ứng với các kích thước giới hạn của lỗ và trục,

lắp ghép có các độ hở giới hạn.

+) Độ hở lớn nhất:

Smax = Dmax - dmin

+) Độ hở nhỏ nhất:

Smin = Dmin - dmax

=

+

S

2

mS

axmin

+) Độ hở trung bình:

Từ các công thức trên có:

Smax = (Dmax – DDN) - (dmin – dDN) = ES - ei

Smin = (Dmin – DDN) - (dmax – dDN) = EI – es

Dung sai của độ hở:

TS = Smax - Smin

TS = Smax - Smin = ES – ei - EI + es = TD + Td

Như vậy dung sai của độ hở bằng tổng dung sai của kích thước lỗ và dung sai kích thước trục.

Nó đặc trưng cho mức độ chính xác yêu cầu của lắp ghép.

*Mối ghép có độ dôi (lắp chặt):

-Là loại mối ghép có kích thước lớn nhất của lỗ luôn ≤ kích thước nhỏ nhất của trục Dmax ≤

dmin

-Đặc trưng của mối ghép là độ dôi (N) tương ứng với các kích thước giới hạn của lỗ và trục có

các độ dôi giới hạn.

+) Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax - Dmin = es - EI

3

+) Độ dôi nhỏ nhất :

Nmin = dmin - Dmax = ei - ES

N max + N min

2

Nm =

+) Độ dôi trung bình:

+) Dung sai của độ dôi:

TN = Nmax - Nmin = dmax - Dmin - (dmin - Dmax) = Td + TD

Vậy dung sai của độ dôi bằng tổng dung sai của kích thước lỗ và dung sai kích thước trục.

*Mối ghép trung gian:

-Trong mối ghép trung gian miền dung sai kích thước lỗ và kích thước trục nằm xen kẽ lẫn

nhau. Vì vậy khi lắp một trục bất kỳ trong loạt trục với một lỗ bất kỳ trong loạt lỗ sẽ nhận được

một mối ghép hoặc có độ hở hoặc có độ dôi.

- Đặc trưng của mối ghép là độ hở lớn nhất (Smax) hoặc độ dôi lớn nhất (Nmax).

Smax = Dmax - dmin = - Nmin

Nmax = dmax - Dmin = - Smin

Smax + Smin Smax − N max

=

2

2

Sm =

- Dung sai của đặc trưng mối ghép.

TN(S) = Smax - Smin = Nmax – Nmin = Smax + Nmax = TD + Td

Trong mối ghép trung gian, dung sai của đặc trưng mối ghép bằng tổng dung sai kích thước lỗ

và dung sai kích thước trục.

Cau 9: Trinh bay ve quy uoc ve bieu do phan bo dung sai, y nghia?

Quy uoc: để đơn giản và thuận tiện cho tính toán, mối lắp ghép còn được biểu diễn dưới dạng

biểu đồ. Trên đường thẳng nằm ngang biểu thị vị trí của kích thước danh nghĩa, tại vị trí đó sai

lệch bằng 0 nên gọi là đường không. Trục tung biểu thị giá trị sai lệch của kích thước theo m.

Sai lệch dương bố trí phía trên, sai lệch âm bố trí phía dưới đường không. Miền dung sai được

biểu diễn bằng một hình chữ nhật có cạnh trên ứng với ES (es) cạnh dưới ứng với EI (ei).

-Ý nghĩa: Nhìn sơ đồ phân bố dung sai dễ dàng xác định được giá trị của các sai lệch giới hạn,

kích thước giới hạn, dung sai và cũng dễ dàng xác định được đặc tính của lắp ghép.

Cau 10: KN ve do chinh xac gia cong. Phan loai sai so gia cong?

*KN: Độ chính xác là một đặc tính rất cơ bản của bất kỳ một chi tiết máy. Trong bất kỳ một

quá trình gia công đều xuất hiện sai số do đó không thể chế tạo chi tiết có độ chính xác tuyệt

đối. Vì vậy khi tính toán thiết kế chế tạo ngoài việc tính toán các thông số động học độ bền, độ

chống mài mòn ... thì cần phải tính toán độ chính xác của nó.

- Định nghĩa: Độ chính xác gia công là mức độ trùng hợp về các yếu tố hình học của chi tiết gia

công với các yếu tố hình học mà sơ đồ gia công yêu cầu.

* Phan loai:

- Sai số hệ thống:Là sai số mà giá trị của nó không đổi hoặc biến đổi theo một quy luật xác định

trong suốt quá trình gia công.

+) Sai số hệ thống cố định: Là sai số mà giá trị của nó không đổi trong suốt quá trình gia công

(như ví dụ trên).

4

+) Sai số hệ thống biến đổi: Là sai số mà giá trị của nó thay đổi theo một quy luật xác định trong

suốt quá trình gia công (người ta có thể xác định được giá trị sai số này theo thời gian).

- Sai số ngẫu nhiên: Là sai số mà giá trị của nó thay đổi không theo một quy luật nào đó trong

suốt quá trình gia công.

Các nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên xuất hiện lúc nhiều, lúc ít, lúc có, lúc không một cách

hoàn toàn ngẫu nhiên. Người ta không xác định được giá trị của sai số ngẫu nhiên theo thời gian.

Do đặc tính của sai số ngẫu nhiên vì vậy các thông số hình học của loạt chi tiết tạo thành

trong quá trình gia công cắt gọt là những đại lượng ngẫu nhiên. Để nghiên cứu chúng, phải

dùng phương pháp thống kê mới biết được phạm vi xuất hiện của sai số ngẫu nhiên.

Cau 11: Cac nguyen nhan gay ra sai so gia cong?

- Máy dùng để gia công có sai số, bị mòn, hỏng hóc trong quá trình sử dụng

- Dao dùng để gia công có sai số và bị mòn trong quá trình sử dụng

- Do biến dạng đàn hồi và tiếp xúc của hệ thống Máy – Dao – Đồ gá – Chi tiết gia công

- Do rung động

- Do biến dạng nhiệt

- Do phương pháp đo và dụng cụ đo...

Cau 12: Cac ket luan rut ra khi khao sat sai so kich thuoc gia cong?

- Khoảng phân tán của kích thước gia công loạt chi tiết W = 6.

- Để đảm bảo kích thước của loạt chi tiết gia công đạt yêu cầu thì phải có điều kiện trung tâm

phân bố X trùng với trung tâm dung sai và khoảng phân tán nhỏ hơn dung sai 6 < T.

Cau 13 : Dinh nghia sai so hinh dang hinh hoc, cac loai sai so hinh dang mat phang,cach

ghi ky hieu tren ban ve ?

*KN: Sai lệch giữa bề mặt thực hoặc prôfin thực nhận được sau khi gia công so với bề mặt

danh nghĩa hoặc prôfin danh nghĩa đã cho trên bản vẽ gọi là sai lệch hình dáng. Về trị số sai

lệch hình dáng được tính bằng khoảng cách lớn nhất giữa bề mặt thực hoặc prôfin thực tới bề

mặt cận tiếp hoặc prôfin cận tiếp trong giới hạn chiều dài chuẩn L.

*Cac loai sai so hinh dang mp:

-Độ không phẳng: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm trên bề mặt thực đến bề mặt áp theo

0,01

phương pháp tuyến trong giới hạn phần chuẩn: - Kí hiệu trên bản vẽ:

-Độ không thẳng: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của profil thực đến đường thẳng áp

0,01

trong giới hạn phần chuẩn. - Kí hiệu trên bản vẽ:

-Độ lồi: là sai lệch của độ phẳng (hoặc độ thẳng) mà khoảng cách từ các điểm của bề mặt thực

đến mặt phẳng (đường thẳng) áp được giảm đi từ ngoài mép đến vào giữa

-Độ lõm: là sai lệch của độ phẳng (hoặc độ thẳng) mà khoảng cách từ các điểm của bề mặt thực

đến mặt phẳng (đường thẳng) áp được tăng lên từ ngoài mép đến vào giữa.

−−

5

Cau 14: cac loai sai so hinh dang mat tru, cach ghi ky hieu tren ban ve?

- Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá sai số hình dáng mặt trụ là độ không trụ - là khoảng cách lớn

nhất từ các điểm của bề mặt thực tới mặt trụ cận tiếp trong giới hạn chiều dài chuẩn L.

- Các chỉ tiêu thành phần được xác định trong mặt cắt dọc và mặt cắt ngang:

+ Sai số hình dáng mặt cắt ngang: Chỉ tiêu tổng hợp là độ không tròn

- Độ không tròn: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm của profil thực đến đường tròn cận

tiếp.

Các chỉ tiêu thành phần là độ đa cạnh và độ ô van

+ Sai số hình dáng mặt cắt dọc: Chỉ tiêu tổng hợp là sai lệch Profil mặt cắt dọc:

- Sai lệch profil mặt cắt dọc: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm trên đường sinh của bề mặt

thực, nằm trong mặt phẳng đi qua trục của nó, đến phía tương ứng của profil áp trong giới hạn

chiều dài phần chuẩn

- Các chỉ tiêu thành phần bao gồm: Độ côn, độ phình, độ thắt.

* Độ côn: Hai đường sinh là hai đường thẳng nhưng không song song với nhau.

* Độ phình: Các đường sinh không thẳng và lồi ở giữa.

* Độ thắt: Các đường sinh không thẳng và lõm ở giữa.

Cau16,17: Kn nham be mat, cac chi tieu danh gia

-Do nham be mat la tap hop nhung nhap nho co buoc tuong doi nho tren be mat thuc, duoc xet

trong pham vi chieu dai chuan L

- Bề mặt chi tiết sau khi gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà tồn tại những nhấp

nhô. Những nhấp nhô này là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của bề mặt chi tiết sau khi cắt

gọt lớp kim loại do cắt để lại trên bề mặt vết lưỡi của chi tiết gia công, là ảnh hưởng của rung

động khi cắt, do tính chất của vật liệu gia công, do chế độ cắt, các thông số dụng cụ cắt, do

dung dịch trơn nguội và nhiều nguyên nhân khác

* Các chỉ tiêu đánh giá: - Nhám bề mặt được đánh giá bằng độ nhấp nhô của profil được tạo

thành bởi giao tuyến giữa bề mặt thực và mặt phẳng vuông góc với bề mặt thực. Nó nhận

được bằng cách cắt bề mặt thực bằng một mặt phẳng, thường là mặt phẳng pháp tuyến.

- Khác với sai lệch hình dạng và độ sóng bề mặt có bước nhấp nhô profil tương đối lớn, nhám

bề mặt có bước nhấp nhô profil tương đối nhỏ, và được đánh giá trong một giới hạn phần bề

mặt có chiều dài xác định gọi là chiều dài chuẩn L

- Chuẩn để đánh giá nhám là các yếu tố hình học được xác định trong phạm vi chiều dài chuẩn,

được tính toán so với đường trung bình của profil bề mặt.

Cau 19: cong thuc tinh dung sai kich thuoc, y nghia cac dai luong?

6

Cong thuc dung sai:-Theo sự nghiên cứu và hệ thống hoá thí nghiệm, giữa sai số chế tạo và

kích thước có mối quan hệ như sau:

∆ = Cx d

C là hệ số chỉ mức độ chính xác của phương pháp gia công

x = 2,5 3,5

d - đường kính danh nghĩa của chi tiết khảo sát

- Qua việc xác định được sai số ứng với kích thước gia công từ đó tìm cách điều chỉnh máy

sao cho sai số này nằm trong giới hạn dung sai yêu cầu. Nhận thấy, sai số phụ thuộc vào kích

thước gia công và điều kiện gia công. Công thức trên có thể viết thành:

- = a.i. Khi đó:

- Dung sai được xác định theo công thức sau: T = a.i

Trong đó:

a là hệ số cấp chính xác

i là đơn vị dung sai phụ thuộc độ lớn đường kính danh nghĩa (m)

* Ý nghĩa:

- Nhờ có đơn vị dung sai i mà có thể so sánh được mức độ chính xác chế tạo của các kích

thước bằng cách tính số đơn vị dung sai chứa trong dung sai của chúng. Số đơn vị dung sai của

kích thước nào càng lớn thì kích thước đó càng kém chính xác.

- Ứng với mỗi kích thước của chi tiết sẽ xác định được một giá trị dung sai T. Tuy nhiên, trong

thực tế cùng một kích thước danh nghĩa nhưng chi tiết làm việc trong các điều kiện khác nhau

đòi hỏi mức độ chính xác khác nhau, nghĩa là giá trị dung sai khác nhau. Như vậy, cùng một

kích thước danh nghĩa nhưng ở các mức chính xác khác nhau dung sai sẽ khác nhau ở hệ số cấp

chính xác a.

Cau 21,22 : Cach tao ra kieu lap theo he thong lo, he thong truc trong TCVN ?

* Hệ thống lỗ: Hệ thống lỗ là tập hợp các mối ghép mà ở đó khi có cùng một cấp chính xác và

cùng một kích thước danh nghĩa các mối ghép chỉ khác nhau ở kích thước giới hạn của trục còn

kích thước giới hạn của lỗ không đổi. Chi tiết lỗ được gọi là lỗ cơ sở và có sai lệch dưới luôn

bằng 0. (EI = 0) và đó chính là miền dung sai H. Khi thay đổi miền dung sai của trục so với kích

thước danh nghĩa sẽ được các kiểu lắp khác nhau (mối ghép có độ hở, dôi, trung gian)

* Hệ thống trục: Hệ thống trục là tập hợp các mối ghép mà ở đó khi có cùng một cấp chính xác

và cùng một kích thước danh nghĩa các mối ghép chỉ khác nhau ở kích thước giới hạn của lỗ

còn kích thước giới hạn của trục là không đổi. Chi tiết trục được gọi là trục cơ sở và có sai

lệch trên luôn bằng 0 (es = 0). Đó chính là miền dung sai h.

Cau 23: Trinh bay ve ng/tac chon moi lap long tieu chuan? Ung dung?

*Nguyen tac:

- Hệ thống lỗ: Khi phối hợp lỗ cơ sở H với các miền dung sai từ a – h sẽ nhận được mối ghép

có độ hở

- Hệ thống trục: Khi phối hợp trục cơ sở h với các miền dung sai từ A – H sẽ nhận được mối

ghép có độ hở

Trong đó:

7

* Ứng dụng của mối ghép có độ hở:

- Lắp ghép có khe hở được sử dụng cho các bề mặt đối tiếp có chuyển động tương đối với

nhau. Độ hở của mối ghép được chọn dựa vào yêu cầu và tính chất của chuyển động giữa 2 bề

mặt đối tiếp.

- Ngoài các mối ghép động, có thể dùng lắp ghép có độ hở cho các mối ghép cố định như mối

ghép then, chốt, vít ... khi có yêu cầu tháo lắp dễ dàng, đặc biệt là đối với chi tiết phải thay thế

luôn

Cau 24: Trinh bay ve ng/tac chon moi lap chat tieu chuan? Ung dung?

*Nguyen tac:

- Hệ thống lỗ: Khi phối hợp lỗ cơ sở H với các miền dung sai từ p – zc sẽ nhận được mối ghép

có độ dôi

- Hệ thống trục: Khi phối hợp trục cơ sở h với các miền dung sai từ P – ZC sẽ nhận được mối

ghép có độ dôi

* Ứng dụng của mối ghép có độ dôi:

- Lắp ghép có độ dôi được sử dụng cho các mối ghép cố định, không tháo, hoặc chỉ tháo trong

những trường hợp đặc biệt khi sửa chữa ...

- Trong mối ghép có độ dôi thường không dùng các chi tiết kẹp chặt phụ như: vít, then, chốt ...

Tuy nhiên trong trường hợp cần truyền mômen xoắn lớn hoặc lực đặc biệt lớn người ta vẫn

dùng lắp ghép có độ dôi kết hợp với các chi tiết kẹp chặt.

Cau 25: Trinh bay ve ng/tac chon moi lap trung gian tieu chuan? Ung dung?

*Nguyen tac:

- Hệ thống lỗ: Khi phối hợp lỗ cơ sở H với các miền dung sai js, k, m, n sẽ nhận được mối

ghép trung gian

- Hệ thống trục: Khi phối hợp trục cơ sở h với các miền dung sai JS, K, M, N sẽ nhận được

mối ghép trung gian

* Ứng dụng của các kiểu lắp trung gian: Lắp ghép trung gian có thể cho khe hở hoặc độ dôi

nhưng khe hở hoặc độ dôi đều không lớn lắm. Do đó mối ghép trung gian đảm bảo được độ

đồng tâm cao của 2 bề mặt lắp ghép.

Lắp ghép trung gian dùng cho mối ghép cố định, các chi tiết trong mối ghép không có chuyển

động tương đối với nhau, trừ khi tháo ra để thay thế. Mô men xoắn được truyền bằng then hoặc

chốt ... Đôi khi với lực truyền nhỏ, người ta cũng không cần các chi tiết kẹp chặt phụ.

Cau 33: KN va phan loai chuoi kich thuoc?

*KN: Chuỗi kích thước là một tập hợp các kích thước nối tiếp nhau ở một hay một số chi tiết

tạo thành một vòng khép kín. Chúng xác định độ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt,

các đường tâm của một hoặc nhiều chi tiết tham gia lắp ghép.

- Như vậy để hình thành một chuỗi kích thước phải có hai điều kiện:

+) Các kích thước nối tiếp nhau.

+) Các kích thước tạo thành một vòng khép kín.

* Phân loại

- Tùy theo vị trí và sự phân bố của chuỗi kích thước trong các chi tiết và bộ phận máy, người

8

ta phân chuỗi kích thước thành nhiều loại.

a) Chuỗi kích thước chi tiết

: Chuỗi kích thước trong đó chỉ có kích thước của một chi tiết

gọi là chuỗi kích thước chi tiết. Chuỗi kích thước chi tiết dùng để xác định độ chính xác vị trí

tương quan giữa các bề mặt hoặc đường trục của một chi tiết

b) Chuỗi kích thước lắp ráp: Là chuỗi kích thước bao gồm các kích thước của nhiều chi tiết

lắp ráp với nhau gọi là chuỗi kích thước lắp. Chuỗi kích thước lắp ráp dùng để xác định độ

chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt hoặc các đường tâm của một số chi tiết lắp ráp với

nhau.

c) Chuỗi kích thước đường thẳng: Là chuỗi mà các kích thước của chuỗi song song với nhau.

d) Chuỗi kích thước mặt phẳng: Là chuỗi mà các kích thước của chuỗi nằm trong một mặt

phẳng hay một số mặt phẳng song song với nhau.

e) Chuỗi kích thước góc: Các kích thước trong chuỗi là những trị số về góc. ()

f) Chuỗi kích thước không gian: Các kích thước trong chỗi nằm trong những mặt phẳng không

song song với nhau. Chuỗi kích thước không gian là trường hợp tổng quát của chuỗi đường

thẳng, chuỗi mặt phẳng và chuỗi kích thước góc. Khi gặp các chuỗi không gian ta có thể qui về

chuỗi kích thước đường thẳng hoặc mặt phẳng bằng cách chiếu các kích thước trong chuỗi lên

các mặt phẳng của hệ toạ độ Đêcac vuông góc

Cau 34: Phan loai khau?

* Các kích thước trong chuỗi được gọi là các khâu. Theo sự hình thành các khâu trong chuỗi

người ta phân biệt:

- Khâu thành phần (Ai ): Là những khâu không có liên quan với nhau về mặt sai số (giá trị của

nó không phụ thuộc vào các khâu khác). Kích thước của chúng hình thành độc lập trong quá

trình gia công.

Trong khâu thành phần chia ra:

+) Khâu thành phần tăng: là khâu mà khi kích thước của nó tăng sẽ làm tăng kích thước khâu

khép kín và ngược lại.

+) Khâu thành phần giảm: là khâu mà khi kích thước của nó giảm sẽ làm tăng kích thước khâu

khép kín và ngược lại.

- Khâu khép kín (A ): Là khâu hoàn thành cuối cùng (sau khi gia công hoặc lắp ráp). Giá trị

của khâu khép kín hoàn toàn phụ thuộc giá trị của các khâu thành phần trong chuỗi.

Trong một chuỗi chỉ có một khâu khép kín. Khâu khép kín còn được gọi là khâu khởi thuỷ trong

chuỗi.

* Muốn phân biệt khâu thành phần và khâu khép kín của một chuỗi kích thước chi tiết cần phải

biết trình tự gia công các kích thước trong chuỗi ấy

Cau 35: muc dich cua viec giai chuoi kich thuoc, cac bai toan va y nghia cua chung?

* Muc dich: Giải chuỗi kích thước là xác định được dung sai, các sai lệch giới hạn của các

khâu sao cho chúng đạt được tính đổi lẫn chức năng (hoàn toàn hay không hoàn toàn) và đảm

bảo yêu cầu về độ chính xác cũng như khả năng làm việc của chi tiết hoặc bộ phận máy.

* Có hai phương pháp giải chuỗi kích thước: Giải chuỗi theo phương pháp đổi lẫn chức năng

9

hoàn toàn và phương pháp đổi lẫn chức năng không hoàn toàn.

* Việc giải chuỗi kích thước có thể tiến hành qua hai bài toán:

- Bài toán thuận: Trong bài toán này, yêu cầu phải xác định kích thước danh nghĩa, dung sai,

các sai lệch giới hạn của khâu khép kín khi biết kích thước danh nghĩa, dung sai và các sai lệch

giới hạn của các khâu thành phần.

- Bài toán nghịch: Xác định kích thước dung sai và các sai lệch giới hạn của các khâu thành

phần khi biết kích thước danh nghĩa, dung sai và sai lệch giới hạn của khâu khép kín.

Chẳng hạn khi thiết kế máy, người ta xuất phát từ độ chính xác chung đã cho trước của máy để

xác định độ chính xác của các chi tiết hợp thành

Cau 39:Uu nhuoc diem giai chuoi kich thuong bang phuong phap DLCN hoan toan?

Ứng dụng của phương pháp giải:

* Uu diem: -Do dung sai và sai lệch của các khâu được xác định trên cơ sở đảm bảo tính đổi lẫn

chức năng hoàn toàn, nên phương pháp này có ưu điểm.

- Tạo điều kiện cho việc sử dụng máy móc, thiết bị có hiệu quả do việc thay thế khi sửa chữa

dễ dàng.

- Có thể lắp ráp tự động vì không phải sửa chữa, điều chỉnh hoặc phân nhóm khi lắp ráp.

- Tạo điều kiện hợp tác sản xuất rộng rãi giữa các xí nghiệp.

* Nhược điểm:

- Độ chính xác của các khâu thành phần cao do đó chi phí công nghệ lớn. Nhược điểm này càng

rõ rệt đối với những chuỗi có nhiều khâu (thể hiện ở công thức )

Do đó phương pháp này chỉ nên áp dụng khi số khâu thành phần không lớn hoặc khi khâu khép

kín không đòi hỏi có độ chính xác cao. Trong những trường hợp khác nên tiến hành giải chuỗi

kích thước bằng phương pháp đổi lẫn chức năng không hoàn toàn

Cau 40: dat van de khi giai chuoi theo phuong phap xac suat?

Đặt vấn đề: Theo phương pháp đổi lẫn hoàn toàn có.

∑â

A max =

∑â

A min =

Ai max + ∑ â i Ai min

1

Ai min + ∑ â i Ai max

1

m +1

m +1

Thấy rằng:

- Khâu khép kín có giá trị lớn nhất khi tất cả các khâu thành phần tăng có giá trị lớn nhất và tất

cả các khâu giảm có giá trị bé nhất.

- Khâu khép kín có giá trị bé nhất khi tất cả các khâu thành phần tăng có giá trị bé nhất và tất cả

10

các khâu giảm có giá trị lớn nhất.

Điều đó có thể xẩy ra, nhưng cần chú ý rằng chi tiết có kích thước ở giá trị max và min có xác

suất rất nhỏ, cho nên sự kết hợp tất cả các giá trị cực đại và cực tiểu cùng một lúc như vậy lại

càng có xác suất bé hơn nữa và trong thực tế có thể bỏ qua được.

Như vậy nếu bỏ qua các giá trị khâu khép kín có xác xuất bé thì có thể nói rằng, với kích thước

và dung sai cho trước của các khâu thành phần thì thực tế khâu khép kín có giá trị max < giá

trị A max theo công thức

⇒ ESÓ = ∑âi ESi + ∑âi EIi

khâu thành phần cũng có thể chế tạo với các dung sai TAi lớn hơn giá trị tính toán theo phương

pháp trên

Cau 41: ban chat phương pháp sửa chữa khi lắp? Uu nhuoc diem?

- Bản chất của phương pháp sửa chữa khi lắp: dung sai của các khâu thành phần do người thiết

kế quy định dựa vào điều kiện gia công cụ thể, sao cho với dung sai đó người ta có thể chế tạo

hợp lý. Lúc đã mở rộng dung sai của các khâu thành phần như vậy cho dễ chế tạo thì yêu cầu

khép kín sẽ không đáp ứng được. Muốn cho khâu khép kín nằm trong miền dung sai yêu cầu

của nó thì phải tiến hành sửa chữa, như bằng cách cạo, dũa lấy đi một lớp kim loại trên bề mặt

một khâu nào đó trong chuỗi gọi là khâu bồi thường

-Uu nhuoc diem: - Với phương pháp này, về nguyên tắc nó có thể đạt độ chính xác của khâu

khép kín cao bao nhiêu tùy ý. Tuy nhiên nó cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

+) Gây khó khăn cho quá trình lắp máy vì phải cạo sửa.

+) Khi lắp máy đòi hỏi công nhân có bậc cao vì công việc sửa lắp khó.

+) Ngoài ra khó định mức được thời gian cho công việc này vì có lúc phải cạo sửa nhiều, có lúc

ít.

Tuy nhiên, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế tốt. Bởi vì những khó khăn gây ra trong quá

trình lắp ráp vẫn ít hơn những yếu tố tích cực mà phương pháp đem lại trong quá trình gia công

các chi tiết khác

Cau 42: Ban chat P2 dieu chinh khi lap. Uu nhuoc diem. Pham vi ung dung?

-Ban chat: Dung sai các sai lệch giới hạn của các khâu thành phần được thiết kế theo những

điều kiện gia công và kiểm tra sao cho có lợi nhất, còn để đạt được độ chính xác yêu cầu của

khâu khép kín người ta tiến hành điều chỉnh một khâu thành phần nào đó. Khâu đó gọi là khâu

điều chỉnh.

1

T AÓ = ∑ / â i / T A

m+1

1

và giá trị cực tiểu > giá trị A min theo công thức

Khi đó với giá trị nhất định nào đó của khâu khép kín thì các

11

-Uu diem: Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp trên ở chỗ quá trình điều chỉnh dễ

dàng và nhanh chóng hơn sửa chữa bằng cạo, dũa.

-Ứng dụng : Thường dùng khi gặp bài toán nghịch có dung sai khâu khép kín quá nhỏ hoặc số

lượng khâu thành phần quá nhiều. Nếu giải theo các phương pháp khác (kể cả phương pháp

xác suất) khi dung sai các khâu thành phần quá nhỏ khó chế tạo. Các khâu điều chỉnh thường

dùng có thể là cố định hoặc chuyển dịch trong quá trình lắp ráp và vận hành.

Các kết cấu điều chỉnh cố định là các bạc thay thế; các vòng đệm; tấm đệm có chiều dầy bằng

nhau hoặc khác nhau. Chúng thuận tiện khi sử dụng có thể điều chỉnh khi lắp cũng như khi vận

hành.

Các kết cấu điều chỉnh có thể chuyển dịch được chuyển dịch bằng ren vít, bằng chêm, bằng mặt

côn, kết cấu chuyển dịch lệch tâm.

Loại này được sử dụng rất rộng rãi đối với những chuỗi có yêu cầu cao của khâu khép kín.

Ngoài ra còn sử dụng những chi tiết đàn hồi làm khâu điều chỉnh như lò xo, vòng đệm, tấm

đệm bằng cao su hoặc các vạt liệu đàn hồi khác. Độ biến dạng cho phép của các chi tiết điều

chỉnh loại này phải lớn hơn bị số điều chỉnh tối thiểu Q.

Cau 43: Ban chat va noi dung p2 luu chon khi lap. Uu nhuoc diem. Pham vi ung dung?

- Bản chất của phương pháp này là để đạt yêu cầu của khâu khép kín chọn các khâu thành phần

có kích thước thích hợp lắp với nhau, còn lúc gia công thì mở rộng dung sai để dễ chế tạo

-Phương pháp này có nhược điểm là phải phân nhóm trước khi lắp. Nếu số khâu thành phần

càng nhiều thì việc phân nhóm càng mất nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra còn tốn công

quản lý để các nhóm không lẫn vào nhau bằng cách bảo quản riêng biệt hoặc đánh dấu ...

-Phương pháp chỉ áp dụng hiệu quả khi chuỗi có số khâu thành phần ít mà yêu cầu của khâu

khép kín lại quá cao. Ví dụ: trong chế tạo ổ lăn, chế tạo bộ đôi piston và xilanh, chốt piston và

piston ... thường áp dụng phương pháp này

Cau 44: Do luong, kiem tra? Phan biet do luong voi k/tra?

* Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo, dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại

lượng cần đo và một đại lượng có cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo.

- Thực chất của việc đo lường là việc so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ

giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỉ lệ nhận được kèm

theo đơn vị đo dùng khi so sánh.

*Kiểm tra:- Kiểm tra một đại lượng là việc đánh giá giá trị thực của đại lượng đó có nằm trong

giới hạn cho phép đã được quy định hay không.

- Giới hạn cho phép là các sai lệch cho phép trong dung sai sản phẩm mà người thiết kế yêu

cầu, phụ thuộc vào độ chính xác cần thiết khi làm việc của sản phẩm. Sản phẩm cần thiết là

chính phẩm khi giá trị thực nằm trong khoảng sai lệch cho phép, ngược lại được xem là phế

phẩm.

12

*Phan biet: Sự khác nhau căn bản giữa kiểm tra và đo lường là kiểm tra không cần định lượng

là bao nhiêu mà chỉ so sánh các đại lượng cần kiểm tra có nằm trong giới hạn cho phép đã được

quy định hay không, để khẳng định về chất lượng của sản phẩm là thành phẩm hay phế phẩm.

Cau 45: Do luong? Trinh bay do tiep xuc va do ko tiep xuc?

* Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo, dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại

lượng cần đo và một đại lượng có cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo.

- Thực chất của việc đo lường là việc so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ

giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỉ lệ nhận được kèm

theo đơn vị đo dùng khi so sánh.

* Đo tiếp xúc: là phương pháp đo giữa đầu đo và chi tiết đo tồn tại một áp lực gọi là áp lực đo.

Khi đo tiếp xúc, đầu đo sẽ tiếp xúc với mặt chi tiết theo đường, điểm hoặc mặt.

+) Ví dụ : khi đo bằng dụng cụ đo cơ khí quang, cơ, điện, tiếp xúc... áp lực này làm cho vị trí

đo ổn định, vì thế kết quả đo tiếp xúc rất ổn định.

+) Tuy nhiên do tồn tại áp lực đo mà khi đo tiếp xúc không tránh khỏi sai số đo do các biến

dạng có liên quan tới áp lực đo gây ra. Đặc biệt khi đo các chi tiết là vật liệu mềm, dễ biến

dạng hoặc hệ đo kém cứng vững.

*Đo không tiếp xúc: là phương pháp đo không có áp lực đo giữa yếu tố đo và bề mặt đo

Ví dụ : máy đo biên dạng Project Profile, kính hiển vi, ốp ti mét ...

+) Do không tồn tại áp lực đo nên khi đo bề mặt chi tiết không bị biến dạng hoặc bị cào xước.

Phương pháp này thích hợp với các chi tiết nhỏ, mềm, mỏng, dễ biến dạng hoặc các sản phẩm

không cho phép có vết xước.

Cau 46: Do luong? Trinh bay do tuyet doi va do so sanh?

* Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo, dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại

lượng cần đo và một đại lượng có cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo.

- Thực chất của việc đo lường là việc so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ

giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỉ lệ nhận được kèm

theo đơn vị đo dùng khi so sánh.

* Trong phương pháp đo tuyệt đối giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo là giá trị đo được. Phương pháp

này đơn giản, ít nhầm lẫn nhưng vì hành trình đo dài nên độ chính xác kém.

*Trong phương pháp đo so sánh giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo chỉ cho ta sai lệch của giá trị đo so

với giá trị của chuẩn ( mẫu). Khi đó, kết quả đo phải là tổng của giá trị chuẩn và giá trị chỉ thị:

Trong đó : Q : kích thước mẫu. x: giá trị chỉ thị của dụng cụ

Ví dụ : kiểm tra góc vuông bằng ke, kiểm tra góc bằng góc mẫu, kiểm tra kiểm tra kích thước

bằng Calip, kiểm tra chi tiết trên máy bằng Optimet ...

+) Độ chính xác của phép đo so sánh cao hơn phép đo tuyệt đối và phụ thuộc chủ yếu vào độ

chính xác của mẫu và quá trình chỉnh “0”. Các máy đo thường dùng phương pháp này vì nó đơn

giản và thuận tiện

Q = Q0 + ∆x

13

Cau 47: Do luong? Trinh bay do truc tiep va do gian tiep?

* Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo, dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại

lượng cần đo và một đại lượng có cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo.

- Thực chất của việc đo lường là việc so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ

giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỉ lệ nhận được kèm

theo đơn vị đo dùng khi so sánh.

* Phương pháp đo trực tiếp: là phương pháp đo mà kết quả của phép đo (giá trị chỉ thị X của cơ

cấu đo) chính là giá trị của đại lượng cần tìm Q.

Ví dụ: Đo đường kính chi tiết bằng Panme, thước cặp ...

+) Phương pháp đo trực tiếp cho độ chính xác cao nhưng hiệu quả thấp.

* Phương pháp đo gián tiếp: là phương pháp mà giá trị của đại lượng cần đo không xác định

được trực tiếp từ chỉ số của dụng cụ đo mà nó có quan hệ với một hay nhiều đại lượng đo trực

tiếp theo hàm có dạng: y = f(x1,x2...,xn)

Trong đó: y là đại lượng cần tìm, x1,x2,...,xn: các đại lượng đo trực tiếp.

Ví dụ: đo 2 cạnh của một tam giác vuông rồi sử dụng định lý Pitago để tính ra cạnh huyền, xác

định góc

+) Phương pháp đo gián tiếp thông qua các mối quan hệ toán học hoặc vật lý giữa đại lượng

được đo và đại lượng cần đo là phương pháp đo phong phú, đa dạng và hiệu quả. Tuy nhiên,

nếu hàm quan hệ càng phức tạp thì độ chính xác đo càng thấp vì việc tính toán, xử lý kết quả

đo và độ chính xác đo phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn mối quan hệ này.

Cau 48: Do luong? Trinh bay so tung phan va do tong hop?

* Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo, dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại

lượng cần đo và một đại lượng có cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo.

- Thực chất của việc đo lường là việc so sánh đại lượng cần đo với đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ

giữa chúng. Độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỉ lệ nhận được kèm

theo đơn vị đo dùng khi so sánh.

*Phương pháp đo từng phần: là phương pháp tiến hành đo riêng rẽ từng yếu tố, sau đó phối

hợp các yếu tố đó lại mới xác định được chi tiết đó có đạt được yêu cầu hay không

Ví dụ: đo đường kính trung bình, bước răng, góc của răng ... rồi kết hợp kết quả đó lại mới

xác định được đường kính trung bình của răng có nằm trong phạm vi giới hạn điều chỉnh hay

không.

+) Phương pháp đo từng phần sử dụng khi kiểm nghiệm sản phẩm và tìm nguyên nhân gây ra

phế phẩm.

*Phương pháp đo tổng hợp: chọn một thông số nào đó mà qua đó đánh giá được chất lượng sản

phẩm.

Ví dụ: kiểm tra ren bằng Calip, đo ren bằng dưỡng (khi đó không cần kiểm tra các yếu tố riêng

rẽ như đường kính, bước ren, góc xoắn ...).

+) Phương pháp đo tổng hợp chủ yếu dùng để kiểm nghiệm sản phẩm, nghiệm thu hàng hoá.

14

Cau 49: He thong don vi do luong co ban?

+) Đơn vị cơ bản: được thể hiện bằng các đơn vị chuẩn với độ chính xác cao nhất mà khoa học

kỹ thuật hiện đại có thể thực hiện được.Ở nước ta hiện đang sử dụng các đơn vị đo lường của

hệ thống SI gồm 7 đơn vị cơ bản là:

a) Đơn vị chiều dài : “Mét (m) – là quãng đường ánh sáng đi được trong chân không trong

khoảng thời gian 1/29979258 giây (CGMP lần thứ 17 năm 1983)

+) Chuẩn chiều dài mét hiện nay có sai số = 0,002 mm ( = 2.10-9m)

b) Đơn vị đo nhiệt độ : Kelvin ( K)

+) 0K là nhiệt độ có giá trị bằng 1/273,16 phần nhiệt độ đông của điểm thứ 3 của nước (là điểm

cân bằng của 3 trạng thái rắn, lỏng, hơi)

+) Sử dụng thang Kelvin là thang chuẩn và được sử dụng ưu tiên trong tính toán bởi vì thang

này không có nhiệt độ âm mà chỉ có nhiệt độ dương. Ngoài ra, sử dụng thang Kelvin, sai số của

phép đo chuẩn được giảm đi 50 lần.

c) Đơn vị đo cường độ dòng điện: Ampe (A)

+) Ampe là cường độ dòng điện một chiều chạy qua 2 dây dẫn song song dài vô hạn, có diện

tích mặt cắt nhỏ không đáng kể, được đặt trong chân không cách nhau 1m và trên mỗi đoạn

chiều dài 1m của dây dẫn xuất hiện lực tương tác bằng 2.10-7N.

d) Đơn vị đo thời gian: giây (s)

+) Giây bằng 9192631770 chu kì bức xạ tương ứng với sự chuyển đổi giữa 2 mức siêu tĩnh

của trạng thái cơ bản Xe-133.

+) Giây gắn liền với sự giao dộng của nguyên tử Xe. Sai số tương đối là 5.10-11

e) Đơn vị đo cường độ ánh sáng ( Candela ).

- Candela : là cường độ ánh sáng theo một phương xác định của một nguồn phát ra bức xạ

đơn sắc có tần số 540 x 1012 Hz và có cường độ bức xạ theo phương đó là 1/683 Oat trên

Steradian(CGPM - lần thứ 16,1979)

f) Đơn vị đo khối lượng: (Kg)

- Kilogram - là đơn vị đo khối lượng bằng khối lượng của mẫu kilogram quốc tế đặt tại trung

tâm mẫu và cân quốc tế tại Paris

g) Đơn vị đo số lượng vật chất: (Mol)

- Mol: Là lượng vật chất có số phân tử (hay nguyên tử, các hạt ) bằng số nguyên tử chứa trong

12C với khối lượng là 0,012(kg).

- Các đơn vị này có thể dùng để đo tất cả các loại thông số : cơ học, nhiệt, điện, từ ánh sáng,

âm, bức xạ ion và trong lĩnh vực hoá học.

Cau 50: Cau truc co ban cua he thong do luong?

1/ Giá trị chia độ (độ phân giải)

- Hiệu số giữa các trị số tương ứng với 2 vạch lân cận nhau của thang đo (chia độ) gọi là độ

phân giải (hay còn gọi là giá trị chia độ).

Ví dụ : khi thước động của Panme dịch chuyển 1 vạch thì đầu đo dịch chuyển 1 khoảng là

0,001mm.Như vậy, độ phân giải của Panme này là 0,001mm.

15

- Độ phân giải càng nhỏ thì độ chính xác càng cao

- Tuy nhiên, với độ phân giải và độ chính xác của dụng cụ đo là khác nhau. Độ chính xác của

dụng cụ đo được xác định bằng sai số x và có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn độ phân giải.

2/Khoảng chia độ

- Khoảng chia độ là khoảng cách tâm giữa 2 vạch lân cận của thang đo.

- Trong phần lớn các dụng cụ đo , khoảng chia độ 1 2,5mm. Khoảng chia độ trên thang đo

càng lớn thì việc đọc theo thang đo càng thuận tiện. Tuy nhiên khi đó sẽ làm tăng kích thước

của dụng cụ đo .

3/ Tỷ số truyền và độ nhạy K .

- Là tỷ số giữa sự thay đổi ở đầu ra tương ứng với sự thay đổi ở đầu vào của dụng cụ đo. Khi

K càng lớn, độ chính xác đo càng cao. Khi sự thay đổi ở đầu vào và đầu ra cùng tính chất vật lý

thì K là đại lượng không thứ nguyên và gọi là tỷ số truyền. Khi sự thay đổi này không cùng tính

chất vật lý thì K sẽ có thứ nguyên của đại lượng ra trên đại lượng vào và gọi là độ nhạy.

- Nếu dụng cụ đo có nhiều khâu biến đổi, mỗi khâu có một độ nhạy riêng thì độ nhạy của toàn

dụng cụ là

K = K1 × K 2 × ...× K n = ∏ Ki

i =1

4/ Độ nhạy giới hạn .

- Là chuyển vị nhỏ nhất ở đầu vào còn gây ra được chuyển vị ở đầu ra ổn định và quan sát

được. Khi càng bé thì độ chính xác đo được càng cao.

5/ Độ biến động chỉ thị .

- Là phạm vi dao động của chỉ thị khi đo lặp lại cùng 1 giá trị đo trong cùng 1 điều kiện đo

bd = xmax - xmin

xmax , xmin : giá trị chỉ thị lớn nhất và nhỏ nhất trong n lần đo lặp lại.

6/ Phạm vi đo:

- Là phạm vi thay đổi của giá trị đo mà phương tiện đo có thể thực hiện được.

Cau 52,53: Kiem tra? Trinh bay kiem tra chu dong va kiem tra bi dong? Trinh bay kiem

tra yeu to va kiem tra tong hop?

-Kiem tra: Kiểm tra một đại lượng là việc đánh giá giá trị thực của đại lượng đó có nằm trong

giới hạn cho phép đã được quy định hay không.

- Giới hạn cho phép là các sai lệch cho phép trong dung sai sản phẩm mà người thiết kế yêu

cầu, phụ thuộc vào độ chính xác cần thiết khi làm việc của sản phẩm. Sản phẩm cần thiết là

chính phẩm khi giá trị thực nằm trong khoảng sai lệch cho phép, ngược lại được xem là phế

phẩm.

- Kiểm tra bị động: là hình thức kiểm tra sản phẩm sau chế tạo nhằm phân loại sản phẩm là

thành phẩm hay phế phẩm. Hình thức này thường dùng khi kiểm tra thu nhận sản phẩm nên gọi

là kiểm thu nhận.

16

- Kiểm tra chủ động: là hình thức kiểm tra mà kết quả phản ánh thông qua thông số đo trong

quá trình gia công. Nếu thông số đo vượt quá giới hạn giá trị cho phép, thông qua hệ thống điều

chỉnh tự động (hay còn gọi là hệ thống đo lại tích cực) sẽ tự động điều chỉnh lại quá trình gia

công để không tiếp tục tạo ra phế phẩm.

- Kiểm tra yếu tố: việc kiểm tra thực hiện riêng đối với một thông số, thường là thông số quan

trọng ảnh hưởng chính tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trong nghiên cứu độ chính xác khi

gia công để hợp lí hóa quy trình công nghệ, vạch ra nguyên nhân sai hỏng thì cần kiểm tra yếu

tố mà thông số kiểm tra chính là yếu tố của nguyên công đang thực hiện

- Kiểm tra tổng hợp: là phương pháp kiểm tra đồng thời sự ảnh hưởng của các yếu tố tới chất

lượng chung của sản phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng khi thu nhận sản phẩm.

Ví dụ: với chi tiết ren, khi gia công có thể kiểm tra đường kính trung bình, đó là kiểm tra yếu

tố. Khi chi tiết đã gia công có thể kiểm tra ăn khớp bằng cách cho ăn khớp với đai ốc, đó là

kiểm tra tổng hợp.

Cau 54: Các nguyên tắc cơ bản trong đo lường:

1/ Nguyên tắc ABBE

- Khi thiết kế phương án sơ đồ nguyên tắc đo kích thước mẫu và kích thước đo có thể đặt song

song hoặc nối tiếp nhau.

- Nguyên tắc ABBE phát biểu rằng: “ Khi kích thước đo và kích thước mẫu nằm trên một

đường thẳng thì kết quả đo đạt độ chính xác cao nhất”.

- Khi đo khe hở khâu dẫn đầu đo di động dưới tác dụng của áp lực đo và các biến dạng tế vi

dưới tác dụng của áp lực đo chính là nguyên nhân gây ra sai số đo.

Ví dụ: Thước cặp là dụng cụ đo không theo ABBE.

Panme là dụng cụ đo theo ABBE.

2/ Nguyên tắc xích truyền ngắn nhất.

- Mỗi khâu, mỗi khớp tham gia trong xích truyền kích thước, từ kích thước đo lên tới kích

thước mẫu để so sánh bản thân đều mang sai số công nghệ nhất định. Do đó nếu số khâu tham

gia vào xích truyền kích thước càng nhiều thì sai số tích lũy càng tăng làm sai số phép đo càng

lớn, độ chính xác của phép đo càng thấp.

- Để đạt được độ chính xác cao, máy đo và dụng cụ đo cần được thiết kế đảm bảo tỷ số truyền

với số khâu là ít nhất. Đối với sơ đồ nguyên tắc đo, sao cho số khâu thành phần tham gia vào

chuỗi kích thước để giải ra kích thước đo là ít nhất.

3/ Nguyên tắc chuẩn thống nhất

- Mỗi chi tiết qua thiết kế, gia công và kiểm tra ở từng bước đều có chuẩn để thiết kế, chế tạo,

lắp ráp và kiểm tra.

- Nguyên tắc chuẩn thống nhất chỉ ra rằng khi các chuẩn đó được dùng thống nhất thì kết quả

kiểm tra sẽ phù hợp với chất lượng chi tiết khi làm việc.

4/ Nguyên tắc kinh tế.

- Nguyên tắc kinh tế bảo đảm độ chính xác đo lường trong điều kiện kinh tế nhất định, cụ thể:

+) Độ chính xác phương tiện đo hợp lí.

17

+) Dễ điều chỉnh, gá đặt, thao tác, về cơ khí hóa, tự động hóa, đo hàng loạt với năng xuất

cao.

+) Yêu cầu bậc thợ điều chỉnh và thao tác trung bình.

+) Chu kỳ điều chỉnh đo, sửa chữa dài.

+) Thiết bị đo đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chế tạo.

* Trong thực tế, không phải bao giờ cũng thỏa mãn đồng thời cả 4 nguyên tắc trên. Cần căn cứ

vào các điều kiện, các yêu cầu kỹ thuật riêng và chức năng cụ thể mà có thể đặc biệt coi trọng

nguyên tắc nào đó.

Cau 55: Các đặc trưng cơ bản của mạch đo

* Sai số của mạch đo:

- Trong một hệ thống đo lường, cũng như các khâu khác thiết bị của mạch đo cũng gây ra sai

số. Sai số của mạch đo có thể chia ra làm hai loại:

a/ Sai số bản thân mạch đo: Gây ra bởi các biến động bởi quan hệ tương hỗ (hàm truyền đạt).

Hàm truyền đạt của mạch đo W = Y

- Giả sử trong trường hợp ở đầu X không mắc sai số nhưng ở đầu ra Y mắc phải sai số Y.

vào

Nguyên nhân là do sai số của hàm truyền đạt W gây ra do sự biến động của các yếu tố bên

ngoài hay nội tại ảnh hưởng tới mạch đo i. Sai số này được đánh giá:

∆W / W ã W

=

∆è / è

ãè

K=

trong đó - W: sai số tương đối của hàm truyền đạt

- : độ biến động của các yếu tố tác động tới mạch đo.

Khi đó sai số ở đầu ra là: Y = W . W . X

b/ Sai số do sự kết hợp các đại lượng vào:

- Nếu một mạch đo có nhiều đại lượng vào thì có sự kết hợp với nhau do vậy sai số là tổng của

các sai số: ( x1 x2 ) = x1 x2

- Sai số tương đối của tích hai đại lượng bằng tổng sai số tương đối của chúng:

∆x ∆x

ã x1x2 = 1 + 2 = ã x1 + ã x2

x1

x2

* Đặc tính động của mạch đo:

- Thông số đo là các đại lượng biến thiên theo thời gian do đó mạch đo cũng cần phải đáp ứng

được các đặc tính động yêu cầu.

- Đặc tính động của mạch đo phải đảm bảo cho sai số của mạch đo không vượt quá sai số cho

phép của thiết bị. Do đó khi xét các đặc tính động ta cần phải xét đến hàm truyền đạt của mạch

đo phụ thuộc vào tần số W(p).

* Công suất tiêu thụ của mạch đo:

- Ngoài chức năng thực hiện xử lý tính toán, mạch đo còn có nhiệm vụ nối các khâu với nhau

trong hệ thống đo lường hay chính là làm phù hợp điện trở và điện kháng đầu vào và đầu ra của

các khâu.

18

- Trong đa số các trường hợp người ta cố gắng làm cho điện trở đầu vào của mạch đo rất lớn

so với điện trở ra của khâu trước (công suất của mạch đo tiêu thụ nhỏ hơn công suất ra của

khâu trước)

- Sai số do công suất tiêu thụ của mạch đo gây nên khi mắc vào khâu trước là:

ãP =

Pmax

P

trong đó :- P: công suất tiêu thụ ở đầu vào của mạch đo. Pmax: công suất cực đại của khâu

trước.

- Khi tính toán sai số này được cộng thêm sai số của khâu trước nó.

- Ngược lại, ở đầu ra của mạch đo cần phải để cho công suất ra là lớn nhất: Pra = Pt ( Pt - công

suất của tải). Khi đó sai số xác định theo công thức:

Pra − Pt

Pra

ã ra =

- Ứng với trường hợp tải biến thiên thì Pt được thay bởi công suất tải định mức PtN.

Cau 56: Các loại mạch đo?

* Mạch tỉ lệ: là mạch thực hiện một phép nhân (hoặc chia) với hệ số tỉ lệ k. Khi đó ứng với đầu

vào là x ta có đại lượng đầu ra: y = kx.

* Mạch khuyếch đại: cũng tương tự như mạch tỉ lệ, mạch khuyếch đại làm nhiệm vụ nhân

thêm một hệ số k gọi là hệ số khuyếch đại. Tuy nhiên ứng với mạch khuyếch đại thì công suất

ở đầu ra lớn hơn công suất ở đầu vào (ngược với mạch tỉ lệ) có nghĩa là đại lượng vào điều

khiển đại lượng ra.

Sử dụng mạch khuyếch đại ta có thể tăng độ nhạy của các thiết bị đo lên rất nhiều cho phép đo

được những tín hiệu đầu vào rất nhỏ. Ngoài ra nó còn mở rộng được đặc tính tần của thiết bị đo

và đặc biệt là giảm rất nhiều công suất tiêu thụ của thiết bị lấy từ đối tượng đo.

* Mạch gia công và tính toán: bao gồm các mạch thực hiện các phép tính đại số như cộng, trừ,

nhân, chia, tích phân, vi phân ...

* Mạch so sánh (Comparator): là mạch thực hiện việc so sánh giữa hai điện áp. Mạch này

thường được sử dụng trong các thiết bị đo dùng phương pháp so sánh để phát hiện độ lệch khỏi

điểm 0 của điện kế.

* Mạch tạo hàm: là mạch tạo ra những hàm số theo yêu cầu của phép đo nhằm mục đích tuyến

tính hóa các đặc tính của tín hiệu đo ở đầu ra các bộ phận cảm biến. Để tuyến tính hóa bằng

cách tạo ra các hàm ngược dùng kĩ thuật mạch.

* Mạch biến đổi A/D, D/A: là mạch biến đổi từ tín hiệu đo tương tự thành tín hiệu số và ngược

lại, sử dụng cho kỹ thuật đo số và chế tạo các mạch ghép nối với máy tính

* Mạch vi xử lí (Microprocessor): là mạch đo có cài đặt bộ vi xử lí để tạo ra các cảm biến thông

minh, thực hiện chức năng tính toán, ghi nhớ, trao đổi thông tin vào ra...

19

Cau 66: PP do 1 diem? Ung dung?

*Với phương pháp đo một tiếp điểm, đầu đo tiếp xúc với bề mặt đo từng điểm một. Từ tọa độ

các điểm đo, qua đó xác định được kích thước cần đo. Tùy theo cách đặt các điểm đo mà công

thức tính toán kết quả đo khác nhau. Do phép đo quan hệ với các tọa độ điểm đo mà phương

pháp đo một tiếp điểm còn gọi là phương pháp đo tọa độ.

* Ưu điểm của phương pháp đo tọa độ là có thể đo kích thước các chi tiết phức tạp, khó đo,

không yêu cầu rà chỉnh chi tiết đo trước khi đo, giảm số lượng lớn các động tác chuẩn bị khi đo.

20

Cau 67: PP do 2 diem? Ung dung?

- Là phương pháp đo hai tiếp điểm mà khi đo các yếu tố đo của thiết bị đo tiếp xúc cùng lúc với

bề mặt chi tiết đo ít nhất là trên 2 tiếp điểm. Trong đó, nhất thiết phải có 2 tiếp điểm nằm trên

phương biến thiên của kích thước đo 0 - 0

- Trong 2 tiếp điểm, một gắn với yếu tố định chuẩn MC và một gắn với yếu tố đo MĐ. Yêu cầu

MĐ // MC và cùng vuông góc với 0-0. áp lực đo có phương trùng với 0-0. Để chi tiết đo được

ổn định, nâng cao độ chính xác, khi đo người ta cần chọn mặt chuẩn và mặt đo phù hợp với

hình dáng bề mặt đo (mặt đo phải song song với mặt chuẩn và vuông góc với 0 - 0) sao cho chi

tiết đo ổn định dưới tác dụng của áp lực đo.

- Ngoài ra, để giảm ảnh hưởng của sai số chế tạo mặt chuẩn và mặt đo (MC không song song

với MĐ) cần có thêm các tiếp điểm phụ C để làm ổn định thông số đo và thực hiện phương

pháp đo so sánh với chi tiết mẫu có hình dạng gần giống với chi tiết đo.

Cau 68: PP do 3 diem? Ung dung?

- Là phương pháp đo mà khi đo các yếu tố đo của thiết bị đo tiếp xúc cùng lúc với bề mặt chi

tiết đo ít nhất là 3 điểm. Trong đó, không tồn tại một cặp tiếp điểm nào nằm trên phương biến

thiên của kích thước đo.

- Phương pháp đo 3 điểm đặc biệt ưu việt khi đáp ứng yêu cầu đo đường kính các mặt trụ,

mặt cầu gián đoạn như: bánh răng, then hoa ... đặc biệt mặt đo bị gián đoạn hoặc có số cạnh

lẻ.

Cau 69: PP do truc tiep kich thuoc goc?

Phương pháp đo này dựa trên cơ sở hệ tọa độ cực, trong đó, gốc tọa độ cực là tâm quay của

yếu tố mang mặt đo, còn véc tơ gốc gắn với yếu tố mang mặt chuẩn. Tọa độ của mặt đo được

chỉ ra trên băng chia độ góc gắn với yếu tố chuẩn. Tại vị trí O’ mặt đo trùng với mặt chuẩn, véc

tơ Ox chỉ 0. Khi đo là góc giữa AB và CD, đặt AB MC. Sau đó, xoay Ox CD vật chỉ thị sẽ chỉ

cho trị số góc trên băng chia

D

C

0

A

MC

Đây là nguyên tắc cơ bản để thiết kế dụng cụ đo góc như: thước

đo góc, thị kính đo góc, bàn xoay đo góc trong các thiết bị đo góc...

0

B

21

Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào độ đồng tâm của bảng chia với tâm quay của mặt

đo. Đây là điểm hạn chế cơ bản của phương pháp đo góc trực tiếp khi muốn đạt độ chính xác

đo cao. Để đo góc có độ chính xác cao, người ta dùng thị kính đo góc gắn trên kính hiển vi dụng

cụ hoặc các máy đo góc chuyên dùng.

Cau 70: PP do gian tiep kich thuoc goc?

- Phương pháp đo gián tiếp góc dựa trên cơ sở mối quan hệ lượng giác giữa các yếu tố cạnh và

góc trong tam giác. Nhờ đó, có thể sử dụng những phương tiện đo chiều dài để đo góc có độ

chính xác cao, ngay cả khi yếu tố góc được hình thành trong chi tiết rất khó đo.

+Đo góc bằng bi cầu hoặc con lăn.

+ Đo góc bằng kích thước góc Sin, Tang.

a

L

hoac = arctg

a

Dựa trên quan hệ lượng giác trong tam giác: = arcsin

Từ đó, thiết kế ra các dụng cụ đo chuyên dùng là thước sin, tang:

Trong thước Sin khoảng cách giữa 2 con lăn L không đổi, trong thước Tang khoảng cách b

không đổi.

Khi thay đổi sẽ làm a thay đổi. Từ sự thay đổi đó của a xác định sự thay đổi của .

Phương pháp đo bằng thước sin, tang thường được dùng đo góc tại hiện trường, tại phân

xưởng hoặc dùng tạo ra các góc chuẩn trong đồ gá đo lường hoặc đồ gá công nghệ.

Cau 71: PP do sai lech do tron?

- Sai lệch về độ tròn là khoảng cách lớn nhất từ các điểm thuộc prôfin thực đến đường tròn

áp (đường tròn cận tiếp)

Gọi : Ra là bán kính đường tròn áp.

Rt là bán kính bề mặt thực được lấy cùng tâm với đường tròn áp.

Khi đó sai lệch lớn nhất giữa hai đường tròn là: EFK = Ra – Rt max.

+) Với chi tiết trục: Ra là bán kính đường tròn ngoại tiếp và cũng là bán kính lớn nhất của bề

mặt thực Rt max. Khi đó trị số sai lệch độ tròn là EFK được xác định khi Rt = Rt max.

+) Với chi tiết lỗ: Ra là bán kính đường tròn nội tiếp và cũng là bán kính bé nhất của bề mặt

thực. Khi đó trị số sai lệch độ tròn EFK sẽ nhận được khi Rt = Rt max.

Vậy ứng với cả 2 trường hợp trên có: EFK = Rmax – Rmin

Trên thực tế để xác định sai lệch về độ tròn, người ta cho chuyển đổi đo đứng yên còn chi tiết

đo thì xoay toàn vòng. Khi chi tiết đo xoay đầu đo luôn luôn rà trên bề mặt chi tiết, vì vậy có

d max − d min

2

thể dễ dàng xác định dmax và dmin . Khi đó, với chi tiết có số cạnh chẵn: EFK =

Vậy thực tế xuất phát từ số cạnh méo mà có những phương pháp đo độ không tròn khác nhau:

a) Khi số cạnh là chẵn:

22

Có thể dùng sơ đồ đo độ không tròn theo phương pháp đo 2 tiếp điểm xác định dmax , dmin :

d max − d min

EFK =

2

Trong đó: dmax , dmin - lần lượt là trị số đo lớn nhất và nhỏ nhất trong các số đo.

Về nguyên tắc, để xác định dmax , dmin cần phải đo liên tục trên toàn vòng chi tiết. Trong khi đo,

chuyển đổi đo thường đứng yên, chi tiết xoay toàn vòng. Khi đó, việc xoay chi tiết liên tục, đầu

đo luôn rà trên bề mặt chi tiết làm mòn đầu đo và mặt chuẩn đo. Trong thực tế, để tránh tổn

hại dụng cụ đo và đo nhanh, người ta chấp nhận việc xác định gián đoạn các điểm đo như hình

vẽ

Khi tăng số điểm đo sẽ làm tăng độ tin cậy của phép đo làm kết quả đo càng chính xác, tuy

nhiên việc tăng lên quá 3 điểm đo không làm độ tin cậy tăng lên đáng kể mà làm phức tạp hóa

quá trình đo hoặc kết cấu các điểm theo dõi số liệu đo.

Trong thực tế sơ đồ đo cơ bản dùng đo độ không tròn theo phương pháp 2 điểm được mô tả

như hình vẽ. Ở đó chi tiết được định vị trên đồ gá là khối V chuyển đổi đo đứng yên còn chi tiết

quay toàn vòng. Trong quá trình đo đầu đo luôn rà trên bề mặt chi tiết. Khi đó chuyển vị của

chuyển đổi cho trị số xmax, xmin sau 1 vòng quay khi đó độ không tròn xác định theo công thức:

x

2x

EFK

maxmin =

Trong kiểm tra tự động, để khỏi xoay chi tiết và tránh phải ghi nhận trị số chỉ thị, người ta tổ

chức các điểm theo dõi kích thước theo sơ đồ như hình vẽ rồi đưa tín hiệu đo vào thiết bị trừ,

kết quả sẽ chỉ cho ta ngay biên độ xmax - xmin.

b) Khi số cạnh là lẻ:

Các sản phẩm sau mài vô tâm, sau nghiền hoặc do các biến dạng đàn hồi khi kẹp để gia công ...

thường cho sản phẩm không tròn với số cạnh lẻ. Với chi tiết có số cạnh lẻ không dùng phương

pháp đo 2 tiếp điểm, vì theo mọi phương kích thước đường kính d đều bằng nhau. Khi đó sử

dụng sơ đồ đo dùng 3 tiếp điểm.

Chi tiết đo được định tâm theo vòng tròn ngoại tiếp với mặt trụ ngoài và vòng nội tiếp với mặt

trụ trong. Tùy theo yêu cầu về độ chính xác và số cạnh người ta có thể dùng các sơ đồ đo có

chuẩn định vị khác nhau và bố trí của các chuyển đổi khác nhau, sao cho có được hệ số phản

ánh tương đối đơn giản.

Thực tế sơ đồ đo 3 tiếp điểm dạng đối xứng như hình vẽ. Chi tiết được định vị 4 bậc tự do trên

2 khối chữ V ngắn và 1 bậc tịnh tiến dọc trục. Đồng hồ đo đặt đối xứng với chuẩn đo là khối V.

Xoay một vòng chi tiết xác định được giá trị trên đồng hồ là xmax và xmin . Khi đó độ không tròn

xác định:

xmax − xmin

EFK =

k

23

trong đó: k - là hệ số phản ánh độ méo phụ thuộc vào góc của chuẩn định vị là khối V.

1

±1

2

k=

Dấu (+) lấy khi sơ đồ đo có 3 tiếp điểm không cùng phía.

Dấu (-) lấy khi sơ đồ đo có 3 tiếp điểm cùng phía.

là góc của khối V được chọn theo số cạnh méo n: = 1800 – (3600/ n).

Cau 73: PP do do khong phang va do khong thang?

- Phương pháp đo độ không thẳng: Độ không thẳng là sai lệch lớn nhất giữa đường thẳng thực

và đường thẳng cận tiếp (áp) trong giới hạn phần chuẩn L.

Để đo độ không thẳng của đường thẳng thực trên đoạn AB, đặt chi tiết lên gá điều chỉnh như

hình vẽ. Đầu tiên điều chỉnh cho AB // MC bằng cách điều chỉnh cho XA = XB, sau đó dịch đồng

hồ từ A đến B. Khi đó độ không phẳng của đường thực: EFL = Xmax - Xmin

Xmax , Xmin - giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi đầu đo rà từ A đến B

Với các chi tiết không lớn lắm, người ta gá nó lên bàn điều chỉnh được. Với chiều dài chuẩn

kiểm tra là AB, người ta điều chỉnh sao cho AB // phương trượt chuẩn ĐC là phương trượt của

băng máy đo có mang chuyển đổi.

Để nâng cao độ chính xác dẫn trượt và giảm ma sát trong chuyển động đo, trong nhiều máy

người ta sử dụng dẫn trượt trong đệm khí hoặc dầu.

Với các chi tiết nặng như băng trượt của máy, việc đặt chi tiết lên các cơ cấu điều chỉnh là rất

khó khăn, nhiều khi không thể thực hiện được. Để đo được độ thẳng có thể tiến hành bằng

cách lắp ráp hệ thống đo sao cho có thể điều chỉnh phương bằng trượt chuẩn cho ĐC // AB đã

đặt cố định

Với các chi tiết dẫn hướng lớn như băng máy công cụ, băng máy đo ...người ta còn dùng thêm

ống nhòm tự chuẩn để đo độ thẳng.

- Phương pháp đo độ không phẳng: Sai lệch về độ phẳng là khoảng cách lớn nhất từ các chuẩn

thuộc bề mặt thực đến bề mặt cận tiếp đo theo phương pháp tuyến với bề mặt cận tiếp trong

giới hạn phần chuẩn.

Để đo độ phẳng phải dịch chuyển chuyển đổi đo theo mặt phẳng chuẩn song song với bề mặt

cận tiếp, còn chuyển vị của đầu đo dịch chuyển theo phương pháp tuyến với mặt cận tiếp.

Khi đo độ không phẳng của bề mặt chi tiết, gá đặt chi tiết như hình vẽ. Việc điều chỉnh được

tiến hành trên 3 điểm xa nhất trên bề mặt đo, sao cho số đo ở các điểm đó là bằng nhau: x1 = x2

= x3. khi đó sẽ đảm bảo mặt áp song song với mặt phẳng chuẩn.

Việc đo độ không phẳng được thực hiện tùy theo đặc điểm của bề mặt đo. Nếu bề mặt đo có

các vết gia công sắp xếp có quy luật thì chỉ cần rà đầu đo theo 2 hoặc 3 tuyến rà. Nếu bề mặt

gia công có vết rối hoặc không có quy luật thì số tuyến rà phải tăng lên

Độ không phẳng của bề mặt được tính bằng sai lệch lớn nhất giữa các giá trị đo khi rà trên các

tuyến: EFE = xmax- xmin:

24

xmax ,xmin là giá trị chuyển vị lớn nhất và nhỏ nhất khi rà đầu đo trên khắp bề mặt đo.

Cau 74: PP do do khong song song?

Độ không song song được định nghĩa là sai lệch khoảng cách lớn nhất giữa hai yếu tố (đường

hay mặt) đo trên chiều dài chuẩn kiểm tra.

Sai lệch độ song song giữa các mặt phẳng, sai lệch tổng của độ song song và độ phẳng, mặt

phẳng với đường tâm lỗ, tâm trục hoặc giữa các đường với nhau được đo theo phương pháp rà

hoặc đo điểm trên chiều dài chuẩn đã được quy định trước.

Độ không song song ghi trong chỉ tiêu kỹ thuật được cho có thứ nguyên độ dài là mm/mm chiều

dài chuẩn. Thường có thể dùng các dụng cụ đo độ dài vạn năng để đo. Khi đo, dụng cụ đo được

dẫn trượt theo yếu tố chuẩn, đầu đo rà trên yếu tố đo. Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào

độ chính xác dẫn trượt chuẩn.

Khi đo độ song song cho phép trên từng chiều dài chuẩn, ở các mặt đo lớn, người ta có thể

chuyển nó sang dạng tang góc nghiêng giữa hai mặt. Khi đó có thể sử dụng các dụng cụ đo

chuyên dùng như: nivô kỹ thuật, nivô đo góc nhỏ ... nhằm đánh giá độ song song qua góc

nghiêng giữa hai mặt.

Cau 75: PP do do khong vuong goc?

Độ không vuông góc được định nghĩa là sai lệch góc giữa hai yếu tố (đường thẳng hay mặt

phẳng) so với góc vuông.

Độ không vuông góc giữa các mặt, giữa đường và mặt, giữa các đường với nhau được xác

định bằng đồng hồ hoặc Kalip chuyên dùng và thường được đo bằng phương pháp rà. Khi đo,

chuyển động rà trượt phải luôn luôn vuông góc với mặt chuẩn. Độ chính xác của kết quả đo

phụ thuộc rất lớn vào độ vuông góc của chuyển động rà với mặt chuẩn.

Cau 76: Phương pháp đo độ không đồng tâm và độ đảo hướng tâm

Độ không đồng tâm là khoảng cách lớn nhất giữa hai tâm của mặt đo và tâm của bề mặt được

dùng làm yếu tố chuẩn đo trên chiều dài chuẩn.

Tâm của một mặt là đường tâm đối xứng của các điểm tương ứng trên bề mặt. Bởi vậy các

trục có tiết diện tam giác, tứ giác, đa cạnh đều hoặc có tiết diện tròn đều có thể tồn tại một khái

niệm gọi là độ đồng tâm.

Trường hợp các trục có tiết diện tròn, chi tiết có thể quay quanh đường tâm, người ta đưa ra

khái niệm độ đảo - là sai lệch khoảng cách lớn nhất của tâm tiết diện thực của bề mặt chi tiết

đo so với tâm tiết diện quay quanh trục chuẩn đo trên phương vuông góc với trục quay.

Vì vậy thực tế chỉ tiến hành đo độ không đồng tâm khi tiết diện chi tiết không tròn và nói chung

không thể thực hiện quay quanh tâm được. Các trường hợp cho phép có thể quay quanh tâm, ta

dùng phương pháp đo độ đảo với ưu điểm là sơ đồ đo đơn giản hơn, chỉ số đo độ đảo lớn gấp

hai lần đo độ không đồng tâm do đó kết quả đo sẽ chính xác hơn.

Cau 77: Phương pháp đo độ đảo mặt đầu?

* Độ đảo mặt đầu được định nghĩa là hiệu khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất kể từ profil thực

của mặt đo đến mặt phẳng vuông góc với trục chuẩn khi mặt đo quay quanh tâm chuẩn

25

(xmax - xmin)/2 voi xmax , xmin - giá trị lớn nhất và nhỏ nhất sau một vòng quay.

* Phương pháp đo độ không giao nhau

Độ không giao nhau giữa các đường tâm được xác định bằng khoảng cách nhỏ nhất giữa các

đường tâm giao nhau danh nghĩa.

*Phương pháp đo độ không đối xứng

Độ không đối xứng là sai lệch giữa các bề mặt cần xác định với mặt phẳng hay đường tâm đối

xứng của bề mặt chuẩn. Thông thường các mặt phẳng hay đường thẳng đối xứng thường là bề

mặt ảo, vì vậy trong thực tế khi gặp các yếu tố chuẩn là bề mặt ảo cần chuyển qua bề mặt thực.

Cau 94,95: Khái niệm về sai số ngẫu nhiên? Cac thong so

- Sai số ngẫu nhiên là loại sai số do những nguyên nhân có tính chất ngẫu nhiên gây ra, khi đó

không biết chắc được nguyên nhân gây ra sai số, độ lớn, dấu và cả quy luật biến thiên của nó.

- Sai số ngẫu nhiên xuất hiện do nhiều yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình đo: ảnh hưởng

do sự không đồng nhất về lực đo, ảnh hưởng của khe hở giữa các chi tiết của dụng cụ đo, do

mỗi dụng cụ đo đều có sự sai số về hình dáng và vị trí giữa các khâu trong dụng cụ đo, do sự

không chính xác của việc gá đặt chi tiết so với thiết bị đo ...

-Thành phần sai số ngẫu nhiên là thành phần quyết định độ chính xác đạt được cuả phép đo.

dt=

Nó tồn tại trong mọi phép đo và không loại trừ được. Tuy nhiên, bằng lý thuyết của xác suất

thống kê có thể xác định được ảnh hưởng của loại sai số này và có thể giảm ảnh hưởng của

chúng vào kết quả đo.

Cau 96: Khái niệm về sai số hệ thống?

- Là thành phần sai số của phép đo có giá trị không đổi hoặc thay đổi có quy luật khi đo nhiều

lần 1 đại lượng đo .

- Sai số hệ thống hoặc làm tăng kết quả của một phép đo hoặc giảm kết quả xuống cùng một trị

số.

Cau 97: PP khac phuc sai so he thong?

- Vì thành phần sai số hệ thống có giá trị khá lớn mà lại chủ động nắm được nên phải loại bỏ ra

khỏi kết quả đo.

- Với thành phần sai số hệ thống, bằng nhiều biện pháp khác nhau có thể chủ động nắm được

nguyên nhân gây ra sai số, trị số, dấu, quy luật xuất hiện và đề ra phương pháp khử.

+) Ví dụ: việc loại trừ sai số hệ thống có thể tiến hành bằng việc quan sát cùng một đại lượng

bằng nhiều phương pháp khác nhau hoặc quan sát một vài mẫu của một vài đại lượng đã biết,

dùng cùng một loại dụng cụ đo trước khi sử dụng.

Từ đó ta đề ra một số phương pháp như sau:

* Phương pháp hiệu chỉnh

Khi chủ động nắm được trị số và dấu của sai số tại miền đo xác định, để khắc phục người ta

dùng phương pháp này. Quá trình hiệu chỉnh được tiến hành bằng cách đưa vào một lượng điều

chỉnh hay một hệ số hiệu chỉnh ( đại lượng bù) của sai số tại miền đo tương ứng.

Phương pháp này thừng được áp dụng cho sai số hệ thống không đổi, thường do chế tạo, lắp

26

ráp và điều chỉnh gây ra. Thường trị số sai số và dấu của nó được ghi trong phiếu kiểm định

xuất xưởng của dụng cụ đo.

* Phương pháp so sánh với mẫu:

Phương pháp này được sử dụng khi tiến hành đo so sánh. Đại lượng đo được đem so sánh với

đại lượng mẫu có cùng kích thước nhưng có độ chính xác cao hơn. Kết quả đo cho sai lệch

tuyệt đối giữa kích thước đo với kích thước mẫu. Như vậy trong cùng một điều kiện đo, mọi

yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả đo của chi tiết đo và mẫu là như nhau, do đó trong kết quả

cuối cùng sai số sẽ được khử. Với phương pháp này các sai số do vị trí cơ cấu, do điều kiện

đo ... sẽ được loại trừ.

* Phương pháp bù:

Do có thể phân tích được nguyên nhân xuất hiện sai số, nắm được quy luật biến thiên của nó

ta có thể tạo ra quy trình đo, sử dụng các thủ thuật đo để sao cho sai số được xuất hiện với dấu

trái nhau trong các lần đo và do đó trong kết quả cuối cùng sai số hệ thống sẽ được loại trừ.

Có các phương pháp bù khác nhau theo nguyên nhân và theo quy luật xuất hiện sai số:

+) Bù theo dấu của sai số: là phương pháp bù dựa vào phương tác dụng của sai số để có thủ

thuật đo thích hợp.

+) Bù theo nguyên nhân gây ra sai số: khi chủ động nắm được nguyên nhân gây ra sai số: do

đặc tính phi tuyến của cơ cấu có thể thiết kế đưa vào các khâu bù sai số nhằm làm tuyến tính

hóa đường đặc tính của chuyển đổi như dùng khâu bù có đặc tính ngược như sin - sin ngược,

tang - tang ngược, sin - tang ... hoặc dùng các chuyển đổi kiểu vi sai

+) Phương pháp nửa chu kỳ: thường áp dụng cho các sai số có chu kỳ bằng cách tìm điểm đặt

quan sát đọc số thích hợp để trong kết quả tính toán các sai số chu kỳ sẽ khử nhau. Ví dụ: trong

hệ thống đo góc, để tránh sai số do độ lệch tâm của bảng chia với tâm quay kim chỉ thị, ta bố trí

2 cơ cấu đọc số lệch nhau 1800 để loại được sai số chu kỳ gặp phải do độ lệch tâm gây ra.

Cau 98: Khái niệm về sai số thô? Cac chi tieu loai tru sai so tho?

*KN: Sai số thô là loại sai số mà giá trị lớn hơn hẳn các giá trị thông thường và nằm ngoài quy

luật xuất hiện của sai số đo.

Nguyên nhân: do đọc nhầm, ghi nhầm, do các đột xuất xuất hiện trong điều kiện đo như: kẹp

cơ cấu, điện áp tăng giảm đột ngột ...

Việc có loại hay không số liệu mang sai số thô ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết quả

đo. Vì vậy ta gọi giá trị nhảy là giá trị nghi ngờ và phải có biện pháp để kiểm tra sự nghi ngờ

này. Khi đó người ta đưa ra các chỉ tiêu khác nhau tùy theo yêu cầu về độ tin cậy của việc đánh

giá để loại bỏ các số liệu nghi ngờ mang sai số thô.

Các chỉ tiêu loại trừ sai số thô

a/ Chỉ tiêu 3 : Trong loạt số liệu đo x1, x2, ..., xk, ..., xn, nếu xk là số liệu nghi ngờ, với sai lệch

giới hạn cho trước = 3, xác xuất làm sai lệch vk = xk - X > là: P( − X > 3) = 0,27% là

xk

không đáng kể, thì khi đó hầu hết như chắc chắn xk không nằm trong quy luật phân bố của sai

số. Như vậy, các giá trị xk có vk > = 3 đều bị loại khỏi bảng số liệu với độ tin cậy là 99,73 %.

* Phương pháp tiến hành kiểm tra theo chỉ tiêu 3.

27

Tạm bỏ xk ra khỏi bảng số liệu, tínhX và với số liệu còn lại. Chẳng hạn, nếu ta nghi ngờ số

liệu xk trong tập số liệu đo thì:

X

n −1

∑x

i =1

n −1

=

2

∑ xi − X

=

x

n −1

i =1

n−2

Tính: = 3 và vk = xk - X.

-So sánh vk với : nếu vk > thì vk là sai số thô, vk bị loại bỏ. nếu vk < thì vk là sai số thông

thường, xk không mang sai số thô và phải đưa lại vào tập số liệu để tính lại X và ó x với cả n

số liệu.

b/ Chỉ tiêu Sovino:

-Tương tự như trên, nếu ta qui định một sai lệch giới hạn cho phép = z thì khi xk có mang sai

số nếu có vk = xk - X > z, xác suất xuất hiện xk ngoài phạm vi cho phép sẽ là với:

= 1 - 2(z) = k

Với: +) = 2(z) – là xác suất để x xuất hiện trong phạm vi cho phép ± å = ± zó .

k - nhỏ tùy ý quy định.

Thường số lần đo n 20, chọn k = 1 thì coi xác suất k = 1 = 0.

2

2 tin

-Thông thường người ta quy định = k theo yêu cầu về độ n cậy của phép đo, chính là = 2(z),

từ đó, suy ra sai số lần đo cần thiết nnđể đảm bảo độ chính xác của phép đo.

-Sôvinô lập ra bảng quan hệ giữa khoảng tin cậy = z với số lần đo n trong bảng 3-5 làm chỉ

tiêu loại số liệu mang sai số thô.

-Phương pháp kiểm tra sai số theo chỉ tiêu Sôvinô: tiến hành tạm tính x và với tập số liệu còn

lại; tính vk = xk - X. Dựa vào số lần đo còn lại n = n1 tra bảng ứng với dòng có n = n1 xác định

được trị số z tiêu chuẩn. So sánh zk với z. Nếu zk > z thì số liệu xk có mang sai số thô và cần

được loại bỏ khỏi bảng số liệu.

c/ Chỉ tiêu Romanopxki:

-Hai chỉ tiêu loại sai số thô nêu trên chỉ chính xác khi số lần đo lớn. Với số lần đo nhỏ, tham số

độ phân tán thực nghiệm không đủ độ chính xác khi đại diện cho độ phân tán chung nên không

thể dùng hai chỉ tiêu trên. Trong trường hợp này người ta dùng hàm mật độ Studient f = S (t, k)

để mô tả phân bố của biến ngẫu nhiên có dung lượng bé.

-Giả sử ta có x1, x2, ... , xk, ..., xn.

Nếu xn là số liệu nghi ngờ, tạm bỏ xk và tính:

X

=

n −1

∑x

i =1

n −1

X

=

n −1

∑ xi − X

i =1

n−2

2

Sau đó khảo sát sai lệch vk = xk - X. Khi chuẩn hoá thành tham số phân bố Studient, có:

28

x −X

k

t=

v = xi = xk - X

D(vi) = D(xi) = D(x1) + D( X )

v

=ó

∆x

k

∆x

2

∆x

=

2

2

x

x

+ n

Do đó ta có:

ó∆

x

n −1

x

Suy ra:

=

.

Trị số t là một tham số của hàm phân phối Studient S(t, k), với k = n-1 gọi là số bậc tự do của

phân phối. Dùng tích phân hàm S(t, k) có thể tính được xác xuất làm xuất hiện vk là sai số thô

nếu quy định phạm vi sai số giới hạn cho phép:

= t. x

− X ≥ å â ) = 1 - 2(t, k) =

P(

x

k

− X ≥åâ

x

k

Vậy: = P(

∫S

(t ,k )

0

å

t’ =

â

x

Nếu ta ký hiệu:

)=1-2

v

t= ó∆

k

x

d

å

óâ

â

x

t=

∆x

n +1

â

Suy ra t’ để tránh phải phân tích

khi đó: t’ =

t = t.x = t’.x

Và: = P(

− X ≥åâ ) = 2

x

k

+∞

∫S t d

( 1, k )

Nghĩa là có thể xác định được phạm vi để vk là sai số thô ứng với số lần đo n và xác xuất loại

bỏ cho trước .

29

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro