KDCK chuong 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

2.1. DOANH LỢI VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

2.1.1. Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán

2.1.1.1. Khái niệm doanh lợi trong đầu tư chứng khoán

Doanh lợi trong hoạt động đầu tư chứng khoán là giá trị phần tài sản ròng được điều chỉnh căn cứ vào thông tin thị trường.

Giá trị của tài sản đầu tư ban đầu được xác định trên cơ sở số lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nắm giữ và thị giá chứng khoán tại thời điểm quyết định mua chứng khoán đó. Theo thời gian giá trị tài sản được điều chỉnh bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự thay đổi của thị giá chứng khoán. Sự biến động của thị giá chứng khoán có tác động trái chiều tới giá trị tài sản đầu tư. Nếu thị giá chứng khoán có khuynh hướng giảm, điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm mạnh giá trị tài sản đầu tư, và ngược lại.

Thứ hai, lợi tức thu được do tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ chi trả. Tổ chức phát hành tiến hành chi trả cổ tức hoặc lãi trái phiếu sẽ tạo thu nhập có tính chất định kỳ cho nhà đầu tư.

Giá trị tài sản ròng tại một thời điểm được xác định bằng phần chênh lệch giữa giá trị tích luỹ của tài sản đầu tư với giá trị ban đầu của tài sản đầu tư. Giá trị tài sản ròng có thể là một số dương - thể hiện gia tăng về giá trị tài sản đầu tư và phản ánh hoạt động đầu tư có lãi; trong trường hợp là số âm thể hiện sự sụt giảm về giá trị tài sản đầu tư và phản ánh hoạt động đầu tư đang ở tình trạng thua lỗ. Giá trị tài sản ròng có tính chất thời điểm, nó được điều chỉnh với sự thay đổi của các khuynh hướng trên thị trường.

2.1.2. Rủi ro và đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán

2.1.2.1. Khái niệm

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng xảy ra các biến cố bất lợi làm suy giảm doanh lợi kỳ vọng từ hoạt động đầu tư chứng khoán.

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng hay xác suất xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, cụ thể hơn rủi ro là khả năng làm cho mức sinh lợi thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến (thấp hơn) ban đầu.

Sự dao động của thị giá chứng khoán hay cổ tức là yếu tố dẫn đến rủi ro. Có những rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của công ty và có tác động tới toàn bộ thị trường, một số rủi ro trong tầm kiểm soát của công ty và chỉ tác động tới mọt nhóm chứng khoán của ngành hay một mã chứng khoán cá biệt. Để đánh giá chính xác và lượng hoá được rủi ro đòi hỏi các nhà đầu tư nhận biết về kết cấu rủi ro.

2.1.2.2. Các loại rủi ro

● Rủi ro thị trường

Sự biến động mạnh của thị giá cổ phiếu trong một thời gian ngắn không bắt nguồn từ nguyên nhân kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty vẫn duy trì kết quả kinh doanh tốt đẹp trên cơ sở chiến lược kinh doanh đầy triển vọng và có tính khả thi cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ sự nhìn nhận và đánh giá của các nhà đầu tư về sự điều chỉnh mức sinh lời kỳ vọng đối với một số cổ phiếu của một ngành hoặc toàn bộ thị trường.

Rủi ro thị trường là sự phản ứng của thị trường đối với sự kiện hữu hình hoặc vô hình dẫn đến sự suy giảm của thị giá chứng khoán.

Dấu hiệu của rủi ro thị trường đó là sự dao động mạnh mẽ của thị giá chứng khoán trong một thời gian ngắn theo xu hướng giảm giá mạnh dưới giá trị nội tại. Đi kèm với hiện tượng giảm giá chứng khoán đó là hiện tượng thị trường bán tháo chứng khoán - "nhà đầu tư bỏ chạy".

Rủi ro thị trường không tác động đến duy nhất một chứng khoán cá biệt mà tác động tới nhóm ngành hoặc toàn bộ thị trường.

Rủi ro thị trường có khả năng dẫn đến sự suy thoái của thị trường mang tính chất chu kỳ hơn là sự điều chỉnh trong một vài phiên giao dịch.

Nguyên nhân của rủi ro thị trường xuất phát từ những sự kiện hữu hình hay vô hình. Bản chất của rủi ro thị trường đó là phản ứng của nhà đầu tư chứng khoán với các sự kiện mà những sự kiện đó có khuynh hướng tác động bất lợi tới mức sinh lời kỳ vọng trong đầu tư chứng khoán. Những phản ứng này của các nhà đầu tư có thể dựa trên sự kiện đã và đang xảy ra, đôi khi dựa trên dự đoán và phản ứng dây chuyền tạo tâm lý hoảng loạn cho toàn thị trường.

● Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là rủi ro không hệ thống chỉ tác động tới một công ty hay một ngành do các nguyên nhân nội tại.

Rủi ro kinh doanh là sự tác động tiêu cực của các biến cố tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dẫn đến sự suy giảm lợi nhuận và cổ tức.

Trong hoạt động kinh doanh, các công ty luôn đối mặt với biến cố kinh tế và phi kinh tế có tác động không có lợi đến hoạt động kinh doanh của công ty như trình độ và quan điểm của nhà quản trị, sự thay đổi về thuế suất thuế nhập khẩu và thay đổi chính sách đối với ngành, nhóm ngành có liên quan...

Rủi ro kinh doanh xuất phát từ nguyên nhân nội tại của công ty, hoặc nhóm ngành, hoặc từ các biến cố kinh tế vĩ mô tác động tới nhóm ngành.Công ty có thể hạn chế sự tác động của rủi ro kinh doanh trên cơ sở điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chính sách tài chính doanh nghiệp.

Nguyên nhân của rủi ro kinh doanh xuất phát từ nội tại doanh nghiệp hoặc sự tác động tiêu cực của biến cố kinh tế vĩ mô ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.Các nguyên nhân mang tính nội tại của doanh nghiệp gắn liền với quá trình vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều chỉnh chính sách tài chính và thực thi chính sách tài chính có thể đặt doanh nghiệp vào trạng thái rủi ro vì mục tiêu lợi nhuận. Sự không nhất quán về thực thi chiến lược kinh doanh, hoặc kém linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro kinh doanh.

Với sự nhìn nhận rộng hơn về rủi ro kinh doanh, sự thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô cũng tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những biến cố bất lợi từ môi trường vĩ mô điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tiêu cực như điều chỉnh chính sách thuế, thể chế chính trị,...

● Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính trong đầu tư chứng khoán là rủi ro phát sinh trong lĩnh vưc tài trợ cho hoạt động đầu tư chứng khoán.

Rủi ro tài chính liên quan đến sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp / xuất hiện khi công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay, kéo theo nghĩa vụ trả nợ, lãi và phải thực hiện trước khi thanh toán cổ tức cho cổ đông. Nếu việc tài trợ bằng vốn vay không hiệu quả thì có ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu, trái tức, cổ tức và tiền hoàn vốn cho trái chủ. Thông thường một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ rủi ro tài chính càng cao.

● Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất phản ánh sự không ổn định về giá trị thị trường và thu nhập trong tương lai bắt nguồn từ sự biến động của lãi suất chung.

Nguyên nhân cơ bản của rủi ro lãi suất là sự biến động của lãi suất trái phiếu chính phủ, từ đó có sự thay đổi về mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán khác. Lãi suất trái phiếu chính phủ là lãi suất phi rủi ro, do đó thị trường tham chiếu lãi suất trái phiếu chính phủ để điều chỉnh lãi suất đối với chứng khoán nợ có rủi ro và lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh lãi suất tác động tới thị giá của chứng khoán và không phân biệt chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Khi lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, dẫn đến thị trường điều chỉnh lãi suất đối với các chứng khoán nợ, làm trái phiếu đã phát hành trước đây với mức lãi suất thấp có khuynh hướng giảm giá, kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư; giao dịch cổ phiếu cũng kém hấp dẫn vì chi phí tài trợ cho hoạt động đầu tư tăng, làm giảm mức sinh lời kỳ vọng từ hoạt động đầu tư chứng khoán.

● Rủi ro sức mua

Rủi ro sức mua là sự suy giảm sức mua của đồng tiền đầu tư tác động tiêu cực đến doanh lợi đầu tư chứng khoán.

Sự suy giảm sức mua của đồng tiền đầu tư chịu sự tác động của lạm phát. Lạm phát tăng kéo theo sự suy giảm của lãi suất thực do đó mức sinh lời từ hoạt động đầu tư có khuynh hướng giảm. Điều này tác động tiêu cực tới thị giá chứng khoán. Mặt khác, giá trị thực của tài sản đầu tư có khuynh hướng giảm mạnh khi đồng tiền đầu tư giảm giá. Do đó, rủi ro sức mua xảy ra thị trường thay đổi cơ cấu tài sản đầu tư dẫn đến sự suy giảm thị giá chứng khoán.

● Rủi ro vỡ nợ

Rủi ro vỡ nợ là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp, gây nên sự giảm sút mạnh mẽ giá trị tài sản đầu tư.

Rủi ro phá sản và phá sản thực sự có khoảng cách thời gian. Tuy nhiên, tổn thất từ rủi ro phá sản thể hiện thông qua sự suy giảm nghiêm trọng thị giá chứng khoán, thị giá tiệm cận tới 0. Thiệt hại từ rủi ro phá sản của công ty chỉ là một phần nhỏ trong tổng thiệt hại mà nhà đầu tư phải gánh chịu.

● Rủi ro khác

Ngoài các rủi ro nêu trên, nhà đầu tư chứng khoán có thể còn phải đối mặt với các loại rủi ro khác như: rủi ro mua lại, rủi ro thanh khoản (không/ khó chuyển nhượng), rủi ro tác nghiệp, rủi ro kĩ thuật, các rủi ro pháp lí, lừa đảo, tranh chấp quyền lợi...

2.2. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Phân tích đầu tư chứng khoán bao gồm phân tích cơ bản (PTCB) và phân tích kĩ thuật (PTKT). Phân tích cơ bản làm cơ sở cho việc nhận biết loại chứng khoán tốt, chứng khoán không tốt. Phân tích kĩ thuật để dự báo xu hướng biến động giá chứng khoán và quyết định thời điểm mua bán chứng khoán.

Rất khó để khẳng định phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, phương pháp nào tốt hơn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là cả hai cách tiếp cận đều có những giá trị riêng; những hạn chế, thiếu sót riêng. Vì thế, nhà đầu tư và tư vấn đầu tư thường sử dụng chúng như các công cụ bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Có thể nhấn mạnh hay coi nhẹ phương pháp nào hơn trong mỗi thương vụ đầu tư phụ thuộc vào từng trường hợp đầu tư cụ thể. Để xác định giá trị nội lại của một chứng khoán, không nên và không thể thay thế phương pháp phân tích cơ bản bằng phân tích kỹ thuật. Ngược lại, phân tích kỹ thuật hầu như có khả năng áp dụng cho nhiều loại thị trường và nhiều loại công cụ tài chính. Phân tích kỹ thuật cũng đưa ra những gợi ý hữu ích về thời điểm và mức độ vào ra của từng loại thị trường.

Trong thực tế, các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng phân tích cơ bản để tư vấn khách hàng nên mua loại chứng khoán nào và sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để trả lời câu hỏi thời điểm nên mua, nên bán.

2.2.1. Phân tích cơ bản

2.2.1.1. Những vấn đề chung về phân tích cơ bản

● Khái niệm

Phân tích cơ bản là quá trình phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích ngành và tình hình tài chính của công ty niêm yết, đánh giá xu hướng và tiềm năng phát triển công ty.

● Nội dung của phân tích cơ bản

Để xác định đúng giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần dự đoán được doanh lợi của hoạt động đầu tư và điều này phụ thuộc vào viễn cảnh của nền kinh tế. Do đó, việc phân tích đánh giá cần xem xét đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích nền kinh tế vĩ mô và TTCK

Những vấn đề toàn cầu: mức tăng trưởng kinh tế, diễn biến về sự kiện chính trị, chính sách bảo hộ, chính sách tự do hóa tài chính, thực thi cam kết đối với liên kết kinh tế ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Các vấn đề quốc gia: môi trường chính trị xã hội, môi trường pháp luật, các điều kiện kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỉ giá...

Các dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng của thị trường, thực trạng nền kinh tế với diễn biến chung của TTCK: diễn biến của chỉ số giá trên thị trường, diễn biến giao dịch: chênh lệch cung cầu, chênh lệch khối lượng giữa các mức giá, tỉ lệ tham gia đặt lệnh, hành vi của nhà đầu tư chứng khoán (có phải là nhà đầu tư theo lí trí, đầu tư tích cực hay thụ động, đầu tư ngắn hạn hay dài hạn...).

- Phân tích ngành

Mục đích cơ bản của phân tích ngành nhằm giúp cho nhà đầu tư đánh giá rủi ro và lợi ích khi đầu tư vào chứng khoán của doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Nội dung phân tích ngành bao gồm: phân tích thị trường, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, chính sách của chính phủ.

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới doanh lợi từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư không thể kỳ vọng vào chứng khoán của doanh nghiệp đang bước vào thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Cho dù chu kỳ kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với chu kỳ kinh tế nhưng không phải các trạng thái kinh tế đều tác động tích cực hoặc tiêu cực tới tất cảc các doanh nghiệp. Do đó phân tích đánh giá chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và mối quan hệ của chúng với chu kỳ kinh tế nhằm đánh giá sự điều chỉnh doanh lợi kỳ vọng và rủi ro dự tích khi đầu tư vào doanh nghiệp cụ thể.

- Phân tích doanh nghiệp

Mục tiêu của phân tích doanh nghiệp đó là: đánh giá tổng quan về doanh nghiệp: quá trình ra đời và phát triển, ngành nghề kinh doanh, thị trường, công nghệ, nhân lực, quản trị, điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức và triển vọng; đánh giá khả năng sinh lời: ROA, ROE, P/E; đánh giá tình trạng tài chính: cơ cấu vốn, tài sản, khả năng thanh toán; định giá chứng khoán.

● Quy trình phân tích:

Bước 1: Thu thập thông tin

Thông tin phục vụ cho việc phân tích bao gồm: thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin kế toán, quản trị (các báo cáo tài chính của công ty: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...).

Bước 2: Xử lí thông tin

So sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân.

Bước 3: Dự đoán, ra quyết định

Quyết định đầu tư, quyết định tài trợ.

● Các phương pháp phân tích cơ bản

Hai kỹ thuật thường được sử dụng trong phân tích cơ bản là phân tích từ trên xuống và phân tích từ dưới lên

Trong phương pháp phân tích từ trên xuống, xuất phát từ việc phân tích tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lãi suất lạm phát, chính sách thuế, nhà phân tích tài chính rút ra tác động của sự thay đổi của môi trường kinh tế lên ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động. Sau hai bước này, nhà phân tích tài chính tiến hành phân tích doanh nghiệp. Như vậy, các dự báo về ngành được xây dựng trên cơ sở dự báo triển vọng của nền kinh tế và đến lượt mình, các dự báo về doanh nghiệp lại được thực hiện dựa trên dự báo của cả ngành và nền kinh tế.

Ngược lại với phương pháp phân tích từ trên xuống, khi phân tích từ dưới lên, nhà phân tích chính bắt đầu từ việc dự báo triển vọng của công ty rồi xây dựng dự báo triển vọng cho ngành và sau cùng là cho nền kinh tế.

Trong thực tế, nhà phân tích thường kết hợp cả hai cách tiếp cận này. Một nhà phân tích các chứng khoán một công ty niêm yết có thể nghiên cứu cung và cầu các sản phẩm, dịch vụ của công ty trên thị trường, sức cạnh tranh, thế mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh khác, chính sách và chất lượng quản lý, kết quả kinh doanh trong những năm qua, các kế hoạch, các dự án và triển vọng triển khai thực hiện kinh doanh trong những năm tới, các kế hoạch của các đối thủ cạnh tranh, các dữ liệu thống kê ngành, các điều kiện kinh tế chung, chính sách của Chính phủ. Từ các dữ liệu thu thập được nhà phân tích xây dựng các mô hình để xác định giá trị nội tại của chứng khoán tại thời điểm định giá. Nếu giá trị hiện hành thấp hơn giá trị thực, nhà phân tích sẽ khuyến nghị nhà đầu tư mua vì chứng khoán đã được đánh giá thấp hơn giá trị. Ngược lại, bán sẽ là hành động thích hợp để tư vấn cho các nhà đầu tư vì chứng khoán đã được định giá quá cao.

2.2.1.2. Phân tích doanh nghiệp

● Phân tích chiến lược kinh doanh và chính sách tài chính doanh nghiệp

+ Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn; do đó nó tác động trực tiếp và lâu dài đến doanh lợi đầu tư chứng khoán. Chiến lược kinh doanh là các định hướng có tính chất dài hạn tập trung vào nội dung sau: chiến lược đầu tư phát triển năng lực sản xuất, chiến lược sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường...

Chiến lược kinh doanh có tính khả thi là chiến lược được xây dựng trên cơ sở đánh giá chính xác khả năng phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện tại và trong tương lai. Chiến lược kinh doanh tác động trực tiếp và lâu dài đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của cổ đông.

+ Phân tích chính sách tài chính doanh nghiệp

Chính sách tài chính doanh nghiệp là bộ phận quan trọng trong chính sách của doanh nghiệp. Chính sách tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 chính sách bộ phận: chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách phân phối thu nhập. Nếu chiến lược kinh doanh thể hiện định hướng của doanh nghiệp trong phát triển hoạt động kinh doanh vì mục tiêu đã xác định thì chính sách tài chính nhằm thực thi chiến lược kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư, tài trợ và phân phối thu nhập. Chính sách đầu tư là tiền đề cho việc triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách tài trợ có vai trò tạo lập vốn cho hoạt động đầu tư với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách phân phối thu nhập tác động đến thu nhập cổ đông và hoạt động tái đầu tư. Ba chính sách bộ phận của chính sách tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng tới cấu trúc vốn, chi phí vốn và giá trị doanh nghiệp.

● Phân tích các chỉ tiêu tài chính

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán chung = Tổng giá trị tài sản/Tổng nợ

Hệ số thanh toán chung phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Nếu hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng vốn chủ sở hữu không còn và viễn cảnh phá sản là chắc chắn.

Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị TSCĐ và ĐTDH/Tổng nợ dài hạn

Hệ số thanh toán nợ dài hạn phản ánh 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Giá trị TSLĐ và ĐTNH /Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSNH của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán Nhanh nợ ngắn hạn = (TSLĐ và ĐTNH - Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà lượng tiền sẵn có vào ngày lập bảng cân đối kế toán và lượng tiền mà doanh nghiệp hi vọng có thể chuyển đổi được từ đầu tư tài chính và các khoản phải thu để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản

Hệ số

nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Hệ số

tự tài trợ = Tổng vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Nhìn chung hệ số tự tài trợ cao phản ánh doanh nghiệp rất chủ động về vốn trong kinh doanh. Căn cứ đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có kết cấu nguồn tài trợ và cơ cấu tài sản hợp lý.

Tỉ trọng

vốn cố định = Giá trị TSCĐ và ĐTDH

Tổng tài sản

Tỉ trọng

vốn lưu động = Giá trị TSLĐ và ĐTNH

Tổng tài sản

+ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động

Chỉ tiêu về khả năng hoạt động được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được sử dụng để hình thành tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng tài sản không chỉ căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả trên tổng tài sản mà quan tâm tới hiệu quả của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản.

Vòng quay

hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân

Số ngày 1 vòng quay

hàng tồn kho = Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân

Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu lần. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày từ khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng.

Vòng quay

các khoản phải thu = Doanh thu bán chịu trong kì

Phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu bình quân

Doanh thu bán chịu bquân 1 ngày

Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ người mua thành tiền. Nó cho thấy hiệu quả của cơ chế quản lí tín dụng của doanh nghiệp.

Kỳ thanh toán

(phải trả) bình quân = Phải trả bình quân

Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày

Vòng quay

vốn lưu động = Doanh thu thuần

VLĐ bình quân

+ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập

Tỉ suất lợi nhuận

hoạt động biên = Lợi nhuận hoạt động

Doanh thu bán hàng thuần

Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu (doanh lợi) = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Kết cấu vốn và trình độ công nghệ tác động tới chỉ tiêu này. Các doanh nghiệp có kết cấu vốn hợp lý với trình độ công nghệ cao thường có chỉ tiêu doanh lợi doanh thu cao hơn.

Tỉ suất lợi nhuận/ tài sản

(ROA) = Lợi nhuận sau thuế + CP trả lãi (EAT+I)

Tổng giá trị tài sản bình quân

Trên thực tế, người ta thường tính ROA theo công thức sau:

Chỉ số lợi nhuận/ tài sản

(ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn bình quân

ROA phản ánh 1 đồng tài sản sử dụng bình quân trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỉ suất lợi nhuận/ vốn CSH

(ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn CSH bình quân

Tỉ suất lợi nhuận/ vốn cổ phần thường

(ROE) = Lợi nhuận sau thuế - cổ tức CPƯĐ

Tổng vốn CPT bình quân

ROE là chỉ tiêu được sử dụng để so sánh giữa các cổ phiếu trên thị trường khi nhà đầu tư cân nhắc ra quyết định đầu tư. Thông thường ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì tỉ số này cho thấy được khả năng sinh lời của công ty so với các công ty khác. Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông.

Thu nhập ròng một CPT (EPS) = Lợi nhuận ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Tài sản ròng một CPT (NAV) = Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Cổ tức một CPT (DPS) = Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ lại Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Hệ số chi trả cổ tức (DPS/ EPS) = Tổng cổ tức đem chia cho cổ phiếu thường

Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi

hoặc, Hệ số chi trả cổ tức = 1 - tỉ lệ thu nhập giữ lại

Hệ số chi trả cổ tức thường được tuyên bố tại đại hội cổ đông thường niên, nói lên cổ tức của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập, nó cũng nói lên chính sách chia cổ tức của công ty. Chính sách này có thể thay đổi theo từng thời kì và do đó nó phản ánh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỉ suất cổ tức

hiện hành = Cổ tức 1 cổ phiếu thường (DPS)

Thị giá cổ phiếu thường

Tỉ suất cổ tức hiện hành phản ánh thu nhập của nhà đầu tư tính trên vốn thực nhà đầu tư phải bỏ ra để có được cổ tức tương ứng.

+ Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty

Hệ số thu nhập giữ lại = 1 - hệ số chi trả cổ tức

Hệ số thu nhập giữ lại là 1 yếu tố quan trọng nói lên sự tích lũy của công ty cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này.

Hệ số giá / thu nhập

(P/E) = Thị giá cổ phiếu

EPS

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập.

Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao, và ngược lại. Tuy nhiên, khi đầu tư vào cổ phiếu có P/E cao không chắc chắn rằng sẽ sinh lời, mà chứa đựng nguy cơ rủi ro cao.

Hệ số giá / giá trị số sách (P/B) = Thị giá cổ phiếu

NAV

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng

(growth rate) = Tỉ lệ thu nhập

giữ lại (b) x ROE

● Vận dụng mô hình Canslim trong phân tích cơ bản

Canslim là tập hợp 7 chữ cái đầu tiên của 7 yếu tố mà theo William J.Oneil nhận định là rất hiệu quả khi sử dụng để đánh giá cổ phiếu, đó là:

- C (Current Quaterly Earning Per Share) - Lợi nhuận trong quý hiện tại:

- A (Annual Earnings Increase) - Gia tăng doanh lợi hàng năm:

- N (New Products, Management, Heights, More People Trading the Stock) - Cổ phiếu tăng bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó.

- S (Supply and Demand) - Số cung và số cầu:

- L (Leader and Laggard) - Cổ phiếu hàng đầu hay bị xếp hạng thấp:.

- I (Institutional Sponsorship) - Các định chế nói tới ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư.

- M (Market Direction) - Chiều hướng biến động của thị trường.

2.2.2. Phân tích kĩ thuật

2.2.3.1. Khái niệm và mục đích của phân tích kĩ thuật

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dự đoán sự biến động giá cả chứng khoán và các xu hướng thị trường trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu các dữ liệu của thị trường trong quá khứ và hiện tại.

PTKT được áp dụng như là một khâu trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư hoặc giao dịch trên thị trường tài chính. Với yếu tố chú trọng tính thời điểm, PTKT được dùng chủ yếu để giúp người đầu tư hoặc người giao dịch nếu họ muốn:

+ Xác định thời điểm ban đầu của một xu hướng giá trên thị trường.

+ Tiến hành giao dịch tùy theo xu hướng giá đó.

+ Xác định thời điểm kết thúc cùa một xu hướng giá trên thị trường.

+ Thoát khỏi thị trường hoặc tiến hành đổi chiều giao dịch.

2.2.3.2. Các giả định của phân tích kỹ thuật

Thứ nhất, xu hướng biến động của thị trường phản ánh tất cả. Sự biến động của thị giá chứng khoán là kết quả tổng hợp của các nhân tố bao gồm cung cầu, các yếu tố chính trị kinh tế và các ảnh hưởng tâm lý.các nhân tố này ảnh hưởng khác nhau tới thị giá do đó phân tích kỹ thuật chỉ quan tâm tới xu hướng biến động thị giá mà không quan tâm lý giải nguyên nhân.

Thứ hai, luôn luôn tồn tại các dạng thức ứng xử của thị trường. Giá cả của các chứng khoán và giá trị toàn bộ thị trường có khuynh hướng biến động theo xu thế. Do đó phân tích kỹ thuật nhận dạng các dạng thức ứng xử của thị trường qua theo dõi xu thế thị trường.

Thứ ba, lịch sử lặp lại. Các nhà tâm lý học cho rằng tâm lý loài người ít thay đổi theo thời gian cho nên những dạng thức giao dịch đã được thừa nhận và được phân loại trong hơn một thế kỷ qua vẫn còn có thể tự lập lại trên cơ sở hợp lý. Với các dạng giao dịch nhất định đã xác định, xác suất sản sinh các kết quả được kỳ vọng là rất cao.

2.2.3.3. Một số lý thuyết cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Giả định quan trọng của phân tích kỹ thuật đó là lịch sử lặp lại. Hệ thống hành vi ứng xử của thị trường trong một số tình huống tồn tại mang tính quy luật. Những mô hình ứng xử của thị trường được tổng kết thành những lý thuyết mô hình thị trường nhất định; nhà đầu tư nhận dạng mô hình có dấu hiệu mua hay bán và từ đó ra quyết định.

Lý thuyết Dow

Charles Henry Dow được cho là người sáng lập cho hoạt động phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow được sử dụng để đánh giá xu thế của thị trường trong dài hạn và ngắn hạn, xác định thời điểm kết thúc của một xu hướng thị trường. Theo lý thuyết Dow, thị trường có ba xu hướng biến động giá cổ phiếu:

Xu hướng biến động cấp một (Primary trend). Đây là xu hướng mang tính chất dài hạn của giá cổ phiếu, được biểu thị bằng một xu thế đi lên hoặc đi xuống của thị giá cổ phiếu kéo dài trong một, hoặc vài năm. Đặc trưng cơ bản của xu thế cấp một là mỗi đợt tăng giá mới lại đạt mức giá cao hơn đợt tăng giá lần trước và mỗi lần giảm giá thị trường phản ứng mạnh hơn đợt giảm giá trước nhưng xu hướng biến động cấp một vẫn là xu hướng tăng giá.

Xu thế cấp hai (Secondary Reaction): Đây là các phản ứng của thị trường làm ngắt quãng qua trình tăng hoặc giảm giá của xu thế cấp một. Có thể nhận biết xu hướng biến động cấp hai đó là sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu hướng biến động cấp một và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sự đảo chiều làm điều chỉnh giá cổ phiếu từ 1/3 đến 2/3 mức giá so với đợt điều chỉnh trước trong xu thế cấp một.

Xu thế cấp ba: Đây là các biến động nhỏ thường diễn ra trong một vài ngày, thường xuất hiện trong các đợt trung gian giữa xu thế cấp một và xu thế cấp hai. Đây là xu thế dễ bị thị trường thao túng và lũng đoạn.

Lý thuyết lượng chưa được bù đắp

Bán khống được thực hiện trên cơ sở hợp đồng vay chứng khoán. Nhà đầu tư bán khống sẽ phải hoàn trả lại chứng khoán đã vay, do đó họ phải mua lại chúng trong tương lai. Lý thuyết lượng chưa được bù đắp đề cập tới tổng số chứng khoán đã được bán khống và sự thay đổi trong số luỹ kế chứng khoán bán khống theo thời gian sẽ là dấu hiệu của sự điều chỉnh giá. Nếu số lượng chứng khoán chưa được bù đắp tăng lên thường kéo theo sự tăng giá, và ngược lại.

Lý thuyết lô lẻ

Lý thuyết lô lẻ phản ánh tính quy luật của các nhà đầu tư nhỏ. Theo lý thuyết này, các nhà đầu tư nhỏ thường mua và bán tại thời điểm không phù hợp, mua lúc thị trường có mức giá cao và vội bán khi thị trường vào các phiên điều chỉnh nhẹ. Do đó các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng khi lệnh bán lô lẻ tăng so với lệnh mua lô lẻ là tín hiệu mua vào và ngược lại.

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng việc định giá chứng khoán chỉ đánh giá chứng khoán một cách độc lập với chứng khoán khác và với rủi ro thị trường và chẳng có nhà đầu tư nào có thể định giá chứng khoán đúng theo góc độ tổng thể thị trường.

Để tăng doanh lợi kỳ vọng và giảm rủi ro, nhà đầu tư xây dựng danh mục đầu tư hơn là đầu tư duy nhất vào một loại chứng khoán. Đối với chủ thể kinh doanh chứng khoán có tổ chức, việc lựa chọn danh mục đầu tư có ý nghĩa quan trọng hơn cả và với danh mục này có vai trò dẫn thị trường chuyển động theo danh mục đầu tư của nhà đầu tư có tổ chức. Những chứng khoán có trong danh mục có khuynh hướng lên giá, hoặc giữ giá, và chứng khoán khác mức độ tăng giá thấp hơn, hoặc có xu hướng giảm giá.

2.2.3.5. Các chỉ báo kĩ thuật cơ bản

● Đường trung bình động (MA)

Bình quân động của giá chứng khoán là mức giá bình quân của chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định. Đường trung bình động (Moving Average - MA) là công cụ phản ánh xu thế chung của từng cổ phiếu. Yếu tố cốt yếu trong tính toán MA là việc xác định khoảng thời gian. Việc lựa chọn cho mỗi số trung bình động phụ thuộc vào đối tượng phân tích.

+ Ý nghĩa

- MA là chỉ báo hữu ích dùng để theo dõi xu hướng biến động giá chứng khoán và sự đảo chiều của những xu hướng này.

- MA có tác dụng làm nhẵn các số liệu biến động của giá CK để dễ phân tích, loại bỏ những biến động nhỏ giúp nhà phân tích có cái nhìn chính xác về xu thế chính của thị trường.

+ Một số đường MA cơ bản

- Đường trung bình động giản đơn (SMA)

- Đường trung bình động mũ (EMA)

● Đường trung bình động hội tụ / phân kì (MACD)

+ Ý nghĩa

- MACD là chỉ báo cho thấy sự quy tụ hay phân kỳ của trung bình chuyển động.

- MACD cho sự khẳng định dấu hiệu thị trường khi đường MA ngắn hạn giao nhau với đường MA dài hạn.

+ Các loại đường MACD

- MACD chuẩn

- Đường MACD - Histogram

● Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

● Dải Bollinger Band

● Momentum or Price ROC

- Ý nghĩa: Momentum là chỉ số dẫn dắt (leading) vận động giá, nó thể hiện tốc độ thay đổi, hay độ dốc của đường giá chứng khoán.

● Chỉ số luồng tiền MFI (Money Flow Index)

2.3. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của định giá chứng khoán

Định giá chứng khoán là việc xác định giá trị nội tại của chứng khoán.

Định giá chứng khoán có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán, mà cả đối với chủ thể phát hành.

Đối với nhà đầu tư, định giá chứng khoán nhằm xác định giá trị thực của chứng khoán tại một thời điểm nhất định để so sánh với thị giá, làm cơ sở cho việc ra quyết định mua, hoặc bán chứng khoán.

Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ...), định giá chứng khoán là cơ sở để triển khai các hoạt động tư vấn, bảo lãnh, môi giới nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Đối với tổ chức phát hành, định giá chứng khoán nhằm xác định mức giá chào bán trong các đợt phát hành chứng khoán.

2.3.2. Định giá trái phiếu

2.3.2.1. Định giá trái phiếu thông thường

Trái phiếu thông thường có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ 1 năm, hoặc 6 tháng... Lãi trái phiếu được tính trên lãi suất danh nghĩa và mệnh giá trái phiếu. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của lãi định kỳ và mệnh giá trái phiếu.

Công thức:

C C C C F n 1 F

PV = ------ + ------- + ... + -------- + ------- + ------- = C  -------- + --------

(1+ i)1 (1+i)2 1+i)n-1 (1+i)n (1+i)n t=1 (1+i)t (1+i)n

Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, i là lãi suất chiết khấu hay lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.

Đối với trái phiếu trả lãi trước, hay trái phiếu không trả lãi định kì (Zero coupon bonds):

PV = F / (1+i)n

Đối với trái phiếu trả lãi sau:

PV = (C + F) / (1+i)n

Nếu PV > Pm (thị giá trái phiếu trên thị trường) thì đó là 1 tín hiệu cho việc mua trái phiếu.

2.3.2.2. Định giá trái phiếu trong một số trường hợp đặc biệt

● Định giá tại một thời điểm giữa kì trả lãi

Phương pháp chung:

- Bước 1: Chiết khấu tất cả các luồng thu nhập trong tương lai về kì trả lãi trước (hoặc về kì trả lãi sau) thời điểm hiện tại.

- Bước 2: Tính giá trị tương lai (hoặc giá trị hiện tại) của kết quả tìm được ở bước 1 (PV1 hoặc PV2) tới thời điểm cần tính giá (thời điểm hiện tại).

Gọi D là số ngày của 1 kì tính lãi. T là số ngày kể từ thời điểm tính lãi kì trước đến thời điểm hiện tại.

PV = PV1 [1+ (i x T/D)] hoặc PV = PV1 [1+ i] T/D

hoặc PV = PV2/ [1+ i x (D-T)/D] hoặc PV = PV2/ [1+ i] (D-T)/D

Trên thực tế, người mua trái phiếu nhận được toàn bộ lãi định kì vào thời điểm thanh toán sắp tới, trong khi họ chỉ nắm giữ trái phiếu trong một phần thời kì đó, vì thế người mua sẽ phải trả cho người bán khoản tiền lãi lẻ tích lũy được từ kì thanh toán lãi trước đó đến thời điểm bán trái phiếu. Khoản lãi lẻ này được tính như sau:

Lãi lẻ = C x T/D

Giá thị trường (giá niêm yết) của trái phiếu = PV - lãi lẻ

● Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi

Lãi suất định kì của một trái phiếu thả nổi thường được ấn định dựa vào lãi suất thị trường (LIBOR hoặc SIBOR) và cộng thêm 1 tỷ lệ phụ trội (x%). Khi định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi, người ta thường dựa vào giá của chứng khoán tham chiếu cộng với (+) luồng tiền của khoản chênh lệch cố định.

Như vậy lãi suất LIBOR là công cụ tham chiếu để định giá trái phiếu A. Giá trái phiếu A bao gồm 2 bộ phận:

- Luồng tiền có lãi suất thả nổi theo thị trường không có phần phụ trội. Luồng tiền này bao gồm cả khoản thanh toán mệnh giá vào lúc đáo hạn, gọi là luồng tiền của chứng khoán tham chiếu. Công cụ tham chiếu này sẽ luôn được định giá bằng mệnh giá vì lãi suất được trả chính là lãi suất thị trường nên không có lí do gì để nhà đầu tư phải trả thêm một khoản phụ trội để mua nó.

- Luồng tiền đã biết dựa vào phần phụ trội. Việc định giá của bộ phận này tính như phần định giá trái phiếu thông thường.

Như vậy giá của công cụ thả nổi lãi suất là tổng giá của 2 chứng khoán trên.

n 1

PV = F + C  -------

t=1 (1+i)t

Trong đó: F là giá của chứng khoán tham chiếu, C là phần tiền lãi của phần lãi suất phụ trội ngoài lãi suất của công cụ tham chiếu.

2.3.2.3. Đo lường lãi suất trái phiếu

* Lãi suất hiện hành (Current Yield - CY): Là tỉ lệ giữa lãi cuống phiếu hàng năm với giá thị trường.

CY = C/PV

Phép tính lợi suất hiện hành chỉ quan tâm đến lãi cuống phiếu mà không tính đến bất kì một nguồn lợi tức nào khác tác động tới lợi suất của nhà đầu tư.

* Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất y nào đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thu được trong tương lai bằng lượng tiền bỏ ra mua trái phiếu ở hiện tại.

CF1 CF2 CFn-2 CFn-1 CFn n CFt

Pm = ------- + ------- + ... + -------- + --------- + ------- =  --------

(1+y)1 (1+y)2 (1+y)n-2 (1+y)n-1 (1+y)n t=1 (1+y)t

Trong đó: Pm là giá mua trái phiếu, CFt khoản tiền thu được trong năm thứ t, n là số năm.

Qua công thức trên cho thấy, lãi suất hoàn vốn của trái phiếu là thước đo mức sinh lời của trái phiếu có tính đến yếu tố thời gian và giá mua trái phiếu. Khi giá mua thay đổi thì lãi suất hoàn vốn cũng thay đổi theo. Khi giá trái phiếu có lãi suất cố định bằng mệnh giá của nó thì lãi suất hoàn vốn bằng với lãi suất danh nghĩa của trái phiếu.

Giá trái phiếu và lãi suất hoàn vốn có tương quan nghịch đảo, khi giá trái phiếu giảm thì lãi suất hoàn vốn tăng và ngược lại.

* Lãi suất đáo hạn (Yield to Marturity - YTM): là mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại của các luồng tiền mà người đầu tư nhận được từ trái phiếu bằng với giá mua của trái phiếu.

C C C C F n 1 F

Pm = ------- + ------- + ... + -------- + ------- + ------- = C  -------- + --------

(1+y)1 (1+y)2 (1+y)n-1 (1+y)n (1+y)n t=1 (1+y)t (1+y)n

Trong đó: Pm là giá mua trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, y là lãi suất đáo hạn.

Lãi suất đáo hạn có thể xác định theo công thức gần đúng sau:

Trong đó: i1, i2 : mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%)

NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1>0

NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2<0

2.3.3. Định giá cổ phiếu

Có nhiều phương pháp định giá cổ phiếu. Sau đây là một số phương pháp cơ bản:

2.3.3.1. Phương pháp giá trị sổ sách

+ Phương pháp giá trị sổ sách là gì?

Phương pháp giá trị sổ sách (hay giá trị tài sản ròng) của cổ phiếu thường là phương pháp ước tính giá trị cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản theo sổ sách kế toán của doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Giá trị Tổng giá trị tài sản của DN - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ

ss 1CP = ------------------------------------------------------------------------------

thường Tổng số CP thường đang lưu hành

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Hải Kim đã phát hành hai loại cổ phiếu:

- Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự: 10.000 cổ phiếu, mệnh giá 20.000đ /cổ phiếu, cổ tức 13%/năm.

- Cổ phiếu phổ thông: 80.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000đ /cổ phiếu

Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N:

Tổng giá trị tài sản của Công ty: 2.000.000.000 đồng, trong đó:

- Tài sản lưu động: 850.000.000 đồng

- Tài sản cố định: 1.150.000.000 đồng

Tổng số nợ: 600.000.000 đồng

Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của Công ty ngày 31/12/ N là:

(2.000.000.000 - 600.000.000 - 10.000 x 20.000) : 80.000 = 15.000đ

Trên thực tế giá trị sổ sách kế toán có thể không phản ánh đúng giá trị thực tài sản của doanh nghiệp nên giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp có thể được tính theo giá trị thị trường của tất cả các tài sản.

Việc tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán hay theo giá thị trường mới chỉ phản ánh giá trị hữu hình của tài sản. Phần giá trị lợi thế (giá trị các yếu tố phi vật chất) cấu thành từ tài sản vô hình thường chưa được quan tâm đến. Vì vậy khi định giá cổ phiếu người ta có thể sử dụng phương pháp kết hợp sau:

giá trị tài sản ròng + giá trị lợi thế

Giá cổ phiếu = --------------------------------------------------------------

số cổ phiếu đang lưu hành (hoặc dự định phát hành)

Giá trị lợi thế của một doanh nghiệp có được là do những nguyên nhân chủ yếu như: uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm hoặc cung ứng, vị trí địa lí thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ, bí quyết công nghệ như bằng phát minh, sáng chế phục vụ quá trình nghiên cứu phát triển, nhằm cải tiến, mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh hoặc quản lí doanh nghiệp, độc quyền sản xuất hoặc bán những sản phẩm độc quyền do doanh nghiệp phát minh ra, đặc quyền khai thác, nhãn hiệu thương mại...

Giá trị lợi thế của doanh nghiệp được tính căn cứ vào tỉ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của n năm liền kề (n thường được lấy = 5) với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Tổng số lợi nhuận thực hiện của n năm liền kề

Tỉ suất lợi nhuận bình quân = --------------------------------------------------------------

Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền kề

Tỉ suất

lợi nhuận

siêu ngạch

= Tỉ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp

- Tỉ suất lợi nhuận bình quân chung

n năm của doanh nghiệp

cùng ngành

Giá trị

lợi thế = Vốn SXKD của công ty theo sổ kế toán bình quân của n năm liền kề x Tỉ suất lợi nhuận

siêu ngạch

2.3.3.2. Phương pháp luồng tiền chiết khấu

Thực chất của phương pháp này là tính giá trị hiện tại của các luồng tiền (cổ tức, luồng tiền thuần tự do...) của doanh nghiệp theo một tỉ lệ chiết khấu nhất định. Sau đây là phương pháp chiết khấu đối với một số luồng tiền cơ bản:

(1) Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức là phương pháp ước tính giá trị cổ phiếu dựa trên độ lớn của các luồng cổ tức và được hiện tại hóa về một thời điểm xác định.

Nếu nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đến năm thứ n, cổ tức chi trả từ năm 1 đến năm n lần lượt là: D1, D2, ..., Dn, giá bán cổ phiếu vào năm thứ n là Pn, tỉ lệ lợi tức nhà đầu tư yêu cầu (tỉ lệ chiết khấu) là i, ta có công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức như sau:

D1 D2 Dn-1 Dn Pn n Dt Pn

P0 = ------- + ------- + ... + -------- + ------- + ------- =  -------- + -------

(1+i)1 (1+i)2 (1+i)n-1 (1+i)n (1+i)n t=1 (1+i)t (1+i)n

Trong đó: P0 là giá trị của 1 cổ phiếu (CP) thường.

Nếu nhà đầu tư nắm giữ CP đến vô hạn, có nghĩa là n → ∞, khi đó giá trị hiện tại của Pn/ (1+i) n → 0, do đó giá trị CP chỉ căn cứ vào luồng cổ tức.

Trên thực tế, với quan điểm đầu tư cổ phiếu là đầu tư dài hạn nên người ta xác định giá cổ phiếu ở hiện tại theo công thức (1), được gọi là "mô hình chiết khấu cổ tức" do giáo sư người Mĩ Rond Gordon đưa ra năm 1962.

n Dt

P0 =  ---------- (1)

t=1 (1+i)t

Dt được xác định theo 3 trường hợp:

Trường hợp 1: cổ tức tăng trưởng ổn định hàng năm (constant growth), tỉ lệ tăng trưởng là g.

Như vậy: D1 = D0 x (1+g)

D2 = D1 x (1+g) = D0 x (1+g)2

D3 = D0 x (1+g)3,...

Suy ra P0 = D0 (1+g) / (i-g) Hay P0 = D1 / (i-g)

Biểu thức được gọi là mô hình tăng trưởng ổn định Gordon.

Trường hợp 2: cổ tức không thay đổi qua các năm (Zero growth):

D1 = D2 = ... = Dn = D0

P0 = D0/i

Trường hợp 3: cổ tức tăng trưởng hàng năm không ổn định (differential growth)

Trong thực tế không có 1 doanh nghiệp nào tăng trưởng theo 1 tỉ lệ bất biến, có 1 số năm tăng trưởng cao, một số năm tăng trưởng thấp, hoặc không tăng trưởng. Trường hợp này giá trị của 1 CP thường được tính theo công thức sau:

D1 D2 Dn-1 Dn Pn n Dt Pn

P0 = ------- + ------- + ... + -------- + ------- + ------- =  -------- + -------

(1+i)1 (1+i)2 (1+i)n-1 (1+i)n (1+i)n t=1 (1+i)t (1+i)n

Trong đó Pn là giá cổ phiếu tại năm liền kề trước giai đoạn DIV tăng trưởng ổn định trong suốt thời gian lưu hành còn lại của cổ phiếu và Pn = Dn+1 / (in+1 - gn+1).

● Nguyên tắc ước tính các thông số trong định giá cổ phiếu

- Xác định i

Ước tính i cần dựa trên mức độ rủi ro của công ty phát hành. Nếu công ty có độ rủi ro càng cao thì mức doanh lợi đem lại phải càng lớn. Khi đó người đầu tư mới có thể chấp nhận đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó. Để xác định i người ta có thể dùng một số công thức khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu vốn của công ty phát hành. Công thức phổ biến nhất áp dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM là:

i = if + β(im- if)

Trong đó: if lãi suất phi rủi ro (thường là sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ)

im lãi suất danh mục thị trường

β mức độ (hệ số) rủi ro của công ty

Ví dụ: hệ số rủi ro của công ty ABC β=2, lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 1 năm là 8%. Lãi suất thị trường 9,5% thì i = 0,08 + 2 (0,095 - 0,08) = 0,11

Về mặt lí thuyết, công thức trên chỉ nên áp dụng trong trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu. Nếu công ty phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu thì i cần được theo phương pháp chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC). Công thức tính như sau:

E D

ia = ie x ---------- + id x ---------- x (1-t)

D+E D+E

Trong đó:

ia là thu nhập ước tính trên tài sản công ty = thu nhập hoạt động ước tính / giá thị trường của tất cả các loại chứng khoán của công ty,

ie hay i ở công thức trên là lãi suất gọi vốn cổ phần, còn gọi tỉ suất vốn hóa thị trường (lợi suất yêu cầu của người đầu tư khi mua cổ phiếu),

id là lãi suất vay nợ,

E & D là khối lượng vốn cổ phần và vốn vay,

t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Từ công thức trên suy ra công thức tính ie hay i như sau:

ie = ia + (D/E) [ ia - id (1-t)]

Công thức trên cho thấy: nếu công ty chỉ phát hành cổ phiếu thì ie = ia . Khi công ty vay thêm vốn thì rủi ro cho cổ đông tăng thêm và nếu vay vốn càng nhiều (D/E càng lớn) thì độ rủi ro cho cổ đông càng cao, vì vậy cổ đông yêu cầu lợi suất đầu tư phải càng cao.

- Xác định Dt

Thông thường việc ước tính cổ tức năm đầu được dựa trên số liệu về cổ tức trong quá khứ, chính sách phân chia cổ tức trong tương lai, ước tính thu nhập năm sau của công ty để từ đó ước tính DIV có thể nhận được trong năm tới.

- Xác định g

Việc ước lượng g của công ty phải dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển của công ty về lâu dài chứ không chỉ đơn thuần trong 1 vài năm vì các công thức trên chỉ áp dụng khi dự báo được g tăng trưởng đều đặn trong dài hạn. Do vậy g phải là mức dự đoán bình quân về lâu dài.

Trong trường hợp này tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) được giả định là bằng với tốc độ tăng trưởng thu nhập và được tính theo công thức sau:

g = ROE x (1 - hệ số chi trả cổ tức) = ROE x b

Trong đó:

ROE = Thu nhập ròng CPT/ vốn cổ phiếu thường hay ROE = EPS/ NAV

b = 1 - DIV1/EPS1

(2) Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần (FCF)

● Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần tự do

Xét trên phương diện toàn công ty, luồng tiền không được giữ lại để đầu tư gọi là luồng tiền tự do sử dụng (Free Cash Flows - FCF) .

Luồng tiền tự do sử dụng = doanh thu - chi phí - đầu tư

FCF1 FCF2 FCF3 FCF4 FCFn +Pn

P0 = ------------ + ------------ + ------------ + ------------+... + ------------

(1+i)1 (1+i)2 (1+i)3 (1+i)4 (1+i)n

P0 là giá trị hiện tại của công ty.

Nếu công ty không có vốn nợ (100% vốn cổ phần) thì giá 1 cổ phiếu thường (CPT) của công ty sẽ là:

P0 / Tổng số lượng CPT đang lưu hành

Nếu công ty có vốn nợ thì giá 1CPT của công ty sẽ là:

(P0 - Nợ) / Tổng số lượng CPT đang lưu hành

● Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần đối với vốn chủ sở hữu FCFE (Free Cash Flows to Equity) là luồng tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hoạt động, lãi vay, các khoản nợ và tất cả các khoản chi tiêu vốn khác.

FCFE = lợi nhuận sau thuế + khấu hao - Chi ĐTTSDH ± Giảm (tăng) TSNH không phải là tiền - Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới phát sinh + Vốn cổ phần mới huy động qua phát hành cổ phiếu.

Trường hợp 1: FCFE tăng trưởng ổn định hàng năm, tỉ lệ tăng là g

P0 = FCFE1 / (i-g) hay P0 = FCFE0 (1+g) / (i-g) hay với g<i

Trường hợp 2: giai đoạn đầu FCFE tăng trưởng không ổn định, từ năm thứ n FCFE tăng trưởng ổn định

n FCFEt Pn

P0 =  -------- + --------

t=1 (1+i)t (1+i)n

Với Pn = FCFEn+1 / (i n+1 - g n+1 )

● Phương pháp chiết khấu luồng tiền thuần đối với doanh nghiệp FCFF: là luồng tiền còn lại sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động và thuế. FCFF cũng được hiểu là tổng các luồng tiền của nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp (cổ đông thường, trái chủ, cổ đông ưu đãi).

Cách 1

FCFF = lợi nhuận sau thuế + khấu hao - chi ĐTTSDH ± Giảm (tăng) TSNH không phải là tiền + lãi vay(1-t%)

Cách 2

FCFF = FCFE + lãi vay(1-t%) + các khoản trả nợ gốc - các khoản nợ mới phát sinh

Trường hợp 1: FCFF tăng trưởng ổn định hàng năm, tỉ lệ tăng là g

P0 = FCFF1 / (i-g) với g<i

Trường hợp 2: giai đoạn đầu FCFF tăng trưởng không ổn định, từ năm thứ n FCFF tăng trưởng ổn định

n FCFFt Pn

P0 =  -------- + --------

t=1 (1+i)t (1+i)n

Với Pn = FCFFn+1 / (i n+1 - g n+1 )

2.3.3.3. Phương pháp P/E

+ Phương pháp P/E là gì?

Là phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên P/E của các doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đang cần định giá.

+ Cách xác định

Giá trị CP (DN đang cần định giá) = EPS (DN đang cần định giá) x P/E

P/E có thể tính theo 1 trong 2 cách sau:

- Dùng P/E bình quân của toàn ngành công ty đang hoạt động, hoặc lựa chọn 1 công ty có CP đang giao dịch rộng rãi có cùng tỉ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như CP đang cần định giá.

Đối với 1 TTCK phát triển, hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư có cổ phiếu A không được giao dịch sôi động trên thị trường. Vậy cổ phiếu A có giá hợp lí là bao nhiêu. Muốn vậy chỉ cần nhìn vào P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu A. Ví dụ: Trung bình các cổ phiếu loại này có P/E = 11. Khi đó nhân P/E với EPS của công ty phát hành cổ phiếu A có thể tìm ra được giá cổ phiếu A. Giả sử EPS của công ty là 5.500đ/CPT thì:

P = 5.500 x 11 = 60.500đ /CP

- Dùng P/E của chính công ty đó, thường là P/E của nhiều năm trong quá khứ, hoặc P/E hợp lí.

Đối với các công ty có g tăng trưởng đều đặn, thì P/E tính theo công thức sau:

P/E hợp lí = hệ số chi trả cổ tức x (1+g) / (i-g)

P/E = (1-b) x (1+g) / (i-g)

Vì P = DIV1 / (i-g) = DIV0 (1+g) / (i-g)

Do đó:

P0/E0 = DIV0/EPS0 x (1+g) / (i-g)

Hay

P/E = DIV0/EPS0 x (1+g) / (i-g)

Thực tế khi tiến hành định giá CP thì việc lựa chọn hệ số P/E không đơn giản như 2 phương pháp trên mà còn phải căn cứ vào xu hướng phát triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do vậy có thể kết hợp cả 2 cách trên để định giá cổ phiếu của công ty.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kdckc2