muc dich

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ài khoản kế toán sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình vận động của từng đối tượng kế toán riêng biệt. Mỗi đối tượng có nội dung kinh tế, ý nghĩa và yêu cầu quản lý khác nhau nhưng xét về sự vận động thì bất kỳ đối tượng kế toán cụ thế nào cũng luôn vận động theo 2 mặt đối lập nhau là tăng và giảm. Do đó để phản ánh riêng biệt 2 mặt đối lập này của sự vận động, tài khoản cần đươc chia làm 2 bên chủ yếu để phản ánh từng mặt riêng biệt của đối tượng kế toán.
Trong thực tế công tác kế toán, tài khoản được thể hiện trong các tờ sổ bao gồm 2 cột chủ yếu là cột Nợ và cột Có và các cột khác liên quan .
Trong học tập người ta sơ đồ hóa tài khoản theo hình thức chữ “ T “ như sau:
Nợ Tài khoản ….. Có
- Bên trái gọi là bên Nợ
- Bên phải gọi là bên Có.
Nợ, Có chỉ mang tính quy ước, không có hàm ý về kinh tế.
Khi ghi chép vào tài khoản kế toán cần phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Các nghiệp vụ gây nên sự vận động tăng tập hợp một bên và bên còn lại tập hợp các nghiệp vụ gây nên sự vận động giam của đối tượng phản ánh.
- Ghi Nợ một tài khoản là ghi một số tiền vào bên Nợ tài khoản đó. Và tương tự với bên Có

PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Phân loại theo nội dung kinh tế: theo cách phân loại này tài khoản được chia thành 4 loại:

 Loại 1: Loại tài khoản phản ánh giá trị các loại tài sản (tài sản), gồm những tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế là giá trị tài sản. Loại này gồm 2 nhóm chính là : nhóm tài sản lưu động và nhóm tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn.

 Loại 2: loại tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản: gồm những tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế là nguồn hình thành tài sản. Loại này cũng được chia làm 2 nhóm chính : nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu (hoặc nguồn kinh phí) và nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả.

 Loại 3: loại tài khoản phản ánh quá trình hoạt động.. Loại này được chia thành các nhóm: nhóm tài khoản phản ánh các khoản thu. Và nhóm tài khoản phản ánh các khoản chi.

 Loại 4: loại tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh tế.


Tác dụng của việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế:

 Giúp chúng ta biết được đối tượng kế toán nào được phản ánh trên tài khoản nào.

 Xác định số lượng tài khỏan cần phản ánh, lựa chọn các tài khoản phù hợp với nội dung hoạt động và điều kiện cụ thể của từng đơn vị kế toán.

 Là cơ sở để xác định số lượng, tên gọi của tài khoản trong việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán..


Phân loại theo công dụng và kết cấu:


- Loại 1: Loại tài khoản cơ bản là những tài khoản phản ánh các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, quan trọng. Loại này được chia thành 3 nhóm:

Nhóm tài khoản phản ánh các loại giá trị tài sản: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng , giảm giá trị tai sản.

Nhóm tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản.

Nhóm tài khoản hỗn hợp: là nhóm tài khỏan vừa mang kết cấu của tài khoản giá trị tài sản, vừa mang kết cấu của tài khoản nguồn hình thành tài sản.

- Loại 2: Loại tài khoản điều chỉnh: dùng để tính toán lại các chỉ tiêu được phản ánh ở các tài khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu sát thực về tình hình tài sản tại thời điểm tính toán. Loại này được chia làm 3 nhóm:

Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm: bao gồm tài khoản điều chỉnh giảm giá trị tài sản, nhóm tài khoản điều chỉnh giảm nguồn hình thành tài sản ( tài khoản thuộc nhóm này không có trong hệ thống tài khoản kế toán hiện hành ở Việt Nam).

Nhóm tài khoản điều chỉnh tăng: tài khoản thuộc nhóm này hiện không có trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam.

Nhóm tài khoản điều chỉnh vừa tăng, vừa giảm: các tài khoản thuộc nhóm này trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam chỉ có nhóm điều chỉnh vừa tăng vừa giảm nguồn hình thành tài sản.

- Loại 3: Loại tài khoản nghiệp vụ: là nhóm những tài khoản dùng để tập hợp số liệu cần thiết rồi từ đó sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật để xử lý số liệu. Loại này được chia làm 3 nhóm:

 Nhóm tài khoản tập hợp phân phối: dùng để tập hợp chi phí rồi phân phối chi phí (kết chuyển chi phí). Nhóm tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

 Nhóm tài khoản phân phối theo dự toán: phản ánh các khoản chi phí phát sinh theo dự toán lập từ trước. Hoặc chi phí đã phát sinh sẽ lập dj toán phân phối cho các đối tượng sử dụng. Nhóm này gồm 2 tài khoản: tài khoản “ chi phí phải trả” và tài khoản” chi phí trả trước”.

 Nhóm tài khoản tính giá thành: dùng để tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp các chỉ tiêu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

 Nhóm tài khoản so sánh: dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh giữa bên Nợ và bên Có của từng tài khoản. Tài khoản thuộc nhóm này là tài khoản đầu 5,7,9.

· Tác dụng của cách phân loại này: tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ánh, ghi chép của kế toán và việc tính toán xác định các chỉ tiêu cần thiết để cung cấp cho quản lý điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Phân loại theo mối quan hệ tài khoản kế toán với các báo cáo tài chính:

 Loại 1: Loại tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán: là những tài khoản mà số liệu cuối kỳ của nó được sử dụng để lập Bảng cân đối kế toán. (những tài khoản phản ánh giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản).

 Loại 2: Loại tai khoản ngoài Bảng cân đối kế toán: là những tai khoản mà số liệu của nó nhằm giải thích, bổ sung rõ một số chỉ tiêu đã được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán hoặc những tài khoản phản ánh tài sản không thuộc quyền sở hữu nhưng lại nắm quyền quản lý và sử dụng của đơn vị. Các tài khoản loại này có số dư bên Nợ và được ghi đơn.

 Loại 3: Loại tài khoản thuộc các báo cáo kết quả kinh doanh, báo các các khoản thu – chi. Những tài khỏan thuộc loại này không có số dư.


Phân loại tài khoản theo mức độ khái quát của đối tượng kế toán phản ánh trong tài khoản:

 Loại tài khoản tổng hợp : là loại tài khoản kế toán được dùng để phản ánh các đối tượng kế toán mang tính tổng hợp mà qua đó có thể tính toán và rút ra các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (nguyên vật liệu, TSCĐ HH), việc ghi chép được sử dụng bằng thước đo giá trị.

  Loại tài khoản chi tiết: là tài khoản kế toán được sử dụng để ghi chép một cách tỉ mỉ chi tiết các đối tượng đã được theo dõi trên tài khoản tổng hợp. Việc ghi chép có thể sử dụng cả thước đo giá trị và hiện vật.

Mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết:

Việc ghi chép phản ánh tiến hành một cách đồng thời ở cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, số liệu phải phù hợp với nhau.

Số dư (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của các tài khoản chi tiết.

Số phát sinh tăng, giảm trên tài khoản tổng hợp bằng tổng số phát sinh tăng, giảm trên các tài khỏan chi tiết.

Giữa các tài khoản tông hợp có quan hệ đối ứng với nhau, nhưng giữa tài khoản chi tiết và tài khoản chi tiết không có quan hệ đối ứng vì chúng cùng phản ánh một hiện tượng kinh tế phát sinh của cùng một đối tượng kế toán.

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VIỆT NAM.

- Tên gọi của TK phù hợp với tên gọi của đối tượng kế toán mà tài khoản đó phản ánh
- Số hiệu tài khoản:
+ Số hiệu của tài khoản cấp 1 được ký hiệu bằng 3 chữ số. Chữ số đầu chỉ tài khoản, chữ số thứ 2 chỉ nhóm tài khoản, chữ số thứ 3 chỉ tài khoản trong nhóm.
+ Số hiệu của tài khoản cấp 2 được ký hiệu bằng 4 chữ số. 3 chữ số đầu là tài khoản cấp 1 phải mở chi tiết,, chữ só thứ 4 chỉ tài khoản cấp 2 của tài khoản cấp 1 đó.
- Tài khoản kế toán được phân loại và sắp sếp theo 1 trình tự nhất định. Loại 1 , loại 2 phản ánh tài sản ; loại 3, loại 4 phản ánh nguồn hình thành tài sản; loại 5,6 phản ánh quá trình kinh doanh.
- Trong từng loại thứ tự các tài khỏan cũng theo nguyên tắc nhất định.
+ Trong tài khoản phản ánh tài sản thì vốn lưu động xếp trước. Tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản thì nợ phải trả sắp xếp trước.
- Mỗi tài khoản chỉ phản ánh một nội dung kinh tế nhất định và không sử dụng tài khoản vừa phản ánh tài sản vừa phản ánh nguồn hình thành tài sản.

Kết cấu tài khoản :

Tài khoản ngoài bảng:

 Bên Nợ ghi nhận phát sinh tăng

 Bên Có ghi nhận phát sinh giảm.

 Số dư bên Nợ và được ghi đơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro