Kẻ di trú đi tìm chất xám (full)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 1

Thoạt nhìn hắn lần đầu tôi đã thấy thích, hắn không đep trai nhưng thu hút tôi một cách kỳ lạ. Chắc có lẽ vì hắn không giống ai trong lớp, nên đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi không dám tự xưng là người sành sỏi trong việc ăn mặc nhưng nhìn cách ăn mặc của hắn là tôi biết ngay hắn là dân “Hai lúa”. Hắn cũng trang phục quần xanh áo trắng, cũng chơi quần “xịn” loại trăm mấy ngàn nhưng thợ may đồ cho hắn thì ra nghề ở thế kỷ trước.

Nói chung , hắn đến với lớp tôi và làm cho tất cả mọi nguời trong lớp chú ý vì cái vẻ quê mùa của hắn. Riêng tôi, tuy chưat iếp xúc với hắn lần nào nhưng tôi vẫn thích hắn. Nhìn khuôn mặt háo hức thèm học hỏi của hắn là tôi có cảm tình ngay. Hắn có đôi mắt đen, sáng và luôn hướng vào chúng tôi với sự thân thiện rỏ rệt. Tôi dự định ngày hôm nay, tôi sẽ làm quen với hắn nhưng Phú đã đi trước tôi một bước. Lúc ra về, Phú cùng đám bạn “Làm quen” với hắn. - Ê! Hai lúa, lại đây hỏi thăm chút coi.

Hắn đưa mắt nhìn bọn tôi với ánh mắt đầy thiện cảm. - Gọi tui phải không?

Phú hất mặt. - Ở đây chỉ có mày là hai lúa, không gọi mày thì còn gọi ai nữa.

- Tui…tui tên Sơn chứ đâu phải tên lúa. - Tao đây có hỏi tên của mày. Mày tên núi, tên đá hay tên bùn thây kệ mày.Tao thích gọi mày là hai lúa thì tao gọi được không?

- Tui…tui..

- Ê ! Ở đây nói chuyện cấm xưng tui nghe không. Ra thị xã học thì phải tập văn minh lịch sự nói chuyện không có xưng tui. Vốn biết Phú là vua trêu chọc nên lũ con gái lớp tôi kéo nhau tới vây quanh và cười ồ khi nghe Phú lên lớp. Phú chỉ chiếc xe đạp của hắn và nói. - Ở thị xã người ta cấm chạy xe loại này.

Xe đạp của hắn là loại xe leo núi có phuột trước, phuột sau, vỏ xe thì tua tủa những gai. Nghe Phú nói tôi cũng không hiểu, vìbọn tôi cũng đi học bằng xe đạp. Hắn thì làm thinh chỉ nhìn Phú cười hiền.

Phú trợn mắt. - Mày cười cái gì, bộ tao nói giởn với mày sao? Mày chạy xe vỏ gai chôm chổm làm hư đường thị xã, công an tịch thu xe của

mày đó. Mày nhìn xem ở đây đâu có ai chạy xe giống như mày không. Xe của mày người ta làm để chạy đường đất thôi, cấm chạy đường nhựa mày có biết không.

Chuyện Phú nói thì cũng đã buồn cười, nhưng khi thấy hắn đưa mắt dáo dác nhìn những chiếc xe của bọn tôi thì lũ con gái bật cười rũ rượi. Nhìn chúng tôi cười khuôn mặt hắn thộn ra trông đến tội. Phú thì tỉnh bơ còn làm ra vẻ thân thiện vổ vai hắn.

- Mày ở quê mới ra nên còn rất nhiều chuyện mày chưa biết, chuyện nào biết, tao nói cho mày biết. Nhớ mai đừng có chạy xe này nữa nghe không. Mày chạy công an họ thấy họ lấy thì uổng lắm, xe mày mua bao nhiêu?

- Tui mua một triệu hai. - Lại xưng tui nữa, tao cấm mày không được nói chuyện xưng tui.

Hắn lẳng lặng nhìn bọn tôi rồi bỏ đi để lại sau lưng những tiếng cười. Nhìn theo hắn mà tôi thấy tội tội. Hắn tuy quê mùa thậtnhưng Phú đùa như vậy cũng hơi quá đáng.

Hôm sau, lớp tôi lại được một trận cười đau cả bụng khi hắn tin lời Phú thay cả hai vỏ của chiếc xe đạp. Phú còn bắt tay hắn chúc mừng.

- Mày thật chịu khó học hỏi, tao tin chỉ trong một thới gian ngắn mày thành dân thị xã chính tông. Tôi lắc đầu cười với Phú.

- Tao chịu thua mày luôn. Tôi với Phú chỉ mới học chung trong năm nay. Năm trước, Phú học lớp 9c, còn tôi học 9a. Phú cũng là học sinh có tên tuổi

nên chúng tôi biết nhau. Năm lớp chín Phú được huy chương vàng karate, tôi cũng huy chương vàng cờ vua trong một cuộc hội thi vòng tỉnh.

Năm nay, thành phần lớp tôi cũng không có gì thay đổi so với năm ngoái. Một số bạn học yếu được thuyên chuyển qua lớp khác và bù lại là một số bạn học khá ở các lớp khác chuyển về lớp tôi, trong đó có trường hợp cá biệt là Sơn được chuyển từ một trường vùng sâu vào học cùng lớp. Vẫn như năm trước Ngọc Uyển “Đại tiểu thư ”làm lớp trưởng, tôi lớp phó học tập, còn Tuyết Ngân học sinh lớp 9d củ làm lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động thì dành cho nhà đương kiêm vô địch karate Trần Quang Phú. Ngọc Uyển không phải là học sinh xuất sắc nhất lớp, nhưng mấy năm qua cô ta lãnh đạo lớp thì không chê vào đâu được. Đâu phải ngẫu nhiên mà lớp đặt cho Ngọc Uyển biệt danh “Đại tiểu thư ” một cách trân trọng. Tuy là con gái nhưng tính Ngọc Uyển rất phóng khoáng và đi đầu trong mọi phong trào. Những công việc khó khăn Uyển hăng hái xung phong, đi sau Ngọc Uyển là sự ủng hộ của cả bọn con gái lớp tôi.

Không biết có phải vì làm “Lãnh đạo” nên Ngọc Uyển có bệnh xem thường cánh con trai trong lớp. Lớp cũng hay cáp đôi Uyển với người này, người kia trong đó có tôi nhưng Uyển thường trề môi tuyên bố : “Lớp này không có ai đáng mặt đàn ông” . Tôi nghe mà tự ái. Vẫn biết Uyển có quyền tự hào về mình nhưng đừng nên coi thường người khác đến như vậy. Ai mà không biết Uyển đẹp lại là con nhà giàu nhưng kiêu hảnh quá đôi khi tôi cũng thấy ghét.

Với sự xuất hiện của Tuyết Ngân, Uyển không còn là nhân vật đẹp số một của lớp. So với Uyển, Tuyết Ngân là mẫu ngườiđối lập hoàn toàn. Uyển sôi nổi ngổ ngáo. Tuyết Ngân thì hiền lành thuỳ mị, mỗi người đều mang một nét đẹp riêng.

Không biết có phải mến nhau vì sắc, thích nhau vì tài hay không mà chỉ mấy buổi học chung Ngọc Uyển và Tuyết Ngân đãkết với nhau rất thân thiện. Hai cô đi đâu cũng đi chung và tỏ ra tâm đầu ý hợp lắm. Phú cũng vậy, cũng là tay đáo để trong việc kết

thân với những người bạn mới. Vào học chưa hết một tuần, Phú đã nắm được cánh con trai lớp tôi. Những câu đùa tếu của Phú lúc nàocũng được bọn con trai lớp tôi ùa theo ủng hộ. Nạn nhân của Phú là anh bạn quê mùa bị Phú gán cho biệt danh là “Hai lúa” . Đôi khi tôi

cũng cảm thấy tội cho hắn vì hay bị bạn bè trêu chọc, nhưng hắn thật hiền. Thông thường hắn chỉ cười cười trước những câu trêu đùacủa chúng bạn và đỏ mặt khi bị bọn con gái chọc quê.

Sáng hôm nay, lúc giờ ra chơi Phú nhai lại bài cu,ỷ tức lôi hai lúa ra chọc quê cho cả lớp cười. - Hai lúa! Bài kiểm tra vừa rồi mày được mấy điểm?

- Bài của tôi điểm thấp lắm. - Lúa như mày mà được điểm cao mới là chuyện lạ chứ điểm thấp là chuyện bình thường.

Hắn làm thinh, lớp có vài tiếng cười khúc khích. Được nước, Phú làm tới. - Người ta nói “Con quan thì được làm quan, con sải ở chùa thì quét lá đa”. Cha mày là hai lúa thì đẻ ra mày cũng là hai lúa

thôi, cha dốt thì làm sao đẻ ra con thông minh được. Bọn con trai ngoác miệng ra cười, còn tôi thật bất mãn trước câu đùa quá trớn của Phú. Hắn bật dậy, khuôn mặt đỏ bừng rồi chuyển sang tím ngắt. Hắn chỉ ngay mặt Phú. - Với tao mày có thể nói chơi sao cũng được, nhưng tao cấm mày không được nói động tới cha của tao.

Sự tức giận của hắn làm tôi thật sự kinh ngạc. Vốn quen nhìn hắn trong dáng hiền nhẩn nhục, giờ hắn giận, cả người hắn nhưbốc lửa. Phú cũng bất ngờ, nhưng vẫn nghênh mặt ngoan cố.

- Tao nói đó mày làm gì tao. Cha mày dốt thì tao nói….. Bụp, bụt…

Hắn nhào tới chơi ngay vào mặt Phú mấy đấm liên tiếp. Sự việc diễn ra quá bất ngờ ngoài cả mọi dự liệu, cả Phú cũng không nghĩ rằng hắn nói là chơi thiệt như vậy. Tôi cùng cánh con trai ào vô can cả hai ra. Phú chỉ mặt hắn. - Mày…mày…

Hắn hườm hườm nhìn Phú bằng đôi mắt tóe lửa. - Mày sao? Mày có cha không?

Đúng lúc này “Đại tiểu thư ” lên tiếng. - Thôi giải tán, không bàn cải nữa. Bạn Phú cũng đùa quá đáng, xúc phạm tới cha mẹ người ta. Tôi đề nghị từ đây về sao các

bạn không nên trêu bạn Sơn. Chuyện vừa qua của bạn Phú với bạn Sơn, tôi thấy bạn nào cũng có lỗi. Tôi đề nghị hai bạn nên xin lỗinhau và bắt tay hòa thuận.

Lớp vỗ tay tán thành. Hắn lên tiếng trước tiên.

- Tui….tôi xin lỗi các bạn vì tôi không thể tự kìm chế được cơn nóng giận mà làm cho lớp náo động.Hắn bước tới chìa tay với Phú.

- Tôi xin lỗi bạn, lúc nảy tôi quá tức nên có đánh bạn hai cái. Bây giờ bạn có thể đánh lại tôi hai cái coi như mình huề. Bạn có thểnói chơi với tôi như thế nào cũng được, nhưng cố gắng đừng lôi cha tôi vào.

Phú ghìm mặt.- Tao không cần mày xin lỗi, mày không xứng đáng bắt tay với tao. Chuyện mày đánh tao, tao sẽ tính sổ với mày sao.

Nói xong, Phú bỏ đi. Hắn lặng lẽ hướng về Ngọc Uyển với ánh mắt của kẻ biết ơn rồi về ngồi ở bàn, khuôn mặt hắn đượm nét ưutư. Tôi không biết có phải vì hắn sợ nhà vô địch karate lớp tôi hay không mà trông hắn buồn lạ. Một số bạn trong lớp xì xào cho rằng hắn đang sợ xanh cả mặt, nhưng tôi lại nghĩ khác. Nếu quả thật hắn mới đến không Phú là ai thì đến giờ hắn vẫn chưa biết Phú có nghề.Nếu hắn đã biết Phú từng đoạt huy chương vàng karate mà vẫn không sợ thì tay này quả không vừa. Nhìn phong cách của hắn, tôi nghĩ có thể hắn buồn vì nguyên nhân khác chứ không phải vì sợ như một số người nhận định.Tôi biết chắc chắn là Phú sẽ không bỏ qua chuyện này. Bị một tay gà mờ đánh giữa lớp mà không có nổi một phản ứng thì đó là một sĩ nhục quá lớn đối với Phú. Bằng chứng là hai tiết toán còn lại Phú cúp luôn.Sự vắng mặt của Phú càng làm cho một số bạn hiếu động trong lớp thêm náo nức. Chúng dự đoán sau buổi học này sẽ được chứng kiến cuộc phục thù nảy lửa của nhà đương kiêm vô địch karate. Nhưng ngoài cả mọi dự đoán, không có chuyện gì xảy ra sau buổi học. Phú đi về chứ không chận đường phục thù như mọi người phỏng đoán.

*************

Sáng nay,tôi đến lớp thì thấy hắn đang đứng thơ thẩn một mình trước hành lang. Hắn nhìn nhìn tôi và tôi cười với hắn, hắn cười đáp lại. - Bạn đi học sớm thế ?

- Tôi cũng vừa mới tới đấy thôi. - Lúc trước bạn học ở đâu mà chuyển về học ở đây?

- Tôi học ở Phú Hiệp, Tam Nông. Tam Nông ! Tôi nghe quen quen nhưng thật tình tôi cũng không biết nó nằm ở đâu.

Tam Nông ! Tôi nghe quen quen nhưng thật tình tôi cũng không biết nó nằm ở đâu. - Tam Nông là ở đâu? Tôi hỏi hắn.

Hắn cười thật rộng. - Bạn có bao giờ nghe đến Vườn Quốc Gia Tràm Chim chưa?

- Có. Vườn quốc gia Tràm Chim có phải là nơi mà người bảo vệ loài Sếu đầu đỏ gì đó phải không. - Đúng rồi !

Tuy không biết Tam Nông nằm ở đâu, nhưng tôi biết Vườn quốc gia Tràm Chim nằm ở một huyện vùng sâu của tỉnh. Nghenói ở đó đường xá đi lại thật khó khăn.

- Ở đó không có trường cấp ba phải không? - Có chứ !

Thấy tôi nhìn nhìn hắn giải thích. - Nếu học ở trường trung học phổ thông Tràm Chim thì tôi cũng phải thuê nhà trọ vì không thể đi về trong ngày được. Cha tôi

nói học ở đâu cũng phải thuê nhà trọ thay vì học ở Tràm chim thì học ở thị xã vẫn hay hơn, vì như thế tôi sẽ có nhiều điều kiện để học.Còn được vào học ở đây thì cha tôi nhờ ông anh làm ở Sở tài chánh xin dùm.

Tôi nhìn hắn và tự hỏi liệu hắn có theo nổi chúng tôi hay không. Với bài kiểm tra toán vừa rồi, hắn được có bốn điểm thì hắnchỉ thuộc loại học sinh yếu. Còn xin được vào học ở lớp tôi thì ông anh của hắn cũng thuộc loại có uy tín. Tôi biết trường tôi đang quá

tải vì hàng năm lượng học sinh các huyện rất muốn được vào học ở trường thị xã như trường tôi. Xin được vào học là cả một vấn đề,còn học ở lớp 10T như chúng tôi càng không dể. Để coi! Nếu một thời gian nữa mà hắn yếu quá thì ban giám hiệu sẽ chuyển lớp hắn

ngay. Tan buổi học, hắn chờ tôi trước cổng trường.

- Hình như bạn về cùng đường với tôi. - Hiện tại bạn ở đâu?

- Tôi ở trọ nhà gần trường Cao Đẳng Sư Phạm Đồng tháp. Hai chúng tôi sóng đôi nhau đạp xe về. Phía trước, tôi thấy Phú đang bám theo sau Ngọc Uyển, Tuyết Ngân. Tôi không biết Phú đang nhắm vào ai trong hai cô gái đẹp nhất khối mười của lớp tôi. Và mỗi khi thấy Phú tò tò đi theo Ngọc Uyển là tôi thấy khó chịulàm sao. Tôi vẫn biết mình không thể với tới những cô gái con nhà giàu sang như Ngọc Uyển, nhưng…tự buồn vẫn là quyền của tôi. Tôi tự hỏi lòng mình lẽ nào đã yêu Ngọc Uyển? Nhưng từ đầu năm học nầy tôi rất vui mỗi khi được cùng Ngọc Uyển trò chuyện. - Bạn có học thêm ở đâu không?

Thật là vô ý, lo suy nghĩ vẫn vơ mà tôi quên mất là mình đang đi cùng Sơn. - Không.

Hắn cười, nụ cười thật dể mến. - Tôi muốn học thêm Toán, Lý, Hoá bạn có thể giới thiệu chổ học cho tôi được không?

Tôi nhìn hắn. - Bạn muốn học kiểu nào? Kiểu tốn ít tiền hay kiểu tốn nhiều tiền.

Hắn giương cặp mắt “Bò lạc” nhìn tôi. - Tôi không hiểu ý của bạn. Học mà cũng phải kiểu này kiểu kia nữa sao?

- Nếu muốn tốn ít tiền thì bạn đăng ký ở Trung tâm, ở đó người ta dạy đông người nên giá rẻ và ai vô đó học được gì thì học,không được cũng phải đóng tiền. Nếu bạn là con nhà giàu thì đăng ký học thầy giỏi dạy tại tư gia và được kèm cặp tận tình. Học kiểu đó

thì đem vàng mà đi đổi vì chử thầy đắt như vàng bốn con chín. Thấy hắn làm thinh, tôi đế thêm.

- Nếu bạn muốn học thầy dạy có tiếng ở thị xã này tôi sẽ giới thiệu. Thầy Tuấn dạy kèm có tiếng tại thị xã này. Nghe nói thầy thu học phí năm là hai triệu rưỡi.

Thật tình tôi cũng không biết chính xác lắm về cái điều mà tôi đang nói. Điều đó tôi chỉ nghe bọn trong lớp kháo nhau vậythôi, chứ lớp tôi cũng chưa có đứa nào học thêm như vậy. Thầy Tuấn dạy toán khối mười hai và chỉ kèm luyện thi đại học. Thầy nổi

tiếng vì những học sinh học với thầy đa số đều đậu đại học. Thấy hắn ngơ ngơ tôi hù vậy thôi, chứ tôi đoán hắn cũng không có khả năngtài chính để học như vậy.

Nhìn khuôn mặt đăm chiu của hắn tôi, tôi muốn phì cười nhưng vẫn cố làm tỉnh. - Bạn thấy sao? Bạn có khả năng theo học những thầy giỏi như thầy Tuấn không? Theo như nhận định của tôi thì với sức học như bạn thật khó mà theo những học sinh của lớp tôi. Tôi nói như vậy là không có ý coi thường bạn, nhưng ở một trường vùng sâu thìlàm sao mà tìm được một thầy giỏi.

Hắn nhìn tôi bằng đôi của kẻ biết ơn. - Tôi cũng tự biết sức học của mình. Tôi không buồn vì bạn đã nói thẳng. Cha tôi thường nói những người dám nói thẳng là những người bạn tốt. Định đùa chơi với hắn cho vui, nhưng nghe hắn nói một câu tôi thấy mình thật có lỗi. Nhìn khuôn mặt chân thật của hắn, tự dưng tôi thấy lòng mình dâng lên một tình cảm lạ lùng, một cảm giác êm ái mà tôi chưa bao giờ có khi trò chuyện với bọn con trai trong lớp. Tôi nhìn hắn và tự hỏi mình đó có phải là tình bạn không?

Và tôi chân tình hỏi thăm hắn về những năm học vừa qua của hắn ở cái nơi mà tôi chỉ biết mỗi cái tên lạ lẫm Phú Hiệp. Hắncũng thật tình nói về thành tích học tập của hắn ở đó. Theo như hắn nói thì hắn cũng thuộc loại học sinh giỏi của trường và cũng là một

trong những học sinh cá biệt. Không nghe hắn nói, tôi cũng biết hắn là học sinh cá biệt. Vì vừa vào học ở lớp tôi chưa được bao lâu hắn đã đập lộn rồi mà.

Nhắc tới chuyện đánh lộn, tôi hỏi hắn. - Mấy hôm nay Phú có làm khó dễ chi bạn không?

Hắn cười buồn.

Hắn cười buồn. - Tôi cũng đang chờ điều đó.

Nhớ lại ngày hôm đó, tôi không kiềm được tò mò. - Lúc đánh Phú bạn có biết nó là vô địch karate không?

Hắn gật đầu. - Biết.

Điều hắn thú nhận hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. Tôi trợn mắt nhìn hắn, trong phút chốt trong mắt tôi hắn trở thànhkhủng long.

- Biết mà bạn cũng đánh! Hắn nhìn nhìn tôi.

- Tại vì Phú xúc phạm tới cha tôi. Với tôi, các bạn muốn nói chơi như thế cũng được, nhưng đụng tới cha tôi là không được.Với tôi, cha tôi là người đáng kính nhất, tôi không cho phép bất kỳ ai xúc phạm tới.

Nhìn hắn, tôi lại thấy hắn hay hay. Tôi lại tự hỏi mình trong trường hợp như hắn, liệu tôi có đủ can đảm xông vào đánh Phúnhư hắn đã làm không. Tôi biết mình có thể dùng mọi lý lẽ để tự lừa mình, nhưng không thể không xấu hổ. Tôi không can đảm làm như hắn. Và tôi cũng nghĩ, chắc là cha của hắn rất hài lòng về hắn. Đâu có đứa con nào không thích hảnh diện về cha của mình và…..và đâu phải đứa con nào cũng hạnh phúc vì có được một người cha đáng kính như là cha của hắn. Tuy chưa gặp cha hắn lần nào,nhưng qua hắn và qua những câu kể của hắn về người cha, tôi thật sự muốn mình cũng có được ngươi cha như vậy.

Còn cha tôi, tôi không khỏi …. Có lẽ tốt nhất là đừng nên suy nghĩ nhiều. Cha tôi là một người đàn ông yếu đuối. Ông chỉ biếtsống cho riêng mình và trút hết gắng nặng lên vai mẹ tôi. Tôi không có quyền coi thường cha của mình, nhưng bắt tôi thần tượng về cha như hắn tôi không thể. Từ lúc biết suy nghĩ, tôi luôn luôn yêu và kính trọng mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ tốt nhất trên đời nầy, một taymẹ tảo tần muôi chúng tôi khôn lớn và được học hành đàng hoàng. Tuy gia đình tôi không được giàu có, nhưng cũng không đến nổi nghèo đói. Mẹ luôn là niềm tự hào của tôi và tôi luôn luôn tự hứa với mình là không làm cho mẹ buồn lòng. Tôi cố gắng học và thànhtích học tập những năm qua của tôi luôn làm mẹ hài lòng.

Rồi hắn chia tay với tôi, khi tôi rẻ vào con hẻm nhỏ. Trong lần đầu giao tiếp, hắn gieo vào lòng tôi thật nhiều thiện cảm. Vàcũng lần đầu trong đời tôi có xúc cảm lạ lùng về một tình bạn. Sự thành thật nơi hắn đánh thức trong tôi một tình cảm mà tôi tưởng mình

không có. Đó là tình thân hữu.

**********

Hắn luôn làm tôi ngạc nhiên. Sáng tôi đến lớp và chú tâm tìm hắn. Thấy tôi nhìn, hắn nở nụ cười thân thiện. Còn tôi thì khôngcòn tin vào mắt mình khi khuôn mặt hắn sưng húp tím bầm với cái mỏ biến dạng như trư bát giới. Cái thằng cũng lạ, bản mặt như vậy

mà cũng đi học được. Tôi sáp lại hỏi.

- Bị sao vậy? Hắn cười, dù nụ cười làm cho khuôn mặt của hắn càng thêm xấu.

- Chiều hôm qua Phú tính sổ và lấy cả vốn lẩn lời. Hình như đối với hắn bị đánh như thế làm hắn vui không bằng. Hắn không chút xấu hổ mà còn khoe với tôi nữa chứ. Bọn con

gái trong lớp tụm ba, tụm bảy xì xào bình luận về nguyên nhân biến dạng khuôn mặt của hắn. Phú vào lớp với khuôn mặt dương dương tự đắc. Theo sau Phú là bọn ruồi hôi của lớp tôi, chúng cũng dương dương tự đắc và ca ngợi thành tích của nhà vô địch karate. Nhất là Tâm “Nắng bề nào che bề đó” bô bô cái miệng. - Bụp một cái ! Không dám có một phản ứng. Bụp một cái nữa, làm thinh. Đố dám chống cự, chống cự để mà mềm xương à, coi vậy chứ cũng biết khôn, nếu không sáng nay nằm bệnh viện rồi còn đâu mà vác cái mặt heo đi học. Phú kênh kênh cái mặt.

- Tao đâu phải là cái loại dể dởn mặt. Cái đó là mới chỉ cảnh cáo thôi, nếu tao chơi thẳng tay thì má nó nhìn nó cũng không ra.Muốn vổ ngực làm anh hùng hả? Xứ này không có đất dành cho em đâu em ơi, đừng có mà mơ.

Lớp có những tiếng cười, những câu phụ họa. Riêng tôi và một số bạn khác thì không thể cười nổi như Tuyết Ngân, NgọcUyển. Chuyện Phú đánh hắn không nằm ngoài dự liệu của tôi, nhưng đánh nặng đến độ như vậy thì thật là quá đáng. Tôi cũng biết Phú rất có máu đánh nhau, vì năm ngoái Phú cũng đánh một bạn học cùng lớp và chuyện ấy cũng rùm beng một thời gian. Chính vì vậy màở trường ít có học sinh nào dám đụng độ với Phú.

Được sự cổ vũ của đám ruồi hôi, Phú càng lên mặt. - Ê hai lúa ! Nãy giờ tao nói gì mày có nghe không?

Cả lớp đổ dồn mắt về phía hắn. Còn hắn làm như không nghe, mắt nhìn lơ ra ngoài cửa lớp không trả lời. Thái độ của hắn làmPhú tức điên lên.

- Thằng này thật cứng đầu. Bị như vậy mà còn chưa sợ, tao phải trị cho mày một trận nữa để mày biết lễ độ hơn. Một lần nữa “Đại tiểu thư ” Ngọc Uyển lên tiếng.

- Bạn Phú, bạn thật là quá đáng. Con người của bạn chẳng có chút nào cao thượng. Hôm trước, người ta xin lỗi bạn rồi màbạn cũng nhỏ mọn đánh người ta như vậy thật chẳng đáng mặt đàn ông tí nào.

Tôi là người đầu tiên vổ tay tán thưởng “Đại tiểu thư “. Bọn con gái cũng hùa theo. - Đúng ! Đúng quá !

- Ngọc Uyển nói hay quá! Thật xứng đáng là Đại tiểu thư của lớp. Phú lườm tôi bằng ánh mắt hằn học. Tôi cũng nhìn trả lại Phú bằng ánh mắt: “ Tao đếch sợ ”. Tuy không đủ can đảm bênh

vực cho hắn trước lớp, nhưng tôi sẳn sàng đứng về lẽ phải. Phú bật dậy.

- Các người hay lắm ! Nó đánh tôi là đúng, còn tôi đánh nó là sai.

- Các người hay lắm ! Nó đánh tôi là đúng, còn tôi đánh nó là sai. Phú hất mặt với hắn.

- Mày cũng hay quá chứ ! Đem cái mặt đưa đám để cho bọn con gái thương hại thì khôn bỏ mẹ. Thằng nào nói mày hai lúa làlầm to. Cái đồ phải nhờ đến sự che chở của một đám con gái như mày thì đáng mặt đàn ông hơn tao rồi.

Bọn ruồi hôi theo Phú cười ồ. - Nói hay !

- Nói quá hay ! ! ! - ………….

Lần này thì hắn bật dậy. - Tao biết tao đánh không lại mày, nhưng kỳ rồi tao không đánh trả không phải vì tao sợ mày đâu. Tao cảm thấy có lỗi vì lần

trước tao đánh mày giữa lớp nên tao đứng êm trả nợ cho mày đó. Tao không hèn núp bóng bọn con gái như mày nói đâu. Tao không sợmày đâu Phú. Tao đến đây với mục đích là để học chứ không phải đến lớp để ăn hiếp bạn bè như mày.

Hắn đưa mắt nhìn cả lớp. - Tôi là một học sinh vùng sâu, tôi có thể ngu hơn các bạn, nhưng tôi cũng là một con người. Tôi đến đây để học tập các bạn, các bạn giúp được tôi thì tốt còn không thì làm ơn đừng làm phiền tôi. Tôi thật sự cảm động vì lời nói chân thật xuất phát từ đáy lòng của hắn và không phải chỉ riêng tôi, lớp có rất nhiều ánh mắt

hướng về hắn bằng ánh thân thiện. Hôm nay, trong tôi như có thêm một con ngưới khác, một con người không còn nhút nhát e sợ. Tôiđứng lên chìa tay với hắn.

- Nếu Sơn không chê, tôi sẽ là bạn của bạn trong những ngày bạn học cùng tôi ở đây, ở mái trường này. Hắn bắt tay tôi với đôi mắt ấp đầy ngấn lệ và tôi…..tôi cũng thấy mắt mình cay cay.

*************

Hai lần, Phú toan chơi quê hắn giữa lớp, thì cả hai lần người bị nhục lại chính là Phú. Lần thứ nhất là do Phú vô tình. Lần thứ hai, Phú cố ý nhưng vẫn không đạt được dù đã dợt cho hắn một trận tơi tả. Và chính vì trận đánh cho hắn tơi tả mà Phú bị bọn con gáitrong lớp không ưa, nhất là hai người đẹp của lớp tôi là Ngọc Uyển và Tuyết Ngân.

Tuyết Ngân biểu hiện thiện cảm với hắn bằng một hành động mà cả lớp không ai ngờ. Sáng nay Tuyết Ngân đem đến bàn củahắn một túi thuốc và nói.

- Thuốc này là để uống giảm đau và tan máu bầm. Thuốc là do Ngân xin của mẹ Ngân trong bệnh viện chứ không có mua,bạn đừng ngại. Liều lượng uống mẹ Ngân có ghi trong toa, bạn cứ theo đó mà uống.

Hắn nghệch mặt ra nhìn Ngân rồi ấp úng. - Cảm ơn……cảm….ơn bạn !

Ngân cười. - Không có chi ! Thấy mặt bạn khó coi quá nên Ngân chịu khó xin cho bạn ít thuốc chứ có chi mà ân nghĩa.

Lớp tôi ai mà không biết cha mẹ Ngân đều là bác sĩ . Chuyện Ngân hay cho bạn bè thuốc là chuyện thường vì bản tính Ngânrất hay thương người. Lần này, Ngân cho hắn thuốc cũng là một biểu hiện thương người của Ngân nhưng làm Phú điên tiết.

Thấy Ngân cho hắn thuốc, tôi để ý thấy Phú như ngồi trên đóng lữa, khuôn mặt trong thật khó coi, khó coi còn hơn khuônmặt như trư bát giới của hắn. Lớp ai mà không biết Phú đang đeo đuổi hai cô hoa khôi của lớp tôi. Tuy không biết Phú đang nhắm vào ai, nhưng tôi biết một điều chắc chắn là Phú rất muốn được cảm tình của hai cô. Giờ Ngân đem cho hắn thuốc chẳng khác nào chửithẳng vào mặt Phú. Riêng tôi, tuy không có một chút tình ý nào với Tuyết Ngân mà còn cảm thấy nao nao huống chi là Phú.

Có lẽ vì sự lạnh nhạt của đám con gái, nhất là sự lạnh nhạt của hai người đẹp mà Phú trút hết nỗi tức giận lên người của hắn.Tôi không chứng kiến cuộc đụng độ đó nhưng nghe kể lại. Nghe nói Phú chận đường xử hắn và hắn cũng ngang nhiên chống trả. Không biết hậu quả cuối cùng ra sau vì sau đó cả Phú và hắn đều nghĩ học. Ngày hôm sau Phú đến lớp với khuôn mặt có một vết bầm xanh,còn hắn thì biệt tăm biệt dạng. Tôi như ngồi trên đóng lửa nhưng cũng chẳng làm gì được. Tôi không biết hắn ở đâu và càng không biết về nhà của hắn. Sự vắng mặt của hắn làm lớp tôi không khỏi xôn xao, nhất là đám bạn Phú tuyên bố hắn không dám đi học nữa. Ngọc Uyển lên tiếng trách Phú, Phú nhún vai. - Chuyện hắn nghĩ học liên can chi tới Phú.

Ba ngày sau, hắn đến lớp, đến thật sớm. Tôi chua xót khi thấy hắn xanh xao, tiều tuỵ.

- Mấy hôm nay không thấy bạn đi học tôi lo quá. Nghe nói bạn…. Hắn gạt ngang.

- Tôi bận chuyện nhà nên phải nghĩ ít hôm. Thấy tôi cứ mãi nhìn, hắn mỉm cười.

- Bộ mặt tôi lạ lắm sao mà bạn nhìn kỷ thế? Bọn con gái trông thấy hắn cũng nhìn ngó xì xào bàn tán, hắn thản nhiên cười cười nói nói với tôi như không có chuyện gì

xảy ra. Tuyết Ngân vừa thấy hắn hỏi ngay. - Nghe nói Phú đánh bạn nữa phải không?

Hắn lắc đầu. - Không có chuyện đó đâu. Cảm ơn bạn vì những viên thuốc giảm đau.

- Bạn uống hết chưa? Nếu hết Ngân cho nữa. Hắn nhìn Ngân .

- Tôi thành thật cảm ơn bạn. Mẹ tôi thường nói người có tấm lòng nhân hậu thường hay giúp người hoạn nạn. Bạn là một côgái nhân hậu mà mẹ tôi thường hay nói.

Hắn nói một câu khôn ngoan ngoài cả dự liệu của chúng tôi. Tôi ngạc nhiên, còn Ngân thì lại mắc cở. Cô ta quay lưng bước đi

Hắn nói một câu khôn ngoan ngoài cả dự liệu của chúng tôi. Tôi ngạc nhiên, còn Ngân thì lại mắc cở. Cô ta quay lưng bước đivới câu nói chống chế.

- Bạn thật là biết ăn nói. Hắn ngớ ra nhìn theo rồi quay nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm.

- Bộ tôi nói gì sai à! Tôi nhìn hắn cười không đáp.

Phú vào lớp với sự ồn ào của đám đi chung. Thấy hắn, Phú làm như thân thiện bằng một cái vổ vai. - Sao ! Khỏe chư?

Hắn cười thật tự nhiên. - Vâng!

Tôi không thể tưởng tượng được đó là cảnh đó giữa Phú và hắn. Hay là cả hai đã bắt tay hoà thuận với nhau rồi. Nếu quả thậtcó điều đó thì thật là hay. Tuy không ưa Phú nhưng tôi không muốn giữa hắn và Phú cứ mãi xung đột.

Phú vênh vênh cái mặt vào chổ ngồi ở lớp bằng câu nói. - Ít ra thì nó cũng biết điều rồi đó. Gặp tao mà không ngoan ngoản thì không xong đâu…..Ối trời ơi ! Chết tôi rồi…

Cả lớp tôi thét ầm lên, nhất là bọn con gái ùa nhau chạy nhốn nháo. - Rắn…. Rắn….

- Eo ơi ! Ghê quá !… - …………..

Tôi chạy vào lớp và đứng sựng lại khi thấy một con rắn to gớm ghiếc đang phùn mang với Phú. Còn Phú thì tái ngắt như xácchết bất động nhìn con rắn mà không dám nhúc nhích. Hắn bước tới tỉnh bơ chụp con rắn rồi nói.

- Xin lỗi ! Con rắn này của tôi nuôi. Tôi vô ý để nó xổng làm các bạn sợ hải. Không biết vô tình hay cố ý, hắn quơ quơ con rắn trước mặt Phú rồi nói.

- Loại rắn này xứ tôi người ta kêu bằng rắn hổ, độc dữ dằn và thịt thì ngon cực kỳ. Con rắn này tôi bẻ răng và lấy hết nọc độccủa nó rồi. Chứ không thì nó cắn một cái là chết liền, có vô địch karate đi nữa cũng chết.

Rồi hắn cốc tay lên đầu con rắn. - Mày quậy quá ! Tao nói là để yên cho tao học hành mà mày cứ kiếm chuyện miết, ai mà chịu cho nỗi. Thôi nghen, không có

quậy nữa nghen, có ngày tao làm thịt mày à. Lớp có tiếng cười, nhất là tiếng cười khúc khích của Tuyết Ngân. Giờ thì tôi đã hiểu, hắn thả rắn độc vào học bàn để cảnh cáo

Phú. Hắn quả là một tay đáo để. Và lớp không khỏi bò ra mà cười khi Trọng phát hiện ra quần của Phú ướt nhẹp. Trời ơi ! Nhà vô địch karate của lớp tôi

sợ tè cả ra quần. Phú ôm mặt dông mất trong tiếng cười của bọn con gái.

CHƯƠNG HAI

Sau lần hắn đem con rắn vào hù Phú, thì Phú không còn làm khó dể hắn nữa. Chuyện Phú tè trong quần làm Phú xấu hổtrước lớp một thời gian, nhưng trong lớp cũng không có ai có can đảm chọc nghẹo. Bị một thằng hai lúa chơi sát ván Phú cũng căm lắm

nhưng sợ con rắn quá nên phải đành chịu. Lớp tôi có rất nhiều dự đoán rằng Phú sẽ trả thù, trả thù thật dữ dằn. Riêng tôi, tôi nhận định rằng Phú không dám vì Sơn cũng không phải là tay hiền. Ở hắn có cái gì đó tôi thật mến và cũng hơi ớn ớn nếu như phải đụng độ với hắn. Hắn là mẫu người chânthật và khi chơi hắn cũng chơi thật, chơi hết mình. Như đem con rắn độc vào cảnh cáo Phú là một biểu hiện tính cách dữ dội nơi hắn.

Rồi ban giám hiệu trường cũng biết, vì con rắn hắn mang vào làm náo động cả trường. Giám thị mời cả hai lên dượt cho mộttrận và bắt viết kiểm điểm. Riêng Phú thì bị treo hạnh kiểm vì tụ tập đánh bạn. Cả hai đều hứa sẽ không còn tái phạm nữa.

Bị Sơn chơi cho tan nát trước lớp, Phú không còn phong độ của nhà vô địch. Bọn con gái trong lớp tôi không còn thần tượnghóa về một anh chàng đẹp trai và hào hoa ấy nữa. Điều ấy làm tôi thật khoái trong lòng và càng khoái Sơn hơn. Tuy không nói ra nhưng

từ khi Phú về học chung tôi thấy mình bị lép với Phú. Phú học không hơn tôi nhưng cậu ta có nhiều lợi thế hơn vì là con nhà giàu và baPhú là một cán bộ có chức quyền trong thị xã.

Tôi biết mình thích Ngọc Uyển chỉ là ước vọng hảo huyền nhưng … thích thì vẫn cứ thích. Dạo này Phú đâu còn dám tò tòtheo sau mấy cô nữa. Gặp cái miệng của đại tiểu thư, Phú thiệp ngay khi đại tiểu thư khoán cho cái câu: “ Phú tè”. Mà lớp tôi cũng chỉ

có đại tiểu thư là dám nói như thế trước mặt Phú. Sáng nay, vừa bước chân vào lớp tôi thấy các bạn chỉ trỏ nhau lên bảng và cười. Không biết ai đó viết lên bảng hai cái tên là Sơn cộng Uyển rồi đóng khung lại đàng hoàng. Phía dưới còn thêm hàng chử hai lúa, đại tiểu thư. Nhìn xuống lớp tôi không thấy đại tiểuthư và cả hắn. Đại tiểu thư vào mà thấy thì có chuyện.

Đại tiểu thư sánh vai Tuyết Ngân nói nói cười cười vừa bước chân vào lớp thấy hàng chử cáp đôi trên bảng thì đứng lại nhìnnhìn rối bỉu môi.

- Đồ tầm phào ! Nói xong, Uyển chẳng thèm xoá bảng mà quay lại hỏi.

- Hôm nay, tổ nào trực lớp sao không lao bảng mà còn để bảng dơ như vậy? Lớp nhao nhao.

- Tổ bốn !Ngọc Uyển nhìn Tâm, tổ trưởng tổ bốn.

- Tổ bạn trực để bảng dơ vậy sao? Tâm là một trong những thành viên hâm mộ nhà vô địch karate cười khẻ.

- Lẽ nào bảng dơ vì tên của bạn? Tôi thấy tên Uyển đẹp quá kia mà. Tâm nói một câu thật lắc léo làm tôi nghĩ Ngọc Uyển sẽ khóxử. Nhưng không,

Ngọc Uyển trơ mắt nhìn Tâm như nhìn một quái vật.

Ngọc Uyển trơ mắt nhìn Tâm như nhìn một quái vật. - Bạn có biết đây là lớp học không và bảng là để cho thầy dạy chúng ta, chứ không phải để cho các bạn viết càn viết bậy lên

trên đó. Tên Uyển thì xá gì. Bạn có viết tên cả dòng họ nhà bạn lên trên đó tôi vẫn nói là bảng dơ như thường. Tôi lắc đầu chịu thua. Uyển lúc nào cũng ăn nói đáo để. Còn Tâm thì cứng họng làm thinh. Vừa thấy Sơn lót tót đi vô, Tâm

gọi ngay. - Sơn ! Lau bảng coi, hôm nay tổ mình trực đó. Ai viết tên của mày lên đó làm dơ cả bảng của lớp.

Hắn lặng lẽ nhìn lên bảng rồi một tay ôm cặp, một tay lau bảng. Nhìn cái dáng cặm cụi của hắn tôi thấy thương thương. Trừnhững lúc cự cải nhau với Phú, bình thường trông hắn rất hiền. Vào lớp thì chăm chú học, còn giờ chơi thì ngồi nhìn bọn trong lớp đùa

với nhau. Lâu lâu, bọn con gái kêu hắn là lúa này lúa nọ hắn cũng chỉ cười trừ không giận. Lúc đi ngang qua tôi, hắn nói.

- Lúc tối, tôi có nghé nhà bạn chơi nhưng không thấy bạn. - À ! Ban đêm tôi hay phụ mẹ bán.

- Nhà bạn bán gì? Tôi xấu hổ đưa mắt nhìn cả lớp rồi đáp nhỏ.

- Bán hủ tiếu. Hắn gật gù.

- Vậy bạn chỉ cho tôi biết chổ để tôi tìm bạn dể hơn. Tôi đáp ậm ờ cho qua chuyện rồi lật tập ra coi lại bài. Hắn cũng về chổ ngồi. Tôi hay tự ty khi nghe ai đó nhắc đến gia đình

của tôi. Nhà thì nghèo, mẹ phải buôn tần bán tảo nên tôi ngoài giờ học còn phải giúp mẹ khối việc. Đi học về là phải nấu cơm, đêm tranhthủ phụ mẹ rửa chén bát cho mẹ bán ăn.

Tôi cũng biết phận mình nghèo nên rất ít dám phát biểu trước chúng bạn trong lớp. Nhờ học hành cũng được nên không trọngchúng cũng không coi thường tôi, và thật tình tôi sống cũng biết thân biết phận lắm.

Những lúc sau này, lúc tôi thấy mình càng ngày càng thích Ngọc Uyển thì tôi lại càng thấm thía thân phận của một thằng họcsinh nghèo. Có lẽ tuổi chúng tôi càng lớn nên sự cách biệt càng thêm xa, chứ năm ngoái tôi với Uyển rất thân nhau, đi học về chúng tôi thường đi chung và đùa giởn với nhau rất tự nhiên.Năm nay chúng tôi không còn thân nhau nữa, tan buổi học thì Uyển sóng vai đi với Tuyết Ngân ra về. Ngay chính cả tôi, năm nay tôi cũng thấy mình thay đổi, rụt rè và nhút nhát hơn. Sau một mùa hè, tôi thấy Uyển như lớn và chửng chạc hơn, đẹp hơn và….vàcó lúc tôi không còn dám nhìn thẳng vào Uyển như mọi lần.

Tôi cũng không biết người đẹp Tuyết Ngân phát hiện nơi hắn điều gì mà hay theo nói chuyện với hắn. Lúc giờ chơi, tôi thấyNgân thì thào hỏi hắn câu gì đó. Hắn ngập ngập ngừng ngừng rồi nói nhỏ. Ngân ôm bụng cười đến chảy cả nước mắt. Hắn ra dấu với

Ngân giữ bí mật bằng một ngón tay đè lên môi. Ngân gật đầu lia lịa. Lớp đứa nào cũng tò mò nhưng không ai đoán được đó là chuyện gì. Ngọc Uyển kéo Ngân ra hỏi nhỏ nhưng Ngân vẫn lắc

đầu. Uyển dậm chân.

- Không nói Uyển nghe Uyển giận à nghen. Ngân vừa cười vừa lắc đầu.

- Không thể nói được ! Không thể nói được ! Tôi cũng hiếu kỳ xà đến bàn hắn.

- Chuyện gì vậy nói cho Lãm biết với? Hắn cười cười lắc đầu.

- Không có gì đâu! Tôi đoán chắc chuyện này có dính tới Phú vì trong lúc hắn nói chuyện với Ngân tôi thấy cả hai đều liếc về phía Phú. Nhưng

chính xác là chuyện gì, tôi không thể đoán ra. Thấy hắn không nói tôi cũng không tiện hỏi thêm. Lúc tan buổi học, hắn chờ tôi cùng về. Tôi hỏi hắn.

- Tối qua bạn tìm tôi có chuyện gì không? Hắn cười cười.

- Tôi kiếm Lãm nhờ chỉ dùm bài toán. - Ban đêm tôi ít có thời gian rảnh lắm, có gì bạn tìm tôi buổi chiều. Chiều tôi thường ở nhà.

Hắn nhìn tôi. - Chiều nay tôi đến nhà bạn được không ?

- Được ! Tuyết Ngân chạy đuổi theo chúng tôi gọi.

- Sơn ! Sơn ! Nhà Ngân ở Mỹ Ngãi nên không đi cùng đường với chúng tôi. Lớp tôi chỉ có ba đứa đi học bằng xe Honda đó là Tuyết Ngân,

Ngọc Uyển và Trần Quang Phú. Ngân cười hì hì đưa cho hắn cái túi. - Cho Sơn thuốc đó.

Hắn gải gải đầu ngại ngùng. - Bạn cho tôi thuốc hoài tôi ngại quá.

- Có gì đâu, thuốc Ngân xin mà. Mai mốt có chuyện vui kể cho Ngân nghe là được.Ngân nhìn tôi cười cười rồi vù xe đi. Hắn nhìn tôi.

- Thuốc còn cả đống, bộ cô này muốn tôi bị đánh nữa hay sao mà dự trử thuốc nhiều thế này. Hắn nói làm tôi phì cười. Tôi nhìn hắn và chợt phát hiện hắn ăn nói cũng có duyên lắm, hèn chi Ngân thích nói chuyện với hắn. Tôi lại hỏi hắn chuyện lúc sáng.Lúc sáng Sơn nói gì mà Tuyết Ngân cười dữ vậy.

Hắn cười. - Ngân bắt tẩy tôi về chuyện con rắn. Ngân hỏi tôi: “Ê hai lúa nói thiệt đi, con rắn đó không phải là rắn hổ phải không? “. Tôi

trả lời “Rắn hổ đó !”. Ngân xì môi : “Đừng có xí gạt Ngân, ba Ngân thích ăn rắn hổ lắm nên rất thường mua. Ngân thấy con này khônggiống”. Tôi đành phải thú nhận: “Con đó là rắn bông súng, một loại rắn vô hại không bao giờ cắn và có cắn cũng không có độc”. Ngân lại hỏi vậy có biết bắt rắn hổ không. Tôi lắc đầu: “Tôi cũng sợ lắm” và Ngân phá ra cười : “Đồ hai lúa xạo!”. Nghe hắn kể tôi cũng phì cười. Đem một con rắn vô hại hù một cái làm Quang Phú sợ đái cả trong quần thì hắn đúng là tay

gây cười số một. Phú mà biết chuyện này chắc tức điên lên được.

************

Tôi bá vai Sơn. - Uống càfê không?

Hắn gật đầu. Khi hai chúng tôi xuống cầu thang tầng trệt thì gặp Ngọc Uyển và Tuyết Ngân vừa đến. Hôm nay, chúng tôi họcthể dục nên hai cô mặc đồ thể thao trong thật lạ mắt. Nhất là Tuyết Ngân, trong chiếc áo sậm màu làn da Ngân trắng như tuyết.

Uyển hỏi tôi. - Đi đâu đó?

- Càfê Nhật Hạ. - Cho Uyển đi với.

- Định mời mà sợ Uyển không đi. Uyển cười, nụ cười sao mà đẹp lạ.

- Thì mời đi Uyển không từ chối đâu. Hắn làm thinh nhìn chúng tôi trò chuyện với nhau. Tôi thấy Uyển nheo mắt với Ngân và liếc về phía Sơn như ngầm ra dấu.

Ngân cười cười. - Hai lúa ! Bạn không mời Ngân sao ?

Hắn nhìn Ngân vẻ bối rối. - Thì bạn Lãm đã mời rồi đó.

- Còn bạn thì sao ? Hắn nhìn nhìn chúng tôi.

- Thật tình tôi không dám mời. Không hẹn mà cả hai cô đều hỏi.

- Sao vậy? Hắn gải gải cái đầu.

- Tôi sợ các bạn chê tôi quê và không chơi với tôi. Nhiều lúc muốn rủ bạn Lãm đi ăn nhưng lại sợ bạn từ chối. Ngân sựng lại khi nghe hắn nói. Một thoáng rất nhanh, Ngân chớp chớp mắt rồi cười trêu chọc.

- Có mời Ngân đi ăn không? Chiều nay học thể dục xong Sơn mời bọn này ăn nhé? - Sơn rất sẳn lòng.

Bốn chúng tôi kéo nhau vào càfê Nhật Hạ, quán càfê ngang cổng trường. Uyển, Ngân uống cam, tôi và hắn uống càfê đá.Quán trưa ít khách, giọng ca Đàm Vĩnh Hưng thật hay. Ngân và Uyển cũng rất thích giọng ca Đàm Vĩnh Hưng nên hai cô cải nhau về

một bài mà Vĩnh Hưng đang hát. - Đây là bài “Tình ơi xin ngủ yên”

Ngọc Uyển cải. - Không phải ! Đây là bài “Bình minh sẽ mang em đi”

Hai cô cải nhau, không ai chịu mình sai. Tuyết Ngân quay hỏi tôi. - Lãm ! Bài đang hát là bài gì ?

Tôi cố lắng nghe rồi cũng chịu thua. - Lãm cũng không biết đó là bài gì.

Ai cũng làm ra vẽ mình sành nhạc Đàm Vĩnh Hưng nên chẳng ai phục ai. Còn Sơn thì nhìn hai cô cải nhau mà cười. Thấy hắncười, Ngọc Uyển lừ mắt.

- Cười gì mà cười ! Có biết gì không mà cười? - Thấy vui vui thì cười vậy mà.

Ngân xen vào. - Sơn có biết bài Đàm Vĩnh Hưng đang hát tên gì không?

Nghe Ngân hỏi Sơn tôi suýt phì cười. Như tôi là dân thị xã đây mà còn không xác định chính xác đó là bài gì thì dân quê nhưhắn làm sao mà biết. Không phải tôi coi thường hắn, nhưng giọng ca Đàm Vĩnh Hưng chỉ mới nổi đây nên người biết rành những bài

Vĩnh Hưng hát đâu có nhiều. Chắc cô Ngân này muốn trêu hắn đây mà. Hắn nhìn nhìn Ngân.

- Biết ! Sáu con mắt chúng tôi đều đổ dồn vào hắn.

- Tên gì ? Thấy chúng tôi cùng nhìn hắn đâm ra lúng túng.

- Thì……thì đó là bài “Bình minh sẽ mang em đi ” Ngân cười.

- Hai lúa xạo ! Muốn nịnh “Đại tiểu thư ” chứ gì ?

- Hai lúa xạo ! Muốn nịnh “Đại tiểu thư ” chứ gì ? Hắn khẻ nhìn Uyển rồi cụp mắt xuống.

- Không ! Sơn nói thật đó. - Sao Sơn biết ?

- Sơn có mua một dĩa nhạc của Đàm Vĩnh Hưng nghe hoài nên biết. - Hôm qua Ngân đi tìm mà chưa có Album nào của riêng Đàm Vĩnh Hưng, hai lúa này xạo thật.

Hắn cười hiền nhìn Ngân. - Để ngày mai tôi đem dĩa nhạc vào cho Ngân coi. Tôi không nói xạo đâu. Kỳ rồi tôi có dịp đi thành phố mua đó.

- Thật không ? - Thật !

Tôi không biết nghĩ sao, chứ nếu đúng như hắn nói thì hắn đâu có lúa chút nào. Còn Ngọc Uyển không biết nghĩ thế nào mà“khoán” với hắn một câu.

- Lúa mà cũng biết nghe nhạc Đàm Vĩnh Hưng nữa sao? Câu này hình như làm hắn tự ái. Hắn nhìn nhìn Uyển.

- Nghe nhạc thì đâu có gì khó khăn . Chỉ có những người điếc mới gặp khó khăn khi nghe nhạc mà thôi. Hắn luôn luôn làm tôi bất ngờ. Tôi cũng không biết câu nói vừa rồi của hắn là vô tình hay…hay lại là một câu trả đủa thật

khôn ngoan. Ngọc Uyển làm thinh, làm như không nghe. Còn Tuyết Ngân thì cười . - Hai lúa này ghê lắm ! Cái miệng cũng không vừa đâu.

Tôi cũng cười nhìn hắn. Đúng là tay này cần phải nghiên cứu kỷ mới hiểu được. Hắn tuy quê mùa nhưng không phải là mộttay hiền. Dạo gần đây hắn hay hỏi tôi những bài toán khó, những bài toán không nằm trong bài tập thầy cho về nhà. Tôi hỏi hắn đang

học sách nào, hắn không đáp chỉ cười cười. Tuy chơi với hắn không lâu, nhưng tôi biết hắn là loại kín miệng. Chuyện hắn không muốn nói thì có hỏi hắn cũng không nói,

nên tôi không bao giờ hỏi gặn. Sau mấy lần đến nhà tôi chơi và ra ghé luôn cả nơi mà mẹ con tôi bán hủ tiếu ban đêm. Hắn nhận định:“Mẹ Sơn là một người phúc hậu”. Tôi bèn hỏi lại hắn: “Còn mẹ cậu thì sao? ”. Hắn cười hì hì : “Mẹ tôi cũng là một người mẹ tuyệt vời,

nhưng có điều hay chửi tôi vì cái tội xài tiền hoang phí ”. Tôi nghe và nhìn hắn cười. Không biết hắn xuất thân từ một gia đình như thếnào, nhưng bảo hắn hoang phí thì tôi không biết phải hiểu hoang phí đó như thế nào. Tôi tuy nghèo nhưng mỗi ngày đi học cũng được

mẹ cho năm ngàn đồng. Có ngày thì xài hết và cũng có ngày không xài xu nào. Thông thường tôi cũng thích để dành phòng khi mời bạnbè một hai chầu gì đó, như hôm nay chẳng hạn. Còn hắn, tôi chưa thấy hắn xài gì gọi là phí. Đôi khi với người này năm ngàn là nhỏ,

nhưng đối với người khác lại là một số tiền lớn. Rồi hắn đứng lên đi vào trong, tôi thấy hắn nói gì đó với cô chủ quán. Hắn tính tiền. Hắn làm tôi nổi quạu. Khi hai đứa kéo

nhau vào trường tôi cự hắn. - Chầu này, tôi mời sao bạn lại tính tiền.

Hắn nhìn tôi cười cười bằng ánh mắt trêu chọc. - Ai trả chẳng được, mình là bạn bè với nhau mà ! Nếu bạn không đồng ý thì có thể trả tiền lại cho tôi.

Tôi nhìn hắn và tự hỏi không biết hắn là hạng người gì. Nhưng….tôi quyết định chơi hắn một vố. Tôi móc túi đưa cho hắnmười ngàn. Hắn sửng người nhìn tôi trân trân, ánh mắt hắn bổng dưng buồn lạ lùng. Hắn lặng lẽ nhét tờ mười ngàn vào túi rồi quay đi

bằng một câu nói. - Thì ra cái tình bạn mà bạn dành cho tôi được trị giá bằng mười ngàn đồng.

Nhìn theo hắn bổng dưng tôi thấy mình chảy nước mắt. Tôi cũng không biết vì sao. - Sơn ! Sơn !

Tôi chạy theo hắn và chợt phát hiện hắn cũng đang âm thầm rơi lệ. Tôi vội vã nắm lấy tay hắn. - Sơn ! Sơn ơi ! Cho mình xin lỗi.

Hai chúng tôi đứng đó nhìn nhau mà nghe lòng mình tràn ngập một niềm vui. Hắn cầm tờ tiền nhét trả vào túi tôi. - Mình là bạn bè của nhau mà phải không ?

Tôi chỉ biết nhìn hắn và lặng lẽ gật đầu. Tôi không biết vì sao từ khi chơi với hắn, hắn luôn làm tôi xúc động. Vì sao ? Vì sao ?? ?……Hiện tại tôi không thể lý giải được tình cảm của mình

*************

Trưa. Sơn đến tìm tôi bằng một gương mặt hồ hởi. - Lãm ơi ! Đi chơi với mình.

Tôi nhìn hắn. - Chuyện gì mà trông bạn vui thế ?

- Cha mình mới xuống thăm. Hôm nay Sơn mời Lãm đi “Ăn hiệu” một bửa. Tôi nhìn hắn mà thấy từc cười. Người ta xài “Hàng hiệu”, “Đồ hiệu”, còn hắn ăn mà cũng hiệu.

Tôi vừa thay đồ, vừa trêu hắn. - Ăn như thế nào mà gọi là “Ăn hiệu” ?

Hắn cười cười. - Rồi Lãm sẽ biết.

Hắn đến đón tôi bằng xe mô tô đàng hoàng, loại này ở thị xã tôi thấy có vài chiếc nhưng không phân biệt được hàng nào làhàng xịn, hàng nào là của Trung Quốc. Hắn sử dụng có vẽ thành thạo lắm, chạy vi vu thật mát con mắt.

- Xe này là xe của Trung Quốc phải không. Hắn cười.

- Xe xịn đấy ! Sơn nghe nói cha mua sáu mươi triệu.

- Xe xịn đấy ! Sơn nghe nói cha mua sáu mươi triệu. Hắn khoán con số làm tôi nổi da gà. Chiếc xe này gần bằng một chục chiếc xe Dream Trung Quốc. Nếu vậy thì hắn đâu phải

con nhà nghèo. Thì ra ăn hiệu của hắn là Nhà Hàng Á Châu. Hắn đưa tôi đến một bàn và nơi có hai người đàn ông đang ngồi uống bia.Hắn giới thiệu.

- Đây là cha Sơn. Đây là anh Quang làm ở Sở tài chánh. Còn đây là Nguyên Lãm bạn của con. Cha Sơn nhìn tôi bằng ánh mắt niềm nở.

- Cháu Lãm Phải không ! Bác nghe Sơn nó nói về cháu rất nhiều. Em nó mới trong quê ra học còn dốt lắm, có gì thì bác cũngnhờ cháu chỉ bảo dùm.

- Dạ ! Chúng cháu là bạn bè thì chuyện giúp đở nhau là điều đương nhiên. Sơn hỏi tôi uống bia không. Tôi lắc đầu nhưng Sơn vẫn rót cho tôi một ly bia đầy. Hai đứa tôi cũng cụng ly kêu cái cốp như ai.

Cha Sơn gấp vào chén tôi một con tôm to rồi nói. - Ăn đi cháu !

- Dạ ! Nhìn Sơn, tôi thấy hắn rất tự nhiên ăn uống và trò chuyện cùng cha và với anh Quang. Có lẽ chuyện “ Ăn hiệu” với hắn

không phải là lần đầu. Còn tôi thật tình mà nói ăn uống ở những nhà hàng lớn thì đây là lần đầu tiên. Aên uống một lần mà tốn đền vàitrăm ngàn thì đối với gia đình tôi đều đó không hợp lý chút nào. Một đêm bán hủ tiếu bình dân của mẹ con tôi trừ chi phí lời chỉ năm

sáu chục ngàn. Và với ngần ấy tiền là cuộc sống của cả gia đình gồm sáu miệng ăn. Anh Quang hỏi Sơn.

- Chuyện mày học thêm sao rồi ? Học được không ? - Lúc đầu em hơi lúng túng, nhưng bây giờ thì tạm ổn.

- Mày phải cố gắng mà học. Thằng Tuấn mà cười mày là nó cười tao. Hồi xưa nó học đâu bằng tao, hôm tao nhờ nó kèmmày, nó vị nể lắm mới nhận lời đó.

Cha Sơn xen vào. - Sao chú mày không điện thầy Tuấn ra nhậu chơi.

Anh Quang quay nhìn cha Sơn. - Chú không biết đó thôi, thằng đó đang vắt óc ra vàng mà dễ gì mà nhậu nhẹt.

Cha Sơn quay nhìn Sơn. - Con thấy không, học đến nơi đến chốn thì sau này tha hồ mà sướng cái thân. Như anh Quang con đó ! Lương tháng thì cả

triệu, làm việc thì ngồi phòng máy lạnh, đi đứng thì nhà nước lo xe lo xăng. Sướng gấp trăm lần tao. - Chú nói quá ! Con còn lâu mới theo kịp chú.

Cha Sơn cười. - Chú mày nói quá lời rồi, chú nhờ gặp thời, mấy năm nay nhờ tràm có giá chứ không thì nghèo vẫn nghèo. Nghĩ đi nghĩ lại

tao mới thấy phục anh hai, mấy năm đó kinh tế của ảnh cũng khó khăn mà muôi cho tui bây hai ba thằng ăn học đến nơi đến chốn. Taophục ổng quá trời. Phải hồi xưa tao cho thằng hai nhà tao học theo tui bây thì bây giờ nó cũng đi làm việc cho sướng cái thân.

- Thằng Lâm bây giờ cũng khá mà chú. - Thì cũng tàm tạm, không đến nỗi nghèo đói, nhưng bước ra đường thua thiệt lắm chú ơi. Hồi xưa, chú tính cố gắng làm tậu

nhà tậu đất đễ lại cho con, tạo điều kiện để cho con cái sau này dể sống không còn cơ cực như cái thời của mình. Nhưng bây giờ nghĩ lạimới thấy mình tính dốt, cho con đi học mới là thượng sách. Để của nhiều khi nó còn bán để xài, chứ cho nó tri thức thì nó xài cả đời

cũng không hết. Như chú mày đi làm việc thì cái của mà anh hai cho chú, chú xài cả đời. Mai mốt chú lên chức, lên tước thì có phải cáicủa đó càng sinh lời cho chú không.

Anh Quang cười khà khà. - Lâu lâu gặp chú, nghe chú nói chuyện đã thiệt.

- Chú cũng mới khôn ra đây thôi. Dạo sao này dân tình ngày khá người ta xây nhà, xây cửa, ba cây tràm có giá nên chú mớicó dịp đi đó đi đây mà học khôn học khéo. Đi đâu cũng thấy con người ta làm ăn, làm việc thấy mà ham. Tìm hiểu kỷ thì cha mẹ nó

cũng đâu có giàu có gì, nhưng người ta dám cho con ăn học. Nghĩ lại mình mà thấy tức. Quay sang Sơn, cha Sơn tiếp lời.

- Phần con coi như cha chia của cho con rồi đó. Cha sẽ đầu tư cho con học hành tới nơi tới chốn.Còn có nhận cái của đó haykhông là chuyện của con, con không lo học hành thì con dốt, con nghèo là tự con muốn thế.

Và cha Sơn nói luôn cả với tôi. - Bác nghe Sơn nói con học giỏi lắm, bác mừng cho con. Tự con, con đang tích lũy được một nữa gia tài của con trong tương

lai. Sơn con bác còn phải học hỏi nơi con nhiều lắm. Sẳn đây bác cũng nhờ con, là bạn bè của Sơn con cố gắng giúp đở và khuyên bảoSơn dùm bác. Cố gắng học nghe con, chỉ có tri thức, có chất xám, thì con người mới có khả năng dể dàng thay đổi số phận của mình.

- Dạ ! Anh Quang vừa cười vừa hỏi.

- Hổm nay chú chia của cho Sơn hết bao nhiêu rồi? - Cũng gần sáu bảy triệu gì đó, học thêm học bớt hai ba ông thầy tốn đâu khoảng năm triệu. Một tháng cho nó sáu trăm tiền ăn

uống mà còn than hoài. Anh Quang hỏi Sơn.

- Em thuê nhà trọ tháng bao nhiêu ? - Tiền nhà trọ tháng một trăm. Một mình một phòng rất yên tịnh.

- Học như em khi tốt nghiệp đại học chắc không mất trăm triệu. Cha Sơn cười.

- Tốn thì cũng không tiếc, chỉ sợ nó không chịu học.

- Tốn thì cũng không tiếc, chỉ sợ nó không chịu học. Suốt cả buổi tiệc tôi chỉ biết mỗi có từ dạ mà không biết mình phải nói gì. Cha Sơn là một người cha tuyệt vời, tuy cách nói và

cách suy nghĩ hơi thô thiển nhưng mang nặng một tấm lòng. Đó là tấm lòng yêu thương con vô bờ bến. Đôi khi tôi cũng hơi ngạc nhiên về tính chịu khó học hỏi của Sơn, hắn lúc nào cũng chăm chỉ, một điều ít thấy ở lứa tuổi như

chúng tôi. Nhưng giờ thì tôi đã biết, cha hắn cho hắn một gia tài quá lớn nên hắn không dám xao lảng chuyện học.

***********

CHƯƠNG BA

Tuyết Ngân vừa cười vừa lắc lắc cuốn sổ trên tay.

- Ai đóng tiền bảo hiểm lại đây. Bảo hiểm Y Tế hai mươi ngàn, bảo hiểm học sinh của Bảo Việt mười tám ngàn. Tiền quỹ lớpnăm ngàn.

Lớp có một số bạn lại đóng tiền cho Ngân. Tiền quỹ lớp bắt buột nên tôi móc tiền đem đóng cho Ngân. Còn bảo hiểm không bắt buột nên tôi miển không đóng. Ngân hỏi.

- Sao Lãm không đóng bảo hiểm ? Tôi cười nhẹ.

- Lãm đâu có bệnh hoạn gì đâu mà đóng bảo hiểm. Ngân cười cười.

- Tiền bao nhiêu xài cũng hết, đóng bảo hiểm là một hình thức dự phòng tai hoạ trong tương lai. - Ngân nói hay quá chắc đi làm bảo hiểm được đó.

- Không. Ngân đang lo cho các bạn đấy chứ. Ngân quay tìm Sơn.

- Hai lúa đâu ! Có đóng bảo hiểm không thì bảo. Hắn cười nói vọng từ dưới lớp.

- Thì cứ ghi tên đi. - Nhưng bạn phải lên đóng tiền chứ.

- Cho nợ được không. - Đối với tai hoạ thì không thể nợ được. Lên đóng tiền lẹ lên.

Hắn đi lên đóng tiền cho Ngân. Tôi thấy hắn nói nhỏ với Ngân điều gì đó, rồi Ngân nhìn về phía tôi gật đầu. Rồi lại nói nhỏnữa, lần này thì Ngân lắc đầu. Hắn lại nói gì đó Ngân trợn mắt, hắn thì cười hì hì.

- Thứ bảy vừa rồi Sơn đích thân đi bắt đó. Ổ ong đó Sơn nuôi mấy tháng nay rồi, đợi cho đủ mật là xử liền. Mật tốt lắm,mang hương tràm của quê tôi.

- Cái miệng quảng cáo thấy mà sợ! Hình như hắn và Ngân thân nhau ngoài sự tưởng tượng của lớp tôi. Và tôi, tôi cũng không ngờ Tuyết Ngân, một trong những

hoa khôi của lớp tôi lại chơi thân với một thằng hai lúa như hắn. Tôi đưa mắt nhìn Ngọc Uyển, cô ta đang chăm chú mở tập dò bài. Chắc còn quạu vì lúc sáng bọn mất dạy nào đó lại cáp đôi

Uyển với Sơn. Lần này thì chúng làm dữ hơn, đặt cả thơ lên trên bảng Tiểu thư ơi! đại tiểu thư

Yêu chi hai lúa mà xong cuộc đời. Cành vàng lá ngọc mà chi

Như bông hoa lài cắm bải phân trâu. Lần này Ngọc Uyển nổi điên thật sự. Cô ta giận dử lên lau bảng mà còn chửi lầm bầm.

- Cái bọn nào thật là mất dạy. Tôi biết đây là tác phẩm của bọn Phú. Chúng muốn chơi quê Ngọc Uyển bằng cách cáp cho Uyển với một tay quê mùa nhất

lớp tôi. Giờ thì tôi đã biết, bấy lâu nay đối tượng mà Phú muốn tán tỉnh là Tuyết Ngân chứ không phải là đại tiểu thư Ngọc Uyển. Biếtđược điều đó tôi cũng mừng thầm, nhưng tôi không ngờ chúng chơi trò này làm nhục đại tiểu thư của tôi.

Lúc sáng, đại tiểu thư vừa lau bảng vừa chửi lầm bầm thì bọn Phú cười phá lên có vẻ khoái trá lắm. Tôi thì không thể cườinổi. Còn Sơn, tôi không hiểu sao hắn cũng cười.

Ngọc Uyển thấy hắn cười thì như dầu thêm lửa. - Bản mặt vậy mà cũng cười. Cái đồ xách dép cho tôi, tôi còn không cho nữa chứ đừng có mà mơ.

Hắn vẫn cười, nhưng nụ cười đã sượng ngắt.Tôi nghĩ hắn sẽ nổi khùng khi bọn Phú cười ngã nghiêng ngã ngữa. Nhưng không,hắn làm thinh như không nghe, không thấy những lời nói của đại tiểu thư.

Cuối giờ lúc ra về đại tiểu thư la toáng lên. - Đứa nào dấu cái nón của tao rồi !

Lớp lục đục kéo nhau ra về. Uyển la quác quác.

- Có ai dấu cái nón của Uyển không ? Không có ai lên tiếng. Tôi cũng lựng khựng muốn tìm giúp Uyển nhưng không biết tìm ở đâu. Đúng lúc đó thì Sơn lên tiếng.

- Có phải cái nón này không ? Uyển xăm xăm đi lại.

- Sao dám lấy cái nón của tôi. Hắn phân trần.

- Tôi có biết đâu ! Ai đó bỏ cái nón vào trong cặp của tôi làm sao tôi biết được. Ai mà thèm lấy cái nón của bạn. Ngọc Uyển xì môi.

- Không thèm mà nằm trong cặp của mấy người. Bộ định ăn cắp hả !

- Không thèm mà nằm trong cặp của mấy người. Bộ định ăn cắp hả ! Cả lớp lại ùa vào coi Ngọc Uyển xử hai lúa. Đại tiểu thư được nước ăn hiếp.

- Cái đồ hai lúa tham lam ! Hình như câu này làm hắn chạm nọc. Hắn sừng cồ lên ngay.

- Này ! Bạn nói chuyện đàng hoàng lại nghen. Cái nón của bạn chẳng đáng giá bao nhiêu mà bạn xúc phạm tôi vậy sao ! Uyển trề môi.

- Có biết cái nón của tôi trị giá bao nhiêu không màxạo. Cái đồ lúa mà cũng bày đặc muốn trèo cao. Cái đồ vịt mà cũng muốnbay cao với Phượng Hoàng.

Thì ra Uyển cứ nghĩ là Sơn cố tình dấu cái nón để kết thân nên mới nặng lời với hắn. Còn Sơn nghe câu này thì nổi cơn lênngay.

- Cái đồ…… con quỷ cái ! Mày tưởng mày ngon lắm hả. Cái nón như đồ bỏ của mày đáng giá bao nhiêu mà mày làm nhụctao hả.

Hắn xông tới cướp cái nón trên tay Uyển rồi đạp xuống đất lấy chân chà chà lên. Uyển nổi cơn tam bành.

- Đồ hai lúa mất dạy ! Mày có thường nổi cái nón của bà không mà làm phách dử vậy. Hắn hất mặt.

- Cái nón của mày chắc là cao giá lắm nên mày mới “Chảnh” như cái nón này. Vừa nói hắn vừa cúi lượm cái nón giờ như cái giẻ lau lên phất qua phất lại trước mặt Ngọc Uyển. Bọn con trai trong lớp phá

lên cười ha hả. Uyển tím mặt.

- Cái nón đó của dì tao bên Mỹ về mua cho đó. Trị giá bằng tiền đô của nó là ba mươi đô. Tiền Việt Nam là bốn trăm nămchục ngàn. Cái đồ lúa như mày biết cái khỉ gì mà làm phách.

Vừa nói Uyển vừa kênh kênh cái mặt. - Sao ! Mày có thường nổi cái đồ bỏ đó không?

Lớp lại nhau nhau ùa với Uyển. - Đúng đó !

- Tao biết dì Uyển bên Mỹ mới về. Nói chung lớp tôi đưá nào mà chẳng biết chuyện Ngọc Uyển có cái nón trị giá ba mươi đô. Riêng tôi, tôi thấy nó chẳng có gì

quý giá. Nếu như ở Việt Nam làm một cái nón như vậy chỉ bán mười ngàn đồng. Hắn sựng lại một tí rồi cười hí hí.

- Cái này mà bốn trăm rưởi ngàn ! Đúng là điên của. Ra chợ mà mua người ta bán đàm chỉ bảy ngàn đồng một cái. Mua mộtcái nón như cái đồ bỏ này mà phải tốn mấy trăm ngàn thì không khùng cũng là ba trợn.

Và hắn nhìn Uyển. - Sao ! Muốn làm khó tôi phải không ? Được rồi.

Hắn móc túi đếm đếm tiền rồi quăng vào người Uyển. - Thường cho đó !

Hắn nhún vai bước đi rồi co chân đá bay cái nón qua cửa sổ. Còn Đại tiểu thư của lớp tôi bổng dưng ôm mặt khóc hu hu giữalớp. Khóc tức tưởi.

Tôi không biết nên tán dương hành động của hắn hay lên án. Nhưng Ngọc Uyển mà khóc thì tôi mới thấy lần đầu. Tôi khôngbiết hành động của hắn có phải là thể hiện tính đàn ông hay không, nhưng tôi biết lớp tôi không ai có can đảm xử đại tiểu thư như vậy.

***********

Chỉ mới vào học chừng ba tháng mà hắn đã nổi như cồn. Chuyện hắn đụng độ với Phú karate làm xôn xao cả sân trường. Giờ

lại thêm chuyện hắn hành cho đại tiểu thư khóc giữa lớp thì càng làm cho hắn nổi cộm lên như một hiện tượng lạ. Cánh con trai tronglớp tôi giờ khoái hắn ra mặt. Tuy ngoài miệng thì cũng kêu hắn lúa này lúa nọ nhưng trong lòng thì dị nể lắm. Hắn cũng dễ chịu không

bao giờ giận vì những câu nói chơi, trừ những câu mà hắn kị như đụng tới cha mẹ hắn chẳng hạn. Đại tiểu thư thì càng ngày càng ghét hắn. Lúc nào cũng lầm bầm chưởi hắn là cái đồ “Hai lúa xạo ! ”. Biết tôi chơi thân với

Sơn, Uyển nhờ tôi. - Lãm đưa dùm Uyển cái này cho cái thằng mất dạy đó.

Vừa nói Uyển vừa nhìn về phía hắn. - Cái gì đây ?

Tôi vừa hỏi vừa cầm lấy cái phong bì Uyển trao. - Mấy đồng tiền bẩn thỉu của nó.

Nói xong, Uyển quay lưng bước đi. Tôi bước ra hành lang đưa cho Sơn .

- Ngọc Uyển trả tiền cho Sơn . Tôi nghĩ rằng hắn sẽ từ chối, hoặc cũng làm bộ làm tịch. Nhưng không, hắn tỉnh bơ nhét tiền vào túi. Hắn cười khì.

- Ngọc Uyền lấy mới là chuyện lạ! - Vậy là Sơn biết chắc là Uyển sẽ không lấy.

Hắn cười hì hì. - Nếu Uyển mà lấy thì đâu xứng đáng là đại tiểu thư.

Nghe hắn nói mà tôi thấy mình ngu. Chỉ có như vậy mà tôi cũng không hiểu ra. Dù có ghét hắn đến đâu Uyển cũng không thểcầm tiền của hắn đền. Giờ nghiệm ra tôi thấy hắn chẳng lúa tí nào, hắn khôn bỏ xừ.

Tuyết Ngân vào lớp và cười với hắn khi đi ngang qua.

Tuyết Ngân vào lớp và cười với hắn khi đi ngang qua. - Cảm ơn vì chai mật ong nhé !

- Có thơm hương tràm không ? Ngân đứng lại chớp chớp con mắt.

- Coi như là Sơn quảng cáo hàng đúng chất lượng. Hắn ra dấu gọi Ngân lại gần rồi nói nhỏ.

- Đi ăn hiệu không ? Sơn mời. - Ở đâu?

Hắn cười cười xìa sấp tiền ra trước mặt Ngân. - Với ba mươi đô tiền nón thì ở thị xã Cao Lãnh này ăn ở đâu mà chẳng được.

Ngân cười nhẹ. - Để Ngân suy nghĩ đã.

Tôi lắc đầu chịu thua hắn luôn. Trong lớp, tôi biết Ngọc Uyển nghe hết, thấy hết nhưng phải đành chịu thôi. Tôi biết hắn cốtình chọc tức Uyển. Nhưng biết làm sao được, Uyển đang ở vào cái thế không chống chế được.

Ngân đi, tôi hỏi hắn. - Tuyết Ngân cảm ơn bạn chuyện gì vậy ?

- Hôm trước tôi có cho Ngân một chai mật ong, loại mật mà ong lấy từ hương tràm quê tôi. Thấy người ta cho mình thuốc màmình không cho lại gì thấy coi không được. Mà Ngân có chịu lấy đâu, hôm đó tôi nhét đại trong hộc bàn của ngân, thế là hết đường từ

chối. Thì ra là vậy, hôm đó hắn nói nhỏ gì đó mà Ngân lắc đầu lia lịa. Thì ra ngày hôm đó hắn cho Ngân mật. Tôi nhìn hắn đùa một

câu. - Mật ngọt chết ruồi !

Hắn nhìn lại tôi lắc đầu. - Bạn nói như vậy là không coi trọng tôi. Cái mà tôi cho Ngân đó là chuyện ân nghĩa chứ không phải là lấy lòng người đẹp.

Còn nói theo nghĩa thực câu nói của bạn, thì bạn không coi trọng Ngân. Vì Ngân là người chứ không phải ruồi. Tôi nhìn sửng hắn. Tôi không nghĩ rằng hắn nói với tôi như vậy. Lâu nay, tôi cứ quen nhìn hắn là một thằng quê mùa nên cứ

lầm tưởng rằng hắn ngu. Giờ thì tôi biết chính xác rằng hắn cũng là một thằng có đầu óc. Chẳng qua vì hắn sống nơi quê mùa nên tronggiao tiếp hắn không lịch lãm bằng chúng tôi mà thôi. Lịch lãm ! Tôi cũng đang tự hỏi mình liệu tôi có lịch lãm hơn hắn hay không khi tôi

chưa kết thân được cô bạn gái nào. Còn hắn chỉ về đây học mới có hai tháng mà hắn đã thân được với một cô hoa khôi trường tôi. Ngaycả Phú, anh chàng đẹp trai hào hoa của lớp tôi đang cố gắng săn đuổi mà còn chưa được người đẹp để mắt tới.

Càng suy nghĩ về hắn tôi càng thấy hắn hay, hay hơn sức tưởng của tôi. Lần bàn luận về Đàm Vĩnh Hưng tôi ngờ ngợ về hắn,giờ thì tôi biết chính xác hơn. Hắn cũng không phải là tay thường. Tôi biết lớp tôi sẽ có khối người còn ngạc nhiên về hắn nữa. Tôi thiết

nghĩ chỉ một thời gian nữa thôi, hắn sẽ lột xác thành dân thị chính tông cho coi. Nghĩ đến điều đó, tôi mới nhìn kỉ hắn hơn. Dạo này tôi nhìn hắn ít quê hơn, tôi cứ cho là do mình nhìn quen mắt nên không

chú ý. Giờ nhìn kỉ lại mới phát hiện quần áo hắn lúc này may mặc cũng mốt lắm, y như dân thị. Nhìn qua cổ áo hắn đang mặc, tôi cười trêu.

- Chà ! Con người ta chơi hàng Việt Tiến ta ơi. Bạn thành dân thị chính tông rồi. Hắn cười với tôi.

- Thị cái khỉ gì ! Các bạn đặt tôi hai lúa thành danh rồi, có mặc Việt Tiến thì cũng là hai lúa thôi. Nhưng không sao, làm hai lúacũng hay đó chứ.

Hắn nói làm tôi phì cười. - Thôi đi ông bạn ! Đã gọi là lúa thì hay cái nổi gì mà hay.

- Vậy bạn có biết chuyện hai lúa đi mua xe Dream không ? - Lúa đi mua xe bị người ta lừa hả gì ? Chuyện thường, ngày nào mà chẳng nghe.

Hắn lắc đầu. - Nếu là chuyện thường thì người ta đâu có sợ hai lúa.

Tôi cười thầm nhưng không dám nói sợ hắn tự ái, chứ đã gọi là hai lúa thì có gì mà phải sợ. Nếu có thì chỉ sợ hai lúa thườnghay dốt hơn sức tưởng, loại dốt mà hay làm ra vẻ ta đây. Tuy nhiên tôi cũng hỏi hắn.

- Vậy bạn kể chuyện hai lúa mua xe Dream nghe coi. Hắn kể. Chuyện có thật một trăm phần trăm ở quê của mình. Năm 1995 lúa được giá, ba chục ngàn một giạ làm nông dân nức

lòng vì có điều kiện để mua xe mà chạy với người ta. Có một ông già cũng muốn mua xe nên xuống một cửa hàng ở Thị Xã Cao Lãnhdọ giá.

Ông vào một cửa hàng lớn rồi đi tới đi lui ngắm nghiá hàng xe Dream. Bà chủ cửa hàng thấy ông ta ăn mặc lôi thôi nên coithường. Bà ta nói.

- Xe đó tới ba mươi mốt triệu đó ông hai ơi ! Ông già đáp.

- Tui biết. - Xe Nhật mà chứ đâu phải là xài ổi gì mà ông hai cứ ngắm nghía hoài.

- Cái cô này lạ chưa, thì tôi muốn mua nên tui mới coi. Hàng của cô bán chứ đâu có chưng chơi. Bộ cô để xe là chưng chơiđây sao?

Có lẽ là sáng chưa có ai mở hàng gặp phải ông già xúi quẩy nên bà chủ hàng đâm ra cáu gắt. - Ông có mua thì mua, còn không thì mời ông đi cho. Xe tôi bán bằng tiền mặt chứ không có bán chịu. Sáng giờ tôi thấy ông

cứ coi hoài làm ế cả cửa hàng của tôi.

cứ coi hoài làm ế cả cửa hàng của tôi. - Cái cô này lạ chưa, tui đâu có hỏi cô mua chịu. Tui có tiền, tui muốn mua thì tui coi bao lâu là qyuền của tôi. Bộ hàng cô bán

không cho người ta coi sao. Mua bán kiểu như cô không ế thì cũng phá sản thôi. - Ê ! Ông già, ông biến đi dùm tôi cái. Một ngày mà gặp chừng vài khách như ông thì chắc tôi phá sản thiệt đó.

- Bây giờ thì mua nè ! Cắt giá bao nhiêu ? - Mua xe chứ đâu có phải là xài ổi mà trả giá. Giá có ghi trên bảng đó.

- Người ta bán cái gì cũng có khuyến mãi, cô bán một cái xe mấy chục triệu mà không có khuyến mãi cái gì hết sao ? Bà chủ cửa hàng xe nhìn ông già rồi nói một câu để đuổi ông già đi cho khuất mắt.

- Mua một chục tặng một chiếc. Ông già nhìn nhìn bà chủ hàng một lúc.

- Đó là cô nói à nghen. - Ừ !

- Vậy cô viết giấy đi, mấy chục triệu chứ đâu phải nhỏ. Mai mốt cô nói ngược làm sao. Bà chủ xé roạt miếng giấy viết mấy chử: “Bán cho ông già một chục chiếc xe tặng một chiếc ”. Ba ngày sau, ông già dẫn sáu

thằng con trai, bốn thằng rể xuống lấy xe. Mua một chục chiếc hẳn hoi. Bà chủ cửa hàng xanh mặt khi ông già đòi chiếc xe khuyến mãi.Hai vợ chồng ông chủ cửa hàng năn nỉ rối rít. Lúc đó ông già mới nói.

- Tui nói cho cô biết, cô đừng có tưởng miếng giấy cô viết cho tui là viết chơi. Tui có thằng cháu làm công an, nó nói miếnggiấy cô viết có ký tên hẳn hoi là tui lấy được xe chứ chẳng chơi đâu. Cô đừng có thấy tui như vậy mà cô coi thường. Cái cửa hàng của

cô không bằng tui làm lúa một vụ nữa. Một vụ tui thu hoạch bốn chục ngàn giạ lúa, giá bây giờ là một tỷ hai đó. Rồi hắn quay sang tôi.

- Bạn biết không ! Đó là ông Hai Phạt, một tỷ phú nông nghiệp vùng mình đó.Lúc trước, tôi có nghe người ta hay kể về một ông hai lúa như vậy, nhưng tôi chỉ cho đó là chuyện cười người ta đặt ra mà thôi.

Tôi thật sự không ngờ đó lại là việc thật, chuyện thật. Và hắn nữa, hắn kể chuyện này cho tôi nghe là chuyện vui hay lại có ý gì nữakhông. Càng biết hắn nhiều chừng nào, tôi càng thấy ớn. Hắn nói chuyện như đùa nhưng lúc nào cũng kèm theo những thâm ý. Nếu tôi

mà là bạn của hắn, tôi không hiểu được những thâm ý của hắn thì hắn coi thường tôi ngay. Tôi nhìn nhìn hắn cười. - Kể chuyện tôi nghe ý muốn nói hai lúa bảnh chứ gì ?

Hắn cười khà khà. - Thì có bảnh một chút cho nó đở quê vậy mà.

Hôm nay có kiểm tra toán một tiết nên tôi hỏi hắn. - Sơn có chuẩn bị cho kiểm tra toán không?

Hắn lại gải gải đầu. - Thầy cho đề mới biết được, giờ thì cứ coi như mình dốt.

Thầy đến, lớp tôi lục đục kéo nhau vào. Thầy bảo lấy giấy ra làm kiểm tra. Đề thầy cho cũng không khó lắm, nhưng vớinhững học sinh trung bình yếu lại vất vã.Với tôi là chuyện nhỏ, chỉ hơn ba mươi phút tôi đã giải quyết xong. Nhìn xuống hắn, tôi thấy

hắn vẫn còn cặm cụi. Hết giờ, tôi hỏi hắn.

- Sơn làm được không ? Hắn hỏi tôi kết quả những bài toán rồi cười rạng rở.

- Vậy là cha mình tốn tiền không uổng. Tôi cũng không tin tưởng lắm vào hắn dù biết hắn rất siêng học. Không lẽ chỉ trong một thời gian ngắn mà hắn có thể theo kịp

những học học sinh khá của trường tôi. Thôi thì chờ kết qua thầy phát bài ra vậy.

************

CHƯƠNG BỐN

Kết quả kiểm tra học kỳ một của hắn làm tôi ngạc nhiên thật sự. Toán , Lý, Hoá đều trên bảy phẩy. Riêng toán được tám

phẩy ba. Tuy không được xếp vào hàng học sinh tiên tiến, nhưng hắn được như vậy là một sự tiến bộ vượt bực. Giờ thì tôi công nhậnhắn có chỉ số thông minh không thấp. Nếu có điều kiện chỉ trong một thời gian nữa thôi, hắn sẽ theo kịp những học sinh giỏi của lớp tôi.

Chuyện hắn được xếp vào dạng học sinh trung bình khá của lớp là chuyện ngoài dự tính của mọi người. Nhưng khi biết hắnđang học thêm Toán với thầy Tuấn, Hoá của thầy Hà, Lý của thầy Kha. Ba ông thầy nổi tiếng của thị xã thì không ai ngạc nhiên nữa.

Có đứa còn độc miệng nói hắn biết đề nên có khó khăn gì mà không được điểm bảy tám. Riêng tôi, tôi vẫn ngạc nhiên về sự tiến bộ đó của hắn. Tôi biết thật sự số điểm kỳ kiểm tra học kỳ một là đánh giá đúng chất

lượng kiến thức của hắn. Vì tôi chơi thân với hắn, nên quá trình học của hắn tôi đều biết. Hắn bị mất kiến thức cơ bản trong những nămhọc cấp hai nên rất khó khi tiếp cận với những bài tập của lớp mười. Các thầy kèm hắn đều là những thầy giỏi nên nhìn ra ngay sự

khiếm khuyết đó của hắn .Bài tập mà các thầy cho hắn khi học thêm toàn là những bài tập luyện tập. Chính tôi khi giảng giải giúp hắn tôi cũng học tập thêm

được một số kiến thức mà trước đây tôi còn chưa biết. Tôi biết học không phải là chuyện đơn giản, đâu phải ai đi học thầy giỏi là giỏi được đâu. Như lớp tôi cũng có một số học sinh

con nhà giàu mướn cả thầy đến tận nhà để dạy mà mấy năm nay học hành có tiến bộ tí nào đâu, trung bình yếu vẫn là trung bình yếu vànăm nay đã bị chuyển sang học lớp khác. Học được như hắn thì dù có ganh ghét hắn cở nào đi nữa các bạn trong lớp phải công nhận

rằng hắn thông minh. Thi học kỳ xong, ai cũng chểnh mảng việc học. Riêng hắn, hắn vẫn đều đều đi học thêm. Đêm nay, hắn đi sớm và ghé vào

chổ tôi rủ tôi càfê Nhật Hạ. Tôi cười cười.

- Có cần thiết phải ra Càfê Nhật Hạ không?

- Có cần thiết phải ra Càfê Nhật Hạ không? - Cần chứ !

- Vì sao ? - Đơn giản vì Càfê Nhật Hạ ngon.

Tôi nhìn hắn nghĩ thầm: “Hai lúa này đúng là sạo thật ! Hắn mà cũng biết càfê ngon dở nữa sao ? Hắn làm như là hắn uốngcàfê chuyên nghiệp không bằng”. Tôi làm ra vẽ thán phục.

- Bạn uống càfê mà biết ngon dở thì thuộc vào loại chuyên nghiệp rồi. Chứ tôi thì uống càfê thấy nó đắng nghét, nhưng lâu lâucũng vào quán gọi một ly làm ra vẻ xạo xạo vậy thôi chứ chẳng biết ngon dở gì cả.

Hắn nhìn nhìn tôi cười. Tôi biết, hắn biết tôi “Chơi” hắn, nhưng hắn vẫn cười làm thinh. Vào quán, hắn hỏi tôi. - Lãm uống gì ?

- Cam tươi. Hắn quay sang bảo cô tiếp viên.

- Chị Thắm cho em một ly cam, một ly càfê đen và một tí nhạc Vĩnh Hưng. Tôi phì cười.

- Bạn đang chứng minh mình là dân càfê chuyên nghiệp đó phải không? Hắn vẫn cười cười.

- Tôi không chứng minh điều gì cả. Tại vì tôi cần thức đêm nên hay uống càfê đen. Tôi cũng không biết uống càfê như thế nàolà chuyên nghiệp nhưng tôi biết uống càfê từ năm học lớp sáu. Cha tôi ghiền càfê và ngày nào cũng uống. Bốn giờ sáng là cha tôi đã

thức, tự nấu nước và tự pha cho mình một ly càfê đen. Lúc đó, tôi cũng dậy học bài. Cha pha càfê làm hai nước, nước đầu thì cha uống,nước sau thì cho tôi. Một lần tôi uống thấy càfê ngon hơn những lần khác, tôi thắc mắc thì cha tôi cười: “Con thấy lạ thì biết uống càfê

rồi đó! ”. Thì ra lần đó cha pha nước hai cho tôi rồi chế vào đó một ít nước một nên càfê ngon hẳn. “Ôi trời ! Hắn biết uống càfê từ nhỏ”. Càng tiếp xúc hắn nhiều, tôi càng hiểu hắn bị ảnh hưởng rất nhiều ở cha hắn. Tôi nhận

xét. - Cha bạn là một thần tượng trong lòng bạn.

- Tôi không biết thần tượng là gì, nhưng cha tôi rất yêu mẹ và sống cả cuộc đời chỉ biết mỗi đều là lo cho con. Tuy có nhữnglúc cha giận dử và đánh thì rất đau nhưng cha không dấu được tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của mình.

Tôi nhìn hắn và nhớ lại lần gặp cha hắn. Tuy chỉ gặp có một lần nhưng tôi rất có ấn tượng về ông ta, nhất là cách nói mộc mạcnhưng đi vào lòng người. Tôi thật sự không quên khi cha hắn trân trọng một nửa gia tài mà tôi đang có trong tương lai. Câu nói đó ăn sâu

vào tâm trí tôi, làm tôi càng ra sức học tập hơn nữa. Cha hắn dám đầu tư cả tiền triệu cho hắn ăn học, còn tôi không cần phải tiền triệumà đã được như thế này thì tôi càng phải lo học hơn nữa. Tuy không nói ra nhưng từ sau lần gặp đó, cha hắn đã cho tôi một sự tự hào

ngấm ngầm về mình. Tôi tự biết rằng nếu không học, không thành đạt trong con đường học vấn, tôi không thể nào thoát khỏi cái kiếpnghèo của mình.

Từ lúc chơi với Sơn, tôi thấy mình như lớn hơn và học hỏi từ nơi hắn rất nhiều điều bổ ích. Nói ra thì có thể không ai tinnhưng từ Sơn tôi tự mình rút ra những điều mà trước đây tôi không hề suy nghĩ tới. Đó là sự tự tin vào chính bản thân mình.

Tuy quán Càfê Nhật Hạ nằm ngay trước cổng trường nhưng tôi rất ít ghé. Thấy phong cách hắn có vẻ quen quán, tôi hỏi. - Chắc đêm nào Sơn cũng uống càfê ở đây ?

- Mấy đêm đi học thêm thì thường uống càfê ở đây. - Uống một mình?

- Chứ uống với ai khi ở đây tôi chỉ có mỗi Lãm là bạn. Tôi cười cười trêu hắn.

- Sao không rủ Tuyết Ngân, Lãm thấy Sơn thân với Tuyết Ngân lắm mà, yêu nhau rồi phải không ? Hắn nhìn tôi cười hí hí.

- Có mà nằm mơ ! Trong mắt Ngân, tôi chỉ là một thằng nhà quê.- Tôi thấy Ngân thích Sơn lắm mà ! Hai người to nhỏ trò chuyện tối ngày. Hôm nào

không có Sơn là Ngân hỏi liền. - Kiếm tôi để tôi kể chuyện đồng quê, chuyện bắt cua, bắt còng. Con gái thị cũng lạ gớm, ba cái chuyện cua còng mà cũng

khoái nghe.Thấy hắn cởi mở, tôi dò thử lòng hắn.

- Sơn có thích Tuyết Ngân không ? - Chơi với nhau như bạn bè thì thích, còn yêu thì không dám.

- Vì sao ? Hắn lắc đầu.

- Con gái thị “Chảnh” chịu không nổi. Tôi phì cười.

- Như Ngọc Uyển chứ gì ? - Uyển thì không phải chảnh mà là dử. Vô phúc cho thằng nào vớ phải con “Chằn cái” đó.

Nhớ lại lần hắn xử đại tiểu thư phát khóc, tôi cười. - Hình như “Chằn” bị đụng hàng rồi! Gặp phải Thạch Sanh là khóc hu hu.

- À! Chằn khóc vì tức không ăn được thịt Thạch Sanh đó mà. Nói xong, hắn nhìn tôi cười hì hì. Tôi thật tình không biết trong lòng hắn có nghĩ gì khi lớp vẫn cáp đôi hắn với Uyển. Dạo sau

này, Uyển làm lơ khi bọn bạn trong lớp trêu chọc đại tiểu thư với hai lúa, Uyển lơ làm như không nghe không biết. Tôi thử lòng hắn.

- Dạo này hình như Ngọc Uyển thích Sơn thì phải. Lớp cáp đôi, Uyển làm thinh không cự cải. Người ta nói con gái làm thinh

- Dạo này hình như Ngọc Uyển thích Sơn thì phải. Lớp cáp đôi, Uyển làm thinh không cự cải. Người ta nói con gái làm thinhcó nghĩa là đồng ý.

Hắn nhìn nhìn tôi. - Lãm đang thử lòng tôi đó à ? Lãm làm như tôi không biết là Lãm thích Uyển sao.

Hắn nói một câu làm tôi đỏ mặt. Tôi không nghĩ hắn biết lòng tôi như vậy. - Ai nói với Sơn là tôi thích Uyển.

- Đâu cần phải ai nói, nhìn thì biết ngay. Tôi làm thinh. Tôi biết mình thích Uyển và có lẽ đã để lộ điều đó ra ngoài nên hắn biết. Và hắn mà cũng biết thì….Ngọc Uyển

có biết không? Tôi nghĩ chắc Uyển cũng biết. Có những lúc bất chợt giữa buổi học tôi nhìn Uyển và mắt hai đứa chạm nhau và mỗi lầnnhư thế tôi thấy lòng mình rộn lên những niềm vui. Không biết hắn thì sao, hắn có bao giờ có người yêu chưa ? Tôi nghĩ sống như hắn

chắc ở quê cũng nhiều cô thích lắm. - Sơn có người yêu chưa ?

Hắn trợn mắt. - Yêu để cha Sơn cạo trọc đầu à ! Cha nói con nít không lo học, yêu đương mà hư cuộc đời. Cha nói ráng mà lo học sau này

thành tài thì thiếu gì con gái đẹp để mà yêu. Tôi nhìn nhìn hắn và không hiểu hắn nói như vậy là nói thật hay lại mượn chuyện “ Chơi ” tôi. Tôi ớn hắn quá, hắn lúc nào

cũng nói chuyện như vô tình nhưng luôn kèm theo những thâm ý. - Quê Sơn có con gái đẹp không ?

- Dĩ nhiên là có, nhưng đẹp như dân thị thì không có. Con gái ở quê mình hiền lắm, chọc chút là khóc nhè nhè rồi. - Chọc sao mà khóc ?

- Có gì đâu, kỳ đó mình đem con chuột con quăng vào mình con nhỏ học chung lớp, nó xiểu tuốt làm mình hết hồn. Tôi cười cái khì.

- Thôi đi ông, ông chọc cái kiểu đó thì con gái thị cũng xiểu như thường. Con chuột con đỏ hỏm thấy mà ghê, ai mà không ớn.Lãm còn ghê nữa đây huống hồ chi con gái.

Rồi hắn kể cho tôi nghe những thú vui mà hắn thường chơi ở quê cùng đám bạn như bắn chim, đổ nước bắt dế cơm rút ruộtnhét đậu phụng vào chiên ăn, săn rắn mối nấu cháo, bắt gà nước nướng bằng đất sét……Tôi nghe mà mắc mê. Có những con vật mà tôi

chỉ nghe hắn nói chứ chưa bao giờ được thấy, nhưng con nào hắn cũng nói ăn ngon. Nhứt là con rắn mối, nhìn thấy ghê mà hắn nói nấucháo ăn rất ngon. Cái chiêu ăn con dơi thì tôi thua, tôi không thể tin rằng hắn ăn cả con đó.Vậy mà hắn còn nói ăn ngon như hột vịt lộn.

Nghe hắn kể chuyện cả buổi mà không biết chán, hèn gì Ngân không mê nói chuyện với hắn sao được. Tôi hỏi một câu làm hắn ngớ người ra.

- Theo Sơn, Tuyết Ngân và Ngọc Uyển ai đẹp hơn ? - Sao Lãm lại hỏi tôi chuyện đó ?

- Thì Sơn trả lời đi. Hắn cười nhìn tôi rồi lại đưa tay gải gải đầu.

- Tôi cũng không biết, nhưng tôi nói không phải là để nịnh Lãm, tôi thấy thích Ngọc Uyển hơn. - Vì sao ?

- Uyển tuy hung dử nhưng tính Uyển rất chân thật. Hắn luôn làm tôi bất ngờ. Tôi thích Uyển bao nhiêu lâu nay nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ ra được một điều như hắn. Với tôi,

tôi thích Uyển vì Uyển đẹp, vì Uyển kiêu kiêu và…và vì Uyển là đại tiểu thư của một gia đình giàu có. Tại sao tôi không nghĩ ra đượccái điều đơn giản như hắn nhỉ ? Đúng ! Tính Uyển rất thật….và đó có phải là một ưu điểm mà tôi thích Uyển không ?

- Còn Tuyết Ngân thì sao ? - Ngân thì tốt bụng, thương người như thật thì không bằng Uyển.

- Sao Sơn biết Uyển thật khi Sơn không chơi thân với Uyển mà còn đang là kẻ thù số một của Uyển. Hắn cười hì hì.

- Lãm không thấy cách chơi của Uyển với bạn trong lớp sao ? Rồi hắn chia tay với tôi vì tới giờ học thêm, tôi đạp xe về phụ mẹ bán ban đêm. Cuộc nói chuyện với hắn làm tôi hiểu về hắn

nhiều hơn và có lẽ tôi cũng hiểu luôn cả về mình.

*************

Chuyện Uyển té xe làm xôn xao lớp tôi. Uyển té xe hôm chiều thứ bảy và đến hôm nay, sáng thứ hai tôi mới biết. Theo nhưlời Tuyết Ngân kể thì Uyển đã tỉnh lại rồi, đã qua cơn nguy hiểm. Theo thông tin mà Ngân biết thì Uyển té xe ở Trần Quốc Toản. Do

chạy nhanh và tránh xe ngược chiều nên Uyển tấp vào lề. Vì thắng gấp nên xe trượt, Uyển té dập đầu xuống nền nhựa chấn thươg đầubất tỉnh. Lúc đó có một bạn học cùng trường biết Uyển nên đưa Uyển vào bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp rồi báo tin cho gia đình Uyển

hay tin. Bây giờ thì Uyển đã tỉnh, sau hai mươi bốn giờ đồng hồ mê man. Chuyện Uyển té xe là chuyện rủi ro, nhưng chuyện người đưa Uyển đi cấp cứu mới là chuyện ly kỳ làm cả lớp xôn xao. Cũng

theo lời Ngân nghe người ta kể lại thì người bạn đó lúc cứu Uyển đã chạy ra đường chận một chiếc xe du lịch để đưa người cấp cưú.Nhưng xe không dừng, người đó lấy đá ném bể kính sau xe. Tên tài xế cùng tên phụ dừng xe toan hành hung thì người đó chỉ Uyển đang

nằm bất tỉnh trong lề nói: “Đưa người cấp cứu là chuyện quan trọng, chuyện bể kính xe tôi sẽ thường sau”. Tài xế tuôn hành kháchxuống xe rồi đưa Uyển đến bệnh viện. Sau khi gia đình Uyển đến thì người đó bàn giao lại rồi biến mất cùng với tên tài xế xe. Ba Uyển

có hỏi tên anh chàng đo,ù nhưng anh ta chỉ nói là bạn học cùng trường, không nói tên hay có nói tên gì đó nhưng bây giờ ba Uyển cũngquên rồi. Nói chung bây giờ gia đình Uyển không biết anh chàng đó tên gì ở đâu.

Nghe Ngân kể đến đó thì cả lớp nhao nhao bàn tán. - Rồi sao đó thì sao ? Anh chàng đó có thường kính xe cho người ta không ?

- Sao lại thường, ba Uyển phải thường mới đúng. Người ta làm vậy để cứu con mình mà.

- Sao lại thường, ba Uyển phải thường mới đúng. Người ta làm vậy để cứu con mình mà. - Thằng đó chắc sợ thường kính xe nên trốn mất chứ gì.

- Kính xe du lịch cũng mấy triệu bạc đó chứ ít sao ! Chờ cho các bạn bàn tán cho đã Ngân mới nói.

- Ngoài tất cả những dự đoán của các bạn, anh chàng đó đã thường kính xe cho người ta rồi cũng biến luôn. - Sao biết ?

- Vì lúc sau này ba Uyển lên công an phường 11 lấy xe của Uyển thì được biết chuyện là ngay trong đêm đó anh chàng đóthoả thuận bồi thường cho chủ xe luôn.

- Không lẽ công an không lập biên bản và không lẽ anh chàng đó có sẳn tiền trong túi đến mấy triệu bạc. - Tiền thì anh chàng đó không có nhưng nghe nói anh ta điện đi đâu đó mượn và có người mang đến. Còn bên xe cũng không

làm khó, ai mà đi làm khó trong những chuyện như vậy, nghe nói xe đó có đóng bảo hiểm nên chỉ lấy của anh chàng có triệu rưởi. Têntài xế xe đó nể anh chàng luôn.

Sau khi kể câu chuyện ly kỳ, Ngân lên tiếng. - Lớp mình có ai đi thăm Uyển không ?

- Có. - Có.

Lớp lại nhao nhao. - Mỗi người hùn năm ngàn.

- Năm ngàn ít quá. - Mười ngàn đồng ý không ?

- …………………. - …………………

Cuối cùng cũng đi đến thống nhất, người hùn năm ngàn và học xong buổi sáng sẽ kéo nhau đi thăm đại tiểu thư Ngọc Uyển.Ngân đi gom tiền và hỏi Sơn nửa đùa nửa thật.

- Sơn đi thăm đại tiểu thư không ? Hắn cười.

- Nghe đại tiểu thư té xe không chết là Sơn tôi mừng muốn chết. Bây giờ tôi mà vào thăm chỉ sợ đại tiểu thư chết thiệt mớikhổ. Thôi Sơn không đi, nhưng cho Sơn hùn tiền.

- Không đi mà hùn tiền thì được thôi, đâu đưa đây. Từ lúc được tin Uyển té xe, tôi như người mất hồn chỉ muốn chạy vào thăm Uyển ngay thôi. Nhưng đi ngang thì lại sợ chúng

bạn cười nên nén lòng ngồi chờ tan buổi học. Chuyện Ngân kể về anh chàng cứu Uyển cũng làm tôi suy nghĩ và không hiểu vì sao người đó lại dấu tên, dấu mặt. Người đó

hành động như vậy là có dụng ý gì. Tôi hỏi Sơn.

- Bạn có nghe chuyện Ngân kể không ? - Chuyện gì ?

- Chuyện về anh chàng cứu Uyển đó. - Thì Ngân kể cả lớp ai mà không nghe.

- Bạn nghĩ sao về hành động của anh chàng đó ? Anh chàng đó làm như vậy là có dụng ý gì ? - Tiếc là tôi không phải là anh chàng đó nên tôi không thể nói cho Lãm biết được.

Tôi nhìn hắn, hắn nhìn lại tôi cười cười. - Bộ tôi nói gì sai sao mà nhìn tôi vậy.

- Nhìn vậy là nhìn sao ? - Nhìn bằng đôi mắt mang hình viên đạn.

Tôi lại phì cười. Muốn tức hắn mà tức cũng không được. - Tôi hỏi thật mà Sơn cứ nói dởn hoài.

- Thì tôi cũng nói thật đấy thôi. - Không lẽ Sơn không suy nghĩ gì về hành động của một anh chàng như vậy sao ?

Hắn lắc đầu. - Thông thường những chuyện không liên can đến mình, mình không bận tâm.

Hắn nói kiểu đó thì tôi không còn hỏi gì thêm được. Tan buổi học cả lớp tôi kéo nhau đi thăm Uyển, Sơn không đi. Nhìn Uyển xanh xao, tôi thấy lòng mình thật xót xa. Uyển cố

gắng ngồi dậy, Ngân lấy một cái gối cho Uyển tựa lưng vào tường. Bọn con gái thì riú rít những câu hỏi thăm, còn cánh con trai bọnchúng tôi thì đứng vòng ngoài nhìn Uyển. Uyển bị tét một đường trên da đầu nên có một miếng băng. Khuôn mặt Uyển thì xưng húp

phía bên mắt phải. Rất may là không có vết trầy xướt nào trên khuôn mặt. Tôi nghĩ phải trên một tháng Uyển mới có thể trở lại bìnhthường.

Bọn con gái lại nhao nhao hỏi về anh chàng đưa Uyển vào bệnh viện. Uyển lắc đầu bảo không biết vì lúc đó Uyển đã bất tỉnh.Thấy Uyển nhìn nhìn tôi như muốn nói gì đó tôi tiến lại gần.

- Uyển khoẻ hẳn chưa? Uyển gật đầu rồi muốn nói gì đó rồi lại thôi.

- Có nghe bác sĩ nói khi nào thì xuất viện không ? - Bác sĩ nói vài ngày nữa nếu không có triệu chứng gì thì có thể xuất viện.

Bọn con gái lại nhao nhao đòi viết bài dùm cho Uyển trong những ngày nghĩ học. Trâm Anh, cô gái có cái miệng lanh nhất lớp

Bọn con gái lại nhao nhao đòi viết bài dùm cho Uyển trong những ngày nghĩ học. Trâm Anh, cô gái có cái miệng lanh nhất lớptôi nói với Uyển.

- Hồi nảy tụi tao rủ hai lúa đi thăm mày, hai lúa không đi nhưng lại hùn tiền. Ngân cười.

- Hai lúa nói sợ vào thăm, Uyển nhìn thấy, Uyển tức chết. Uyển cười, nụ cười hiếm hoi sau một vụ tai nạn.

- Uyển đâu có nhỏ nhặt đến như vậy. Và Uyển bổng hỏi tiếp.

- Hai lúa có nói gì nữa không ? - Hắn nói đại tiểu thư té xe mà không chết là hắn mừng. Hắn sợ vào thăm, đại tiểu thư thấy cái mặt của hắn, đại tiểu thư chết

thật thì khổ. Uyển lại cười.

- Hai lúa sạo ! Làm như Uyển sợ hắn lắm không bằng. Tôi không hiểu sao chuyện vậy mà đại tiểu thư lại cười được. Mọi khi nghe đến hai lúa là đại tiểu thư ghét cay ghét đắng, giờ

thì cười. Hay té xe một cú đại tiểu thư bị chạm rồi cũng nên. Nếu được vậy thì cũng tốt, tôi cũng không muốn Sơn bạn tôi phải đối đầuvới đại tiểu thư làm gì.

************

Sau mười ngày bị té xe, Ngọc Uyển đi học lại. Bọn con gái lại tiú tít vây quanh Uyển bằng những câu chào, câu hỏi thăm. Sơn

đến muộn, thấy Uyển, hắn đứng lại nhìn chăm chăm. Thấy hắn nhìn, Uyển mắc cở lườm hắn rồi lấy cuốn tập che mặt. - Có gì mà nhìn ?

Hắn chỉ cười nhẹ rồi đi vào chổ ngồi. Tôi chứng kiến cảnh đó mà không tin vào mắt mình. Đại tiểu thư mà lại mắc cở với hailúa thì quả đúng lạ. Bình thường ở lớp Uyển sợ ai đâu.

Gần tết, không khí học tập trong lớp lắng dịu xuống hẳn chứ không sôi động như lúc kiểm tra học kỳ. Hể rảnh là tụm năm tụmbảy bàn chuyện chơi tết. Tôi xuống ngồi với Sơn tán gẩu.

- Thường tết Sơn đi đâu chơi ? - Mọi năm tết Sơn đi loanh quanh chơi nhà mấy đứa bạn.

- Còn năm nay ? - Chắc cũng vậy.

- Năm nay xuống thị xã chơi. Hắn cười khì. Ngân ngồi đầu bàn bên kia nói bắn qua.

- Tết năm mình kéo lên nhà Sơn chơi đi, chơi ở thị hoài chán quá mình về quê chơi một lần cho biết. Sơn có mời bọn nàykhông ?

Hắn nhìn Ngân lắc đầu. - Nhà Sơn nghèo lắm không xứng cho các bạn đến chơi đâu.

- Sợ Ngân ăn hết bánh mức hả ? - Có bánh mức đâu mà sợ Ngân ăn hết.

- Vậy tết nhà Sơn có bánh gì ? - Thường thì mẹ Sơn gói bánh tét, bánh ít.

- Bánh tét Ngân ăn cũng được. Hay sợ hao tốn thì nói phức cho rồi ở đó mà từ chối hoài. - Chắc là vậy !

Tôi nhìn hắn và chợt nhớ ra, hắn chưa một lần mời tôi ra nơi hắn trọ học. Tôi cũng không quan tâm, giờ nghe Ngân ghẹo hắntôi thấy mình thật vô ý. Có thể vì tôi bận lu bu công việc nhà nên không để ý điều đó. Với lại hắn thường ghé nhà tôi nên chuyện gặp

nhau hàng ngày làm tôi quên mất chuyện ra chơi nơi hắn ở. Nếu không có lần hắn mời tôi đi ăn hiệu chắc tôi cũng không biết nhiều vềgia đình của hắn.

Chỉ còn học hai ngày nữa là nghĩ tết mà không nghe ai bàn chuyện liên quan nên tôi hỏi Uyển. - Năm nay nghĩ tết lớp có tổ chức liên quan không ?

- Sao Lãm không bàn với Ngân. Tôi chưa kịp lên tiếng thì Ngân đã nói.

- Vì sợ Uyển không đi học trong tết được nên Ngân không tính chuyện ăn liên quan. - Không có Uyển thì còn có Lãm, Ngân và Phú, các bạn tổ chức cũng được mà.

- Quỹ lớp còn được hai trăm tám chục ngàn. Muốn tổ chức thì mỗi người góp một ít nữa là đủ. - Năm nay tổ chức ở nhà ai ?

- Nhà Uyển rộng, tổ chức nhà Uyển được không ? Tôi tán thành ý kiến của Trâm Anh.

- Lãm thấy tổ chức ở nhà của Uyển là hay nhất. Một là liên quan cuối năm, hai là mừng đại tiểu thư tai qua nạn khỏi. Lớp hoan hô ầm ầm.

Uyển cười. - Nếu các bạn thích thì Uyển nghĩ ba mẹ Uyển cũng không hẹp hòi. Được rồi ! Vì Uyển còn mệt nên năm nay Uyển cử bạn

Ngân và bạn Lãm làm ban tổ chức. Ngân tính các món ăn rồi ra quyết định mỗi người nộp thêm mười ngàn. Người đầu tiên mà Ngân thu tiền là Sơn.

- Sơn phải là người nộp tiền đầu tiên. Hắn nhìn Ngân.

- Vì sao tôi phải là người đầu tiên nộp tiền mà không phải là người khác ?

- Vì sao tôi phải là người đầu tiên nộp tiền mà không phải là người khác ? - Vì Sơn ở xa, Ngân sợ Sơn bỏ về không dự.

- Tôi đóng tiền nhưng không dự cũng đâu có ai cản. - Nếu Sơn quyết định không dự thì tốt nhất Sơn đừng nên đóng tiền.

Tôi nhìn Ngân và không hiểu vì sao Ngân lại quan tâm đến hắn nhiều như vậy. Hay cô này yêu hai lúa rồi chăng. Hắn tuy cónhiều điểm rất hay nhưng nói Ngân yêu hắn tôi không bao giờ tin được.

Hắn cười hì hì đưa cho Ngân mười ngàn. - Đây ! Tôi xin mở hàng cho Ngân nè.

Tôi thấy Uyển chăm chú theo dỏi hắn và Ngân nói chuyện rồi Uyển cười khi thấy hắn móc tiền đóng cho Ngân. Một thoángtôi thấy hắn và Uyển nhìn nhau rồi cả hai cùng quay vội đi nơi khác. Từ hôm Uyển bị tai nạn tôi thấy Uyển khác khác. Hình như giữa

Uyển và hắn có chuyện gì đó. Hay……… hay……Tôi lắc đầu, không thể có chuyện đó được.Lúc tan buổi học, Uyển chờ cho các bạn trong lớp ra hết rồi gọi Sơn khi tôi cùng Sơn sóng đôi nhau đi gần đến cầu thang xuống

tầng trệt. - Sơn ! Sơn !

Hắn quay nhìn, đằng kia Uyển đưa tay vẫy. Tôi lên tiếng. - Gọi ai ?

- Gọi Sơn. Hắn chần chừ một thoáng rồi đi về phía Uyển. Tôi thấy Uyển nói gì đó với hắn rồi đưa cho hắn một cái phong bì. Hắn lắc đầu

và nói gì đó với Uyển rồi bỏ đi. Điều không thể tin được là Uyển nhìn theo hắn mà chảy nước mắt. - Sơn ! Sơn !

Hắn đi một nước không quay nhìn lại. Tôi nhìn Uyển rồi lặng lẽ đi theo hắn. - Chuyện gì vậy ?

Hắn nhún vai. - Không có gì !

Đúng như tôi dự đoán, hình như giữa hắn và Uyển có một ẩn số mà tôi và các bạn trong lớp chưa biết. Đó là chuyện gì ? Hiệntại tôi không đoán được chuyện đó là chuyện gì, nhưng tôi có linh cảm là…..là Uyển……Tôi không dám nghĩ đến điều đó.Tôi thấy tim

mình nhói đau khi nghĩ như vậy. Lẽ nào linh cảm của tôi lại là sự thật ?

***********

CHƯƠNG NĂM

Tết năm nay đối với tôi là một cái tết buồn, có lẽ buồn từ ngày liên quan cuối năm tổ chức tại nhà Ngọc Uyển. Hôm đó, lúcchúng tôi quây quần bên nhau ăn uống thì ba Uyển bước vào hỏi.

- Cháu Sơn là cháu nào ? Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau chưa kịp trả lời thì Uyển đã lên tiếng.

- Hôm nay Sơn không có đến ba à ! Trâm Anh nhạy miệng hỏi ngay.

- Có chuyện gì không bác ? - Bác muốn biết mặt coi nó ra sao vậy thôi.

- Sơn nó lúa dữ lắm bác ơi. Ba Uyển nhìn chúng tôi cười.

- Bác cũng nghe nói nó lúa nên muốn biết nó lúa cở nào. Kỳ rồi nó cứu con Uyển nhà bác đó. Không hẹn mà cả bọn chúng tôi cùng ồ một tiếng. Vụ này như một vụ “Xì can đan” làm tất cả chúng tôi bất ngờ. Thì ra là

vậy, hèn gì mấy ngày nay tôi thấy Uyển khác khác khi đối diện cùng Sơn. Thì ra hắn là người hùng dấu mặt. Cũng Trâm Anh lại hỏi.

- Sao bác biết là Sơn là người cứu Ngọc Uyển. -Bác có biết đâu. Cách đây mấy ngày bác gặp người bạn là chủ xe hôm đưa con Uyển đi cấp cứu, cũng là người thị xã gặp bác

hỏi thăm con Uyển đã đở chưa. Bác hỏi lại làm sao biết. Bạn bác nói xe của nó đưa cấp cứu mà sao không biết. Có điều lúc đó thằng tàixế của nó không biết người bị tai nạn là con của bác. Vụ xe thì cũng thường rồi nên bác

mới hỏi về thằng nhỏ, người bạn của bác cũng không biết. Thằng tài xế thì biết người đem tiền lên cho thằng nhỏ tên Quang làm ở SởTài chánh, bác phăng ra mới biết thằng nhỏ tên Sơn học chung với lớp con Uyển. Bác cũng lấy làm lạ, bạn học cùng lớp thì có gì mà

phải dấu tên dấu họ. Bác hỏi con Uyển thì ra hai đứa nó từng cải lộn với nhau. Đúng là đồ con nít ! Tôi hỏi Uyển.

- Lúc còn nằm viện hình như Uyển biết người đó là Sơn rồi phải không ? - Lúc đó thì Uyển chỉ nghi thôi vì Uyển vừa qua mặt Sơn một chút thì bị té. Lúc tỉnh lại nghe nói người đưa Uyển vào bệnh

viện là bạn học cùng trường nên Uyển nghi nghi đó là Sơn. Vì lúc đó chỉ có Sơn là người gần nơi Uyển té nhất. Sau nghe thêm chuyệnhắn đập bể kính xe, Uyển càng khẳng định người đó chính là Sơn. Vì chỉ có Sơn mới có đủ bản lĩnh làm những chuyện như vậy. Lúc

đầu nghe nói người đó trốn mất không để lại tông tích, Uyển nghĩ chắc hắn sợ thường cái kính nên trốn biệt, nào ngờ hắn đã thường chongười ta rồi. Ba Uyển và Uyển rất ái ngái khi chuyện của mình lại để người ta thường tiền thì coi không được chút nào nên cố tìm cho ra

để trả lại tiền. Hôm kia Uyển gởi tiền lại cho Sơn nhưng hắn chiử Uyển khùng . Hắn nói hắn đâu phải là người đó đâu mà nhận tiền. Lớp tôi nhao nhao.

- Có đúng là hai lúa không ? - Coi chừng người này làm mà trả ơn cho người khác thì tức cười dữ à nghen !

- Chắc lộn tiệm rồi. Nếu không thì dại gì mà không lấy lại tiền.

- Chắc lộn tiệm rồi. Nếu không thì dại gì mà không lấy lại tiền. - Chính xác là Sơn không ?

Tôi không có ý kiến nhưng tôi tin chắc đó là Sơn. Đúng như Uyển nhận định, lớp tôi không có ai có đủ bản lĩnh làm nhữngchuyện như vậy. Chỉ có Sơn và chỉ Sơn mới làm những chuyện không giống ai như vậy.

Uyển nhìn chúng tôi gật đầu. - Chính xác một trăm phần trăm. Lúc tối ba Uyển có mời anh Quang, anh của Sơn lại nhà nhậu và nói chuyện lâu lắm.

Cuộc liên quan năm nay chỉ bàn mỗi một đề tài đó là: “Hai lúa”. Đề tài chơi tết bị bỏ quên vì không hấp hẫn bằng những câuchuyện xung quanh anh chàng hai lúa của lớp tôi. Lần đầu tiên tôi thấy Uyển có vẻ thán phục một thằng con trai, dù sự thán phục đó chỉ

nằm trong lời nói. Tiếc là người mà Uyển thán phục không phải là tôi mà sự thán phục đó lại dành cho người bạn mới của tôi : NguyễnThanh Sơn, một hai lúa từ vùng sâu ra di trú học hành ở thị xã.

Với ai tôi còn có thể ganh tị so sánh, nhưng với Sơn tôi không có chút tị hiềm nếu như Uyển có…..có cảm tình với Sơn đinữa. Tôi không phải là người cao thượng gì, nhưng trong thâm tâm tôi thần phục cái tính cách mạnh mẽ trong con người của Sơn. Cái

tính mà tôi rất muốn mình cũng có nhưng vì trời đã cho tôi như vậy thì như vậy thôi. Tôi không thể chơi cái kiểu “Nguyên con” như sơnđược.

Tôi biết không phải chỉ riêng tôi mà cả lớp tôi, ngay cả Phú cũng vị nể Sơn. Hắn sống rất bình dị nhưng rất là con trai. Hắnhọc tuy không bằng tôi, không bằng một số bạn trong lớp, nhưng sự phấn đấu của hắn trong học kỳ một cũng làm cho chúng tôi vị nể.

Hắn là một mẫu người lạ lạ mà lần đầu tôi được gặp. Hắn có cái chân thật của một người vùng quê. Sự khôn ngoan cần thiết của mộtngười có học và sự cục súc man dại của một người thích giải quyết công việc bằng cơ bắp.

Thoạt đầu, khi nghe những câu đối đáp giữa hắn và các bạn tôi cho là hắn ăn hên vì tôi không nghĩ rằng hắn khôn ngoan đếnnhư vậy. Giờ thì tôi biết là hắn khôn thật chứ không phải “Khôn cải lương” như thoạt đầu tôi nghĩ về hắn.

Có lẽ vì Sơn vắng mặt nên bọn con gái lớp tôi tha hồ bàn tán về Sơn mà quên đi nhân vật cũng rất thích làm nổi. Đó là Phúkarate. Thấy bọn con gái cả buổi chỉ lo thán phục Sơn, nhất là khi Tuyết Ngân nhận định: “Sơn tuy dân nhà quê nhưng tính cách ăn đứt

cánh con trai thị của lớp mình”. Câu này tôi nghe mà thấy tự ái và người còn tự ái hơn cả tôi là Phú. Phú cay cú lên tiếng liền. - Nó có gì hay đâu mà mấy người ca hoài nghe mắc mệt. Nói như Ngân chắc con trai thị xã đem câu sấu hết. Ngân nói chuyện

với hai lúa riết rồi ghiền cái mùi phèn nên không ngớt lời khen cái mùi phèn là thơm tho, là số một. Làm ra vẽ thương hại, Phú khuyên.

- Ngân ơi ! Ngân thức tỉnh lại Ngân ơi. Ngân là cành vàng lá ngọc mê chi mấy con cua con còng mà quên đi là quanh Ngânbiết bao Long, Hổ cùng với Phượng Hoàng.

Cánh con trai lớp tôi nãy giờ bị ức chế giờ đồng vổ tay hoan hô Phú. Tôi cũng mát dạ khi nghe Phú nói như vậy. Ít nhất cũngcó người lên tiếng lấy lại sĩ diện cho cánh con trai thị chúng tôi chứ.

- Ôkê ! Phú nói hay lắm. - Phú là số một mà !

Ngân nhìn Phú cười hì hì. - Phú ơi ! Long với Hổ đâu Ngân chưa thấy. Nhưng cái mùi phèn dù sao cũng dể chịu hơn cái mùi nước đái phải không ?

Ngân “Chơi” lại Phú một câu làm bọn tôi ôm bụng bò ra mà cười. - Ha…ha…..ha…

- Ha….ha….ha… Phú tái cả mặt, nhưng cũng cố gắng chống đở.

- Mấy người cười cái gì. Làm như mấy người gan lắm không bằng. Mấy người mà gặp rắn hổ không chừng mấy người còntuôn đầy quần mà chết.

Ngân cười hí hí. - Bọn Phú tưởng đó là rắn hổ à ? Con đó là rắn bông súng, nó không có biết cắn. Gặp một con rắn không biết cắn mà sợ đái

trong quần thì còn Long, còn Hổ cái nổi gì hả trời. Bọn lớp tôi lại sà ra cười, Uyển cười đến nổi chảy cả nước mắt. Phú đùng đùng đứng vậy bỏ ra về với một câu tuyên bố

“Xanh dờn”. - Một rừng không thể có hai hổ. Phú mà không rửa được mối hận này thì Phú không đáng làm người.

Phú đi, bọn chúng tôi lại thêm một lý do để bàn tán. Nhưng Ngọc Uyển lên tiếng trấn an. - Không có chuyện gì đâu ! Phú nói vậy chứ không dám làm gì Sơn đâu. Uyển nghĩ bây giờ Sơn không còn đơn độc khi phải

đối đầu với Phú phải không các bạn. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của Uyển. Sơn bây giờ không còn đơn độc như khi mới vào học, Sơn đã có bạn đó là tập

thể lớp của chúng tôi. Lớp 10T. Nguyên cả cái tết tôi chỉ nằm nhà không đi chơi đâu, thậm chí các bạn có đến rủ đi nhà đứa này đứa nọ chơi, nhưng tôi cũng

không đi. Suốt thời gian đó tôi cứ nghĩ về Sơn, người bạn có những cá tính thật lạ của tôi. Vắng hắn mấy ngày hình như tôi thấy mìnhnhớ, nhớ thật sự. Có hắn, được trò chuyện với hắn thật là thú vị.

***********

Hắn xuất hiện bất ngờ với nụ cười trên môi.

- Ăn tết vui không ? Tôi ngớ ra nhìn hắn.

- Bạn xuống khi nào ? - Mới vừa xuống tới và ra kiếm Lãm đây.

- Sơn ăn tết vui không ? - Cũng bình thường như những cái tết mọi năm.

- Sau tết không xuống thị xã chơi ?

- Sau tết không xuống thị xã chơi ? - Cũng muốn xuống lắm nhưng vì tết ở nhà được có mấy ngày nên ở nhà chơi với anh em.

Hắn rủ tôi. - Uống càfê không ?

- Càfê Nhật Hạ phải không ? - Còn đi đâu nữa.

Hai đứa tôi kéo nhau ra Càfê Nhật Hạ. Sau cái tết hình như hắn lớn hơn và có vẽ chửng chạc hơn. Tôi nhìn hắn nhận xét. - Sau cái tết trong Sơn lớn hẳn ra.

- Thì năm nay Sơn lớn hơn năm ngoái một tuổi mà không lớn hơn sao được. Hắn nói vậy thì tôi chịu, hắn nói đâu có trật nhưng ý tôi không phải là như vậy. Năm nay trong hắn ăn mặc thật lịch sự, không

còn quê quê như lần đầu tiên tôi gặp hôm nhập học. Phong thái hắn đã thành dân thị rồi và năm nay hắn đã trở thành người được vị nểchứ không còn “Lôm côm” như năm ngoái. Nghĩ như thế tôi thấy tức cười. Nói thì có vẽ như lâu lắm chứ thực ra chỉ mới có cách nhau

hơn mười ngày thôi. Tôi háo hức.

- Kỳ rồi Sơn đưa Uyển cấp cứu ở bệnh viện phải không ? Hắn cười cười.

- Chắc lớp biết hết rồi phải không ? - Hôm ăn liên quan cuối năm nghe ba Uyển nói mới biết đó.

- Trước tết, ba Uyển và anh Quang có lên đến tận nhà Sơn chơi. Mục đích là cảm ơn và gởi trả tiền mà Sơn thường cái kínhxe. Cũng nhậu một trận tưng bừng rồi mới về.

Thật tình tôi không hiểu vì sao lúc đó hắn lại dấu mặt. Hơn mười ngày nay tôi cố gắng lý giải nhưng vẫn không tìm ra đượcmột lý do nào chính đáng. Tôi hỏi hắn nguyên nhân về chuyện đó. Hắn cười.

- Có gì khó hiểu đâu. Lúc gặp Uyển té xe nằm bất tỉnh. Tôi hoảng quá sợ Uyển chết nên chận xe đưa đi viện cấp cứu. Chận xethì lại gặp thằng tài xế ba trợn không chịu dừng, tôi chọi nó là định chọi vô thùng xe cho nó dừng, ai ngờ trúng cái kính sau bể tuốt. Thấy

nó làm dử tôi cương luôn: “Bể thì thường, cứu người trước đã!”. Nó đưa người vào bệnh viện mà cứ kè kè sợ tôi trốn. Sau khi gia đìnhUyển lên và nghe bác sĩ nói Uyển bị nhẹ tôi cũng mừng. Lúc nghĩ lại hành động của mình, tôi thấy hơi quá trớn nên lỡ thì cho lỡ luôn,

thường đại cho thằng xe cho rồi, mình làm mình chịu. - Nhưng vì sao Sơn lại dấu mặt ?

- Chứ chường mặt ra có nghĩa là mình đòi tiền người ta lại à ? Nếu người ta vui vẽ thì không nói chi, lỡ người ta nặng nhẹmình vì chuyện không đáng làm như vậy mà mình làm người ta khó xử thì quê chết được, nhứt là quê với đại tiểu thư thì Sơn chịu

không nổi nên ém luôn. Ai chứ đại tiểu thư mà có “Cửa”, thì đại tiểu thư sẽ chơi Sơn sát ván luôn, hết ngóc đầu luôn. Tôi ôm bụng cười muốn đứt hơi. Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ đâu đâu. Nào là hắn là người cao thượng, nào hắn là người quân tử

loại “Gia ân bất cầu báo”. Lắm khi tôi lại cho hắn là một tay “Cao cơ”, hắn chơi chiêu “Anh hùng cứu mỹ nhân” rồi dấu mặt, sao đó sẽtạo điều kiện cho mỹ nhân truy tìm. Ai ngờ lý do hắn nói ra tôi cười muốn chết. Thì ra hắn dấu mặt chẳng qua vì hắn sợ đại tiểu thư.

************

Vừa thấy mặt hắn bước vào lớp là Tuyết Ngân hỏi ngay.

- Ê hai lúa ! Sao hôm trước không ở lại dự liên quan cuối năm. Hắn cười cười.

- Tại tôi có cái tật ăn nhiều nên sợ dự liên quan rồi ăn nhiều mấy bạn cười. - Nếu Sơn ăn nhiều thì Sơn đóng tiền gấp đôi chứ gì.

- Ai biết đâu, phải hôm đó Ngân nói vậy thì tôi sẽ đóng tiền gấp đôi để được dự liên quan. - Chứ không phải Sơn sợ tụi này tết kéo lên nhà Sơn ăn hết bánh sao ?

Hắn rùn vai. - Sao mà Ngân hiểu Sơn quá vậy ? Thật tình Sơn cũng có ý đó.

Ngân cười hì hì. - Phải chi Sơn nói trước thì có gì khi đi Ngân sẽ bọc bánh đem theo.

- Phải biết Ngân tốt như vậy thì Sơn đã mời Ngân lên nhà chơi từ lâu rồi. - Chơi với Ngân bao lâu nay mà Sơn không hiều Ngân gì hết, bạn xấu nhé !

- Xin lỗi ! Xin lỗi ! Nghe hắn đối đáp với Ngân mà tôi chỉ biết ngồi cười. Hắn nói chuyện đúng vui. Có lẽ chính vì thế mà Ngân khoái nói chuyện

với hắn. Uyển nhìn hắn một cái rồi quay mặt đi, Uyển mắc cở. Từ sau cái lần được hắn cứu, tôi thấy tính Uyển thay đổi hẳn mỗi khi đốidiện cùng Sơn. Và khi Uyển có cái nét thẹn thùng mắc cở, tôi như đứng tim. Uyển đẹp quá! Đẹp như tranh vẽ.

Phú ào ào vào lớp cùng đám bạn. Gặp Sơn, Phú kiếm chuyện ngay. Lần này, Phú dùng văn chứ không dùng võ. Tôi nghĩ làPhú đã có sự chuẩn bị kỷ lưỡng khi quyết định “Chơi” hắn tại lớp.

Phú lừ lừ tiến đến chổ hắn cười gằn. - Chào người anh hùng ! Aên tết vui chứ.

Như cảm nhận ra sự nguy hiểm, hắn co người lại nhìn Phú chằm chằm. - Tao hỏi mày đó, mày có điếc không mà không nghe ?

Hắn nhìn thẳng mặt Phú. - Tao tên Sơn chứ không phải tên Hùng.

Phú cười đểu. - Thì lớp này giờ cho mày là anh hùng rồi đó. Mày được công nhận là người hùng mà không biết à !

Hắn làm thinh. Phú kênh kênh cái mặt. - Mày bây giờ bảnh rồi đó, tao công nhận mày đáng mặt đàn ông lắm. Giữa tao và mày có một chuyện chưa giải quyết xong,

tao muốn mình giải quyết cho nó rồi. Nếu mày xứng đáng là một thằng đàn ông, xứng đáng là người hùng của lớp này như bọn con gáica tụng, thì mày có dám tay đôi “Bặt co” với tao một trận “Sanh tử ” không ?

Phú chơi chiêu này độc nghen. Phú đưa hắn vào thế kẹt. Nếu chấp nhận chơi thì làm sao Sơn chơi lại Phú. Chấp nhận sựthách thức là đồng nghĩa hắn đưa đầu cho Phú dượt một trận mà má nhìn cũng không ra. Còn không chấp nhận chơi thì không xứng

đáng là đàn ông. Vốn biết tính hắn là một kẻ dám chơi, dám chịu nên dễ gì hắn bỏ qua lời thách thức như vậy. Thách thức kiểu như Phúthì coi như Sơn sập bẩy là cái chắc.

Ai ngờ, hắn cười cái hì. - Tao đâu có ngu mà đi bặt co tay đôi với mày. Tao đánh đâu có lại mày thì dại gì bặt co cho mày đánh bờm đầu à.

Hắn nói, lớp cười cái rần. Phú trề môi.

- Vậy mà cũng xưng là anh hùng. Cái thứ thỏ đế như mày mà anh hùng cái nổi gì. Đụng chuyện thì nhờ vào đám con gái bảovệ, che chở, còn hâm dọa đưa tao lên ban giám hiệu nữa chứ. Tao biết mà, mày đang được đại bàng mẹ che chở nên nở mày nở mặt

lắm. Và Phú thật đểu khi ngó nghiêng, ngó ngữa hắn nói khích.

- Tao thật không biết mày đàn ông chổ nào mà bọn con gái nó ca mày dữ vậy. Hay là cái đồ chơi với rắn rít như mày là đànông cũng nên.

Phú hôm nay chơi toàn chiêu độc, những câu nói của hắn như những ngọn roi đánh thẳng vào Sơn chan chát. Như trúng đòn,Sơn gờm gờm nhìn Phú. “Sơn mà sập bẩy là Sơn chết Sơn ơi ! ”. Tôi than thầm nhưng lúc nhất thời tôi không biết mình phải làm gì thì

Sơn đã lên tiếng. - Ai nói với mày là tao không phải là đàn ông. Cái đàn ông của tao là để phân biệt đàn ông và đàn bà chứ không phải dùng để

đái trong quần như mày. Bọn con trai, con gái trong lớp tôi cùng bò ra mà cười trước câu trả đủa của hắn. Hắn nói một câu ngoài dự tính của tất cả

chúng tôi. Có lẽ ngay cả Phú đã có sự chuẩn bị trước cũng bất ngờ. Phú gầm lên.

- Mày là một thằng hèn ! Chỉ có cái đồ hèn hạ như mày mới sống dựa vào mấy con rắn. Tao mà không dần mày như tươngthì tao không phải là Phú karate.

Hắn cũng gầm lên. - Mày là một thằng ngu, tao chưa thấy thằng nào ngu như mày đó Phú.

Hắn chửi câu này lạ à nghen, lớp đang cười mà còn phải im nghe hắn chửi. Phú còn sửng người kia mà. Hắn chỉ mặt Phú. - Tại sao mày cứ kiếm chuyện với tao hoài vậy. Tao đâu có sợ mày, mà mày hù tao hoài. Đồ ngu ! Mày muốn lấy “Chén kểu

đụng gáo dừa” phải không ? Tao chơi với mày đó. Mày thì đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, tương lai mày sáng lạn lắm. Tao thì dân quê,đen đúa, ngu đần, tao như cái gáo dừa thôi, tao sợ gì mày mà mày hù tao.Tao chơi mày đó. Mày mà đánh tao thì tao cho rắn cắn mày

đó, rắn độc đàng hoàng. Và hắn giới thiệu với chúng tôi.

- Quê tôi có một loại rắn cực độc, chỉ to bằng ngón tay út, dài chừng ba tất, tên của nó là rắn lục xanh, cắn chết liền. Loại rắnđó thường nằm trên lá cây chỉ ăn sương đêm mà sống nên độc lắm. Ban đêm nó huýt saó y như tiếng người nghe mà rởn da gà.

Hắn quay nhìn Phú. - Muốn nó cắn mày thì dễ ợt. Bắn con rắn, đập gảy chừng ba đốt sống là nó đâu có bò được, chỉ nằm ngóc đầu há miệng chờ

táp thôi. Tao bỏ nó vô cặp của mày, vô túi quần mày, và bỏ vô cả cổ cái áo mà mày đang mặc, nó cắn một cái là mày chầu diêm vươngliền. Bất quá tao ở tù vài năm là cùng, còn mày thì tao cắt hộ khẩu chuyển đi luôn. Mày ngu chưa từng thấy, tại sao mày cứ muốn chơi

tao. Mày đánh tao, mày có té vàng, té bạc gì không, hay mày muốn chết vì rắn cắn. Và hắn cười cười nói như đùa.

- Tao nói cho mày biết nghen Phú. Tao biết mày có bạn bè đông, tao mà có bị thằng nào ở thị xã này đánh thì tao tính sổ vớimày đó. Quê tao không thiếu gì rắn độc đâu, thừa để tao rải trên lối đi của mày.

Phú “Lạnh ngắt” cười gượng. - Mày sao nóng quá! Tao đùa chút mà mày làm gì dữ vậy ?

Hắn cũng cười hờ hửng. - Thì nãy giờ tao cũng đùa với mày đó chứ !

Lần này thì người chìa tay là Phú chứ không phải là Sơn. - Thôi mình xí xoá nhé ! Coi như chuyện tao với mày hôm nay mình giải quyết xong. Mình bắt tay hòa bình không chiến tranh

nữa. Mình là bạn bè nhé ! Hắn đưa tay bắt với Phú.

- Mày đánh bầm mặt tao, rồi mới kết bạn với tao. Mày kết bạn hơi bị lạ đó. Phú nhăn mặt.

- Sao mày làm khó tao hoài ! - Tao nói thật mà !

- Thì…thì coi như tao xin lỗi mày đó ! Hắn gật đầu.

- Được ! Tao kết bạn với mày. Chưa khi nào lớp tôi có một trận vổ tay cuồng nhiệt đến như vậy. Không hẹn mà tất cả chúng tôi cùng vổ tay hoan hô, vổ đến

đỏ cả bàn tay. Tôi mừng cho Sơn, mừng cho Phú và mừng cho cả lớp của tôi vì từ nay chúng tôi là một khối thống nhất. Một tập thể lớphoà thuận không có xung đột, không chia phe chia phái và không còn cảnh đánh nhau nữa, tất cả chúng tôi là bạn bè. Hoan hô ! Hoan hô!

***********

CHƯƠNG SÁU

Từ lúc phát hiện ra Uyển biết thẹn thùng, biết thuỳ mỵ, biết mắc cở trước một người bạn trai thì cũng là lúc tôi biết chính xác

trong mắt Uyển, Thanh Sơn mới là người số một. Với tôi, Uyển cũng cười, cũng nói, cũng trò chuyện nhưng mỗi khi nhìn thấy hắn làkhuôn mặt Uyển bừng lên rạng rở, đôi mắt Uyển sáng ngời lóng lánh.

Mỗi khi nhìn thấy Uyển như vậy tôi thật đau lòng, nhưng…..nhưng nói cho thật lòng Uyển dành tình cảm cho Sơn là hoàntoàn hợp lý. Sơn xứng đáng với Ngọc Uyển hơn tôi.

Không biết Sơn có biết hay không mà lúc nào hắn cũng bơ bơ, làm như không biết, không thấy mối thiện cảm mà Uyển đangdành cho hắn. Còn Phú nữa, hắn cũng lạ không kém. Từ sau lần bắt tay đó, Phú chuyển từ thù sang bạn một cái rột không “Bựa” chút

nào hết. Hình như Phú và Sơn hợp nhau cái gu Càfê Nhật Hạ nên có giờ trống là cả hai kéo nhau vào quán càfê nghe nhạc. Chẳngnhững thế, Sơn còn kéo theo Ngọc Uyển và cả Tuyết Ngân cùng đi.

Giờ thì cả lớp tôi ai cũng biết Ngọc Uyển thích Sơn, thích lộ ra mặt. Lúc trước, lúc Uyển ghét cay ghét đắng Sơn thì lớp cònghẹo còn cáp đôi. Giờ Uyển thích thật sự thì không ai chọc ghẹo nữa.

Chiều nay, chúng tôi học thể dục môn nhảy xa ở khu thể thao sau sân trường. Thầy chưa đến, Phú đem banh ra chúng tôi chiaphe đá. Một trái là năm chai nước ngọt Cocacola. Tôi, Sơn cùng phe đá với bọn Phú. Hắn đá bóng cũng được, cũng kỷ thuật cá nhân

lắm, cũng lừa bóng và sút tung lước bọn Phú như ai. Thầy đến, chúng tôi kéo nhau vào uống nước. Trâm Anh làm một thùng đá đổ đầy Cocacola và vui vẻ rao.

- Nước ngọt đây ! Nước ngọt của Phú đải đây các bạn ơi ! Phú vổ vai Sơn.

- Mày đá bóng tốt đó. Mai mốt vào đội bóng của lớp nghen. - Sẳn sàng! Nếu cho thì tao chơi liền.

Uyển rất tự nhiên đưa cho hắn cái khăn trắng và nói. - Cái mặt mồ hôi thấy mà gớm ! Nè, Uyển cho mượn cái khăn.

Hắn nhìn cái khăn rồi nhìn Uyển cười. - Cái khăn của Uyển mà lau mặt Sơn chắc thành giẻ lau quá.

- Chấp nhận cho Sơn mượn, Uyển chấp nhận giặt nó mà ! - Không buồn nghen !

- Không ! Hắn lấy cái khăn lau lên mặt rồi cười hì hì.

- Khăn con gái thơm quá ta ơi ! Uyển xấu hổ mắng.

- Đồ quỷ ! Ai mượn khen. Hắn chơi thật nhiệt tình, lau mặt, lau cổ rồi lau cả hai cánh tay. Cái khăn trắng của Uyển biến thành giẻ lau thật, đen thui. Vậy

mà hắn còn vắt cái khăn, nước chảy ra như nước cống. Hắn cười cười trả lại cho Uyển. - Đừng giận nghen ! Sơn ở không được sạch lắm.

Bọn tôi nhìn nhau cười khúc khích, không dám cười lớn sợ Uyển quê. Cái thằng thật tệ, cái khăn người ta trắng như vậy màhắn chơi cho không còn chổ nào trắng hết. Đúng là hai lúa. Uyển tỉnh bơ lấy cái khăn bỏ vào túi.

- Nếu giận Sơn thì Uyển đâu có cho mượn khăn. - Cảm ơn nghen ! Mai mốt học thể dục có cho Sơn mượn khăn nữa không ?

- Với Sơn thì Uyển sẳn sàng cho mượn. - Vậy là Sơn cảm ơn trước luôn.

Nói xong, hắn cười hí hí có vẻ khoái trá lắm. Tôi thật không hiểu nổi hắn ! Thầy hướng dẫn cho chúng tôi phần lý thuyết rồi dẫn cả lớp ra hố cát thực hành. Phú lấy đà nhảy đầu tiên được năm mét tám.

Rồi đến Sơn, hắn lấy đà thật xa chạy cái vù, nhảy cái bịt, được bốn mét. Bọn tôi ôm bụng cười. Tôi đá đít hắn.

- Cái “Phau câu” Sơn nặng quá nên bay không nổi. Hắn nhe răng cười.

- Chút làm lại, tại Sơn quên phóng lên. Uyển trề môi trêu hắn.

- Đúng rồi ! Nếu nhớ phóng lên chắt được bốn mét mốt. - Hãy đợi đấy ! Lần sao mà Sơn nhảy không được sáu mét thì…thì…

Uyển hỏi gặn. - Thì sao ?

- Thì được bốn mét mốt chứ sao. Uyển phì cười.

- Hai lúa xạo ! Tới phiên tôi, tôi cũng lấy đà thật xa rồi nhảy một cái, bay cái vù. Có lẽ tôi nhảy quá mạnh nên chới với khi tiếp đất thì bụp

một cái đau điếng. Tôi cắn răng cố nén cơn đau đứng dậy thì té lăn cù. Chân trái của tôi đau không thể tưởng. Hắn chạy vội tới ôm lấytôi.

tôi. - Lãm ! Lãm có sao không ?

Tôi nhăn mặt. - Chân trái Lãm đau lắm.

Các bạn xúm lại khiêng tôi vào bóng cây, thầy kiểm tra chân tôi rồi lắc đầu. - Thầy nghi chân em Lãm bị gảy xương.

Tôi nghe mà ứa nước mắt. Nếu gảy chân thì làm sao tôi đi học. Phú và hắn tức tốc chở tôi lên chổ phòng mạch bác sĩ HuỳnhCông Hiệp chụp X quang. Kết quả tôi bị gảy xương thật. Mới đầu tôi không tin, vì nhìn phim tôi chẳng thấy dấu gảy. Bác sĩ chỉ cho tôi

một lằn rất mờ trên phim X quang và nói. - Dấu gảy đây, em bị gảy kín xương chày cẳng chân trái. Vết gảy rất nhỏ. Trường hợp của em cũng nhẹ, rất mau lành.

Phú và hắn đưa tôi vào bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp băng bột định vị xương. Những ngày đi học sau đó, hắn và Phú nhiệttình giúp đở tôi. Phú đem hon da chở tôi đến tận cầu thang, hắn thì cõng tôi lên lớp. Tôi đi học thật là phiền phức, nhưng có hắn tôi cũng

phần nào được an ủi Lớp nhao nhao về chuyện tôi gảy chân và có người bảo tôi làm hồ sơ lãnh tiền Bảo Hiểm, tôi chỉ cười. Tôi đâu có tham gia

bảo hiểm học sinh đâu mà lãnh. Một lần, tôi gọi Ngân đến rồi hỏi nhỏ. - Bây giờ Lãm đóng tiền Bảo Hiểm học sinh còn kịp không ?

Ngân lắc đầu. - Thầy đã khoá sổ quyết toán lâu lắm rồi, nhưng Lãm có Bảo Hiểm mà.

Tôi ngạc nhiên. - Lãm đâu có tham gia Bảo Hiểm học sinh của Bảo Việt Đồng Tháp.

Ngân cười cười. - Sơn đóng tiền cho Lãm rồi.

Ngân tiết lộ tin làm tôi chưng hửng. Lúc này, hắn mới cười cười nói. - Sơn đang giử thẻ Bảo Hiểm của Lãm. Định khi nào Lãm đi được, Sơn chở Lãm đi nhận tiền Bảo Hiểm.

Tôi nhìn hắn trân trân, tôi không biết mình phải nói gì trước chân tình của hắn. Làm bạn với hắn đã lâu nhưng hắn luôn làmtôi bất ngờ.

Một buổi chiều, hắn và tôi cùng đến Bảo Việt Đồng Tháp nhận tiền. Một cô cán bộ hỏi chúng tôi, khi hai đứa tôi đứng xớ rớkhi bước vào phòng.

- Hai em đến thanh toán tiền bảo hiểm phải không ? Tôi đáp.

- Dạ ! - Hồ sơ của em đâu đưa chị xem.

Chị cán bộ bảo hiểm trông rất xinh và nói chuyện thật là lịch sự. Tò mò tôi đưa mắt đọc bảng tên: Trần Thị Kim Hoàng Cb. P.P . Hàng hải.

Chị đưa mắt ân cần hỏi tôi. - Chi phí điều trị của em bao nhiêu ?

- Dạ! Em chụp hình và có mua thuốc uống hết một trăm hai mươi lăm ngàn. - Ngoài chi phí này, em còn có chi phí nào nữa không ?

- Dạ không! Tôi nghĩ thầm : “Chỉ cần nhận lại đủ số tiền mà tôi đã điều trị là tôi mừng rồi, không mong gì hơn. Vì tôi đóng tiền bảo hiểm

chỉ có mười tám ngàn”. Một lát sau, chị đưa cho tôi bộ hồ sơ và nói. - Trường hợp tai nạn của em được giải quyết sáu trăm ngàn. Em lên phòng kế toán nhận tiền.

Tôi không tin vào tai mình nên hỏi lại. - Chị nói sao ?

Chị nhìn tôi bằng ánh mắt ái ngại. - Hồ sơ của em có quá ít chứng từ nên chị không thể giải quyết cho em cao hơn được.

Tôi cười. - Cảm ơn chị nhiều ! Em không nghĩ mình nhận được nhiều tiền như thế.

Rồi một anh cán bộ hướng dẫn tôi lên phòng kế toán nhận tiền. Tôi gọi hắn đi, hắn cười bảo tôi. - Lãm đi nhận tiền đi, Sơn ngồi đây chơi khi nào xong thì gọi Sơn về.

Và hắn kề tai tôi nói nhỏ. - Ngồi đây có máy lạnh, mát lắm.

Tôi nhìn hắn cười. Lại mê phòng máy lạnh, hắn thật lắm chuyện. Hèn gì từ lúc bước chân vào công ty Bảo Hiểm, anh chàngchết mê chết mệt, cứ ngồi lì ra đó mà nhìn ngó người ta.

Lúc hai đứa tôi ra về, thấy Sơn cứ lặng thinh có vẽ suy nghĩ, tôi ngạc nhiên hỏi. - Sơn đang nghĩ gì đó ?

- Thì nghĩ về cái bảo hiểm. Sơn không hiểu tiền ở đâu mà họ thường cho mình. Như Lãm đóng có mười tám ngàn, giờ nhậnđược sáu trăm ngàn. Sơn không hiểu họ lấy tiền từ đâu.

- Thì họ lấy từ nhiều người chi cho một người. Còn Sơn thấy chưa thoả mãn thì mai mốt đi làm Bảo Hiểm thì biết chứ gì. Hắn nhìn tôi.

- Sau này, Sơn dứt khoát sẽ đi làm Bảo Hiềm. - Lý do ?

- Làm bảo hiểm mình sẽ được ngồi phòng máy lạnh, được ăn mặc đẹp và được giúp đở người khác trong cơn hoạn nạn.

- Làm bảo hiểm mình sẽ được ngồi phòng máy lạnh, được ăn mặc đẹp và được giúp đở người khác trong cơn hoạn nạn. Tôi bỏ số tiền sáu trăm ngàn trong túi nảy giờ mà lòng cứ ái ngái. Cuối cùng, tôi lấy ra đưa cho hắn.

- Tiền này Lãm nhận được sáu trăm, thôi thì cho Lãm xin lại tiền thuốc một trăm hai mươi lăm ngàn. Còn lại Lãm đưa choSơn.

Hắn sựng lại nhìn tôi như nhìn một quái vật. - Lãm có bị khùng không mà nói như vậy. Lãm suy nghĩ như vậy là Lãm coi Sơn còn thua một con chó nữa. Sơn đâu có tính

lấy tiền bảo hiểm của Lãm đâu mà Lãm nói vậy. Thấy hắn tức giận, tôi ấp úng.

- Nhưng bảo hiểm là do Sơn đóng tiền. - Mình là bạn bè giúp nhau một chút không được hay sao ?

Thấy tôi làm thinh, hắn vổ vai tôi. - Sao Lãm quan trọng quá vấn đề vậy, mười mấy ngàn đó coi như Sơn bao Lãm một chầu cà phê không được sao.

- Sơn nghĩ sao mà mua bảo hiểm cho Lãm ? Hắn đáp.

- Năm ngoái lúc học ở quê, Sơn cũng có thằng bạn bị xe đụng gảy chân, gảy lìa luôn. Gia đình nó thì nghèo nhưng nhờ có bảohiểm học sinh nên mới có tiền mà chửa cái chân. Sơn thấy tham gia bảo hiểm có lợi ghê, nhất là những học sinh nghèo như mình càng

nên tham gia bảo hiểm. Lở có rủi ro thì có bảo hiểm tiếp mình phần nào chứ không thì gia đình nghèo làm sao mà lo nổi. - Nhưng gia đình Sơn đâu có nghèo.

- Bảo hiểm đâu có phân biệt nghèo hay giàu, ai tham gia mà chẳng được. Tôi mời hắn đi “Ăn hiệu”. Hắn cười.

- Lấy tiền bảo hiểm mời Sơn à ? - Chứ sao !

- Nếu Lãm cảm thấy ái ngái thì mời Sơn một ly Càfê Nhật Hạ, Sơn không từ chối đâu. - Vì sao cứ càfê là Sơn đòi vào Nhật Hạ?

Hắn cười tủm tỉm. - Có một lý do mà Lãm không biết đâu. Một ngày nó đó Sơn sẽ nói cho Lãm biết. Còn bây giờ thì càfê nhé.

- Okê !

*************

Giờ thì tôi thật sự kinh sợ sự tiến bộ của hắn trong học tập, kiến thức về môn toán của hắn bây giờ không thua kém gì tôi. Vốnđã từng công nhận hắn có chỉ số thông minh, nhưng tôi không nghĩ chỉ số đó lại có thật cao nơi hắn. Tôi với hắn cùng học chung một

cuốn sách toán ngoài chương trình, một lần cả hai đứa cùng giải một bài toán khó, cả hai chúng tôi đều bí, đều nặn đầu ra mà suy nghĩthì người tìm ra hướng đi chính xác là hắn chứ không phải là tôi. Sau lần đó tôi để tâm theo dõi, lâu lâu cũng làm một vài trắc nghiệm

nhỏ về kiến thức toán của hắn. Tôi kinh sợ khi thấy hắn thật sự tiến bộ. Sau chuyện đó, tôi suy nghĩ rất nhiều về hắn. Tôi hay nghĩ rằng chỉ có bọn tôi, những học sinh thị xã là thông minh chứ dân

quê như hắn thì làm sao mà học giỏi được. Thông thường tôi hay nhìn thấy bọn học sinh trong quê thường đần đần và đứa nào xuất sắclắm thì học sinh khá là cùng. Giờ thì tôi không dám coi thường dân quê nữa. Chẳng qua vì điều kiện, vì thầy dạy không giỏi nên học sinh

quê thường khiếm khuyết kiến thức hơn chúng tôi. Nếu có điều kiện như nhau chưa chắc vì bọn học sinh thị xã chúng tôi học hơn bọnchúng. Như Sơn chỉ trong một thời gian ngắn, hắn đã đuổi kịp tôi về kiến thức và còn qua mặt cả tôi về cách giao thiệp với bạn bè trong

lớp. Hắn bây giờ đã thành dân thị chính tông rồi, cách ăn mặc, cách giao tiếp bao giờ hắn cũng nổi trội. Đó là tính chân thật trong conngười của Sơn.

Một lần đứng trò chuyện với Phú. Nói về Sơn, Phú còn công nhận. - Sơn tốt lắm ! Hắn chơi rất đàng hoàng.

Và Phú kể tôi nghe. - Hôm đó tao mời Sơn đi uống càfê thì gặp bọn Uyển, Ngân, TrâmAnh, Hồng, Ngọc với Hiền. Uyển đang cùng bọn con gái đi

ăn chuối nướng. Thấy vậy tao mời đi luôn. Lúc tính tiền tao cứ đinh ninh trong túi có tiền gì tao nhớ là trong túi tao còn tờ năm chụcngàn. Ai ngờ lúc móc ra chỉ có mỗi tờ năm ngàn và mấy trăm lẽ. Tao hết hồn chưa biết tính sao thì Sơn lên tiếng: “Sơn nhớ hình như

Sơn nợ Phú một chầu mà, thôi chầu này để Sơn lo” . Tao với nó có độ điếc gì mà nợ nần. Chắc vì thấy tao lừng xừng nên nó biết liền làtao kẹt nên lên tiếng giải vây. Tao làm tỉnh: “Được thôi !”. Bọn con gái nhao nhao: “Độ gì thế ?”. Sơn đáp tỉnh bơ: “Cá độ bóng đá” và

hắn nói nào là hắn bắt đội Livepol trong bóng đá Anh và thua tôi kỳ đá tối thứ bảy tuần rồi. Tao thua nó luôn. Hôm sao tao trả nó tiền,nó cười không nhận mà còn nói: “Mình là bạn bè mà! Phú đừng bận tâm những chuyện như vậy”.

Chơi với Sơn lâu, tôi biết Sơn hay giúp đở bạn bè và khi nhận một lời cảm ơn Sơn thường hay nói “Mình là bạn bè”. Sơn làmnhư là bạn bè là Sơn phải có trách nhiện phải làm như vậy không bằng.

**********

Trâm Anh là người khởi xướng chuyện đi chơi. - Năm nay lớp mình không có tổ chức đi đâu chơi buồn quá ! Năm ngoái còn kéo nhau đi chơi Xẻo Quýt, năm nay không

nghe tính đi đâu hết vậy cà. Vừa nói, Trâm Anh vừa nhìn Ngọc Uyển.

Biết ý Uyển cười. - Đi đâu bây giờ, có chổ nào mà lớp mình chưa tới đâu. Đi lăng cụ Phó Bảng thì đi hoài. Vườn Hồng SaĐéc thì cũng đi rồi.

Thậm chí Tháp Mười mình cũng đã tới nhưng chẳng có chổ nào vui hết. Đi và về trong ngày mệt muốn chết, có vui vẻ gì đó mà đòi. Ngân mơ màng.

-Phải có chổ nào đó mình đi chơi rồi cắm trại ở đó một đêm chắc thú vị lắm. Cảnh thì hoang sơ, đêm thì thật yên tịnh. Rồi

-Phải có chổ nào đó mình đi chơi rồi cắm trại ở đó một đêm chắc thú vị lắm. Cảnh thì hoang sơ, đêm thì thật yên tịnh. Rồimình sẽ đốt một đống lửa ngồi quây quần bên nhau thật là tuyệt dịu.

Uyển cười. - Làm gì có mà Ngân mơ, cảnh đó Ngân thấy trong phim chứ gì ?

Phú lên tiếng. - Ai nói với Uyển là cảnh đó không có. Phú biết một chổ tuyệt vời như Ngân vừa diễn tả.

Cả lớp đổ dồn mắt vào Phú. - Ở đâu ?

Phú đáp tỉnh bơ. - Trong giấc mơ của Tuyết Ngân chứ đâu.

Nói xong, Phú cười khì khì thật đểu. Không thèm để ý đến lời nói chăm chọc của Phú, Ngân quay sang hỏi Sơn.

- Sơn ơi ! Sơn có biết chổ nào cắm trại như Ngân vừa nói không ? Hình như gặp những chuyện không thể giải quyết được là Ngân lôi Sơn ra hỏi và mỗi lần như vậy bao giờ Ngân cũng được câu

trả lời. Hắn gải gải đầu.

- Sơn đâu có đi đâu nhiều mà biết . Nếu Ngân thích thì các bạn có thể kéo nhau về cắm trại ở quê mình. Cái cảnh đốt lửa cắmtrại ban đêm thì Sơn cùng đám bạn ở dưới quê Sơn chơi hoài.

- Chổ của Sơn có cảnh hoang sơ không ? Hắn lắc đầu.

- Hoang sơ hay không thì Sơn không biết, nhưng đó là rừng tràm không có người ở. Ngân nhảy lên vui mừng.

- Hoan hô ! Được rồi, mình sẽ về quê Sơn chơi một chuyến. Có rừng tràm là Ngân mê rồi. Uyển cẩn thận hơn hỏi Sơn.

- Chổ đó có an toàn không Sơn ? - Rất an toàn vì đó là rừng tràm của cha mình.

Thế là cả lớp xúm nhau bàn chuyện đi cắm trại. Uyển lên lịch là sáng thứ bảy lên đường, trưa chủ nhật nhổ trại về. Lều trại thìTuyết Ngân đảm nhận hỏi mượn lều y tế của bệnh viện. Trâm Anh lãnh phần tính toán khẩu phần ăn để các bạn hùn tiền.

Sáng thứ bảy, chúng tôi tập trung nhau tại nhà Ngọc Uyển. Lớp tôi là ba mươi hai học sinh, nhưng vì không có xe, không cóđiều kiện, không chơi thân nên cuối cùng chúng tôi lên đường chỉ có mười ba đứa. Sáu nam, bảy nữ. Ba Uyển hỏi chúng tôi đi chơi đâu.

Khi biết chúng tôi đi Tam Nông lên nhà Sơn, ba Uyển còn gởi lời thăm cha của Sơn. Điều mà không ai ngạc nhiên khi Uyển đăng ký tài xế chở Uyển là Sơn. Lớp ai mà không biết Đại tiểu thư mê Hai lúa và Uyển

cũng không dấu diếm điều đó. Biết tôi không có xe nên Sơn đã dành chổ cho tôi chở Tuyết Ngân. Đến Tam Nông. Sơn dừng xe trên cây Cầu Dây giới thiệu.

- Cả Tỉnh Đống Tháp chỉ có quê Sơn là có cây cầu dây này. Ban đêm đứng đây nhìn cảnh sông nước nên thơ lắm. Cả bọn chúng tôi cùng xuống xe xem cầu. Đúng như Sơn nói cầu dây thì cả tỉnh chỉ ở Tam Nông này có. Trên khoảng sông

rộng hơn ba mươi mét, chiếc cầu bắt ngang qua mà không có nhịp, trụ nào đở bên dưới. Nếu Sơn không giới thiệu chắc chúng tôi khôngđể ý đến công trình lạ mắt này.

Phú cầm sợi cáp to bằng cổ tay lắc lắc. - Sơn! Cầu này xe ô tô đi được không?

- Sao lại không! Xe du lịch chạy qua lại thoải mái. Tuyết Ngân nhìn nhìn ngắm ngắm rồi trầm trồ.

- Hồi nào giờ Ngân chỉ thấy cầu dây trên ti vi thôi, nào ngờ ở quê mình cũng có mà không biết. Thật tệ! Trâm Anh cười chọc quê.

- Ê! Quê mình là quê nào? Bộ muốn làm dâu Tam Nông hả? - Tỉnh Đồng Tháp không phải là quê mình sao?

Uyển kéo áo Sơn chỉ vào vạt rừng xanh bát ngát phía bên kia sông. - Cái đó là rừng tràm cuả nhà Sơn phải không?

Hắn phì cười. - Đó là rừng tràm của Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Cái rừng tràm nhà Sơn chỉ là vạt rừng bé tí so với rừng tràm của vườn

quốc gia. Uyển chỉ vào những cấu trúc lạ mắt xây dựng ven rừng.

- Còn đó là gì? - Đó là đài quan sát. Đứng trên đó đã lắm. Gió thổi mát và nhìn toàn cảnh rừng cũng mát con mắt nữa.

- Cái vườn gì đó chắc lớn lắm hén? - Lớn lắm! Hình như diện tích của nó trên bảy ngàn năm trăm héc ta.

Tôi tò mò xen vào. - Trong đó người ta nuôi cái gì?

Hắn nhìn tôi lắc đầu. - Người ta không có nuôi cái gì hết mà người ta….Hắn gải gải đầu….làm cái gọi là khu bảo tồn đa sinh học. Nghe nói trong đó

có gần hai trăm loài chim và có mười sáu loài chim quí hiếm. Đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ. Nghe đâu là nó bị tuyệt chủng rồi. Trên thếgiới chỉ còn ở Tam Nông này có thôi.

Phú cười cười.

Phú cười cười. - Con Sếu đầu đỏ gì đó thịt ăn ngon không?

Sơn trợn mắt. - Con đó mà đụng vào là tù không ngày ra đó. Nó đang được cả thế giới đang bảo vệ. Bộ không có xem ti vi sao? Mấy ông

Pháp, ông Mỹ vào nghiên cứu hoài. Và hắn cười hì hì.

- Nếu ăn mà không ở tù thì Sơn cũng ráng thịt một con ăn thử coi nó quí hiếm đến cở nào cho biết. Ngân cũng xen vào cho có tụ.

- Sao mà gọi là Tràm Chim? Hắn lại gải gải đầu.

- Thì ….thì dưới là tràm, trên là chim nên người ta gọi là Tràm Chim. Thấy hắn giải thích như vậy cả bọn tôi đều cười.

Đến nhà Sơn, cả lớp đều chưng hửng. Tôi không nghĩ nhà hắn giàu như vậy. Nhà của cha Sơn là một ngôi nhà ba tầng nằmgiữa một khu rừng tràm tuyệt đẹp. Nhà có sân vườn, cây cảnh thật là sang trọng.

Phú trầm trồ với tôi. - Nhà Sơn giàu dữ vậy, thế mà hồi nào giờ mình không biết.

Sơn vào nhà rồi trở ra với khẩu súng hơi trong tay. - Mình chạy xe ra chổ cắn trại luôn, đường tuy khó chạy một chút nhưng đi được. Chiều nay, Sơn sẽ đải các bạn món đặc sản

của quê Sơn. Sơn xin mẹ rồi và mẹ đã đồng ý nấu cho chúng ta ăn. Uyển cười cười.

- Sơn nhỏng nhẻo với mẹ chứ gì! Hắn cười hiền.

- Thì được mẹ yêu mới nhỏng nhẻo được chứ ! Ngân xen vào.

- Món gì ? Món gì mà Sơn gọi là đặc sản. Hắn làm ra vẽ bí mật.

- Khi nào ăn thì Ngân sẽ biết. - Sếu đầu đỏ hả?

- Của quí hiếm, con đó thì mình chỉ để nhìn thôi, không ăn được. Chúng tôi phải chạy một đoạn khá xa, chạy theo một con đường mòn giửa những hàng tràm thẳng tấp. Đến một chổ khá bằng

phẳng, rộng và thoáng mát Sơn cho dừng lại tuyên bố. - Mình dựng trại ở đây.

Tôi không biết có phải ở đây là giửa rừng tràm hay chưa, nhưng nhìn xung quanh chỉ thấy toàn là tràm. Hắn lại gần TuyếtNgân hỏi.

- Sao ! Cắm trại ở đây có vừa ý Ngân hay không ? Ngân đưa ngón tay kiểu “ Number1 ”

- Hơn cả tuyệt vời ! Bọn con trai chúng tôi xúm lại dựng lều. Cánh con gái thì chụm lại ngồi dưới tàn cây bày hàng nấu nướng. Những câu đùa,

những lời trêu ghẹo, những tiếng cười làm uyên náo một góc rừng. Tôi đã dự nhiều cuộc cắm trại nhưng có lẽ đây là lần cắm trại mà tôithích nhất. Không khí, phong cảnh và sự yên tịnh của khu rừng làm tôi có cảm giác như bọn tôi đang sống tách ra khỏi cuộc sống bình

thường. Từ hôm Ngân vẽ lên một diễn cãnh về một lần cắm trại hoang dã làm tôi náo nức trong lòng. Ngân tuy mơ mộng, nhưng điềumà Ngân mơ cũng là đều mà tất cả chúng tôi đều mộng. Cách đây mấy ngày tôi còn vẫn cho đều đó chỉ là một mơ nhưng bây giờ giấc

mơ đó đã thành hiện thực. Phú mê cây súng hơi của hắn ra mặt, dựng trại xong là anh chàng chộp cây súng đi bắn ngay. Phú thấy con gì là bắn con đó,

bắn cho đã tay mà.Tức cười nhất là con ốc sên chỉ cách có mấy mét mà Phú bắn cũng trật. Sơn chỉ cười. Hắn còn khuyến khích. - Cứ tập bắn thoải mái, Sơn còn nhiều đạn lắm.

Thế là cánh con trai chúng tôi dành nhau với Phú cây súng . Cường ra quy định.

- Mỗi người được bắn ba viên đạn. Tất cả đều đồng ý. Tới Quý vì chỉ được bắn có ba viên nên Quý cứ hết chỉa súng vào con này con kia mà ngắn chứ không

chịu bóp cò. Đợi lâu quá, Cường thêm một quy ước. - Mỗi người được bắn ba viên và phải bắn trong vòng năm phút.

Sơn không dự phần chơi súng, hắn tiếp bọn con gái nấu nướng và đóng vai phụ bếp cho Uyển sai vặt. - Sơn núc nước !

- Sơn rửa rau ! Thậm chí bưng cái nồi xuống bếp Uyển cũng sai Sơn. Bọn tôi thì khoái chơi cây súng, còn hắn thì lại khoái được con gái sai

nên đóng vai phụ bếp xuất sắc lắm. Tâm cười nói nhỏ với tôi.

- Sơn đúng là hai lúa, ai lại để cho con gái sai vặt như thế ! Tôi nhìn Tâm rồi nhìn Sơn và cười lặng lẽ không ý kiến. Tôi không biết nói sao, chứ như tôi Uyển đâu có sai. Được con gái

sai vặt, nhất là cô gái mà mình thích thì còn hạnh phúc nào bằng. Hiện tại tôi không biết Sơn thích ai trong đám con gái lớp tôi vì lúc nàohắn cũng làm vừa lòng các cô. Mới đây, tôi đi uống càfê với hắn và hỏi hắn về chuyện tình yêu, hỏi hắn đang yêu ai? Hắn chỉ cười: “Sơn

chưa nghĩ đến chuyện yêu đương, trước mắt chuyện học quan trọng hơn”

chưa nghĩ đến chuyện yêu đương, trước mắt chuyện học quan trọng hơn” Đằng kia, Sơn vẩy tay gọi tôi.

- Lãm ! Lãm ơi ! Tôi đến, hắn cười cười.

- Lãm phụ Sơn làm chuyện trọng đại này coi. - Chuyện gì mà trọng đại ?

Hắn vẫn cười cười rồi cầm cái rựa kéo tôi đi. Hắn chặt những cây tràm nhỏ bắt tôi ôm cho một ôm. Hắn chọn một chổ khuất,cách trại xa xa rồi bày cho tôi làm. Tôi thật sự không biết hắn làm cái trò gì và tôi cũng không hình dung cái chuồng con con này dùng đề

làm gì. Tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ra vẽ đắc ý.

- Lãm biết rồi, Lãm biết Sơn làm cái này để làm gì rồi ! Hắn nheo mắt nhìn tôi.

- Lãm mà biết thì Sơn phục Lãm đó ! Tôi dương dương tự đắc.

- Sơn làm cái bẩy thú chứ gì ? Đang làm mà hắn bò ra cười, cười đến nói chuyện không được luôn. Hắn nhìn về phía bọn con gái rồi nói với tôi trong tiếng

cười. - Sơn làm cái “bẩy” này cho chị em…..

Hắn nhướng nhướng con mắt và hiểu ra tôi ôm bụng cười. Thì ra hắn làm nhà vệ sinh cho chị em. Hai chúng tôi vừa làm vừacười, tôi nghĩ mình thật là ngờ nghệch khi không hiểu ra những việc thật tế nhị của phụ nữ. Bọn chúng tôi thì có thể tô hô đứng đâu cũng

được, còn chị em thì đâu thể làm vậy được. Hắn thật sự hơn tôi trong cái tế nhị này. Sơn bảo tôi lấy mấy cái áo mưa lại và hai đứa tôi che chắn cẩn thận lắm. Lúc cắn cọng kẻm buột cây, hắn sơ ý bị cọng kẻm

cào chân răng chảy máu. Thấy hắn nhổ nước bọt có màu đỏ. Tôi hỏi. - Sao vậy? Có sao không?

Hắn cười. - Chắc chảy máu chân răng. Chuyện nhỏ! Không sao đâu.

Thấy chúng tôi vừa làm vừa cười có vẽ vui lắm, bọn con gái tò mò đi tới. - Hai bạn làm gì đó ?

Tôi nhìn Ngân. - Đố Ngân đoán đúng !

Ngân nhìn nhìn toan nói thì Uyển bụm miệng Ngân lại và kéo Ngân đi. - Cảm ơn hai bạn nhé !

Sơn nhìn theo và cười với tôi. - Uyển mà không bụm miệng Ngân chắc Ngân dám nói đây là cái bẩy cũng như Lãm.

Trưa. Bà chủ nhà hàng Ngọc Uyển – Trâm Anh đải chúng tôi món bánh mì cary gà và món bún thịt nướng. Ôi thật là ngon !Chúng tôi ăn và ai cũng khen ngon làm hai đầu bếp nở mặt nở mày. Theo thực đơn của Uyển thì chiều Uyển sẽ cho chúng tôi ăn cơm

nếp với dăm bông, thịt hộp Visan. Ăn xong, chúng tôi cùng lăn ra dưới bóng mát của những cây tràm nghĩ ngơi. Trưa thật yên tịnh, cơn gió nhè nhẹ, tiếng lá tràm

xạc xào đưa cả bọn chúng tôi chìm vào giấc ngũ sâu. Một tia nắng len qua kẻ lá dọi thẳng vào mặt làm tôi giật mình tỉnh giấc. Tôi dịch đầu sang bên tránh ánh nắng và tận hưởng sự

yên tịnh của trời trưa yên tịnh. Một cảm giác khoang khoái tràn khắp cơ thể tôi khi tôi nghe đâu đây thoang thoảng hương tràm. Có lẽ vìlúc sáng, vì chỉ lo vui cười, đùa giởn mà tôi không cảm nhận được hương tràm dìu dịu lâng lâng.

Chúng tôi dậy thì phát hiện Sơn biến đi cùng cây súng hơi. Bọn con gái cũng la toáng lên Tuyết Ngân cũng không có mặt. Tôinghĩ chắc hai người này đả đi săn rồi. Uyển sụ mặt xuống thấy rỏ.

Rồi một ông già xuất hiện cùng một thằng nhỏ quần áo xốc xếch lắm đầy bùn. Ông già nghiêm khắc hỏi chúng tôi.

- Các cô các cậu ở đâu mà kéo vào đây, có hỏi ai chưa ? Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau hoảng sợ. Uyển thay mặt chúng tôi trả lời.

- Chúng cháu là bạn của Sơn. Sơn nói đây là rừng của nhà Sơn nên Sơn dẫn chúng cháu về cắm trại ở đây. Ông già cười khuôn mặt dản ra trông thật đôn hậu.

- À ! Thì ra các cháu là bạn của cậu út Sơn. Cậu Sơn đâu rồi ? - Cháu cũng không biết, chắc Sơn đi săn rồi vì không thấy cây súng ở đây.

Ông già gật gù. - Cậu Sơn bắn súng tài lắm, bách phát bách trúng.

Và ông già ngồi xuống trò chuyện cùng chúng tôi. Thằng nhỏ nép vào sau lưng ông già đưa cặp mắt trò xoe nhìn chúng tôi vớicái vẽ háo hức. Tôi nhìn thằng nhỏ và chợt nhớ lại lần đầu tôi gặp Sơn, hắn cũng có đôi mắt háo hức khi mới về thị học.

Ông già không ngớt lời ca ngợi cậu út Sơn, nào là cậu Sơn cho ông tràm cất nhà khi thấy nhà ông xiêu vẹo và chuyện cậu Sơnquyết định cho ông được giữ rừng tràm nhà cậu. Ông già tâm sự.

- Tôi tứ cố vô thân, đến xứ này sống bằng nghề bắt chim bắt cá mà sống với thằng cháu nội. Cậu Sơn hay tới lui coi rừng, thấytôi khổ quá cậu thương và bàn với ông Ba Vạn ba của cậu cho tôi chức giử rừng. Một tháng cậu cho tôi năm trăm ngàn, nhờ vậy mà ông

cháu tôi sống được. Tôi mang ơn cậu Sơn suốt đời. Tôi hỏi ông già.

- Ông ơi cho cháu hỏi rừng này bao lớn ?

- Ông ơi cho cháu hỏi rừng này bao lớn ? - Tôi cũng không biết nó bao lớn, nghe cậu Sơn nói một trăm mẫu gì đó. Tôi đâu có học nên đâu có biết một trăm mẫu là bao

nhiêu. Và ông vổ vổ lên mặt đất.

- Cái lô rừng này, cái lô mà các cô các cậu đang ngồi đây là phần ăn của ông Ba Vạn cho cậu Sơn đó. Cái lô này chạy tuốttuốt vô trong kia.

Vừa nói ông vừa chỉ vào trông kia và theo tay ông tôi thấy hắn và Tuyết ngân đang đi ra. Hắn vác cây súng trên vai đi sóng đôivới Ngân và anh chị nói chuyện trông có vẻ vui lắm. Ngân xách một tay nào là chim, chuột và có cả những con rắn mối.

Thấy Sơn thằng nhỏ ùa chạy mừng. - Anh Sơn có cho em chim không ?

Hắn cười hỏi ông già. - Lúc này cũng khoẻ hả ông hai ?

- Ờ ! Thì lúc nào mà tôi không khoẻ. Cậu săn được nhiều không ? Uyển nhìn hắn trách.

- Đi mà không rủ Uyển, Sơn này xấu. - Có định rủ ai đâu, sợ không bắn được con nào thì quê chết. Ai ngờ cái cô này bám theo hồi nào không hay. Lúc bắn được

con chim đầu tiên ở đâu chạy ùa ra lượm làm hết ồn. Ngân chẩu môi.

- Ai biểu Sơn lẻn lẻn đi một mình. Ngân nổi máu thám tử nên bí mật theo dỏi liền. Bắt gặp tại trận cái tội đi bắn chim màkhông rủ ai hết.

Hắn quay hỏi ông già. - Hôm nay ông hai có con cá lóc nào không ?

- À ! Có mấy con, chỉ được hai con to thôi. Và ông bảo thằng nhỏ.

- Cu Bi ! Con về bắt mấy con cá cho cậu Sơn đải bạn. Thằng nhỏ co chân chạy cái vù. Thằng nhỏ xách lại một giỏ cá chừng năm sáu con, có hai con to chắc hơn kí một con. Ngọc

Uyển vào lều lấy một hộp thịt to và gọi thằng nhỏ. - Bé ơi ! Lại đây chị cho cái này.

Thằng nhỏ nhìn cái hộp trên tay Uyển rồi nhìn nhìn ông già. Sơn cười. - Cu Bi, chị cho thì lấy đi nhưng phải cám ơn chị nghen.

Thằng nhỏ rụt rè cầm hộp thịt lí nhí cảm ơn rồi lon ton chạy theo nội. Nhìn ông cháu họ đi xa xa mà tôi còn cảm nhận đượcsự hí hửng của thằng bé. Chắc nó mới lần đầu được nhìn thấy thịt hộp. Sơn nhìn Uyển cười, trông hắn có vẽ rất thích cách cư xử của

Uyển. Sơn lấy những cây tràm khô đốt lên lấy than nướng cá. Chim chuột, rắn mối, hắn nướng mọi. Bọn con gái không dám ăn rắn

mối, Sơn cười. - Thịt rắn mối ngọt và thơm lắm !

Tôi cũng ớn ớn nhưng thấy hắn ăn có vẻ ngon lành quá nên cũng đánh bạo bẻ một khúc. Hắn nói đúng, thịt rắn mối ngon hơncá lóc nướng rất nhiều. Thấy tôi ăn ngon lành Uyển cũng bắt chước bẻ một khúc.

- Ôi ! Tuyệt vời, Ngân ăn đi rất ngon. Thế là cả bọn nhao nhao tranh ăn thịt rắn mối. Chỉ có ba con rắn mối nên Uyển phải chia ra cho một người một ít ăn cho biết.

Chiều Sơn chở tôi về nhà lấy món đặc sản mà hắn hứa đải chúng tôi. Buổi chiều, Uyển nấu nếp và ăn cái món đặc sản mà mẹSơn nấu. Tôi không biết là thịt con gì nhưng ăn rất ngon. Mẹ Sơn đúng là thợ nấu, món thịt xào lăn này ăn với cơm nếp thì không gì

bằng. Hắn hỏi chúng tôi.

- Các bạn thấy món này tuyệt vời không ? Ngân lên tiếng.

- Hơn cả tuyệt vời ! Nhưng đây là thịt con gì ? - Cua Đinh.

Tôi nghe cái tên lạ hoắc. - Cua đinh à ! Hồi nào giờ chưa nghe nói tới con cua này.

Hắn cười. - Con này cũng là một họ nhà rùa nhưng ngon hơn thịt rùa rất nhiều. Con này khoảng ba kí đó.

- Người ta bán bao nhiêu một kí ? - Tại Tam Nông giá của nó là một trăm bốn chục ngàn một kí.

Ôi trời ! Ăn con này có ba kí mà phải tốn bốn trăm mấy chục ngàn thì thịt nó ngon là phải rồi. Thiệt cả đời tôi củng không mơmình ăn thịt một con mà giá đắt như thế này.

Đêm. Sơn lấy những cây tràm khô chất lại thành một đống nhỏ rồi chặt những cây tràm to chất lên trên. Lúc chiều, hắn bảochúng tôi chặt những cây tràm tươi ra thành những khúc dài thì bây giờ khi đống lửa đã có than, hắn cho tràm tươi lên trên.

Hắn giải thích. - Đốt tràm tươi đống lửa sẽ lâu tàn.

Chúng tôi đốt đống lủa ngay trước cửa lều. Bọn con gái sợ ma nên tranh nhau ngồi ngồi ngay cửa lều, cánh con trai chúng tôingồi hai bên. Chúng tôi ngồi nhìn nhau, nhìn đống lửa và trò chuyện râm ran. Tâm kể chuyện tiếu lâm rất có duyên làm cả bọn phì cười.

Cường chơi chuyện ma làm cả bọn ớn lạnh. Tôi thì không sợ ma nhưng đêm tối quá cũng hơi hơi ớn. Sơn bình thản và kể cho chúng tôi

Cường chơi chuyện ma làm cả bọn ớn lạnh. Tôi thì không sợ ma nhưng đêm tối quá cũng hơi hơi ớn. Sơn bình thản và kể cho chúng tôinhững chuyện hắn đi bắt cóc, bắt ếch những khi mưa về. Chuyện hắn kể thì rất bình dị nhưng với chúng tôi là cả một đề tài hấp dẫn vì

một lẽ rất bình thường, chúng tôi ở thị xã nên làm gì có ếch cóc đâu mà bắt. Hắn khoe có đêm hắn bắt ếch đầy một bao vác không nổi. Trâm Anh không tin.

- Ếch đâu mà ngồi sẳn cho Sơn bắt, bộ nó không biết nhảy sao ? Hắn giải thích.

- Ban đêm ếch rất sợ đèn, lấy đèn bình cực sáng dọi vào là ếch không nhảy được. Khuya. Uyển lấy đồ ngăn lều ra làm hai.

- Con trai bên phải, con gái bên trái cấm lộn xộn. Sơn tuyên bố.

- Các bạn mệt thì cứ ngũ, đêm nay Sơn thức canh lửa cho các bạn ngũ và canh luôn cả rừng tràm. Tôi nghĩ mình sẽ thức cùng Sơn cho có bạn, nhưng vừa đặt lưng xuống định nằm chơi một chút ai ngờ ngũ hồi nào không hay.

Đến lúc giật mình thức giấc thì đêm đã rất khuya, tiếng ngũ ngáy khò khò của bạn nào đó nghe ing ỏi trong đêm, lại có tiếng phì phò củaTâm nữa chứa, vì Tâm đang nằm gần tôi nhất.

Tôi hé mắt nhìn ra đống lửa thì thấy hắn vẫn còn ngồi đó. Một mình ra vẻ trầm tư lắm. Tôi rón rén bước ra ngồi gần hắn. - Sơn không ngũ sao ?

Trong đêm nụ cười của hắn thật hiền. - Lãm uống càfê không ? Sơn chơi một ca càfê nên muốn ngũ cũng không ngũ được.

Tôi ngửi mùi càfê rồi nói. - Nes cafê phải không ?

- Lúc chiều Sơn chôm của ba mấy bịch. Hai chúng tôi chuyền nhau ca càfê và ngồi đó nghe lửa cháy tí tách trong đêm. Lâu lâu Sơn chất vào đóng lửa một cây tràm

tươi, hơi than nóng hắt lên làm khô dần cây tràm và bốc cháy. Ngọn lửa bùng lên làm sáng khuôn mặt Sơn trong bóng đêm huyền dịu.Hai chúng tôi ngồi đó không nói nhau tiếng nào nhưng tôi cảm thấy lòng mình thật là ấm áp. Tôi biết là tôi rất mến Sơn, những gì mà

Sơn mang đến cho tôi đó là tấm lòng, là một tình bạn thật sự. Không phải chỉ riêng tôi mà với tất cả những bạn trong lớp Sơn đều chơirất thật. Riêng với tôi, bao giờ Sơn cũng có một sự ưu ái, dù sự ưu ái đó rất khó nhận biết. Như đi chơi lần này, Sơn biết tôi không có

xe, Sơn đã dàn xếp trước với Ngân và chuyện tôi đi với Ngân cũng là chuyện bình thường như là chuyện Sơn đi với Uyển. Càng lúc chơivới Sơn, tôi càng thấy hắn tinh tế hơn tôi rất nhiều. Như chuyện làm cái nhà vệ sinh cho các bạn gái là tôi không nghĩ ra. Trong khi cánh

con trai chúng tôi lo chơi đùa thì hắn đã ân cần lo cho các bạn nữ cái việc tế nhị đó. Ngọc Uyển xuất hiên với một câu nói khẻ.

- Sơn xích qua một chút coi. Uyển chen vào ngồi giửa hai đứa tôi và đưa hai bàn tay hơ hơ trên đống lửa.

- Lạnh quá ! Uyển ngũ không được. Sơn với Lãm không ngũ à. Tôi đùa.

- Bọn này đang canh cho Uyển ngũ mà ! - Uyển cảm ơn hai bạn nhé.

Sơn đưa ca cho Uyển. - Càfê không ?

- Giờ này mà có càfê nữa thì quá tuyệt vời. Tuyết Ngân bước ra xen vào giửa Uyển và tôi.

- Mấy người này xấu không gọi Ngân dậy thức cho vui. Và Ngân nhìn lên bầu trời đêm đầy sao.

- Đêm đẹp như thế này mà Ngân ngũ là một sai lầm. Cho Ngân càfê với. Có thêm Ngọc Uyển, Tuyết Ngân hình như đêm cũng đẹp ra, thơ mộng và lãng mạn hơn. Có lẽ tình bạn mà tôi dành cho Sơn

lớn hơn cái mà tôi gọi là tình yêu mà tôi dành cho Uyển. Nên khi thấy Uyển ngồi nép vào Sơn tôi không có chút buồn. Từ lâu tôi biếtrằng Uyển chỉ xem tôi như bạn và khi Uyển thích Sơn, Uyển càng quý tôi. Một điều đơn giản vì tôi là bạn Sơn.

Uyển là người phá vở sự yên lặng của đêm. - Sao này Sơn sẽ làm gì ?

- Chuyện tương lai ai mà biết được, nhưng Sơn sẽ cố gắng phấn đấu vào đại học. - Rồi sao đó ?

- Sao đó Sơn sẽ xin đi làm. Tôi cười cười trêu hắn.

- Đi làm bảo hiểm phải không ? Hắn cười.

- Nếu được mình sẽ làm bảo hiểm, nhưng nói vậy thôi chứ ai mà biết được tương lai mình sẽ làm gì. - Còn Lãm, Lãm sẽ làm gì trong tương lai ?

- Tôi cũng không biết, nhưng nếu được, Lãm thích làm công tác nghiên cứu hơn. Uyển thì sao, Uyển ước mơ gì trong tươnglai.

- Uyển thích làm cô giáo. Làm cô giáo Uyển sẽ có điều kiện dạy dổ con cái sau này. - Chứ không phải theo nghề mở cửa hàng bán xe như ba Uyển à.

- Biết đâu Uyển cũng theo nghề của ba cũng nên. Ai mà biết được tương lai mình sẽ về đâu. Ngân cười cười khi nghe hỏi về tương lai.

- Ngân sẽ nối nghiệp của ba mẹ, Ngân thích làm bác sĩ.

- Ngân sẽ nối nghiệp của ba mẹ, Ngân thích làm bác sĩ. Bốn chúng tôi ngồi đó bàn chuyện tương lai, chuyện những ước mơ. Phải ! Tương lai chúng tôi là một ẩn số mà không ai biết

được nó sẽ ra sao, nhưng tôi biết một điều chắc chắn là đêm nay sẽ là một đêm không thể quên trong cuộc đời của tôi và tôi cũng biết làsao này dù có vật đổi sao dời gì đi nữa, tôi cũng không thể quên một người bạn như Sơn.

Uyển ngồi lâu quá bị mỏi. Uyển vổ vổ vai Sơn. - Cho Uyển mượn cái vai chút nghen.

Và Uyển tựa đầu lên vai Sơn mắt đăm đăm nhìn vào ánh lửa hồng. Trong đêm đôi mắt Uyển đen thẳm dịu dàng. Sơn bìnhlặng nhìn Uyển, nhìn tôi, nhìn Ngân rồi cười, nụ cười thật bình dị. Một thoáng tôi bắt gặp ánh mắt Ngân ưu tư thật khó hiểu.

Sơn nhìn lên bầu trời đêm đầy sao rồi nhìn vào ánh lửa bập bùng. - Đêm nay thật đẹp ! Sơn thật hạnh phúc vì được ngồi đây cùng các bạn, cùng ngắm sao trời, cùng nhau bên ngọn lửa hồng

và… cùng được ngồi cạnh đại tiểu thư nữa. Đêm nay là một đêm không thể quên trong cuộc đời của Sơn. Chúng tôi đều cười nhìn nhau và cùng cảm nhận những điều Sơn nói là sự thật là chúng tôi thật khó quên một đêm ngồi bên

nhau trong tình thân hữu như thế này. Và Sơn nói đúng: Hắn làm sao quên được một đêm tuyệt đẹp như đêm nay chứ.

************

Trời sáng thì bọn tôi cũng rệu vì thức trắng một đêm. Sơn đặt lưng xuống là thiếp ngay. Tôi với Uyển, Ngân thì dù sao cũngđã ngũ được một giấc nên không rệu như hắn.

Buổi sáng yên tịnh bị phá tan khi, các cô các cậu thức vậy đùa với nhau. Tôi cũng tìm chổ nằm sau mấy cái ngáp dài. Uyểnlấy cái áo lạnh đấp cho Sơn, thấy tôi nhìn Uyển cười bẻn lẻn chạy vội ra khỏi lều. Phú thức vậy là chụp cây súng hơi của Sơn nói.

- Sáng nay để thiện xạ Trần Quang Phú ra tay nhé ! Tôi nghe các bạn cười đùa rồi thiếp đi lúc nào không hay và bừng tỉnh khi nghe mấy cô thét la vang ầm. Tiếng hét nghe thật

kinh hoàng. - Rắn ! Rắn !

- Ôi cha mẹ ơi rắn ! Tôi chạy ra thì thấy Sơn đã chạy ra trước tôi.

- Đâu ! Đâu ! - Chạy rồi.

Tiếng Ngân mếu máo. - Sơn ơi ! Rắn nó cắn Ngân rồi.

Hắn chạy lại chổ Ngân rồi cuối xuống hỏi. - Cắn ở đâu ?

- Chổ bắp chân nè.Hắn ngồi xuống rồi cầm cái chân Ngân lên vén ống quần rồi nhanh nhẹn lau vết máu. Trên bắp chân của Ngân có mấy dấu nho

nhỏ. Vừa nhìn thấy khuôn mặt hắn bổng dưng tái xanh. - Phải con rắn đó có khoang đen khoang trắng không ?

Ngân vừa khóc vừa gật đầu. Hắn kéo cái rột lôi sợ dây bảo hộ trên cái quần đùi cầu thủ buột ngang đùi của Ngân. Hắn vừa làm vừa hỏi Ngân.

- Ngân có thấy người rần rần không . - Có ! có! Sơn ơi ! Có sao không ?

Hắn trấn an. - Không sao ! Không sao !

Nhanh nhẹn hắn bồng Ngân chạy vào lều. Nhìn phong cách hắn tôi biết là chuyện thật nghiêm trọng, chắc Ngân bị rắn độc cắnphải rồi. Sơn bảo tôi cùng với Uyển.

- Điện cho mẹ Ngân biết, nói Ngân bị rắn độc cắn phải cấp cứu liền. Chạy ra nhà Sơn có điện thoại. Thật là lẹ mới đó mà Ngân đã thấy khó thở.

- Sơn ơi ! Ngân thấy khó chịu quá ! Uyển phóng xe đi cái vù. Hắn trấn an Ngân.

- Không sao đâu ! Không sao đâu ! Chỉ một lát sao là Ngân đã mê sảng nói láp giáp những câu không đầu không đuôi. Hắn liền kê miệng hút máu trên chân Ngân

nhổ ra đất. Thấy dấu rắn cắn nhỏ quá hắn lấy con dao rạch một đường cho sâu rồi kê miệng nút máu. Thời gian, trôi qua thật nặng nề. Hắn vẩn ôm cái chân của Ngân mà nút máu rồi nhổ ra. Chân Ngân bây giờ xanh ngắt. Cả bọn

chúng tôi chỉ biết ngồi đó chịu trận không biết phải làm gì. Thời gian từng khắc, từng khắc trôi qua nặng nề. Ngân chìm dần trong cơnmê man, không còn láp giáp nữa. Tôi thấy hình như tử thần đang rình rập đâu đây. Không khí buổi sáng sao mà ảm đạm thê lương, bầu

trời như thấp xuống trỉu oằn, chồng chất ưu tư. Rồi đến Sơn, hắn cũng mê man bất tỉnh như Tuyết Ngân. Cha Sơn lao vào như cơn lốc. Chỉ sau một thoáng ông quyết định chở cả hai đứa ra nhà,vì theo lời ông nói, mẹ Ngân đang

trên đường đi lên, đi bằng xe cấp cứu của bệnh viện. Uyển đang ra đón xe ở ngả ba Tam Nông. Xe cấp cứu chắc đi với vận tốc kinh hồnlắm, vì chưa được một giờ mà xe đã đến nhà của Sơn. Vì đã được báo trước nên trên xe có đủ cả thuốc giải độc tố và nước truyền cấp

cứu. Một bác sĩ đi cùng mẹ Uyển thở phào khi chích được cho Ngân và Sơn mũi thuốc dù cả hai vẫn còn trong tình trạnh mê man

- May quá! Tôi sợ mình lên không kịp. Ông nhìn Sơn.

- Cũng may là cậu này đã buột carô và hút độc bớt phần nào chứ không thì cứu không kịp. Chúng tôi ai cũng mừng. Khuôn mặt mẹ Ngân vẫn còn đầm đìa nước mắt. Uyển cùng bọn con gái lớp tôi, đứa nào cũng khóc.

Như tôi, tôi còn chảy nước mắt. Tôi rất sợ Sơn chết vì càng lúc tôi thấy người Sơn bầm lên trong thật đáng sợ.

Như tôi, tôi còn chảy nước mắt. Tôi rất sợ Sơn chết vì càng lúc tôi thấy người Sơn bầm lên trong thật đáng sợ. Đêm hôm đó chúng tôi vào bệnh viện thăm thì Sơn đã tỉnh. Câu đầu tiên mà hắn hỏi là: “Ngân sao rồi ? ”

Uyển ân cần đáp. - Ngân cũng tỉnh rồi nhưng còn yếu lắm.

Và hắn kiên quyết đòi qua thăm Ngân dù hắn vẫn còn yếu. Thấy hắn , Ngân cười dù nụ cười không còn tươi tắn. Ngân nắmtay hắn.

- Cảm ơn Sơn thật nhiều ! Hắn nắm lấy tay Ngân vổ về.

- Ngân không sao là Sơn mừng rồi. Chuyện này Sơn mới là người có lỗi, Sơn đã dẫn các bạn vào nơi nguy hiểm. Ngân nhìn hắn hai hàng nước mắt chảy dài.

- Sơn ơi ! Sơn đừng nói thế mà Ngân đau lòng. Chúng tôi đứng đó mà nước mắt đứa nào cũng chảy. Chuyện đã qua như một giấc mơ, thật vui, thật thơ mộng và cũng thật

kinh hoàng. Nhưng dù sao thì chúng tôi vẫn còn có nhau, đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà chúng tôi hiện có trong tầm tay. Cuộc cắm trại “Hoang sơ ” của Ngân mang đến cho chúng tôi thật nhiều điều thú vị và cả một nổi kinh hoàng. Và người kinh

hoàng nhất chắc có lẽ là Phú. Chứng kiến cơn “Thập tử nhất sinh” của cả Ngân và hắn, Phú xanh mặt không còn chút máu. Phú ngaongán: Phải kỳ rồi tao mà cương với hai lúa, hai lúa dám đẩy tao “Lên gò” thật chứ chẳng chơi. Sơn là một thằng dám nói dám làm, tao

quá ớn nó ! ”

************

CHƯƠNG BẢY Sau một năm ra sức học tập, hắn được xếp vào loại học sinh khá của lớp tôi. Điều đó hoàn toàn xứng đáng với sự cố gắng học

tập của hắn. Sau lần đi cắm trại kinh hoàng đó, Ngân như thành một người khác, ít nói và ít trêu chọc hai lúa như mọi khi. Bọn con gái làm lưu bút cuối năm và chuyền tay nhau viết. Ai đưa cho hắn, hắn không nhận mà nói như đùa.

- Để tới năm học mười hai, Sơn sẽ viết cho bạn. Bây giờ mình chỉ chia tay nhau có mấy ngày thì lưu bút làm gì, mắc cở chết. Và hắn không viết lưu bút cho ai. Tôi thì không chơi lưu bút vì tôi cũng nghĩ như hắn, xa nhau có mấy tháng thì đã nhập học

lại rồi, lưu bút làm gì. Dạo này tôi thấy hắn cũng thất thường lắm, lúc vui lúc buồn không còn sự ổn định như mọi khi. Không biết hắn đã yêu chưa

và yêu ai trong hai người đẹp của lớp tôi, nhưng hiện tại hai cô cũng rất lạ. Từ lúc đi cắm trại về, hình như hai cô đều có ý lẩn tránh hắn.Tôi hoàn toàn không hiểu vì sao.

Một lần tôi hỏi hắn về chuyện vết rắn cắn Ngân: “Làm sao chỉ vừa nhìn là Sơn biết ngay là rắn độc ?”. Hắn đáp vì hắn đã từngthấy. Tôi hỏi hắn dám bắt rắn độc không ? hắn gật đầu. Hắn nói ông hai mà hôm chúng tôi gặp bắt rắn tài lắm. Còn chuyện hắn nói với

Ngân là nói cho Ngân vui thôi, hắn không muốn làm cho Ngân mất hứng chứ con rắn mà hắn dọa Phú là con rắn độc thật sự chứ khôngphải là rắn bông súng. Còn con rắn cắn Ngân là rắn mái gầm, một loài rắn cực độc.

Bọn con trai lớp tôi thì nể hắn ra mặt luôn, nhứt là khi nghe Phú nói hắn cũng là con của một tỷ phú vùng Tam Nông. Buổiliên quan cuối năm lớp tôi thật là buồn tẻ, hắn lại biến mất trước khi bọn tôi tổ chức.

Trước đó một ngày Uyển đã nói với hắn. - Sơn cố ở lại dự liên quan với lớp rồi hả về quê.

Hắn nhìn Uyển cười buồn. - Sơn sẽ cố gắng.

Ngân lặng lẽ bỏ về khi không có Sơn. Còn Ngọc Uyển thì chảy nước mắt khi chúng tôi hỏi Uyển hai lúa đâu rồi. Tôi khôngnghĩ sự vắng mặt của hắn lại ảnh hưởng đến lớp tôi như vậy.

Bọn con gái xì xào nói với nhau và tôi mới hiểu ra, con gái sao mà phức tạp quá. Thì ra Uyển yêu Sơn, Ngân cũng yêu Sơn vàcả hai cô đều chứng tỏ rằng mình là người cao thượng, bằng cách làm mặt lạnh với Sơn để nhường nhau. Cái mà hai cô nhận được là

hắn trốn mất trong ngày liên quan cuối năm. Tôi nghĩ rằng hắn chắc cũng buồn, tự dưng hai người đẹp đều quay lưng thì hỏi sao hắnkhông buồn cho được. Tôi không biết hắn sẽ yêu ai nhưng chuyện hắn buồn là hoàn toàn hợp lệ.

Tôi dự định ngày nhập học tới, tôi sẽ nói rỏ nguyên nhân cho hắn biết để hắn có cách cư xử hợp lý. Đêm. Tôi lui cui phụ mẹ bán hàng thì hắn xuất hiện.

- Lãm ! Tôi ngớ ra nhìn hắn.

- Sơn ! Bạn xuống khi nào ? - Mới xuống tới đây.

- Đi chơi hay đi học ? - Đi học ?

- Hai tuần nữa mới nhập học mà. Hắn cười cười.

- Rảnh không đi uống càfê. Hắn lại đưa tôi đến Càfê Nhật Hạ.

Trong hắn có vẽ trầm tư lắm. Hắn nhìn nhìn tôi. - Lúc trước Lãm có hỏi Sơn vì sao thích Càfê Nhật Hạ phải không?

- Đúng ! Nhưng lúc đó Sơn không giải thích. - Bây giờ thì Sơn sẽ nói cho Lãm biết. Sơn thích càfê Nhật Hạ vì nơi đây lần đầu tiên Sơn uống càfê với Đại tiểu thư.

Tôi nhìn hắn, lý do hắn nói chẳng có gì quan trọng. Hắn tiếp lời. - Có thể Lãm cười tôi, nhưng cũng chính lần đó trong lòng tôi đã có Đại tiểu thư.

Đúng ! Đây mới là lý do chính đáng. Thì ra vì mết đại tiểu thư mà hắn thích luôn cái quán mà hắn gặp đại tiểu thư lần đầu.

Đúng ! Đây mới là lý do chính đáng. Thì ra vì mết đại tiểu thư mà hắn thích luôn cái quán mà hắn gặp đại tiểu thư lần đầu.Hay ! Hắn cũng thuộc loại lãng mạn dữ à nghen.

- Sơn không biết là đại tiểu thư cũng thích Sơn lắm sao ? Hắn cười buồn.

- Khi Sơn nói ra đều đó có nghĩa là Sơn không còn học ở đây nữa rồi. Nếu còn học ở đây Sơn sẽ không bao giờ nói. Tôi nhìn hắn sửng sờ.

- Sơn chuyển đi đâu ? - Thành phố Hồ Chí Minh.

Hắn vổ vai tôi. - Sơn rất muốn được học ở đây, được học gần Lãm và nhất là được học gần Đại tiểu thư và nhìn Đại tiểu thư cười. Nhưng

tương lai mình quan trọng hơn. Cha Sơn nói Sơn về thành phố học để sau này dể vào đại học hơn. Sáng mai, anh Quang sẽ đưa Sơn lênmột trường nào đó trên thành phố để làm thủ tục nhập học.

Nghe hắn đi tôi như chết trong lòng một. Tôi không ngờ hắn chia tay tôi một cách bất ngờ như vậy. Tôi nhìn hắn trân trân vànghe nước mắt mình chảy dài.

- Sơn đi thật sao ! Hắn nhìn tôi, mắt hắn cũng loang loáng ngấn lệ. Hắn vổ nhẹ nhẹ lên tay tôi.

- Sơn cũng nhớ lãm lắm ! Lãm cố gắng học. Mình hẹn gặp nhau dưới cổng trường đại học nhé. Tôi chỉ biết nhìn hắn gật đầu, tôi không thể nói, tôi đang muốn khóc đây mà.

**************

Ngày nhập học đầu tiên. Tất cả các bạn vây quanh khi nghe tôi báo tin về chuyện Sơn đã chuyển trường lên học Thành Phố.

Không khí lớp buồn tẻ và ảm đạm. Tuyết Ngân khóc thút thít.

- Sơn tệ quá ! Ít nhất Sơn cũng cho lớp tiển Sơn một lần chứ.

Uyển lặng lẽ bỏ ra ngoài.

Tiếng trống trường vang lên. Mọi người tản ra trở về chổ ngồi với những nổi ưu tư. Ngoài sân trường nắng lên cao, những cây phượng đứng lặng lẽ, sân trường không một bóng người. Một ngày nắng trời đẹp từng đàn chim vỗ cáng bay về hường mặt trời mọc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro