Chap 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kim Trí Tú là tổng biên tập của tạp chí Thụy Phong, xuất thân từ một trong những trường đại học tốt nhất của Trung Quốc - Bắc Đại*. Bắc Đại và Thanh Hoa là hai trường uy tín bậc nhất trong nước, thế nhưng phần lớn sinh viên tài giỏi và có điều kiện đều tìm cơ hội xuất ngoại du học, để làm bàn đạp chuẩn bị cho công cuộc di dân. Trí Tú vốn cũng có ý định xuất ngoại, thậm chí còn thi IELTS** để nộp đơn xét tuyển vào các trường đại học ở nước ngoài, nhưng sau suy nghĩ lại, nàng quyết định chọn con đường phát triển trong nước. Thứ nhất, hoàn cảnh và môi trường trong nước quen thuộc, các mối quan hệ giao thiệp từ đời trước được chuyển dời xuống tay nàng để có thể tiếp tục kéo dài hơn nữa. Thứ hai, cuộc sống chỉ có mấy chục năm để tận hưởng, Trí Tú không muốn đem hơn phân nửa số thời gian này dồn vào chuyện học ở trường.

* Bắc Đại: tên viết tắt của trường đại học Bắc Kinh.

** IELTS: International English Language Testing System, Hệ thống Kiểm tra trình độ Anh ngữ Quốc tế.

KimTrí Tú có một người anh ruột, tên Kím Lăng Duệ, đã kết hôn. Cha mẹ của anh em họ Kim đều thuộc tầng lớp quản lý cấp cao của xí nghiệp quốc doanh cỡ lớn. Vào mùa xuân năm 1998, trong Hội nghị đại biểu Quốc hội Khóa IX lần đầu tiên cho phép phóng viên vào trong quay truyền hình trực tiếp cả nước, có một chính trị gia đã đưa ra một khẩu hiệu đầy vang dội, 'Một bảo đảm, ba đến nơi, năm hạng cải cách*'. Sau đó, cả nước Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của ông chủ Chu** hào hùng quyết liệt tiến hành cuộc cải cách lớn ở năm khía cạnh quan trọng của xã hội: cải cách đô thị, cải cách y tế, cải cách giáo dục, cải tổ xí nghiệp quốc doanh, nâng cao tiền lương để dưỡng liêm chính; rồi sau đó quy định lớn cùng điều lệ nhỏ cứ nối đuôi tương ứng mà ra. Đô thị - y tế được cải cách, quy cách phòng ở cùng chất lượng viên thuốc được nâng cấp chú trọng hơn, thế nhưng phần đông dân chúng ngày càng trả không nổi phí giường bệnh hay không đủ tiền khám chữa bệnh. Giáo dục được cải cách, hệ thống trường học được tư nhân hóa, các ủy viên trong ban lãnh đạo trường cũng bắt đầu để ý đến những chiêu thức khuếch trương danh tiếng, chạy theo đáp ứng nhu cầu của những người có tiền có của, vì thế học phí ngày càng tăng, sinh viên đại học ngày càng mất giá, tìm việc làm cũng ngày càng khó khăn. Lương cao dưỡng liêm chính, tiền lương của các cán bộ viên chức nhà nước ngày càng nâng cao, tuy vậy liêm chính lại không dưỡng được, ngược lại thành phần hủ bại xuất hiện ngày càng nhiều hơn, mặc dù thủ tướng Chu có chuẩn bị sẵn một trăm quan tài để răn đe, nhưng vẫn không thể ngăn cản những bước chân mạnh mẽ của đám tham quan dù thấy quan tài cũng không đổ lệ mà cứ vững tiến, cụ thể đã dùng mấy cái cũng không biết được. Xí nghiệp quốc doanh được cải tổ, các doanh nghiệp hiện tại lần lượt được sát nhập, mọi công ty bấy giờ cũng bắt đầu kiến lập sang cơ chế kinh tế thị trường, vô số người bị mất việc làm với một lý do vô cùng đẹp đẽ 'phân bố hài hòa lại số lượng lao động'. Hơn 90% tiền tài của cả đất nước đều tập trung vào tay của một bộ phận nhỏ tầng lớp người dân chưa đến 10%. Về phần hiệu quả của những chính sách cải cách mới này như thế nào, khi đông đảo các xí nghiệp cỡ trung cỡ lớn trong nước chỉ chiếm được vài vị trí trong Top 500 công ty lớn nhất trên thế giới? Trong lòng mọi người đều tự có đáp án.

* Một bảo đảm, ba đến nơi, năm hạng cải cách: có thể hiểu đơn giản là, những chuyện đã hứa thì phải bảo đảm làm được một việc, phải bắt tay tiến hành làm ba việc đến nơi đến chốn và phải thực hiện cải cách trong năm hạng mục.

** Chu Dung Cơ: thủ tướng thứ Năm của nước Trung Quốc, đảm nhiệm chức vụ trong giai đoạn 1998 - 2003.

.

Vận mệnh di chuyển, tình hình thay đổi, năm tháng trôi qua, biển người mênh mông.

Thủ tướng Chu là người có đường lối chính trị cứng rắn, nguyện vọng cải cách của ông bắt nguồn từ sự tốt đẹp, cách làm việc cũng rất quyết đoán, là người dám nói dám làm dám hận dám yêu. Ông là một người giỏi giang đáng kính trọng, những quyết sách thay đổi của ông cũng chỉ vì muốn đất nước Trung Quốc phát triển vững chắc hơn nữa, thế nhưng bên trong Trung Quốc luôn có một vài thói xấu khó bỏ, và đáng lẽ các thói xấu này cũng phải được để ý cải cách luôn thì mới ổn. Chính vì vậy, một người đầy tâm huyết vì nhân dân như ông, khi còn đang tại vị đã đề xuất ra rất nhiều chính sách cải tổ những vấn đề đang hiện ra trước mắt, nhưng lại không nghĩ đến những nguyên nhân sâu xa đằng sau, cho nên hoàn toàn không lường trước được hậu quả cuối cùng đem lại là gì? Nhưng thế này thì có thể trách ai? Ai cũng không thể trách, nếu thật muốn trách, chỉ có thể trách Trung Quốc đang vẫn còn nằm trong giai đoạn chuẩn bị đi lên xã hội chủ nghĩa. Văn hóa - xã hội quá rối loạn không thể giải quyết triệt để, các chính sách pháp luật còn quá nhiều lỗ hổng, người dân vẫn chưa được cập nhật đầy đủ kiến thức về ý thức và nghĩa vụ. Dù sao con đường xây dựng đất nước hùng mạnh cần một thời gian rất dài cùng trách nhiệm thực hiện rất cao, cho nên thủ tướng Chu cũng chỉ làm những việc mà ông thấy nên làm. Còn phần cải cách thành công hay thất bại, chỉ có thể để những người đời sau có cái nhìn khách quan đánh giá lại mà thôi.

Cha Kim Gia lúc ấy vừa vặn leo lên được chức lãnh đạo còn trống của một xí nghiệp quốc doanh cỡ lớn, nên cũng nhanh nhạy vơ vét được một khoản tiền lớn về cho mình. Ông Đặng* đã sớm nói qua, "Trước hết cứ để một nhóm nhỏ người giàu có lên, rồi những người giàu có này sẽ giúp đỡ cho những người khác được giàu có như mình, sau đó cứ như thế mà tiếp nối và cuối cùng thì toàn xã hội đều được giàu có". Vì thế Kim lão gia không hề khách sáo, ông rất có tinh thần phụng sự theo lời nhắn nhủ của cấp trên, cùng nhiệt tình sắp xếp loại bỏ muôn vàn khó khăn để dọn sách chướng ngại vật trước mắt nhằm đi vào đội ngũ một nhóm nhỏ người kia; đồng thời ông cũng là người rất sáng suốt, hiểu được khoản tiền nào nên thu và khoản tiền nào nên từ chối, sau đó khi cảm thấy mình đã nhận đủ bổng lộc liền đem hết mọi quyền lợi cùng chức vụ nhường cho đứa con trai để anh gánh vác mọi chuyện, còn bản thân ông thì lui về hậu trường yên hưởng sự thanh bình trong cuộc sống. Danh và lợi cùng song hành, bảo sao mà không vui?

* Đặng Tiểu Bình: lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuy chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng lại là người cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc trong suốt giai đoạn 1970 - 1990.

.

Người một khi có tiền, khó tránh khỏi phạm phải một ít tật xấu của kẻ có tiền, như có vợ bé hay bao dưỡng tình nhân, vì thế không có gì lạ khi Kim lão gia cũng theo kịp trào lưu thời thượng này. Ở độ tuổi tráng niên, ông cũng đã một lần lén lút bao dưỡng một cô tình nhân. Sỡ dĩ nói lén lút, nguyên nhân rất đơn giản. Thứ nhất, ông đang ra vẻ mình là một cán bộ Đảng viên liêm khiết chính trực, nên việc này không thể trắng trợn đem ra khoe khoang. Thứ hai, vì bối cảnh gia đình bên nhà mẹ Trí Tú rất hùng hậu, nên Kim lão gia cũng không dám trêu vào. Bởi vậy có thể thấy, tìm về một người vợ quyền lực thì duy trì vẻ ngoài hòa hảo là một chuyện vô cùng trọng yếu.

Thế nhưng thật không may, lần đầu tiên Kim lão gia đi ăn vụng, thành tích vinh quang ấy của ông liền bị Kim Trí Tú lúc đó đang là sinh viên năm hai, phát hiện được. Khi đó, Trí Tú và bạn cùng lớp đang đi dạo phố, trong lúc vô tình đã nhìn thấy cha nàng thân mật ôm ấp một cô gái không lớn hơn nàng là bao, đang đi mua sắm trong một cửa hàng. Nhìn thấy thái độ cùng cử chỉ của hai người, Trí Tú liền hiểu được ý nghĩa đằng sau của chuyện này là gì?

Phong cách giải quyết vấn đề của Trí Tú cũng từ đó mà bắt đầu thể hiện rõ nét. Nàng không chạy đến chỗ mẹ để cáo trạng, cũng như không dùng ánh mắt khác thường để nhìn cha, mà nàng chỉ đề nghị cha nàng dành ra một đêm tâm sự thẳng thắn mọi chuyện. Trí Tú nói: "Đã là đàn ông, bên ngoài có bao dưỡng tình nhân cũng không phải chuyện gì hiếm lạ, nhưng con hy vọng cha có thể cho con một tấm gương tốt được không?" Kim lão gia thấy con gái tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã hiểu chuyện, lập tức tỏ ý phải sửa sai ngay trước khi nhận kết cục đau thương, sau đó thật sự đưa cho cô tình nhân một khoản tiền và đoạn tuyệt hết mọi mối liên hệ. Từ đó một nhà bốn người lại trải qua nhịp sống êm ấm vui vẻ như xưa, giống như chuyện gì cũng chưa từng xảy ra. Thế nhưng, hành vi của cha Trí Tú khi đó vẫn để lại một ấn tượng không lớn không nhỏ luôn khắc sâu trong lòng nàng. Người cha mà Trí Tú luôn rất kính trọng cũng có lúc ở bên ngoài vụng trộm ngoại tình, có thể thấy được đàn ông hiện giờ không thể dựa dẫm quá mức. Bắt đầu từ khi đó, đối với đàn ông, Kim Trí Tú ôm lấy thái độ có cũng được, không có cũng chẳng sao, bạn trai có thể kết giao, nhưng nhắc đến chuyện hôn nhân thì cứ tạm gác sang một bên đi.

.

Kim Trí Tú là con gái út trong nhà, cha mẹ lẫn anh trai đều thương yêu chiều chuộng nàng. Cũng may tính tình Trí Tú không tệ, hơn nữa bản tính độc lập của nàng lại mạnh hơn những người khác, cho nên các tính xấu của một thiên kim tiểu thư bình thường cơ hồ không có trên người nàng.

Trí Tú từng làm việc hai năm ở tòa soạn tạp chí Địa lý Quốc gia, sau đó được Tưởng Kiến Quốc - tổng giám đốc của tạp chí Thụy Phong phát hiện ra nên mời nàng về làm việc trong tòa soạn của mình. Năm đó, nàng vừa bước qua tuổi 29, để mái tóc dài ngang vai, vẻ xinh đẹp sắc sảo cùng thủ đoạn. Trí Tú gia nhập Thụy Phong khi đang là một tạp chí không ai biết đến, sau khi nàng nhậm chức và thực hiện sự đổi mới toàn diện, tờ báo từ từ nhận được thành quả đầy khả quan. Chính vì thế, Tưởng Kiến Quốc xem Trí Tú như 'tướng tài đệ nhất trụ sở', bởi vậy có thể thấy người như Trí Tú không thể khinh thường được.

Kim Trí Tú 29 tuổi mà còn chưa kết hôn. Cha mẹ Trí Tú nhìn thấy đứa con gái nhà mình đã sắp sửa đột phá cánh cửa nguy hiểm 30 liền có chút sốt ruột, khi không có việc gì liền ở bên tai ca bài mau lấy chồng. Lúc mới đầu, Trí Tú còn có thể dùng lời lẽ nhẹ nhàng để ứng phó, nhưng sau này bị lải nhải rất phiền lòng, liền quay sang rống to với cha mẹ: "Cha mẹ cứ lo quản chính mình cho tốt là được, còn sợ con không thể gả đi được sao?"

Một câu Trí Tú nói ra 'Lo quản chính mình cho tốt là được', làm Kim lão gia liên tưởng đến chuyện phong lưu cũ của mình, hiểu ngay được ẩn ý đằng sau câu nói của Trí Tú, nên sợ lỡ như Trí Tú bị chọc giận quá mức để rồi trước mặt mẹ nói ra những lời ám chỉ mập mờ có khả năng làm giật mình nhiều người, vì thế ông liền lập tức ngậm miệng. Ông cũng biết con gái nhà mình là người có chủ kiến, không cần quá lo lắng, nên quay sang khuyên nhủ vợ: "Con cái tự có phúc của con cái, em cũng không cần can thiệp vào cuộc sống của chúng nó quá nhiều đâu." Mẹ Trí Tú nghe chồng nói thế, cũng đành phải đem bài ca lấy chồng đang ở bên miệng nuốt xuống vào bụng, để mặc cho Trí Tú tự do sống theo ý nàng muốn.

Nhưng những điều muốn nói mà phải nhịn xuống trong cổ họng và bị dồn ứ đặc nghẹt ở đó, cảm giác như thế thật không dễ chịu chút nào. Mẹ Trí Tú rất oán niệm, nhưng bà cũng hiểu đứa con gái nhà mình, dù có nói nhiều cũng chẳng giải quyết được gì, huống chi một khi không cẩn thận, rất có khả năng xuất hiện tác dụng ngược. Vì lẽ đó, mỗi lần mẹ Trí Tú nhìn thấy Trí Tú không thèm nghe lời bà nói, ngoại trừ oán niệm thì chỉ còn có oán niệm.

Đúng vậy, là oán giận.

.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro