Gợn sóng nhỏ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi hay gọi những kẻ có cuộc sống khốn khổ là "những tấm gương vỡ". Đơn giản vì tôi thấy nó hay hơn là kêu bằng "bọn giẻ rách".

Thế bạn đã biết cách giao tiếp với với "những tấm gương vỡ" chưa?

Nếu bạn còn lọng cọng về vấn đề này, hãy để tôi giúp bạn.

Quy tắc thứ nhất: Đừng tỏ ra mình đang hạnh phúc trước mặt bọn họ.

"CON BƯỞI!"

"CON BƯỞI ĐÂU? Cút lại đây cho bà. Mày bị điếc à?"

"Dạ thưa bà có con ạ" - mấy đứa hầu ở đây tuy nhỏ tuổi nhưng rất giỏi đoán tâm trạng người khác. Chỉ cần "ngửi" được một chút tín hiệu là tụi nó liền co ro lại như con rùa rụt cổ.

Tất nhiên, con Bưởi cũng vậy.

"Thứ gì đây?" - con ả có cái giọng chanh chua cao tận quãng tám đang hầm hực chìa một quyển tập nhỏ ra trước mặt con bé. Không biết bên trong viết gì, nhưng mới nhìn thoáng qua mà con bé đã không giấu nổi giật mình.

"Dạ....Dạ con..."

"THỨ GÌ?"

"Dạ con ...con con không biết thưa bà." - nó cuối rập đầu xuống đất, mạnh đến nổi tôi còn sợ mũi con bé cũng sắp hỏng rồi.

"Mày không biết?" - con ả nhướng cao một bên mày.

"Được. Mày không biết, tao cũng không biết. Nhưng tao cần có người chịu tội. Vừa hay mày có thể lãnh thay." - chưa kịp dứt lời, ả đã phang thẳng quyển tập vào đầu con bé. Tiếng sống tập đập vào đầu kêu cái "cốp" rõ đau. Vậy mà nhỏ cũng không phản ứng lại, chỉ biết quỳ đó run rẩy xin tha.

"Dạ thưa bà...thưa bà. Con chừa rồi...hic..con không dám....aaa....con không dám nữa" - con bé bị túm ngược tóc lôi lên, mặt đã xanh mét, nước mắt nước mũi tèm lem.

Tuy nhiên, bạn phải biết, bộ dạng đáng thương không thể chấm dứt hành vi bạo hành. Ngược lại nó còn kích thích sự man rợ bên trong "con quỷ" điên cuồng kia.

Và thế là bạn lãnh đủ.

"Phương Nhi, đừng quên cuộc hẹn tối hôm nay" - tôi lên tiếng cắt ngang sau khi đã nghe đủ mọi âm thanh gào thét phát ra từ căn phòng.

"Miếng cơm của tôi còn cần cô nhắc sao?" - dường như đã tốn kha khá sức lực, ả ngồi phịch lên ghế rồi ra chiều gắt gỏng.

Tôi liếc nhìn những trang giấy vụn trên đất. Dù đã rách nát đến thảm thương nhưng vẫn nhìn ra hình thù của những cánh mai vàng trên đó.

Thấy tôi vào, con hầu liền lập tức thu gọn đóng giấy vụn ôm vào lòng, rồi nhanh chóng lui ra. Nước mắt hãy còn chưa kịp lau.

"Cởi đồ ra."

"Con ả này! Cô đang xem cục thịt đấy à?"

"Không khác là mấy đâu. Nên làm ơn hãy lẹ lên đi." - vốn dĩ tôi đến đây để kiểm tra thân thể của ả. Đây là công việc của tôi mà.

Mấy ả ở đây da dẻ trắng hồng và láng mịn như da em bé. Bầu ngực căng tròn, mềm mại như bột sữa non. Tuy nhiên, sẽ thật đáng sợ nếu trên đó mọc vài cái chấm nhỏ hay vài cái mụn nước để báo hiệu rằng: họ đã bị nhiễm bệnh xã hội.

"Làm xong chưa? Xong rồi còn không mau đi đi." - con ả vừa kéo lại áo vừa trợn mắt với tôi.

"Để bà chủ thấy được mấy vết thương trên người con nhóc, cô lãnh đủ đấy."

"Biết rồi. Nói nhiều quá." - nói rồi ả phẩy phẩy tay đuổi tôi đi.

Phương Nhi ghét nhất là hoa mai. Ả nói nó thanh cao quá. Ả tởm những người thích nó, vì bọn đấy toàn ra vẻ thuần khiết. Đều giả nhân giả nghĩa hết ráo.

Nói cũng phải. Vòng đời của hoa mai cũng không khác ả là mấy. Sinh ra đã vô cùng xinh đẹp, nhưng lại yếu ớt, bị gió hắt hủi vài lần rồi lụi tàn.

Cái ả ghét không hẳn là người thích hoa mai. Mà ả ghét những người nhìn ra được vẻ đẹp của nó khi đang ở cái chốn địa ngục nhơ nhuốt này. Ả ghét niềm vui của người khác, ghét thấy người ta hạnh phúc - thứ mà ả không bao giờ có được.

Quy tắc thứ hai: Bạn sẽ không bao giờ cứu được họ, vậy nên đừng cố hiểu họ.

Phương Nhi chết rồi. Người ta cho rằng ả đã nhảy lầu tự tử trong đêm, vì thấy xác của ả bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày vào sáng sớm.

Mọi người ai nấy không giấu nỗi rùng mình. Người thở dài thê lương. Người nơm nớp lo sợ không biết khi nào thì tới lược mình. Nhưng rồi ai cũng phải đeo lên chiếc mặt nạ tinh xảo, sống tiếp cuộc đời của mỗi người.

Mới vừa hai ngày trước, Phương Nhi lần đầu tiên tiếp vị khách "sộp" của mình. Mặc dù xinh đẹp là có nhưng vì cái tính chua ngoa và vụng về của ả mà không ông nào ưng. Thường ngày chỉ tiếp vài ba tên công chức quèn, kiếm vài đồng lẻ sống lọc cọc qua ngày.

Vậy mà rồi cũng có một vị công tử con nhà quan lớn mua ả một đêm. Chuyện cũng khá bất ngờ nên hầu như ai nấy đều ít nhiều bàn luận một phen. Nhưng không một ai ngờ tới, đêm hôm ấy chính là đêm đón khách cuối cùng của ả.

"Con đàn bà khốn nạn. Mày còn dám đâm tao?"

Tôi và mẹ- bà chủ thanh lâu- hối hả chạy vào phòng sau khi nghe tiếng la thất thanh cùng tiếng chén đĩa đổ vỡ.

Con ả vậy mà...dám ra tay với khách của mình.

Mặt ả xanh lịm đi, trên tay còn đang cầm cây trâm bạc mà chiều hôm nay chính tay tôi đã cài lên cho ả. Tên công tử ăn đau, miệng phóng ra toàn lời tục tĩu.

Tôi chạy đến hất văng cây trâm đi, siết hai tay ả ra sau lưng, khống chế ả lên sàn.

"Vị trí tim nằm bên ngực trái. Cô mất lược rồi."

Mẹ tôi nắm tóc, tát con ả vài bạt tay, dí đầu ả xuống đất, bắt con ả xin lỗi.

"Con điếm như mày mà còn gan làm việc tày đình này. Có biết đây là cậu cả nhà quan tỉnh không hả? Hả?" - mỗi chữ "hả" mẹ tôi lại đập vào đầu con ả một cái "bốp".

Yên tâm. Đập đầu không chết. Để ông lớn nổi giận mới chết.

"Mày có làm trâu ngựa chín kiếp cũng không trả đủ cho công tử. Xin lỗi mau!"

Tên công tử được xử lí vết thương xong, liền dở trò hống hách.

"Con khọm già nói nhiều quá. Gà của mày mày còn không quản được. Hay. Hôm nay ông đây quản giúp mày." - nói đoạn, hắn ngoắc tay cho bọn tay sai, kéo con ả ra đầu đường, lột sạch đồ con ả trước bàn dân thiên hạ. Ả run rẩy, tự ôm lấy chính mình, dập đầu liên tục xin tha.

Không biết từ đâu chui ra ba tên to con, người ngợm thô kệch, mặt mũi hung dữ như quỷ sa tăng chạy đến kìm con ả xuống, ngay trước mặt mọi người làm cái trò đồi bại kia.

Một đứa con gái mỏng như tờ giấy, cùng lúc chịu sức ép của ba tên đàn ông, xem ả không khác gì miếng bọt biển. Miệng, hai lỗ huyệt, đến cả lỗ tai, không nơi nào được lành lặn. Ả phản kháng thì liền bị chúng nó bổ vào đầu "bôm bốp".

Be bét đến đáng thương.

Man rợ đến cùng cực.

Tra tấn qua đi, mùi tanh hôi bốc lên làm mấy con "bẹc rê" của tên công tử khịt khịt mũi.

" Ồ con cũng thích sao. Ha ha. Được rồi, con thích thì ba cho." - Hắn buông dây thả đàn chó ra. Bọn chúng chỉ chờ nhiêu đó liền nhảy bổ vào con ả đang lếch thếch trên mặt đường. Chúng cắn xé khiến ả ta la thất thanh.

Một vài con chạy loạn còn cắn cả người đi đường. Ả công tử không mảy may quan tâm. Bỏ chút tiền thì lại êm đẹp ấy mà.

Cả khu như đàn ong vỡ tổ. Loạn hết lên.

Phương Nhi sau trận đòn đó vẫn may mắn còn sống. Nhưng chỉ leo lắt như ngọn đèn dầu sắp cạn.

Cái chết của ả không phải việc khó đoán. Chỉ là không ai dám nhìn vào thực tại mà thôi.

Dù ám ảnh là thế, nhưng không một ai muốn biết tại sao hôm đó ả lại phát khùng mà đâm hắn. Vì họ đều hiểu rằng, sống ở đây, tốt nhất đừng để bất kì mầm mống phản kháng nào trổi dậy.

Trằn trọc mãi không ngủ được, tôi mở mắt nhìn lên trần nhà. Căn phòng tối om không một ánh đèn, đến cả bàn tay của chính mình còn nhìn không ra hình dạng. Nhưng tôi vẫn nhìn chăm chăm về phía trước. Hình ảnh Phương Nhi bị chôn vùi trong lớp tuyết dày phủ đầy cánh mai thật khiến người ta buồn cười không thôi. Ả ta cứ thấy hoa mai là liền chửi tục vài câu. Có hôm còn nhảy cẩng lên tát con hầu bên cạnh một cái. Giờ lại nằm im thin thít để bọn chúng đè lên thể xác.

Năm sau lúc giỗ ả, đem chuyện này kể lại một lần, chắc ả có chết cũng muốn bật dậy vả tôi một cái cho đỡ tức.

"Ha ha." - tôi bất giác bật cười khi nghĩ đến cảnh âm hồn ả ngồi xổm nghe tôi kể chuyện bên cái nồi lửa vàng mã. Dù cọc lắm nhưng cũng phải ráng chịu vì ngoài tôi, không một ai thèm đốt tiền cho ả hết.

Nghĩ mãi như thế tôi thiếp đi lúc nào không hay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ngontinh