Kế Toán Ngân Hàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP

Bài 1. Có tình huống giả định liên quan đến một khách hàng của ngân hàng Vietcombank A như sau:

- Ngày 5/2, khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm với số tiền 500.000.000đ, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất  1/%/tháng.

Yêu cầu: Anh (chị) hãy tính toán và lập các bút toán có liên quan đến khoản tiền gửi này của khách hàng trong các trường hợp sau. Biết rằng nhân viên ngân hàng dự chi vào ngày 20 hàng tháng và lãi suất không kỳ hạn 0,2%/tháng

a. Ngày 5/8 khách hàng đến tất toán tiền gửi

b. Ngày 10/7 khách hàng đến xin rút tền trước hạn

Bài 2.

Ngày 09/3/N, ngân hàng giải ngân cho DN X vay 500 triệu thời hạn 6 tháng,lãi suất cho vay 1,3% / tháng, lãi trả hàng tháng, vốn gốc trả cuối kỳ. Ngân hàng xác định giá trị tài sản thế chấp (bất động sản) là 620 triệu. Diễn biến khoản vay này như sau:

n      4 tháng đầu tiên khách hàng thanh toán lãi đầy đủ vào ngày 9 hàng tháng

n      Ngày 9/8 và 9/9 khách hàng không đến giao dịch

n      Ngày 19/9 xác định khoản nợ không có khả năng thu hồi, thoả thuận gán nợ tài sản đã thế chấp

n      Ngày 25/10, ngân hàng bán tài sản thu được 510 triệu, chi phí phát mãi tài sản đã chi bằng tiền mặt 5 triệu đồng.

Yêu cầu: Anh (chị) hãy tính toán và trình bày các bút toán có liên quan đến khoản cho vay trên, biết rằng ngân hàng trích lập dự phòng vào thời điểm cuối quý

Bài 3.

Có tình hình liên quan đến khách hàng A của Ngân hàng Công thương Thái nguyên như sau:

- Ngày 09/3/N, ngân hàng giải ngân cho KH A vay 500 triệu thời hạn 6 tháng,lãi suất cho vay 1,3% / tháng, lãi trả hàng tháng, vốn gốc trả cuối kỳ

- Khách hàng A cầm cố bằng sổ tiết kiệm do chính ngân hàng cấp trị giá 600.000.000 đồng, kỳ hạn 9 tháng (gửi từ ngày 22/2/N), lãi suất 1%/tháng, lãi lĩnh cuối kỳ.

- Hợp đồng tín dụng thỏa thuận trong trường hợp đến hạn, khách hàng không thanh toán, ngân hàng sẽ tiến hành bù trừ khoản nợ bằng chính tài sản cầm cố.

-  Ngày 9/9 khách hàng không đến thanh toán, ngân hàng tiến hành bù trừ theo thỏa  thuận. Số chênh lệch chuyển vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến khoản huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng với khách hàng A, biết rằng từ tháng thứ 2 trở đi, khách hàng không đến trả nợ theo hợp đồng. Lãi suất không kỳ hạn áp dụng trong thời gian này là 0,2%/tháng

Bài 4.

Khách hàng Y có sổ Tiết kiệm  600.000.000 đồng gửi từ ngày 1/9/201N, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,9%/tháng. Ngày 15/11/201N, khách hàng cần sử dụng 800 triệu trong vòng 7 ngày. Hãy tính toán và tư vấn cho khách hàng nên làm thế nào để đáp ứng nhu cầu với chi phí bỏ ra thấp nhất? Biết rằng trường hợp khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm trong thời gian 7 ngày sẽ phải chịu lãi suất 5%/tháng và mức lãi suất không kỳ hạn áp dụng trong thời gian này là 0,25%/tháng. Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên.

Trường hợp số tiền khách hàng có nhu cầu chỉ là 500.000.000 đồng thì nghiệp vụ trên sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 5. Các nghiệp vụ kinh tế

1. Nhận tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn, trong các trường hợp: lãi trả trước hoặc trả sau (VD với số tiền 300 triệu, lãi suất 1%/tháng, thời hạn 3 tháng)

2. Nghiệp vụ chuyển đổi hình thức tiền gửi từ TK có kỳ hạn sang không kỳ hạn và ngược lại (VD Với 1 TK 300 triệu gửi tiết kiệm 3 tháng với lãi suất 1%/tháng, sau khi gửi 45 ngày, khách hàng xin tất toán chuyển sang TGKKH, biết lãi suất không kỳ hạn là 0,2%/tháng)

3. Huy động vốn từ phát hành các GTCG (VD: a. Phát hành trái phiếu có chiết khấu như sau: mệnh giá một trái phiếu là 100.000đ. kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8%/năm, lãi trả khi đáo hạn. Số tiền chiết khấu 10.000 đ/trái phiếu. Số trái phiếu ngân hàng phát hành thu bằng tiền mặt 50.000 trái phiếu)

            b. Tính lãi phải trả dồn tích và phân bổ giá trị chiết khấu của đợt phát hành trái phiếu đầu năm N, số lãi dự trả 10.000.000đ, số chiết khấu phải phân bổ 2.000.000đ.

4. Nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ: mua sắm TSCD, nhận TS từ đơn vị khác chuyển giao, thanh lý nhượng bán TS

5. Hoạt động tín dụng, giải ngân cho vay trong trường hợp có tài sản cầm cô thế chấp

6. Phản ánh thu nhập của ngân hàng từ các hoạt động: lãi tiền cho vay, thu dịch vụ khách hàng, kinh doanh ngoại hối

7. Phản ánh các chi phí phát sinh: chi trả lương (85), chi trả lãi tiền gửi (801), lãi tiền vay (802), chi phí hoạt động dịch vụ (81), chi cho hoạt động quản lý (86)

8. Xác định lương phải trả nhưng chưa trả (Nợ TK 851/Có TK 462), khi thanh toán lương Nợ TK 462/Có TK 101 (hoặc TK 421)

9. Hoạt động thanh toán:

            -  Công ty ABC nộp Ủy nhiệm chi số tiền 200.000.000đ đề nghị trích từ tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền mua hàng hóa cho Công ty XYZ (có tài khoản mở tại chi nhánh cùng ngân hàng tại tỉnh khác)

            - Thanh toán trong cùng hệ thống (2 người cùng mở TK tại 1 chi nhánh)

10. Kiểm kê tài sản, tiền quỹ phát hiện thừa hoặc thiếu

11. Trường hợp truy thu một số khoản nợ khó đòi bằng tiền mặt ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý, số tiền 100.000.000đ

LÝ THUYẾT

1. Phân loại các khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, công thức xác định số dự phòng cần lập

2. Các hình thức huy động vốn và phương pháp tính lãi đói với từng hình thức

3. Vốn bằng tiền được phân thành những loại cụ thể nào?

4. Lãi dự chi được vận dụng trong trường hợp nào. Hạch toán chênh lệch giữa lãi dự chi và lãi thực chi

5. Phát hành GTCG có phụ trội hay chiết khấu có mối quan hệ gì với lãi suất thực tế? Chiết khấu GTCG phân bổ như thế nào

6. Quy định phân phối lợi nhuận tại ngân hàng thương mại

7. Một số quy định khi hạch toán các khoản thu nhập (hoặc chi phí) của NHTM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro