phuong phap so sach

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.3.3.1. Phương pháp giá trị sổ sách

+ Phương pháp giá trị sổ sách là gì?

Phương pháp giá trị sổ sách (hay giá trị tài sản ròng) của cổ phiếu thường là phương pháp ước tính giá trị cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Giá trị Tổng giá trị tài sản của DN - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ

ss 1CP = ------------------------------------------------------------------------------

thường Tổng số CP thường đang lưu hành

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Hải Kim đã phát hành hai loại cổ phiếu:

- Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự: 10.000 cổ phiếu, mệnh giá 20.000đ /cổ phiếu, cổ tức 13%/năm.

- Cổ phiếu phổ thông: 80.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000đ /cổ phiếu

Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N:

Tổng giá trị tài sản của Công ty: 2.000.000.000 đồng, trong đó:

- Tài sản lưu động: 850.000.000 đồng

- Tài sản cố định: 1.150.000.000 đồng

Tổng số nợ: 600.000.000 đồng

Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của Công ty ngày 31/12/ N là:

(2.000.000.000 - 600.000.000 - 10.000 x 20.000) : 80.000 = 15.000đ

Trên thực tế giá trị sổ sách kế toán có thể không phản ánh đúng giá trị thực tài sản của doanh nghiệp nên giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp có thể được tính theo giá trị thị trường của tất cả các tài sản.

Việc tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán hay theo giá thị trường mới chỉ phản ánh giá trị hữu hình của tài sản. Phần giá trị lợi thế (giá trị các yếu tố phi vật chất) cấu thành từ tài sản vô hình thường chưa được quan tâm đến. Vì vậy khi định giá cổ phiếu người ta có thể sử dụng phương pháp kết hợp sau:

giá trị tài sản ròng + giá trị lợi thế

Giá cổ phiếu = --------------------------------------------------------------

số cổ phiếu đang lưu hành (hoặc dự định phát hành)

Giá trị lợi thế của một doanh nghiệp có được là do những nguyên nhân chủ yếu như: uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm hoặc cung ứng, vị trí địa lí thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ, bí quyết công nghệ như bằng phát minh, sáng chế phục vụ quá trình nghiên cứu phát triển, nhằm cải tiến, mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh hoặc quản lí doanh nghiệp, độc quyền sản xuất hoặc bán những sản phẩm độc quyền do doanh nghiệp phát minh ra, đặc quyền khai thác, nhãn hiệu thương mại...

Giá trị lợi thế của doanh nghiệp được tính căn cứ vào tỉ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của n năm liền kề (n thường được lấy = 5) với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Tổng số lợi nhuận thực hiện của n năm liền kề

Tỉ suất lợi nhuận bình quân = --------------------------------------------------------------

Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền kề

Tỉ suất

lợi nhuận

siêu ngạch

= Tỉ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp

- Tỉ suất lợi nhuận bình quân chung

n năm của doanh nghiệp

cùng ngành

Giá trị

lợi thế = Vốn SXKD của công ty theo sổ kế toán bình quân của n năm liền kề x Tỉ suất lợi nhuận

siêu ngạch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ctck