kdck45h2 chuong2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

2.1 Doanh lợi và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

   2.1.1 Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán

            Doanh lợi trong đầu tư chứng khoán được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

            ● Mức sinh lời tuyệt đối

            Mức sinh lời của một khoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra ban đầu.

            Thu nhập mà nhà đầu tư nhận được trong đầu tư chứng khoán bao gồm:

(1) Cổ tức (D), trái tức (C) do sở hữu cổ phiếu, trái phiếu.

            (2) Lãi (hoặc lỗ) về vốn đầu tư: là mức chênh lệch giữa giá bán (Pt) và giá mua chứng khoán (P0):

Lãi (hoặc lỗ) về vốn đầu tư = Pt – P0

                                    Tổng mức sinh lời = cổ tức (trái tức) ± lãi (lỗ) về vốn

           (3) Ngoài các khoản thu nhập trên, khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư còn có thể nhận được thu nhập từ chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu thực tế trên thị trường với giá quyền mua chứng khoán mà nhà đầu tư được hưởng.

            ● Mức sinh lời tương đối

Mức sinh lời tương đối (Rt) phản ánh 1 đồng vốn đầu tư trong 1 năm mang lại bao nhiêu thu nhập, nó là cơ sở để so sánh các khoản đầu tư khác nhau.

                                                            (Pt - P0) + D(hoặc C)

                                                   Rt = --------------------------

                                                                        P0

Trên thực tế để so sánh được mức sinh lời giữa các tài sản có thời gian đáo hạn khác nhau, người ta thường sử dụng mức sinh lời theo năm. Nếu một tài sản có mức sinh lời trong thời gian m tháng là Rm thì mức sinh lời năm (Rn) sẽ là:

Rn = (1 + Rm) 12/m - 1

            ● Tổng mức sinh lời trong nhiều năm và mức sinh lời bình quân năm

Phần trên mới xác định các mức sinh lời trong 1 năm hoặc dưới 1 năm và quy đổi thành năm. Trên thực tế, hoạt động đầu tư có thể kéo dài trong thời gian nhiều năm. Ví dụ: đầu tư cổ phiếu dài hạn và cổ tức nhận được đem tái đầu tư và tiếp tục tạo ra mức sinh lời.

Gọi R1, R2, R3…, Rt là mức sinh lời mỗi năm trong thời gian đầu tư là t năm.

Tổng mức sinh lời (Rtnăm) được tính như sau:

                      Rtnăm = (1+R1) x (1+R2) x… x (1+Rt) - 1

Mức sinh lời bình quân (Rbq) năm được tính theo một trong hai cách sau:

Mức sinh lời bình quân số học:

                                  Rbq = (R1 + R2 + …. + Rt) / t

Mức sinh lời bình quân lũy kế hàng năm:

                                Rbq  =  t√(1+R1) x (1+R2) x…. (1+Rt) - 1

● Mức sinh lời danh nghĩa và thực tế

Gọi R là mức sinh lời danh nghĩa, r mức sinh lời thực tế, h là tỉ lệ lạm phát, ta có thể thấy mối quan hệ giữa chúng như sau:

                              (1 + R) = (1 + r) (1 + h)    → R = r + h + rh

● Mức sinh lời (doanh lợi) kì vọng

Doanh lợi kì vọng E(r) hay mức sinh lời ước tính của một tài sản có rủi ro ở tương lai là bình quân gia quyền theo xác suất của các kết quả thu được trong tất cả các tình huống xảy ra.

                                  E(r)   =  ∑ Pi Ri           i =1 →  n

Trong đó: - Pi là xác suất xảy ra của các tình huống i. (Tổng Pi = 100%)

                 - Ri là doanh lợi kì vọng tương ứng với các tình huống i.

   2.1.2 Rủi ro và đo lường rủi ro đầu tư chứng khoán

      2.1.2.1 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán

            ● Khái niệm rủi ro

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra của những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất. Khác với sự không chắc chắn rủi ro có thể đo lường được.

Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được định nghĩa là khả năng hay xác suất xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn rủi ro là khả năng làm cho mức sinh lợi thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến (thấp hơn) ban đầu.

            ● Các loại rủi ro

            Sự dao động của thu nhập, dao động của giá chứng khoán hay cổ tức (lãi suất) là những yếu tố cấu thành rủi ro.

v     Rủi ro hệ thống

            Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố, các sự kiện nằm ngoài công ty, công ty không thể kiểm soát được và nó có tác động rộng rãi đến toàn bộ thị trường, đến tất cả các chứng khoán.

+ Rủi ro thị trường

Sự biến động giá chứng khoán do phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện hữu hình / sự kiện thực tế (các sự kiện kinh tế chính trị xã hội…) xảy ra, hoặc các sự kiện vô hình nảy sinh do yếu tố tâm lí, mặc dù tình hình của công ty/ tổ chức phát hành chứng khoán vẫn không thay đổi. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện thực tế, nhưng do tâm lí không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay phản ứng vượt quá các sự kiện đó.

- Do sự thay đổi về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

- Do kì vọng, tâm lí của nhà đầu tư thay đổi

- Do đầu cơ

+ Rủi ro lạm phát (rủi ro sức mua)

- Tăng giá hàng hóa dịch vụ

- Đồng tiền mất giá

- Giảm lợi nhuận thực của khoản đầu tư

+ Rủi ro lãi suất

Nguyên nhân chính là do sự lên xuống của lãi suất chuẩn (lãi suất trái phiếu chính phủ) dẫn tới sự thay đổi mức lợi nhuận kì vọng. Nói cách khác sự thay đổi chi phí vay vốn đối với các loại TPCP sẽ ảnh hưởng chi phí và LN của công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả trực tiếp là sự tăng lên của lãi suất chuẩn làm giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống và ngược lại (Ảnh hưởng ngược chiều).

+ Rủi ro tỉ giá: do sự thay đổi tỉ giá hối đoái

+ Rủi ro pháp lí

- Lừa đảo

- Không/ khó chuyển nhượng

- Tranh chấp quyền lợi

v     Rủi ro không hệ thống

            Rủi ro không hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây nên, và tác động lên 1 ngành, một công ty hay 1 số chứng khoán nhất định.

+ Rủi ro kinh doanh: là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh dẫn đến lợi nhuận và cổ tức bị giảm sút. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do các tác động từ bên trong và/ hoặc bên ngoài doanh nghiệp.

+ Rủi ro tài chính: liên quan đến sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp / xuất hiện khi công ty tài trợ cho hoạt động của mình bằng vốn vay, kéo theo nghĩa vụ trả nợ, lãi và phải thực hiện trước khi thanh toán cổ tức cho cổ đông. Nếu việc tài trợ bằng vốn vay không hiệu quả thì có ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu, trái tức, cổ tức và tiền hoàn vốn cho trái chủ. Thông thường một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ rủi ro tài chính càng cao.

+ Rủi ro thanh khoản

- Khối lượng CP ít → khó mua bán

- Khối lượng giao dịch bình quân thấp, giá giảm → khó bán

- Lưu kí chứng khoán ít → khó bán

      2.1.2.2 Đo lường rủi ro

Trong tài chính, người ta thường sử dụng toán xác suất thống kê để đo lường rủi ro trong mức sinh lời của 1 loại, hoặc 1 danh mục chứng khoán bởi các thước đo: phương sai hoặc độ lệch chuẩn (căn bậc hai của phương sai).

Phương sai (kí hiệu Var hay σ2)được tính theo công thức sau:

                                         σ2 =  ∑ { Pi [Ri - E(r)]2 }           i =1→n

Trong đó: Pi là xác suất của trạng thái i

                 Ri là doanh lợi kì vọng ứng với từng trạng thái i

                 E(r) là doanh lợi kì vọng của chứng khoán

           Độ lệch chuẩn (kí hiệu SD/ σ) = √ σ2

            Độ lệch chuẩn phản ánh mức biến động (dao động) hay mức rủi ro của doanh lợi kì vọng của 1 chứng khoán, hoặc 1 danh mục chứng khoán. Độ lệch chuẩn càng cao thì rủi ro đầu tư chứng khoán càng lớn.

2.2. Phân tích đầu tư chứng khoán

            Trước khi tiến hành đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, cần phải xem xét việc đầu tư đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác. Do đó cần tiến hành phân tích chứng khoán.

- Phân tích chứng khoán bao gồm phân tích cơ bản (PTCB) và phân tích kĩ thuật (PTKT)

- Phân tích cơ bản làm cơ sở cho việc nhận biết loại CK tốt, CK không tốt.

- Phân tích kĩ thuật để quyết định thời điểm mua bán CK.

- Phối kết hợp cả 2 loại phân tích là chìa khóa để thành công trong đầu tư CK.

- PTKT là phương pháp dựa vào diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán, dự báo xu thế trong tương lai.

- PTCB trả lời câu hỏi CK nào (cái gì)? PTKT trả lời câu hỏi khi nào?

- Xác định thời điểm là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở các thị trường hay biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn.

    2.2.1. Phân tích cơ bản

      2.2.1.1.Những vấn đề chung về phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản bao gồm:

● Phân tích nền kinh tế vĩ mô và TTCK

+ Các vấn đề quốc tế

- Mức tăng trưởng kinh tế, các vấn đề chính trị nhạy cảm

- Chính sách bảo hộ, chính sách tự do hóa tài chính, chính sách tiền tệ (3 công cụ: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc).

- Chính sách thương mại ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Các vấn đề quốc gia

- Môi trường chính trị xã hội.

- Môi trường pháp luật.

- Các điều kiện kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỉ giá, sức chi tiêu (sức mua),…

+ Các dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng của thị trường: quan hệ giữa thực trạng nền kinh tế với diễn biến chung của TTCK không phải lúc nào cũng diễn ra cùng chiều và nếu có thì chúng có thể xảy ra theo các chiều hướng và trật tự khác nhau.

+ Diễn biến của chỉ số giá trên thị trường.

+ Diễn biến giao dịch: chênh lệch cung cầu, chênh lệch khối lượng giữa các mức giá, tỉ lệ tham gia đặt lệnh,…

+ Hành vi của nhà đầu tư CK: có phải là nhà đầu tư theo lí trí, nhà đầu tư tích cực hay thụ động, có phải là nhà đầu tư ngắn hạn,…

● Phân tích ngành

+ Ngành là gì?

Theo Porter, ngành là 1 nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau, vì vậy cạnh tranh trực tiếp với nhau.

+ Lí do phải phân tích ngành:

+ Mục tiêu phân tích ngành:

+ Phương pháp phân tích ngành:

- Phân tích thị trường: định vị giai đoạn phát triển của ngành - mô hình vòng đời sản phẩm.

Các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành: nhà cung cấp, khách hàng hay người tiêu dùng, hàng hóa và dịch vụ thay thế, sự đe dọa gia nhập thị trường, chính sách đối với ngành của Chính phủ.

- Phân tích đối thủ cạnh tranh

● Phân tích doanh nghiệp

+ Mục tiêu:

- Đánh giá tổng quan về doanh nghiệp: quá trình ra đời và phát triển, ngành nghề kinh doanh, thị trường, công nghệ, nhân lực, quản trị, điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức và triển vọng

- Đánh giá khả năng sinh lời: ROA, ROE, P/E…

- Đánh giá tình trạng tài chính: cơ cấu vốn, tài sản, khả năng thanh toán

- Định giá chứng khoán

+ Quy trình phân tích:

- Thu thập thông tin: thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin kế toán, quản trị (các báo cáo tài chính của công ty: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…).

- Xử lí thông tin: so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân

- Dự đoán, ra quyết định: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ

+ Phương pháp phân tích:

(1) Phương pháp phân tích tỉ lệ

→Tính toán các chỉ tiêu tài chính theo tỉ lệ

→So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp:

     - Giữa kì này với kì trước

     - Giữa chỉ tiêu kế hoạch với thực hiện

     - Với chỉ tiêu trung bình ngành

Ưu điểm của phương pháp:

     - Đơn giản, dễ tính

     - Thấy được xu thế biến động của các chỉ tiêu tài chính

     - Đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trong ngành

Nhược điểm của phương pháp:

     - Số liệu không cập nhật, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán và các nhận xét đánh giá có thể không xác đáng, trung thực.

    - Chỉ tiêu trung bình ngành khó xác định

    - Không thấy rõ được nguyên nhân thay đổi của các chỉ tiêu tài chính

(2) Phương pháp tách đoạn: tách 1 chỉ tiêu tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu cấu thành bộ phận có mối quan hệ nhân quả.

Thu nhập sau thuế          Thu nhập sau thuế          Doanh thu             Tổng tài sản

----------------------   =    ----------------------   x   -----------------   x   ------------------

      Vốn CSH                        Doanh thu               Tổng tài sản              Vốn CSH

      2.2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

            Phân tích các chỉ số tài chính sẽ cho thấy mối quan hệ đầy đủ ý nghĩa hơn giữa các giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính. Nếu như một con số riêng lẻ trong một báo cáo tài chính không thực sự nói lên nhiều điều, thì một chỉ số tài chính riêng lẻ cũng có giá trị rất thấp nếu chúng ta không xét nó trong mối tương quan với các chỉ số khác. Từ những chỉ số được phân tích, chúng ta sẽ có những so sánh quan trọng nhằm xem xét kết quả hoạt động của công ty trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế, lĩnh vực ngành, các nhà cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành, kết quả hoạt động trước đây của công ty.

♦ Nội dung phân tích:

Trên cơ sở hệ thống số liệu đã được phản ánh ở các báo cáo tài chính liên quan, để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp người ta thường tính toán và phân tích một số các chỉ tiêu sau:

   ● Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán

Hệ số

thanh toán chung

=

Tổng giá trị tài sản

Tổng nợ

(1)

Hệ số thanh toán chung phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, hệ số này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Nếu hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng mất hết vốn chủ sở hữu và đang đi đến bờ vực phá sản.

Hệ số thanh toán

nợ dài hạn

=

Giá trị TSCĐ và ĐTDH

Tổng nợ dài hạn

(2)

Hệ số thanh toán nợ dài hạn phản ánh 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán

nợ ngắn hạn

=

Giá trị TSLĐ và ĐTNH

Tổng nợ ngắn hạn

(3)

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các TSLĐ của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán

nhanh nợ ngắn hạn

=

TSLĐ và ĐTNH – hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

(4)

Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà lượng tiền sẵn có vào ngày lập bảng cân đối kế toán và lượng tiền mà doanh nghiệp hi vọng có thể chuyển đổi được từ đầu tư tài chính và các khoản phải thu để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

Nhìn chung các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao đem lại sự an toàn về tình hình tài chính, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại các hệ số thanh toán thấp thể hiện tiềm năng thanh toán kém. Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có mặt không tốt, do doanh nghiệp tồn trữ khối lượng tiền quá lớn, một loại tài sản gần như không sinh lời.

● Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản

Hệ số 

nợ

=

Tổng nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

(5)

Hệ số 

tự tài trợ

=

Tổng vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

(6)

Nhìn chung hệ số tự tài trợ cao phản ánh doanh nghiệp rất chủ động về vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có kết cấu nguồn tài trợ và cơ cấu tài sản khác nhau. Do vậy không thể dựa vào từng chỉ tiêu mà có những đánh giá xác đáng về doanh nghiệp.

Tỉ trọng 

vốn cố định

=

Giá trị TSCĐ và ĐTDH

Tổng tài sản

(7)

Tỉ trọng 

vốn lưu định

=

Giá trị TSLĐ và ĐTNH

Tổng tài sản

(8)

Các chỉ tiêu phản ánh quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

(9)

 - Quan hệ giữa TSCĐ và nguồn dài hạn

Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu (Vcsh) + Nợ dài hạn (Nợdh)

Nếu TSCĐ > Nguồn dài hạn chứng tỏ nguồn tài trợ không hợp lý, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng thiếu và mất khả năng thanh toán do dùng nguồn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

- VLĐ thường xuyên = Vcsh + Nợdh - Giá trị còn lại của TSCĐ (VCĐ)

- Vốn lưu động thuần = TSLĐ và ĐTNH - Tổng nợ ngắn hạn

 (Net working capital)

● Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

Vòng quay  

hàng tồn kho             

=

Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân

(10)

Số ngày 1 vòng quay  

hàng tồn kho             

=

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày

(11)

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong 1 kì, hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu lần. Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày từ khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa đến khi bán được hàng.

Nhìn chung, so với kì trước, vòng quay hàng tồn kho giảm, hay thời gian của 1 vòng quay hàng tồn kho tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh không thay đổi).

Nguyên nhân làm giảm vòng quay hàng tồn kho có thể do:

- Hiệu quả quản lí yếu tố đầu vào không tốt,

- Chu kì sản xuất kéo dài,

- Thành phẩm hàng hóa không bán được,

- Chính sách dự trữ vật tư, hàng hóa,

- Các nguyên nhân khách quan khác.

Thận trọng khi phân tích: trường hợp vòng quay hàng tồn kho tăng song phản ánh xu hướng tài chính không tốt (sau khi bán, hàng khan hiếm, giá cả đầu vào tăng, không có hàng bán…).

Vòng quay  

các khoản phải thu

=

Doanh thu bán chịu trong kì

Phải thu bình quân

(12)

Kỳ thu tiền bình quân

=

Phải thu bình quân

Doanh thu bán chịu bquân 1 ngày

(13)

Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ người mua thành tiền. Nó cho thấy hiệu quả của cơ chế quản lí tín dụng của doanh nghiệp.

Nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải thu bình quân tăng, hay kì thu tiền bình quân ngắn hơn so với kì trước thường được coi là tốt, bởi các tác động tích cực sau:

- Làm giảm vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán,

- Giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp (trong điều kiện quy mô sản xuất không thay đổi).

- Tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ.

Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của doanh nghiệp không thay đổi, vòng quay khoản phải thu bình quân giảm, hay kì thu tiền bình quân dài hơn so với kì trước thường được đánh giá là không tốt. Nguyên nhân của tình trạng đó có thể là:

- Công tác giám sát, quản lí nợ của doanh nghiệp không tốt.

- Khách nợ cố tình chây ỳ, hoặc lâm vào tình trạng thiếu / mất khả năng thanh toán.

- Kết quả của những biện pháp nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…

Lưu ý: cần thận trọng khi phân tích trong các trường hợp, vòng quay khoản phải thu tăng song lại phản ánh xu hướng tài chính không tốt do các khoản phải thu giảm kéo theo kết quả tiêu thụ giảm. Cần phân tích kĩ nguyên nhân để có cách nhìn nhận đánh giá chính xác.

Kỳ thanh toán (phải trả)

bình quân

=

Phải trả bình quân

Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày

(14)

Vòng quay  

vốn lưu động  

=

Doanh thu thuần

VLĐ bình quân

(15)

    ● Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập

Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu

(doanh lợi)

=

Lợi nhuận sau thuế

   Doanh thu thuần

(16)

 (Net profit margin - lợi nhuận biên)

      Trên thực tế, mức độ lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong một ngành thì công ty nào quản lí và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận / doanh thu (lợi nhuận ròng) cao hơn.

Chỉ số lợi nhuận/ tài sản 

(ROA)     

=

Lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn bình quân  

(17)

Chỉ số lợi nhuận/ vốn CSH 

(ROE)     

=

Lợi nhuận sau thuế

Tổng vốn CSH bình quân  

(18)

ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác trên thị trường. Thông thường ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì tỉ số này cho thấy được khả năng sinh lời của công ty so với các công ty khác. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.

Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS)

=

Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

(19)

Tài sản ròng một cổ phiếu thường (NAV)

=

Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

(20)

Cổ tức một cổ phiếu thường (DPS/ DIV)

=

Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ lại Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

(21)

Nhìn chung các chỉ số trên (16,17,18,19,20,21) càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Song để có cái nhìn toàn diện hơn, cần so sánh với các chỉ số của chính doanh nghiệp ở các thời kì trước và so sánh với số trung bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp có điều kiện tương tự trong cùng ngành.

Hệ số chi trả cổ tức  (DPS/ EPS)

=

Tổng cổ tức đem chia cho cổ phiếu thường

Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi                   

(22)

hoặc, Hệ số chi trả cổ tức = 1 – tỉ lệ thu nhập giữ lại

Hệ số chi trả cổ tức thường được tuyên bố tại đại hội cổ đông thường niên, nói lên cổ tức của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập, nó cũng nói lên chính sách chia cổ tức của công ty. Chính sách này có thể thay đổi theo từng thời kì và do đó nó phản ánh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Suất cổ tức hiện hành     

=

Cổ tức 1 cổ phiếu thường (DPS)

Thị giá cổ phiếu thường

(23)

Suất cổ tức hiện hành phản ánh thu nhập của nhà đầu tư tính trên vốn thực anh ta phải bỏ ra để có được cổ tức tương ứng.

   ● Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty

Hệ số thu nhập giữ lại (b)

=

1 - hệ số chi trả cổ tức

(24)

Hệ số thu nhập giữ lại là 1 yếu tố quan trọng nói lên sự tích lũy của công ty cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này.

Hệ số giá / thu nhập

(P/E)

=

Thị giá cổ phiếu (market price - Pm)

Thu nhập ròng của một cổ phiếu (EPS)

(25)

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho mỗi đồng thu nhập.

Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao, và ngược lại.

Chỉ số thị giá / thư giá (M/B)

=

Thị giá cổ phiếu (market price - Pm)

Giá trị sổ sách 1 CP thường

(26)

Chỉ tiêu này cho biết giá cổ phiếu đang bán trên thị trường đắt hơn, rẻ hơn hay bằng mệnh giá. Tương tự như P/E, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ công ty được đánh giá có triển vọng phát triển trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng (growth rate)

=

Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE

(27)

v           Quy trình và kĩ thuật phân tích đầu tư bằng các chỉ số tài chính:

Trên thực tế, số lượng các loại chứng khoán được cung ứng cho thị trường là rất lớn. Vì vậy, nhà đầu tư không thể tiến hành phân tích tất cả các loại chứng khoán hiện có trên thị trường. Ngay cả các nhà phân tích chuyên nghiệp, tùy theo điều kiện và những thế mạnh riêng mà họ có thể chỉ chuyên phân tích chứng khoán ở một ngành hoặc một nhóm ngành nhất định. Để đạt hiệu quả cao trong phân tích, nhà đầu tư cần tuân thủ một quy trình bao gồm các bước sau :

- (1) Lựa chọn 1 vài doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực (ngành) mà mình quan tâm để tìm thông tin.

- (2) Phân tích, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp giữa các thời kì và với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, hoặc số trung bình của ngành.

Mỗi chỉ số đề cập ở phần trên chỉ cung cấp một số thông tin về mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Do vậy, việc phân tích tài chính chỉ đặc biệt có ý nghĩa khi có một số chuẩn mực để so sánh, ví dụ so sánh các chỉ số của cùng một doanh nghiệp giữa các thời kì khác nhau để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp ; so sánh các chỉ số của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, với ngành, hay với công ty hoạt động tốt nhất trong cùng ngành để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty được lựa chọn phân tích.

- (3) Đánh giá tổng quát về các cổ phiếu, trái phiếu đã phân tích; so sánh đối chiếu với mục tiêu đã xác định để ra quyết định đầu tư.

Việc phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và dự báo triển vọng của nó ở tương lai, do đó nếu chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu, phân tích là các báo cáo tài chính thì có thể có những nhìn nhận đánh giá lệch lạc, thiếu xác đáng về một doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải kết hợp với các nội dung phân tích cơ bản khác, so sánh với mục tiêu đã xác định để có quyết định đầu tư thích hợp. Thực tế cho thấy không có một quyết định đầu tư nào là đúng cho mọi điều kiện và mọi chủ thể đầu tư.

v                Một số lưu ý trong đầu tư chứng khoán

            Các nhà đầu tư chứng khoán là những nhà đầu tư mạo hiểm vì cổ phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt, và TTCK là thị trường bậc cao, mức độ rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Cơ hội thành công trong đầu tư vào TTCK của nhà đầu tư sẽ lớn hơn nếu biết cách tránh những sai lầm sau:

            (1) Không có kế hoạch đầu tư rõ ràng

            Nhà đầu tư cần quan tâm đến một vài chính sách và kế hoạch đầu tư cá nhân sau đây:

            - Có mục đích và mục tiêu rõ ràng,

            - Xác định những rủi ro gì là thích hợp với với danh mục đầu tư của mình,

            - Dùng tiền đầu tư vào hạng mục tài sản nào. Việc phân bổ các khoản mục đầu tư nên đi kèm với các mục tiêu đã đề ra, đồng thời phải xem xét đến các yếu tố rủi ro thích hợp.

            - Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu tỉ lệ rủi ro và tăng cơ hội thu thêm lợi nhuận.

            (2) Giới hạn thời gian đầu tư quá ngắn

            Hầu hết các nhà đầu tư thường qua tập trung vào các hoạt động đầu tư mang tính ngắn hạn. Đó chính là sai lầm thứ hai mà họ mắc phải.

            (3) Tập trung sự chú ý quá nhiều vào các thông tin tài chính do các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra

            (4) Không có sự tái cân bằng

            Tái cân bằng là một tiến trình khiến cho số tiền đầu tư vào các khoản mục tài sản trong danh mục đầu tư quay trở về đúng với mục tiêu ban đầu. Nhìn chung các nhà đầu tư có xu hướng không muốn bán những cổ phiếu đang đắt giá để đề phòng trường hợp khi cổ phiếu đó giảm giá thì danh mục sẽ trở về mức cân bằng như cũ. Những cách suy nghĩ như vậy là cách suy nghĩ trong thời điểm ngắn hạn. Tái cân bằng một cách có ý thức sẽ gặt hái được những thành quả trong dài hạn.

            (5) Quá tin tưởng vào năng lực của những nhà quản lí quỹ đầu tư

            Trên thực tế hiếm có các nhà đầu tư cá nhân có đủ thời gian để tính toán đầu tư mang về lợi nhuận trong dài hạn. Đó chính là lí do tại sao có quá nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào việc đầu tư vào các quỹ và cho rằng năng lực của các nhà quản lí quỹ trong việc tính toán lợi nhuận trên thị trường là hơn hẳn họ.

            (6) Không quan tâm đến các quỹ đầu tư chỉ số

            Khái niệm đầu tư theo chỉ số không còn mới với thế giới, nhưng lại khá mới đối với các nhà đầu tư Việt nam. Theo phương pháp này, đầu tư sẽ thực hiện vào toàn bộ thị trường nên rủi ro sẽ thấp hơn so với đầu tư vào từng công ty. Các nghiên cứu đã chứng minh phần lớn các nhà quản lí quỹ đầu tư ở dưới mức chuẩn cho phép.

            (7) Chạy theo thành tích lợi nhuận

            Rất nhiều nhà đầu tư chọn các hạng mục tài sản, các chiến lược, các nhà quản lí và các quỹ đầu tư dựa trên những thành tích lớn hiện tại. Cảm giác “đang bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời lớn” sẽ có thể dẫn đến những quyết định đầu tư tồi tệ hơn bất kì một yếu tố đơn lẻ nào đó, không có một hạng mục tài sản, quỹ hoặc chiến lược đặc biệt nào mà có hiệu quả liên tiếp trong vòng 3 đến 4 năm.

v                Mô hình canslim

            Canslim là một phương pháp chọn muc chứng khoán nổi tiếng được nhiều người biết đến  do William J.Oneil người sáng lập ra tờ Investor’s Business Daily đã đúc kết 7 yếu tố cần thiết để nhận dạng những cổ phiếu có khả năng sinh lời lớn trong tương.

Canslim là tập hợp 7 chữ cái đầu tiên của 7 yếu tố mà theo William J.Oneil nhận định là rất hiệu quả khi sử dụng để đánh giá cổ phiếu, đó là:

- C (Current Quaterly Earning Per Share) - Lợi nhuận trong quý hiện tại:  Nghiên cứu của J.Oneil cho thấy hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước (tỉ lệ tăng càng cao càng tốt). Khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư, cần để ý tới các cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận mạnh mẽ.

- A (Annual Earnings Increase) - Gia tăng doanh lợi hàng năm: Theo J.Oneil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước. Cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%. Tuy nhiên cũng nên chú ý tới chu kì kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Theo J.Oneil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.

- N (New Products, Management, Heights, More People Trading the Stock) - Cổ phiếu tăng bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lí mới, hay mức giá trần mới của cổ phiếu.

- S (Supply and Demand) - Số cung và số cầu: Quy luật cung cầu quyết định giá của hầu hết các hàng hóa và cổ phiếu không phải là một ngoại lệ. Theo J.Oneil, cổ phiếu của các công ty lớn không phải luôn là các cổ phiếu nên mua. Cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp sẽ dễ dàng gia tăng giá hơn các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỉ lệ lớn thường là cổ phiếu có độ an toàn cao. Đặc biệt cần lưu ý đến các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỉ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải. Đối với các công ty có chênh lệch lớn về cung cầu thì khả năng tăng giá của cổ phiếu là dễ dàng hơn.

- L (Leader and Laggard) - Cổ phiếu hàng đầu hay bị xếp hạng thấp: Theo J.Oneil chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong toàn nhóm. Đặc biệt tránh mua các cổ phiếu tăng theo đuôi vì các cổ phiếu này không sớm thì muộn cũng sụt giá.

- I (Institutional Sponsorship) - Các định chế nói tới ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Nếu các cơ quan này nắm giữ số lượng cổ phiếu nhất định của một công ty nào đó thì công ty ấy sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ các định chế đó, rất thuận lợi cho giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên cần chú ý đối với những cổ phiếu được các định chế này nắm giữ với số lượng quá lớn.

- M (Market Direction) - Chiều hướng biến động của thị trường: Bạn có thể đúng trong tất cả các tiêu chí kể trên nhưng nếu bạn sai lầm về phương hướng thị trường, thì có thể 3 trong số 4 cổ phiếu bạn mua sẽ giảm giá và bạn sẽ mất tiền. Yếu tố thị trường đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cổ phiếu. J.Oneil nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu đồ thị biến động giá chứng khóan theo ngày.

      2.2.1.3. Phân tích mẫu một số công ty niêm yết

● Tình huống: Công ty cổ phần Cáp và Dây điện Viễn thông

Công ty cổ phần Cáp và Dây điện Viễn thông (SACOM) được thành lập từ tháng 2/1998 trên cơ sở nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông.

● Cơ cấu vốn

- Vốn điều lệ ban đầu: 120.000 triệu đồng

- Vốn điều lệ hiện nay: 234.000 triệu đồng

- Số cổ phiếu niêm yết: 23.400.000

Cổ đông

Số tiền (triệu đồng)

Tỉ lệ sở hữu

Nhà nước

88.059,45

38%

Cổ đông khác

            145.940,55

62%

● Kết quả kinh doanh 2 năm 2004 -2005

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu

2004

2005

So sánh 2005/2004

So sánh với kế hoạch 2005

Doanh thu thuần

485,890

836,381

172,13%

104,30%

Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN

79,365

111,736

140,79%

152,06%

Thuế TNDN

6,269

8,549

136,36%

143,25%

Lợi nhuận sau thuế TNDN

73,096

103,187

141,17%

Cổ tức

1.600đ

1.600đ

100%

Nộp NSNN

52.203,67

87.333,22

167,29%

Thu nhập bình quân người/ tháng

5,03

5,64

112,04%

● Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh

Năm 2005, tình hình kinh doanh của công ty có kết quả tốt so với 2004, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào như: nhựa, đồng… (tăng từ 10 - 45%). Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực của mọi thành viên trong công ty đặc biệt là bộ phận dự báo thị trường để có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu tồn kho, cùng với chính sách quản lí sản xuất và giao khoán sản phẩm đến từng tổ sản xuất đã mang lại hiệu quả cao.

● Tóm tắt tình hình tài chính của công ty

Một số biến động trong bẳng cân đối tài sản của công ty qua một số năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2003

2004

2005

I.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

175,294

291,857

659,052

1.Tiền

39,149

27,320

172,690

2.Các khoản phải thu

86,243

97,636

182,517

Trong đó: phải thu khách hàng

81,205

56,532

166,101

3.Hàng tồn kho

46,365

165,312

199,238

4.TSLĐ khác

3,536

1,589

4,606

II.TSCĐ và đầu tư dài hạn

107,039

129,970

244,561

1.Phải thu dài hạn khách hàng

64,330

2.TSCĐ hữu hình

83,948

59,343

77,932

3.TSCĐ vô hình

12,085

12,085

952,000

4.Các khoản đtư tchính dhạn

7,211

14,291

99,677

5.Chi phí XDCB dở dang

3,795

39,214

45,000

6.Chi phí trả trước dài hạn

5,036

1,625

Tổng tài sản

282,333

421,827

903,613

I.Nợ phải trả

62,788

164,589

347,992

1.Nợ ngắn hạn phải trả

46,946

148,907

326,754

-Vay ngắn hạn

89,560

210,621

-Phải trả người bán

18,502

20,524

57,521

2.Nợ dài hạn

0

0

0

II.Nguồn vốn chủ sở hữu

219,545

257,238

555,621

1.Nguồn vốn kinh doanh

180,000

180,000

234,000

2.Thặng dư vốn cổ phần

184,140

3.Các quỹ

39,545

77,238

137,481

4.Lợi nhuận chưa phân phối

Tổng nguồn vốn

282,333

421,827

903,613

Nhận xét: nhìn chung, trong thời gian qua tổng tài sản của công ty không ngừng tăng lên, nhất là năm 2005, tập trung chủ yếu vào 1 số khoản mục:

- Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông tăng vốn điều lệ lên 54 tỉ đồng. Thặng dư vốn 184,14 tỉ đồng.

- Mở rộng quy mô kinh doanh, doanh thu tăng, đồng thời tăng cường cho khách hàng trả chậm.

- Trong kì công ti tiếp tục đầu tư TSCĐ để mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn tài trợ chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và trích từ quỹ phát triển kinh doanh của công ty.

● Phân tích các chỉ số tài chính của SACOM

Chỉ tiêu

Nội dung

2003

2004

2005

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

K.năng thanh toán chung

Tổng TS/ Tổng nợ

Khả năng ttoán nợ ngắn hạn

TSLĐ/ nợ ngắn hạn

3,73

1,96

2,02

Khả năng ttoán nhanh nợ n.hạn

TSLĐ- hàng tồn kho / nợ nh

2,75

0,85

1,1

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và tình hình tài sản

Hệ số nợ

Hệ số tự tài trợ

Tỉ lệ TSCĐ

Tỉ lệ vốn dài hạn

Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán/BQ hàngtk

4,46

3,45

2,79

Kì thu tiền bình quân

Kì phải trả bình quân

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và phân phối thu nhập

Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA

Lợi nhuận ròng / tổng tài sản bình quân

0,24

0,19

0,13

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE

Lợi nhuận ròng / vốn chủ sở hữu

0,33

0,31

0,35

Thu nhập trên mỗi CPT- EPS

3.833,37

4.060,85

4.409,74

Tỉ lệ chi trả cổ tức

Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty

Hệ số giá / thu nhập                             

Thị giá CP / EPS

9,91

10,22

10,77

Tốc độ tăng trưởng

ROE x tỉ lệ thu nhập giữ lại

27,7%

26%

21%

Giá trị sổ sách CP thường

Giá thị trường của CP (16/3)

41.500

47.500

47.500

● Kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư của SACOM năm 2006

Chỉ tiêu

ĐVT

TH 2005

KH 2006

So sánh

Tổng doanh thu

trđ

836.381,88

950.000,00

113,53%

Lợi nhuận trước thuế

trđ

111.736,15

114.000,00

102,02%

Lợi nhuận sau thuế

trđ

103.186,97

105.450,00

102,39%

Nộp ngân sách

trđ

87330,22

89.418,00

102,39%

Tổng CBCNV

Người

310

350

112,90%

Lương bình quân  người/tháng

trđ

5,64

4,83

Cổ tức

%

16

16

100

Đầu tư 151.919.563.671 đồng, trong đó:

- Đầu tư máy móc thiết bị mới: 56,8 tỉ đồng

- Góp vốn thành lập công ty: 94,2 tỉ đồng

● Dự đoán phát triển của thị trường cáp trong tương lai

Tuy xu hướng sử dụng cáp quang và vệ tinh viễn thông ngày càng chiếm ưu thế, song với tốc độ phát triển thuê bao trung bình 30 - 40% năm, cũng như chiến lược từ nay đến 2010 của VNPT, nhu cầu sử dụng cáp và vật liệu viễn thông nội địa vẫn có mức tăng trưởng khá., ước tính tương đương mức tăng trưởng doanh thu bình quân của ngành vào khoảng 10 - 15%.

● Phân tích mô hình SWOT

* Điểm mạnh (Strengths)

- Vốn lớn. Tiềm lực vốn của công ty lớn nhất trong số 3 công ty sản xuất cáp đồng hiện nay.

- Nguồn nhân lực có trình độ khá cao, nhiều kinh nghiệm. Bộ máy lãnh đạo hoạt động hiệu quả, đặt lợi ích của công ty làm mục tiêu phấn đấu.

- Công nghệ: dây chuyền sản xuất cáp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công suất hoạt động của nhà máy lớn, tăng năng lực sản xuất của công ty. Đặc biệt trong thời gian qua công ty đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị thể hiện qua việc TSCĐ không ngừng tăng lên.

- Chất lượng sản phẩm: thế mạnh cạnh tranh của SACOM tại thị trường nội địa là các sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành rẻ hơn 10% so với sản phẩm cùng loại.

- SACOM sản xuất và tiêu thụ thành công các sản phẩm mới tại thị trường  trong và ngoài nước.

- SACOM có uy tín cao và thương hiệu mạnh trên thị trường (hiện nay SAM chiếm khoảng 45% thị phần trong nước).

* Điểm yếu (Weaknesses)

- Các sản phẩm mới tuy được sự chấp nhận của thị trường, song quy mô còn nhỏ, hàm lượng chất xám công nghệ chưa cao.

- Mạng lưới tiêu thụ phụ thuộc rất lớn (90%) vào chính sách tiêu thụ sản phẩm của VNPT và Bộ chủ quản.

- Áp lực cạnh tranh và áp lực về giá ngày càng cao. SAM cần có biện pháp hợp lí hóa sản xuất để hạ giá thành, cần phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm để thu hút đơn đặt hàng.

- Phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều nhập khẩu từ nước ngoài, sản phẩm của công ty phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường nước ngoài.

* Cơ hội (Opportunities)

- Hiện nay SAM đang chiếm thị phần 45%. Với chính sách đầu tư dài hạn hợp lí, SAM có nhiều khả năng mở rộng thị phần trong nước và nước ngoài.

- Các dự án SAM tham gia đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thành hay kết thúc, sẽ góp phần tăng nguồn lực tài chính của công ty.

* Thách thức (Threats)

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất cáp đồng là nhà máy vật liệu bưu điện, công ty liên doanh Vinadeasung và 6 công ty liên doanh sản xuất sản phẩm cáp quang.

- Khi VN gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, thuế suất thuế nhập khẩu cáp giảm sẽ làm giảm tính cạnh tranh về giá của cáp nội địa.

- Xu hướng sử dụng cáp quang và vệ tinh địa tĩnh ngày càng cao, SAM cần theo kịp sự đổi mới về công nghệ.

- Nguồn nguyên vật liệu chính hầu hết phải nhập khẩu, do đó giá của nguyên vật liệu chịu sự tác động của tỉ giá, đồng thời nhu cầu gia tăng dự trữ nguyên vật liệu làm cho xu hướng tăng giá nguyên vật liệu đã tác động vào chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.

● Tính hấp dẫn của cổ phiếu SAM

Từ khi niêm yết (2000) đến nay SACOM mới phát hành bổ sung cổ phiếu 1 đợt từ tháng 12/2005 đến tháng 2/2006 với tổng số 10,08 triệu. Đây là lần đầu tiên công ty huy động vốn bằng cổ phiếu trong điều kiện liên tục mở rộng kinh doanh và đầu tư mới với 4 mục đích chính là:

- SACOM góp 49% vốn (73,5 tỉ đồng) vào công ty cổ phần cáp Sài gòn.

- SACOM góp 30% vốn (8,4 triệu USD) vào liên doanh sản xuất cáp Taihan - SACOM.

- Đầu tư khoảng 18,6 tỉ đồng nâng 15% công suất thiết bị.

- Tăng VLĐ.

Với chính sách khấu hao nhanh, giá trị máy móc thiết bị (7 dây chuyền cáp viễn thông và 2 dây chuyền sản xuất đồng) hiện còn lại trên sổ sách kế toán với tỉ lệ 4,7%. Quỹ khấu hao lớn là nguồn lực giúp SACOM dễ dàng triển khai các dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy SAM được coi là CP dành cho các nhà đầu tư theo mục đích tăng trưởng.

            SACOM có tốc độ tăng trưởng doanh số, năng lực sản xuất vào loại khá cao so với các công ty niêm yết khác. Từ 1998 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 36,17% năm, lợi nhuận tăng trưởng trung bình 25,07% năm, doanh thu năm 2004 lớn gấp 4 lần so với năm 2000, doanh thu năm 2005 bằng 1,72 lần doanh thu năm 2004. Năm 2003 công ty tăng vốn điều lệ từ 120 tỉ lên 180 tỉ đồng bằng lợi nhuận tích lũy. Năm 2005, công ty tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng bằng phát hành cổ phiếu.

►Kết luận

Là 1 công ty được nhiều ưu ái của ngành bưu chính viễn thông, với ROE luôn ở mức 25 - 30% năm, SAM được đánh giá là 1 trong 5 CP sáng giá nhất trong rổ chứng khoán ở sàn HCM khoảng thời gian 2005.

   2.2.2. Phân tích kĩ thuật

      2.2.2.1. Khái niệm và mục đích của phân tích kĩ thuật

            Phân tích kĩ thuật là phương pháp phân tích dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng các công thức toán học và đồ thị để xác định xu thế thị trường của 1 loại cổ phiếu nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua hoặc bán. Việc xác định thời điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là tại các thị trường hay biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn.

- PTKT nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu sử dụng các đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai nếu các nhà phân tích có được ba thông tin cơ bản của sự biến động thị trường: giá, khối lượng và trạng thái mở của thị trường (phản ánh tính thanh khoản tiềm năng của thị trường).

- PTKT nghiên cứu các hành vi thị trường trong quá khứ để xác định thực trạng và điều kiện thị trường trong hiện tại.

- PTKT  là hoạt động nghiên cứu hành vi của thành viên thị trường, như được phản ánh qua giá, khối lượng, trạng thái mở của thị trường trong một thị trường tài chính, nhằm xác định các giai đoạn trong sự phát triển của xu hướng giá.

- PTKT được áp dụng như là một khâu trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư hoặc giao dịch trên thị trường tài chính. Với yếu tố chú trọng tính thời điểm, PTKT được dùng chủ yếu để giúp người đầu tư hoặc người giao dịch nếu họ muốn:

+ Xác định thời điểm ban đầu của một xu hướng giá trên thị trường.

+ Tiến hành giao dịch tùy theo xu hướng giá đó.

+ Xác định thời điểm kết thúc cùa một xu hướng giá trên thị trường.

+ Thoát khỏi thị trường hoặc tiến hành đổi chiều giao dịch.

            PTKT xuất hiện ngay từ thời kì sơ khai của TTCK, nhưng nó chỉ thực sự trở thành một khoa học từ khi có sự xuất hiện của Charles Henry Dow - Người đặt nền móng lí thuyết đầu tiên cho khoa học PTKT hiện đại ngày nay. Qua việc nghiên cứu giá đóng cửa Dow cho rằng, chỉ số trung bình là “phong vũ biểu” và nhà đầu tư có thể sử dụng nó để đo lường sự biến động của thị trường.

Ngày nay với sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin và các chương trình phần mềm máy tính, việc thiết lập các đồ thị hay biểu đồ để phục vụ cho mục đích phân tích kĩ thuật được thực hiện một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.

Ngay cả với những nhà đầu tư cá nhân, với sự phổ biến của máy tính cá nhân và các phần mềm phân tích kĩ thuật cũng như khả năng truy cập dữ liệu từ xa hiện nay, nhà đầu tư có thể dễ dàng có được các thông tin cần thiết về giá và khối lượng giao dịch để phục vụ mục đích phân tích kĩ thuật riêng cho mình.

      2.2.2.2.Các giả định nền tảng của phân tích kĩ thuật

            Các nhà phân tích kĩ thuật đưa ra quyết định giao dịch dựa trên việc xem xét các số liệu về giá và khối lượng giao dịch nhằm xác định xu thế thị trường trong quá khứ để từ đó dự đoán xu thế tương lai của toàn bộ thị trường cũng như của từng chứng khoán đơn lẻ. Họ nêu ra một vài giả định hỗ trợ cho dự đoán xu thế biến động của thị trường.

            - Giá trị thị trường của bất cứ loại hàng hóa hay dịch vụ nào đều hoàn toàn được xác định bởi sự tương tác của quan hệ cung cầu.

            - Cung cầu được quyết định bởi 1 số nhân tố, cả logic và phi logic. Những nhân tố này bao hàm cả những biến số kinh tế được sử dụng trong phân tích cơ bản cũng như các quan điểm các trạng thái tâm lí và những phỏng đoán. Thị trường phản ánh tất cả những nhân tố này một cách tự động và liên tục.

            - Ngoại trừ 1 số dao động nhỏ, giá của các chứng khoán và thị trường nói chung có biểu hiện biến động theo những xu thế, các xu thế này diễn ra trong những khoảng thời gian xác định.

            - Các xu thế trội thay đổi tương ứng với những sự dịch chuyển trong quan hệ cung cầu, những sự dịch chuyển này, bất kể do nguyên nhân nào gây ra, sớm hay muộn rồi cũng đều có thể được phát hiện dựa vào phản ứng của chính thị trường.

      2.2.2.3.Những thách thức và lợi thế của phân tích kĩ thuật

● Những thách thức

- Những người hoài nghi về giá trị của phân tích kĩ thuật trong vai trò làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư đã đặt những thách thức đối với các kĩ thuật này trên 2 phương diện: thứ nhất, họ hoài nghi một số giả định nền tảng; thứ hai,  họ hoài nghi 1 số quy tắc giao dịch cụ thể và tính hữu dụng về dài hạn.

- Thách thức cơ bản đối với phân tích kĩ thuật xuất phát từ lí thuyết thị trường hiệu quả (thị trường hiệu quả được hiểu là thị trường mà thị giá hiện hành phản ánh đầy đủ và tức thời tất cả các thông tin có ảnh hưởng tới thị trường, phí giao dịch trên thị trường được quyết định bởi quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu…) Để các quy tắc giao dịch kĩ thuật mang lại lợi nhuận sau khi trừ các chi phí giao dịch, việc điều chỉnh giá trên thị trường phải diễn ra từ khi xuất hiện những thông tin mới, nghĩa là thị trường phải kém hiệu quả.

- Một thách thức hiển nhiên với phân tích kĩ thuật là các diễn biến giá trong quá khứ hay các mối quan hệ giữa các biến số thị trường cụ thể và giá chứng khoán có thể không lặp lại. Theo đó một kĩ thuật đã từng mang lại kết quả trước đó có thể không còn giá trị trong những biến động tiếp theo của thị trường.

- Những dự đoán về giá sẽ làm cho xu hướng giá tự điều chỉnh.

- Mọi quy tắc giao dịch đều gắn với một đánh giá mang tính chủ quan cao.

- Các giá trị chuẩn làm căn cứ cho quyết định đầu tư có thể thay đổi theo thời gian.

● Những lợi thế

Phần lớn các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng, một nhà phân tích cơ bản với nguồn thông tin tốt, khả năng phân tích tốt và 1 sự nhạy cảm có thể kiếm được những khoản lợi trên mức bình thường. Tuy nhiên theo các nhà phân tích kĩ thuật, các nhà phân tích cơ bản có thể chỉ kiếm đựơc những khoản lợi cao khi họ tiếp cận thông tin trước những người đầu tư khác và xử lí thông tin một cách chính xác, nhanh chóng.

- Với cách tiếp cận đó, các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng lợi thế lớn trong phương pháp của họ là không phụ thuộc nặng nề vào các báo cáo tài chính và do đó tránh được những sai sót đáng tiếc nếu có sự hoài nghi về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính này. Hầu hết số liệu kĩ thuật sử dụng, ví dụ như giá chứng khoán, khối lượng giao dịch và các thông tin giao dịch khác đều bắt nguồn từ diễn biến của thị trường.

- Nhà phân tích cơ bản phải xử lí thông tin mới một cách chính xác và nhanh chóng để tìm ra giá trị nội tại mới của chứng khoán trước những người đầu tư khác. Trong khi đó các nhà phân tích kĩ thuật chỉ cần nhanh chóng nhận ra xu thế dịch chuyển sang 1 mức giá cân bằng mới bất kể đâu là nguyên nhân của sự dịch chuyển.

- Các nhà PTKT có thể xác định được thời gian mua bán có hiệu quả nhất trong khi các nhà PTCB có thể chỉ xác định được giá trị hợp lí của chứng khoán.

- Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong việc truy cập dữ liệu, đồng thời cung cấp các phần mềm tiện ích cho PTKT.

      2.2.2.4.Các chỉ báo và quy tắc giao dịch kĩ thuật

● Các kĩ thuật liên quan đến giá và khối lượng

            Sự thay đổi giá theo hướng nào đó thể hiện các nhân tố ảnh hưởng, nhưng chỉ riêng thay đổi về giá thì chưa phản ánh quan hệ cung cầu tại thời điểm đó. Vì vậy các nhà phân tích thường tìm kiếm sự tăng giá kèm theo khối lượng giao dịch tương đối lớn so với khối lượng giao dịch thông thường như là 1 chỉ báo về xu thế giá lên, còn nếu giá giảm kèm theo khối lượng giao dịch lớn đồng nghĩa với xu thế giá giảm.

            Các nhà phân tích cũng sử dụng  tỉ lệ khối lượng giao dịch giá lên / giá xuống như là 1 chỉ báo ngắn hạn của thị trường nói chung. Hàng ngày SGDCK công bố khối lượng giao dịch của các CP tăng giá và khối lượng giao dịch của các CP giảm giá. Tỉ lệ này được coi là 1 thước đo về trạng thái tâm lí của người đầu tư và sử dụng nó để xác định quan hệ cung cầu trên thị trường.

● Các quy tắc theo quan điểm trái ngược

Nhiều nhà phân tích kĩ thuật dựa vào những quy tắc giao dịch được phát triển từ giả thiết rằng đại bộ phận nhà đầu tư thường sai lầm khi dự đoán thị trường đạt đến đỉnh cao hoặc điểm đáy. Vì vậy các nhà phân tích kĩ thuật tìm cách xác định thời điểm đại bộ phận nhà đầu tư kì vọng giá lên hoặc giá xuống và giao dịch theo chiều hướng ngược lại. Các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng 1 số thước đo nhằm đánh giá xu hướng giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường. Họ thường sử dụng đồng thời 1 số chỉ báo để xác định sự đánh giá trùng hợp về thái độ của người đầu tư.

Số dư có trên tài khoản giao dịch

Số dư có xuất hiện khi người đầu tư bán chứng khoán mà không rút tiền ra khỏi tài khoản giao dịch với hi vọng tiếp tục đầu tư. Thông thường số liệu tổng hợp về tình hình tài khoản giao dịch của người đầu tư được công bố trên 1 số tạp chí tài chính. Các nhà phân tích coi số dư có trên tài khoản giao dịch là sức mua tiềm năng. Theo đó họ cho rằng khi số dư này giảm xuống là dấu hiệu của xu thế giá xuống, bởi nó báo hiệu sức mua thấp hơn khi thị trường đạt đến đỉnh cao. Tương tự như vậy, nhà phân tích kĩ thuật cho rằng số dư có tăng lên báo hiệu sự gia tăng về sức mua và là dấu hiệu của xu thế lên giá.

Lưu ý rằng số liệu về số dư này được công bố bằng số tuyệt đối mà không có sự so sánh tương đối nào khác. Điều này khiến cho việc xác định xu thế trở nên khó khăn khi quy mô thị trường thay đổi.

Ý kiến tư vấn đầu tư

Nhiều nhà phân tích kĩ thuật nhận thấy rằng nếu phần lớn các công ty tư vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực, điều này báo hiệu thị trường đã tiến gần đến điểm đáy và chuẩn bị chuyển sang xu thế giá lên. Người ta lập luận rằng, phần lớn các công ty tư vấn đầu tư đều có xu hướng ngả theo xu hướng chung. Vì vậy số lượng các công ty tư vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực là lớn nhất khi thị trường đang gần đạt tới điểm đáy. Họ phát triển quy tắc giao dịch này từ tỉ lệ giữa số các công ty tư vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực và tổng số công ty tư vấn đưa ra ý kiến.

● Bám theo các nhà đầu tư khôn ngoan

Một số nhà phân tích kĩ thuật sử dụng các chỉ báo mà họ cho rằng chúng phản ánh hành vi giao dịch của những nhà đầu tư khôn ngoan. Sau khi nghiên cứu thị trường, các nhà phân tích này xây dựng nên các chỉ báo cho biết động thái của những nhà đầu tư khôn ngoan và phát triển các quy tắc để bám theo họ. Sau đây là một số chỉ báo được sử dụng khá phổ biến.

+ Chỉ số niềm tin (the confidence index)

Chỉ số niếm tin do Barron’s xây dựng là hệ số giữa tỉ suất doanh lợi của trái phiếu 10 công ty hàng đầu do Barron’s lựa chọn so với tỉ suất doanh lợi của 40 trái phiếu thường dùng để tính chỉ số trái phiếu DowJones. Chỉ số này phản ánh sự khác biệt về chênh lệch tỉ suất doanh lợi giữa các trái phiếu hàng đầu so với các trái phiếu thường khác thuộc nhiều nhóm ngành nghề.

Các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng đây là 1 chỉ báo của xu thế giá lên, bởi khi người đầu tư có lòng tin, họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào các trái phiếu chất lượng thấp hơn nhằm thu được tỉ suất doanh lợi cao hơn. Do vậy chỉ số niềm tin sẽ tăng. Ngược lại, khi người đầu tư bi quan họ sẽ tránh đầu tư vào các trái phiếu chất lượng thấp và gia tăng đầu tư vào các trái phiếu có chất lượng cao.

Tuy nhiên việc đánh giá về hành vi của người đầu tư theo chỉ số này hầu như mới phụ thuộc vào mức cầu. Trên thực tế nó còn phụ thuộc vào mức cung. Ví dụ, công ty ABC phát hành 1 khối lượng lớn trái phiếu hàng đầu có thể dẫn đến lợi suất của các trái phiếu hàng đầu tạm thời tăng lên, làm giảm chênh lệch lợi suất và khiến chỉ số niềm tin tăng lên mà không có sự thay đổi về niềm tin của nhà đầu tư.

Những người ủng hộ chỉ số này tin rằng nó phản ánh được thái độ chung của người đầu tư đối với các tài sản tài chính. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ số này tỏ ra không mấy hữu ích trong việc dự đoán biến động giá cổ phiếu.

+ Số dư nợ trên tài khoản giao dịch

Số dư nợ trên tài khoản giao dịch phản ánh thái độ của 1 số nhà đầu tư có kiến thức và kĩ năng chuyên sâu trong việc thực hiện các giao dịch kí quỹ. Theo đó khi số dư nợ gia tăng sẽ là dấu hiệu xu thế giá lên. Ngược lại khi số dư nợ giảm xuống sẽ là dấu hiệu bán ra vì những người đầu tư khôn ngoan này muốn kết thúc 1 chu kì giao dịch, đồng thời nó cũng phản ánh sự giảm sút của luồng vốn sẵn sàng tham gia thị trường và sẽ là dấu hiệu của xu thế giá xuống.

Số liệu hàng tháng về giao dịch kí quỹ được công bố trên Barron’s. Tuy nhiên số liệu này không phản ánh khoản vay của người đầu tư từ những nguồn khác như ngân hàng. Thêm vào đó đây cũng là con số tuyệt đối nên khó có thể so sánh theo thời gian.

● Một số chỉ báo thị trường khác

            + Độ rộng của thị trường

            Độ rộng của thị trường là chỉ báo về số lượng các cổ phiếu lên giá và số lượng các cổ phiếu xuống giá trong mỗi ngày giao dịch. Chỉ báo này giúp cho việc giải thích nguyên nhân sự đổi hướng của các chỉ số chứng khoán như DJIA hoặc S&P 500. Những chỉ số nổi tiếng trên thị trường thường chịu ảnh hưởng lớn từ các cổ phiếu của các công ty lớn, bởi vì hấu hết các chỉ số đều được tính theo phương pháp gia quyền giá trị. Như vậy có thể xảy ra trường hợp chỉ số tăng lên nhưng phần lớn các cổ phiếu thành phần lại không lên giá. Sự phân kì giữa giá trị của chỉ số chung và các cổ phiếu thành phần trở thành 1 vấn đề đáng quan tâm, vì điều này có nghĩa là phần lớn các cổ phiếu không góp phần vào xu thế giá lên của thị trường. Tình trạng này có thể được phát hiện bằng cách xem xét số liệu về tăng giảm giá của tất cả các cổ phiếu trên thị trường và đồng thời với chỉ số chung.

            + Tổng khối lượng bán khống (Short Interest)

            Tổng khối lượng bán khống là tổng khối lượng cổ phiếu hiện được bán khống trên thị trường. Một số nhà phân tích kĩ thuật cho rằng khối lượng bán khống cao là dấu hiệu tốt, song 1 số khác lại cho là dấu hiệu không tốt. Dấu hiệu tốt là bởi mọi giao dịch bán khống sẽ phải được hoàn tất (nghĩa là những người bán khống cuối cùng sẽ phải mua cổ phiếu để hoàn trả lại số cổ phiếu họ đã vay). Do vậy tổng khối lượng bán khống phản ánh mức cầu tiềm năng trong tương lai đối với cổ phiếu. Khi các giao dịch bán khống được tất toán, mức cầu phát sinh do việc mua cổ phiếu sẽ đẩy giá lên.

            Dấu hiệu không tốt là bởi trên thực tế những người bán khống thường là những người đầu tư lớn và có kĩ năng chuyên nghiệp. Theo đó tổng khối llượng bán khống gia tăng phản ánh trạng thái tâm lí của nhà đầu tư được coi là “am hiểu” về triển vọng thị trường giá xuống.

2.3. Định giá chứng khoán

   2.3.1. Định giá trái phiếu

     2.3.1.1. Định giá trái phiếu

            ● Định giá trái phiếu thông thường

Ở dạng thông thường trái phiếu có mệnh giá, thời hạn và lãi suất cuống phiếu xác định, không kèm theo các điều kiện có thể chuyển đổi, có thể mua lại hay bán lại… Khi đó giá của trái phiếu bằng giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính sẽ nhận được từ công cụ tài chính đó. Vì vậy để xác định được mức giá trái phiếu cần phải:

            - Ước tính các luồng tiền sẽ nhận được trong tương lai: Lãi trái phiếu và mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn.

            -Ước tính tỉ suất sinh lợi (lợi suất) đòi hỏi phù hợp.

            Công thức tổng quát để tính giá của một trái phiếu là:

                    C          C                     C            C            F            n          1                F

PV  = ------- + ------- + … + --------  +  ------- + ------- = Cå    -------- + --------

                 (1+i)1      (1+i)2            (1+i)n-1      (1+i)n    (1+i)n       t=1  (1+i)t          (1+i)n   

Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, i là lãi suất chiết khấu hay lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.

            Đối với trái phiếu trả lãi trước, hay hay trái phiếu không trả lãi định kì (Zero coupon bonds) thì:               

PV = F / (1+i)n

            Đối với trái phiếu trả lãi sau, thì 

PV = (åC + F) / (1+i)n

Nếu PV > Pm (thị giá trái phiếu trên thị trường) thì đó là 1 tín hiệu cho việc mua trái phiếu.

Định giá trái phiếu trong một số trường hợp đặc biệt

Định giá tại một thời điểm giữa kì trả lãi

Phương pháp chung:

- Bước 1: Chiết khấu tất cả các luồng thu nhập trong tương lai về kì trả lãi trước (hoặc về kì trả lãi sau) thời điểm hiện tại.

- Bước 2: Tính giá trị tương lai (hoặc giá trị hiện tại) của kết quả tìm được ở bước 1 (PV1 hoặc PV2) tới thời điểm cần tính giá (thời điểm hiện tại).

Gọi D là số ngày của 1 kì tính lãi. T là số ngày kể từ thời điểm tính lãi kì trước đến thời điểm hiện tại. 

PV = PV1 [1+ (i x T/D)]    hoặc  PV = PV1 [1+ i] T/D

hoặc  PV = PV2/ [1+ i x (D-T)/D]  hoặc  PV = PV2/ [1+ i] (D-T)/D

Trên thực tế, người mua trái phiếu nhận được toàn bộ lãi định kì vào thời điểm thanh toán sắp tới, trong khi học chỉ nắm giữ trái phiếu trong một phần thời kì đó, vì thế người mua sẽ phải trả cho người bán khoản tiền lãi lẻ tích lũy được từ kì thanh toán lãi trước đó đến thời điểm bán trái phiếu. Khoản lãi lẻ này được tính như sau:

                                          Lãi lẻ =  C x T/D

          Giá thị trường (giá niêm yết) của trái phiếu = PV – lãi lẻ

     ♦ Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi

            Lãi suất định kì của một trái phiếu thả nổi thường được ấn định dựa vào lãi suất thị trường (LIBOR hoặc SIBOR) và cộng thêm 1 tỷ lệ phụ trội (x%). Vì thế luồng tiền của công cụ thả nổi bao gồm 2 bộ phận:

            - Luồng tiền có lãi suất thả nổi theo thị trường không có phần phụ trội. Luồng tiền này bao gồm cả khoản thanh toán mệnh giá vào lúc đáo hạn, gọi là luồng tiền của chứng khoán tham chiếu. Công cụ tham chiếu này sẽ luôn được định giá bằng mệnh giá vì lãi suất được trả chính là lãi suất thị trường nên không có lí do gì để nhà đầu tư phải trả thêm một khoản phụ trội để mua nó.

            - Luồng tiền đã biết dựa vào phần phụ trội. Việc định giá của bộ phận này tính như phần định giá trái phiếu thông thường.

            Như vậy giá của công cụ thả nổi lãi suất là tổng giá của 2 chứng khoán trên.

                                                        n         1

                                    PV = F + x  å   -------

                                                        t=1  (1+i)t      

Ví dụ: Trái phiếu A mệnh giá 100.000đ, lãi suất LIBOR + 100 điểm cơ bản (1%)/ năm,  lãi suất chiết khẩu 8,5% năm, thời hạn TP 2 năm. Định kì trả lãi 6tháng/ lần.

Giá phải trả cho TP này là:

                                                               4           1

                                    PV = 100 + 0,5  å   --------------

                                                                                               t=1  (1+0,0425)t      

2.3.1.2. Đo lường lãi suất trái phiếu

            * Lãi suất hiện hành (Current Yield - CY): Là tỉ lệ giữa lãi cuống phiếu hàng năm với giá thị trường.

CY = C/PV

            Ví dụ: Trái phiếu 15 năm, lãi suất 10% năm, mệnh giá 100.000đ đang bán với giá 80.000đ thì lợi suất hiện hành được xác định như sau:

10% x 100.000 / 80.000 = 0,125 hay 12,5%

Phép tính lợi suất hiện hành chỉ quan tâm đến lãi cuống phiếu mà không tính đến bất kì một nguồn lợi tức nào khác tác động tới lợi suất của nhà đầu tư.

* Lãi suất đáo hạn (Yield to Marturity - YTM): là mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại của các luồng tiền mà người đầu tư nhận được từ trái phiếu bằng với giá của trái phiếu.

             C          C                     C            C            F             n          1                 F

PV  = ------- + ------- + … + --------  +  ------- + ------- = Cå    -------- + --------

          (1+y)1      (1+y)2          (1+y)n-1     (1+y)n    (1+y)n       t=1    (1+y)t          (1+y)n   

Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, y là lãi suất đáo hạn.

Lãi suất đáo hạn có thể xác định theo công thức gần đúng sau:

Trong đó: i1, i2  : mức lãi suất lựa chọn (i2> i1 và i2- i1≤ 1%)

                 NPV1: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i1 ; NPV1>0

                 NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất i2 ; NPV2<0

Trái phiếu bán theo

Mối quan hệ

Mệnh giá

Lãi suất cuống phiếu = lãi suất hiện hành = lãi suất đáo hạn

Giá chiết khấu (dưới mệnh giá)

Lãi suất cuống phiếu < lãi suất hiện hành < lãi suất đáo hạn

Giá phụ trội (trên mệnh giá)

Lãi suất cuống phiếu > lãi suất hiện hành > lãi suất đáo hạn

     2.3.1.2. Thời gian đáo hạn bình quân (Macaulay Duration - MD / Duration)) Thời gian đáo hạn bình quân được xác định như sau:

                                                          n        tC            nF

MD  =   { å    -------- + --------   } / P

                                                        t=1     (1+y)t      (1+y)n   

Trong đó: y là lãi suất đáo hạn (hay lãi suất yêu cầu), P là giá trái phiếu

Ví dụ: Tính MD của trái phiếu lãi suất 10%/năm, kì hạn 5 năm, trả lãi mỗi năm 2 lần, bán theo mệnh giá 100.000đ, lãi suất yêu cầu là 12%/ năm.

   2.3.2. Định giá cổ phiếu

     2.3.2.1. Một số vấn đề liên quan đến định giá CP

● Định giá CP là gì?

- Là công việc ước tính

- Không bao giờ định giá bằng phương pháp duy nhất

- Giá trị CP được ước tính chỉ có giá trị tại 1 thời điểm cụ thể.

● Tại sao phải định giá CP?

- Không định giá được CP là đầu tư cho rủi ro và thất bại.

- Để so sánh với giá CP đang bán trên thị trường (đắt hay rẻ) là căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư.

Ví dụ: giá CP XYZ đang giao dịch trên thị trường là 100.000đ. Việc định giá CP cho kết quả 120.000đ. Chứng tỏ CP XYZ rẻ.

● Những khó khăn khi định giá CP?

- Khó khăn trong việc thực hiện các phương pháp định giá

- Khó khăn do những yếu tố bất ngờ

- Do sự nhạy cảm của CP với các thông tin.

     2.3.2.2. Các phương pháp định giá CP

Phương pháp giá trị sổ sách

+ Phương pháp giá trị sổ sách là gì?

Phương pháp giá trị sổ sách là  phương pháp ước tính giá trị CP dựa trên giá trị thực tế của doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh trừ đi tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Giá trị                  Tổng giá trị tài sản của DN - Tổng nợ - Tổng vốn CPUĐ (nếu có)

ss 1CP     =          -------------------------------------------------------------------------------

 thường                                         Tổng số CP thường đang lưu hành

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Hải Kim đã phát hành hai loại cổ phiếu:

- Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự: 10.000 cổ phiếu, mệnh giá  20.000đ /cổ phiếu, cổ tức 13%/năm.

- Cổ phiếu phổ thông: 80.000 cổ phiếu với mệnh giá  10.000đ /cổ phiếu

Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N:

Tổng giá trị tài sản của Công ty: 2.000.000.000 đồng, trong đó:

- Tài sản lưu động:                           850.000.000 đồng

- Tài sản cố định:                         1.150.000.000 đồng

Tổng số nợ:                           600.000.000  đồng

Yêu cầu: Xác định giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của Công ty ngày 31/12/ N?

Giải:

(2.000.000.000 - 600.000.000 - 10.000 x 20.000) : 80.000 = 15.000đ

Trường hợp cổ phần hóa DNNN

Giá trị                  Phần vốn nhà nước thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm CPH

ss 1CP     =          -------------------------------------------------------------------------------

 thường                                         Tổng số CP thường được phép phát hành

Ví dụ:

Theo bản cáo bạch của công ty Thủy điện Thác mơ có các số liệu sau:

Số CP phát hành chào bán đấu giá là 70.000.000

Tại thời điểm cổ phần hóa, giá trị phần vốn Nhà nước thực tế của công ty Thủy điện Thác mơ là:1.432.742.646.692đ

Giá trị sổ sách 1 CP thường = 1.432.742.646.692đ : 70.000.000 = 20.467,7đ

+ Tại sao lại sử dụng phương pháp này để định giá CP?

- Dễ tính toán

- Dễ lấy thông tin

- Dùng để kiểm tra cách tính toán của các phương pháp khác

            Trên thực tế giá trị sổ sách kế toán không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản của doanh nghiệp nên giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp có thẻ được tính theo giá trị thị trường của tất cả các tài sản. Việc tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp theo sổ sách kế toán hay theo giá thị trường  mới chỉ phản ánh giá trị hữu hình của tài sản., phần giá trị lợi thế (giá trị các yếu tố phi vật chất) cấu thành từ tài sản vô hình thường chưa được quan tâm đến. Vì vậy khi định giá cổ phiếu người ta có thể sử dụng phương pháp kết hợp sau:

                                             giá trị tài sản ròng + giá trị lợi thế

          Giá cổ phiếu =  --------------------------------------------------------------

                                    số cổ phiếu đang lưu hành (hoặc dự định phát hành)

            Giá trị lợi thế của một doanh nghiệp có được là do những nguyên nhân chủ yếu như: uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm hoặc cung ứng, vị trí địa lí thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ, bí quyết công nghệ như bằng phát minh, sáng chế  phục vụ quá trình nghiên cứu phát triển, nhằm cải tiến, mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh hoặc quản lí doanh nghiệp, độc quyền sản xuất hoặc bán những sản phẩm độc quyền do doanh nghiệp phát minh ra, đặc quyền khai thác, nhãn hiệu thương mại…

            Giá trị lợi thế của doanh nghiệp được tính căn cứ vào tỉ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của n năm liền kề (n thường được lấy = 5) với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

                                                     Tổng số lợi nhuận thực hiện của n năm liền kề

Tỉ suất lợi nhuận bình quân = --------------------------------------------------------------

                                                Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền kề

Tỉ suất

lợi nhuận

siêu ngạch

=

Tỉ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp

Tỉ suất lợi nhuận bình quân chung n năm của doanh nghiệp cùng ngành.

Giá trị

lợi thế

=

Vốn SXKD của công ty theo sổ kế toán bình quân của n năm liền kề

x

Tỉ suất lợi nhuận

siêu ngạch

Phương pháp luồng tiền chiết khấu

(1) Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

♦ Phương pháp tính

Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức là phương pháp ước tính giá trị cổ phiếu, dựa trên độ lớn của các luồng cổ tức, được hiện tại hóa về một thời điểm xác định, mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong tương lai.

Nếu nhà đầu tư nắm giữ CP đến năm thứ n, cổ tức chi trả từ năm 1 đến năm n lần lượt là: D1, D2, …, Dn, giá bán CP vào năm thứ n là Pn, tỉ lệ lợi tức nhà đầu tư yêu cầu (tỉ lệ chiết khấu) là i, ta có công thức định giá CP theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức như sau:

                        D1         D2                 Dn-1           Dn          Pn         n      Dt                 Pn

           P0  =  ------- + ------- + … + --------  +  ------- + ------- = å    -------- + --------

                     (1+i)1      (1+i)2            (1+i)n-1      (1+i)n    (1+i)n    t=1   (1+i)t        (1+i)n   

Trong đó: P0 là giá trị của 1 CP thường

Nếu nhà đầu tư nắm giữ CP đến vô hạn, có nghĩa là n → ∞, khi đó giá trị hiện tại của vốn gốc Pn/ (1+i) n → 0, do đó giá trị CP chỉ căn cứ vào luồng cổ tức.

            Trên thực tế, với quan điểm đầu tư cổ phiếu là đầu tư dài hạn nên người ta xác định giá cổ phiếu ở hiện tại theo công thức (1), được gọi là “mô hình chiết khấu cổ tức” do giáo sư người Mĩ Rond Gordon đưa ra năm 1962.

                                             n      Dt            

                                 P0  =    å  ----------  (1)

                                            t=1  (1+i)t                           

            Dt được xác định theo 3 trường hợp:

Trường hợp 1: cổ tức tăng trưởng ổn định hàng năm (constant growth), tỉ lệ tăng trưởng là g.

Như vậy: D1 = D0 x (1+g)

                D2 = D1 x (1+g) = D0 x (1+g)2

                D3 = D0 x (1+g)3,…

Do đó, giá cổ phiếu được xác định như sau:

           D0 x (1+g)     D0 x (1+g)2                 D0 x (1+g)n

P0  =  -------------- + -------------- +… + --------------  (2)

                (1+i)1              (1+i)2                  (1+i)n   

Nhân cả 2 vế của (2) với  (1+i) / (1+g)

       1+i             D0 x (1+g)     D0 x (1+g)2                 D0 x (1+g)n-1

P0 x ---- =  D0 +-------------- + -------------- +… + --------------  (3)

       1+g               (1+i)1              (1+i)2                  (1+i)n-1   

Lấy phương trình (3) trừ phương trình (2)

       1+i                    D0 x (1+g)n

P0 x ---- - P0 =  D0 +--------------

       1+g                      (1+i)n  

Khi n → ∞ (quá lớn) và với i>g thì [D0(1+g)]n / (1+i) n → 0 , ta có:

       1+i                    

P0 x ---- - P0 =  D0  (4)

       1+g                     

Nhân cả 2 vế của phương trình (4) với (1+g) ta có:

                           P0 (1+i) - P0 (1+g) =  D0 (1+g) 

 Suy ra  P0 =  D0 (1+g)  / (i-g)     Hay P0 =  D1 / (i-g)     (5)

Biểu thức (5) được gọi là mô hình tăng trưởng ổn định Gordon.

Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn tỉ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế (g<i).

Nhược điểm:

- Không sử dụng cho các công ty không trả cổ tức,

- Không áp dụng khi g > i, 

- Nhạy cảm với sự lựa chọn i, g;

- Không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.

Ví dụ:

D0 = 2$, i=12%, g = 6%, n = 70

            Ta tính được: P0 = 2 (1+0,06) / (0,12 - 0,06) = 35,33 $

Trường hợp 2: cổ tức không thay đổi qua các năm (Zero growth):

D1 = D2 = … = Dn = D0

P0  = D0/i

Điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức giống nhau ở tất cả các năm. Thường chỉ thích hợp với định giá cổ phiếu ưu đãi.

Nhược điểm: không sử dụng cho các công ty không trả cổ tức, không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trả cổ tức cổ phiếu thường.

Trường hợp 3: cổ tức tăng trưởng hàng năm không ổn định (differential growth)

Trong thực tế không có 1 doanh nghiệp nào tăng trưởng theo 1 tỉ lệ bất biến, có 1 số năm tăng trưởng cao, một số năm tăng trưởng thấp, hoặc không tăng trưởng. Trường hợp này giá trị của 1 CP thường được tính theo công thức sau:

                          D1         D2                 Dn-1           Dn          Pn        n      Dt                 Pn

            P0  =  ------- + ------- + … + --------  +  ------- + ------- = å    -------- + --------

                      (1+i)1      (1+i)2            (1+i)n-1      (1+i)n    (1+i)n    t=1  (1+i)t           (1+i)n   

Trong đó Pn là giá cổ phiếu tại năm liền kề trước giai đoạn DIV tăng trưởng ổn định trong suốt thời gian lưu hành còn lại của cổ phiếu và Pn = Dn+1 / (in+1 - gn+1).

Ví dụ: Theo bản cáo bạch của công ty Thủy điện Thác mơ, có các số liệu sau:

- Trong 4 năm 2007, 2008, 2009, 2010 cổ tức trả cổ đông dự kiến đều ở mức 35.000 triệu đồng. Trong 3 năm tiếp theo từ 2011 - 2013 dự kiến tỉ lệ chi trả cổ tức tăng 8% năm và sau đó tăng 5% ở những năm tiếp theo. Vốn điều lệ của công ty vẫn giữ ở mức 700.000 triệu đồng.

- Lãi suất chiết khấu trong 4 năm 2007, 2008, 2009, 2010 lần lượt là 5%, 5%, 5%, 6%. Ba năm tiếp theo 2011, 2012, 2013 ở mức 9%/năm và trong các năm tiếp theo vẫn là 9%/năm.

Hãy xác định giá trị 1CP thường theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức của công ty để phục vụ cho phiên đấu giá ngày 29/3/2007, biết rằng số lượng CP thường chào bán là 14.000.000.

Giải

D2007 = D2008 = D2009 =D2010 = 35 tỉ đồng

D2011 = D2010 x 108% = 37,8 tỉ đồng

D2012 = D2011 x 108% = 40,824 tỉ đồng

D2013 = D2012 x 108% = 44,08992 tỉ đồng

D2014 = D2013 x 105% = 46,294416 tỉ đồng

Số tiền thu được từ việc bán CP vào năm 2013 là:

P2013 = D2014/ i2014 - g2014 = 46,294416 / (9% - 5%) = 1.157, 3604 tỉ đồng

             35           35             35            35         37,8        40,824    44,089    1157,36

P0 = --------- + --------- + --------- + --------- + --------- +--------- +--------- +---------

        (1+5%)1   (1+5%)2   (1+5%)3  (1+6%)4   (1+9%)5   (1+9%)6  (1+9%)7   (1+9%)7

P0 = 33,333 + 31,761 + 30,234 + 27,723 + 24,567 + 24,342 + 24,119 + 633,116

P0 = 829,180 tỉ đồng

Giá trị 1CP thường của công ty = 829,180 tỉ đồng / 14.000.000 = 59.227,20 đồng

Phương pháp P/E

+ Phương pháp P/E là gì?

Là phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên P/E của các doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị CP của doanh nghiệp đang cần định giá.

+ Cách xác định

               Giá trị CP (DN đang cần định giá) = EPS (DN đang cần định giá)  x   P/E

            P/E có thể tính theo 1 trong 2 cách sau:

- Dùng P/E bình quân của toàn ngành công ty đang hoạt động, hoặc lựa chọn 1 công ty có CP đang giao dịch rộng rãi có cùng tỉ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như CP đang cần định giá.

Đối với 1 TTCK phát triển, hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư có cổ phiếu A không được giao dịch sôi động trên thị trường. Vậy cổ phiếu A có giá hợp lí là bao nhiêu. Muốn vậy chỉ cần nhìn vào P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu A. Ví dụ: Trung bình các cổ phiếu loại này có P/E = 11. Khi đó nhân P/E với EPS của công ty phát hành cổ phiếu A có thể tìm ra được giá cổ phiếu A. Giả sử EPS của công ty là 5.500đ/CPT thì:

                          P = 5.500 x 11 = 60.500đ /CP

- Dùng P/E của chính công ty đó, thường là P/E của nhiều năm trong quá khứ, hoặc P/E hợp lí.

Đối với các công ty có g tăng trưởng đều đặn, thì P/E tính theo công thức sau:

                 P/E hợp lí = hệ số chi trả cổ tức x (1+g) / (i-g)

                                   P/E = (1-b) x (1+g) / (i-g)

Vì P = DIV1 / (i-g) = DIV0 (1+g) / (i-g)

Do đó:

P0/E0 = DIV0/EPS0 x (1+g) / (i-g)

Hay                           

P/E = DIV0/EPS0 x (1+g) / (i-g)

Thực tế khi tiến hành định giá CP thì việc lựa chọn hệ số P/E không đơn giản như 2 phương pháp trên mà còn phải căn cứ vào xu hướng phát triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do vậy có thể kết hợp cả 2 cách trên để định giá cổ phiếu của công ty.

Ví dụ: công ty X là một công ty thuộc ngành công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây với hệ số P/E có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng P/E của toàn ngành. Hệ số P/E toàn ngành hiện nay là 11,5. Tỉ lệ chi trả cổ tức năm hiện hành của công ty là 30%, EPS = 2000đ/CP, ROE = 16%, lợi suất yêu cầu đối với cổ phiếu của công ty i = 14%. Yêu cầu xác định giá trị cổ phiếu của công ty?

Ta có: g = (1-30%) x16% = 11,2%

P/E hợp lí của công ty: 0,3(1+11,2%)/(14%-11,2%) = 11,9

Trong khi đó P/E của ngành là 11,5. Về mặt lí thuyết ta có thể nhân EPS với P/E của ngành: 11,5 x 2000 = 23.000đ/CP. Tuy nhiên qua phân tích cho thấy đây là công ty có xu hướng phát triển mạnh với tốc độ tăng P/E mạnh hơn của toàn ngành, do vậy ta quyết định chọn P/E hợp lí của công ty để định giá cổ phiếu.

Với P/E = 11,9 thì giá cổ phiếu của công ty bằng 11,9 x 2000 = 23.800đ/CP.

Điểm hạn chế của việc sử dụng hệ số P/E là nó được tính dựa vào lợi nhuận của năm trước, do đó để khắc phục người ta sử dụng hệ số P/E tương lai. Tuy nhiên việc dự đoán lợi nhuận của năm tới sẽ không hoàn toàn chính xác. Vì vậy hệ số này chỉ được dùng để đo mức giá trị tương đối của CP.

+ Một số lưu ý

- Không sử dụng P/E để dự đoán giá CP trong đầu tư ngắn hạn, mà chỉ có ý nghĩa trong dài hạn.

- P/E cao (giá CP đắt) nhưng giá CP vẫn có thể tiếp tục đi lên và ngược lại

- P/E giúp bạn xác định giá CP đang ở mức nào để đưa ra chiến thuật đầu tư hợp lí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#manhhalee