NGAY LÚC NÀY (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Mùa đông Bắc Kinh dài dằng dặc, ngày nào mới là ngày trở về?".
"Trăng lạnh đã qua, cuối tháng ba sẽ thấy cảnh xuân tươi đẹp."~Tôi tại Phan gia trang bỏ ra hơn năm trăm tệ tìm mua được một món đồ cổ. Dù nói là đồ cổ nhưng nếu so sánh với đồ cổ thật thì căn bản là không có khả năng sánh bằng. Nghe nói là một rương đựng nữ trang thời dân quốc nhưng tôi nhìn lại có cảm giác nó đã được cách tân theo phong cách phương Tây. Thân rương bằng bạc, toàn bộ móc bạc được xâu vài viên pha lê trong suốt lấp lánh. Tấm gương chỉ khuyết một góc, vẫn còn giữ dính chút son phấn bột nước có vẻ từ thời còn được chủ cũ sử dụng.


Tôi mới mua lại và sửa sang một căn nhà hai phòng ngủ ở đường vành đai. Mục đích để làm phòng tân hôn, có nhà cửa đàng hoàng thì sẽ lấy được vợ. Thực tế là từ sau khi tốt nghiệp Đại học xong đến giờ, ngay cả tay phụ nữ tôi cũng chưa từng nắm qua chứ đừng nói tới tính chuyện hôn sự xa xôi gì đó. Dù bên người tôi không có phụ nữ, bản thân tôi cũng chẳng trang điểm bao giờ, nhưng tôi cũng không biết tại sao lại muốn mua thứ này về. Đại loại là cảm thấy rất vừa ý, không thể rời mắt khỏi nó mà cũng không muốn bán nó đi. Đây có lẽ là duyên phận.Tôi đem cái rương đặt trong thư phòng. Thư phòng này là ông cụ nhà tôi đã dành nửa cuộc đời dồn tâm huyết mà trang trí. Tất cả đều theo phong cách Trung Quốc. Tôi nghĩ cái thứ ngoại lai nhỏ bé này chắc chắn sẽ lạc điệu với nơi đây, nhưng không ngờ nó phù hợp một cách đáng ngạc nhiên. Tôi nhẹ nhàng lau đi phần bụi bẩn bám bên ngoài rương, trong lòng không khỏi cảm thấy cái thứ tinh xảo đẹp đẽ thế này chắc chắn chủ cũ của nó cũng phải là một người thanh tú xinh đẹp lắm.


Mấy ngày gần đây là thời hạn nộp bản thảo, mấy người của nhà xuất bản đều chạy tới nhà tìm tôi. Tôi vừa sửa lại nhà mới, liền mời họ một bữa tân gia tiện thể khoe với họ món đồ nhỏ vừa tìm được. Mấy biên tập viên này đều là người gốc Bắc Kinh, bọn họ nói mấy cái đồ cổ này là thứ tà thuật nhất, đặt ở nơi có phong thủy tốt sẽ tự có linh khí riêng. Tôi nói tôi không am hiểu phong thủy, cũng chẳng mong nó có cái linh khí gì. Chỉ là cảm thấy món đồ này đẹp mắt, mỗi lần thấy nó đều cảm thấy vui vẻ mà thôi.


Vừa nói lời này, một cậu biên tập có chút am hiểu đột nhiên cầm lấy, sờ tới sờ lui, giống như là bác sĩ đang tìm huyệt. Bụi bẩn bay tán loạn một trận, đột nhiên một bức thư rơi ra.Có lẽ cái hộp nhỏ kì lạ này có bí mật mà trong suốt cả trăm năm lưu lạc của nó chưa từng được ai khám phá ra.


Tôi không hài lòng với việc anh ta tùy ý động vào đồ cổ của mình. Ngay lập tức, tôi lấy tay đè lên bức thư, cười nói: "Rương này là của tôi, hơn nữa bức thư cũng là của tôi."


Mặc dù mọi người nói rằng tôi hẹp hòi keo kiệt, nhưng đồng nghiệp của tôi cũng sẽ không gây ra lộn xộn gì. Sau khi họ rời đi, tôi mở phong bì. Bức thư bằng tiếng nước ngoài được viết bằng mực màu xanh biển, điều này khiến tôi càng tin rằng chủ nhân của nó phải là một người đẹp tóc vàng mắt xanh. Tiếng Anh của tôi không tốt lắm, tốn cả buổi trời mới hiểu được ý tứ bên trong bức thư, đại khái chính là "Mùa đông Bắc Kinh dài dằng dặc, ngày nào mới là ngày trở về?".


Tôi chạm vào nét chữ trên trang giấy, trong lòng cảm thấy bị thu hút lạ kỳ. Vì chút cảm xúc văn học nghệ thuật, dù đã lâu không cầm bút nhưng tôi vẫn viết một bức thư hồi âm thay lời người nhận để nói rằng "Trăng lạnh đã qua, cuối tháng ba sẽ thấy cảnh xuân tươi đẹp."


Tôi chỉ viết một câu như vậy, cũng có thể coi như là hồi đáp một bức thư tình mùa xuân. Viết xong cũng liền thôi, như một lời lý giải cho câu hỏi nhỏ nhặt có tuổi đời hàng thế kỷ này. Không ngờ sau đó vài ngày, trong lúc đang dắt chó đi dạo gần khu nhà mới, tôi vậy mà ngoài dự đoán phát hiện ra một cái bưu điện gần đây. Bưu điện quá cũ kĩ, trông cũng giống như một bưu cục chuyển phát nhanh, đến cả cái hòm thư cũng không còn màu sắc vốn có. Bên trong chỉ có duy nhất cái bàn làm việc nhỏ với cậu nhân viên trẻ tuổi. Nhìn vào tấm biển cạnh bưu cục hoen gỉ đến mức chẳng đọc ra chữ gì. Ngược lại cậu nhân viên bên trong đã phát hiện ra ánh nhìn của tôi, hỏi tôi cần giúp gì. Tôi ôm lấy chó nhỏ, đi đến hỏi bưu điện mở cửa bao lâu rồi. Cậu ấy nói rằng bản thân cũng không biết, nó đã tồn tại hàng chục năm rồi, còn hỏi tôi muốn gửi thư hay chuyển phát nhanh.


Tôi nói muốn gửi một lá thư.


Cậu liền đáp tem gửi thư trong thành phố này là 0,8 nhân dân tệ. Gửi đi thành phố khác là 1,2 nhân dân tệ. Nếu muốn mua cả bộ tem thì có thể đăng ký trước.


Tôi gật đầu tỏ ý đã hiểu. Để lại một cái tên và nói rằng tôi sẽ quay lại gửi thư sau.


Về đến nhà, tôi lấy lá thư ra, nhận ra bản thân thậm chí còn không biết người nhận là nam hay nữ. Sợ nhân viên sẽ thấy lạ, sau khi bưu điện đóng cửa, tôi chạy đến hộp thư móp méo để nhét lá thư vào.


Có lẽ chỉ có một bưu điện cũ kỹ như vậy mới có thể chuyển thư đến quá khứ xa xôi đến thế. Tôi chợt cảm thấy chính mình gửi một bức thư mà không đòi hỏi sự hồi đáp nào. Chỉ vì những viễn tưởng thanh xuân dài đằng đẵng rất khó thành sự thật của của tuổi trẻ.


Rất nhanh, tôi quẳng thẳng vấn đề ấy ra sau đầu. Cho tới một đêm của mấy ngày sau đó, do chạy bản thảo qua đêm, sáng sớm tỉnh dậy ngồi trên bàn làm việc, thấy cái rương nữ trang kia tắm trong ánh nắng ban mai đẹp đến lạ. Tôi không kìm được vươn ngón tay chạm nhẹ vào liền nghe thấy một âm thanh khe khẽ bên trong. Tôi mở nắp, bên trong vậy mà thật sự rơi ra một lá thư.Trong một khoảnh khắc, tôi hơi choáng ngợp.


Nét chữ được thay đổi, trang trọng hơn. Đối phương viết bằng tiếng Trung, nói không biết tại sao lại nhận được thư, nhưng anh rất vui vì đây là lá thư đầu tiên anh nhận được trong năm nay. Ngắt dòng,anh nói rằng mùa xuân ở Bắc Kinh năm nay đến muộn và cây cối um tùm khiến người ta không thấy hy vọng vào mùa xuân sắp tới. Nhưng sau trận tuyết rơi dày đặc ở Bắc Kinh ngày hôm qua, Anh đã thực sự nhìn thấy long não và thân cây dương liễu của mùa xuân. Anh cảm thấy nhận được thư của tôi là một điềm lành. Hy vọng sẽ được hồi âm một lần nữa.


Anh chỉ đơn giản ký một chữ P.


Giấy viết thư vẫn còn lưu lại mùi hương của anh.


Nhận được thư, tôi không có ý định viết tiếp bản thảo nữa. Tôi vội vàng đặt bút hỏi P xem gia đình anh sống ở đâu, họ tên của anh là gì. Nhưng ngay sau khi viết xong, tôi thấy những điều này thật vô nghĩa và thô lỗ. Đổi sang viết một lá thư mới và nói rằng tôi là một tác giả, một cây bút thường xuyên cho một chuyên mục của một tạp chí nào đó, bây giờ là thế kỷ 21. Tôi cũng kể rằng thật ngạc nhiên khi bức thư được gửi từ bưu điện cũ và được nhận từ trong một chiếc rương bạc. Tôi đã cố gắng hết sức để bức thư thú vị nhất có thể, còn viết một chút khái niệm về thời gian và không gian song song với nhau để miêu tả khung cảnh ngày xuân thật náo nhiệt tới nơi anh.


Sau một tuần, chiếc rương cuối cùng cũng nhận được hồi âm. P nói rằng anh chưa bao giờ nghe qua những gì tôi mới kể và điều đó thật thú vị. Anh cũng nói rằng những bông hoa ở ngoại ô Bắc Kinh đều đã nở rộ. Anh ấy nhớ đến vào mùa xuân những năm trước, chính mình phải xếp hàng để mua bánh ngọt đạt tử của Vĩnh Tinh Trai(1), còn có bánh phù dung sữa hiệu Cát Kỳ Mã(2) gì đó, đó đều là món yêu thích của anh. P nghĩ lại những ngày anh cùng tiểu thiếu gia nhà họ Trương học ở kinh thành, thường xuyên ăn vụng. Về sau thu hút một bầy chuột tới, bị phạt quét trường một tháng.

(1): Một tiệm bán bánh nổi tiếng ở thủ đô Bắc Kinh xưa.

(2): Bánh xốp vị sữa có màu như hoa phù dung (hoa dâm bụt)


Viết đến đây, anh có chút kích động nói Trương thiếu gia này tên là Trương Gia Nguyên, sau khi tốt nghiệp trở về Đông Bắc chưa có cơ hội gặp lại. Nào là thời đi học Trương thiếu biết chơi piano, rồi cha hắn mang theo xe máy từ phương Tây, còn có hắn đưa anh đi dạo. Trong chớp mắt, đã năm năm trôi qua. Anh vẫn còn nhớ rõ ngày đó chim hót vang và hoa nở rộ ở Thập Sát Hải(3), là đoạn kí ức tốt đẹp vô cùng.

(3) Nằm ngay giữa thủ đô Bắc Kinh là 3 hồ nhân tạo được gọi chung là Thập Sát Hải. Từ lâu, những hồ nước này đã là nơi thư giãn cho gia đình hoàng gia.


P cũng viết người tên Trương Gia Nguyên nói rằng khi chiến tranh kết thúc, hắn sẽ đến Yên Kinh(4) để làm giáo sư dạy thư pháp và hội họa. Anh cũng hy vọng rằng hắn sẽ thực hiện được mong muốn đó.

(4): Tên cũ của Bắc Kinh. Ở đây được dùng để nói tới Đại học Bắc Kinh xưa.


P viết những lời này, có lẽ vì muốn tôi giúp anh nghe ngóng một chút. Tôi đã tra cứu tên của Trương Gia Nguyên trên mạng, phần lớn đều là trùng họ tên, rất khó tìm. Thật trùng hợp là có một biên tập viên tạp chí ở toà soạn cũng học Đại học Bắc Kinh, ông nội của cậu ta cũng làm việc ở Đại học Bắc Kinh, tôi nghĩ cậu có thể biết chút gì đó về Trương Gia Nguyên này. Vì vậy, tôi đã hỏi đối phương về điều đó,"Anh đang nói đến giáo sư Trương à? Tôi đã gặp ông ấy biết bao lần từ khi còn nhỏ ấy chứ. Thầy ấy quê ở Đông Bắc. Tôi nghe nói thầy dạy ở trường Học viện Mỹ thuật Trung ương(5) vài năm. Tôi học hội họa, còn được cùng thầy ấy phác thảo. Sau đó thầy ấy quay lại Đông Bắc. "Tôi vốn không nghĩ tới thật sự có người này tồn tại. Tôi không khỏi giật mình, năm ông dạy học cho cậu ta thì chắc là ngoài 40, 50 rồi. Nếu mà ông vẫn còn sống, ít nhất cũng đã trở thành ông lão trăm tuổi.

(5): Còn được gọi là CAFA. Học viện nghệ thuật nổi tiếng và uy tín nhất Trung Quốc.


"Thầy ấy còn có hai người con", cậu biên tập nói, "một người ở Thiên Tân, người kia ở Thượng Hải. Hai năm trước thầy ấy còn đến Thượng Hải để ăn mừng đầy tháng cháu mình."


Thấy tôi đột ngột hỏi chuyện, cậu biên tập kia sinh nghi. Tôi nói, tôi chỉ tình cờ hỏi vì đang cần tìm tư liệu cho bài viết, không ngờ tình cờ cậu lại biết thầy ấy.


Cậu ta mỉm cười nói, chẳng ai thích xem đâu. Chuyện lông gà vỏ tỏi có cái gì hay mà viết. Viết chuyện ngoại tình, scandal xấu xa của giới giải trí thì mới có người mua.


Hỏi nhiều cũng không tìm được thêm thông tin gì nên tôi kiếm cớ cúp máy, viết thư trả lời cho P.P nói, nếu tôi tò mò về Trương Gia Nguyên, tôi có thể tìm một người phụ nữ tên Lâm Lãng, chú nhỏ của cô ấy - Lâm Mặc và Trương Gia Nguyên là người quen cũ. Tôi không hiểu cái mối quan hệ "người quen cũ" ấy nghĩa là gì. P còn nói rằng tuần trước anh lên thành phố tìm trong hòm thư nhưng không thấy thư của tôi, anh đành đến hiệu sách để ngồi một lúc và mua một cuốn "Notre-Dame de Paris"(6). P nói sẽ tặng tôi sau khi đọc xong vì anh cảm thấy cuốn sách như viết về chính mình. Một quái nhân xấu xí lỗ mãng bị vứt bỏ, bị cầm tù trong cái tháp chuông đồng hồ. Thật đáng buồn nhưng sự si tình của hắn cũng vô cùng lãng mạn.

(6): "Nhà thờ Đức Bà Paris" của tác giả Victor Hugo. Nội dung kể về tình yêu bất diệt và không cần hồi đáp của tên gù kéo chuông Quasimodo ở nhà thờ Paris dành cho cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda thì làm nghề múa rong.



Đọc đến đây tôi có chút kinh ngạc. Ngay lập tức, P viết dòng tiếp theo, "Đùa thôi". Giọng điệu vừa hoạt bát lại đáng yêu, tôi khẽ thở phào một hơi. P viết rằng anh rất thích mùa xuân, và những ngày ấm áp đã trôi qua ở Đức. Anh ấy sống trong biệt thự của cha mình với hai con chó săn, cùng cha vào rừng mỗi mùa xuân để săn bắn. P nhớ tiếng gót giày ma sát với đất, cũng nhớ cha vô cùng. Thật tiếc vì chiến tranh đã khiến anh phải lưu lạc ở nước ngoài và không thể trở về được nữa. Không đầu không đuôi kể lại những chuyện cũ ở Đức của bản thân, nói xong lại cảm khái lúc anh khoảng 13, 14 tuổi đi cùng cha đến đây thì xảy ra bạo loạn đột ngột. Bắc Kinh lớn quá, cha con xa nhau hơn mười năm rồi, có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại nhau được nữa.


Kể đến đây, tôi cứ nghĩ anh sẽ tiếp tục nói. Không ngờ anh gạch bỏ vài chữ rồi viết nếu còn có thể tìm hiểu được về những chuyện cũ, nhất định phải nói với anh ấy.


Tôi vốn dĩ muốn hỏi tên thật của P để giúp anh hỏi chuyện về bản thân, nhưng tôi nghĩ nếu anh có ý đó thì có lẽ đã nói tên cho tôi biết từ sớm rồi. Thật không ngờ, tất cả những câu hỏi này của P lại dẫn dắt tôi từng bước đến câu chuyện của chính anh.


Vào ngày tôi nộp bản thảo, thuận tiện mời biên tập viên Đại học Bắc Kinh kia đi ăn thịt nướng. Tôi vờ vô tình hỏi về Trương Gia Nguyên, lần này còn nhắc đến cả Lâm Mặc. Không ngờ cậu ta lại thuận theo nói về người này. Trong giới ai cũng biết, hắn cùng Trương Gia Nguyên thực sự có chút vấn đề với một nhân vật nổi tiếng, nhưng các vị trưởng lão đều rất giấu giếm chuyện giữa bọn họ. Ngược lại, Lâm Lãng – Cô ấy luôn là đối tượng trong những câu chuyện trà dư tửu hậu của hội bà tám. Cô ấy là tiểu thiếp của Châu gia, xuất thân là một ca sĩ hát hí. Muốn kết hôn với một chàng trai đàn ca nhưng lại bị nhà họ Châu đem bắt về làm vợ lẽ. Người con gái ấy tính tình mạnh mẽ, dứt khoát treo cổ ở xà đơn trên mái nhà. Kể từ đó, nhà họ Châu cứ như bị trúng tà, cưới về mấy vị thiếp thất đều chết bất đắc kỳ tử trong vòng nửa năm.


Cậu biên tập hút một điếu thuốc, trong làn khói mờ nở một nụ cười đầy ẩn ý, "Anh nói xem ngày xưa thật sự có ma sao?"


Chuyện cũ kể đến đây, lòng tôi chợt rùng mình. Làm sao lại có thể gây ra được một câu chuyện đẫm máu và kinh hoàng đến vậy? Nguồn gốc của dòng họ Châu này là thế nào?


Về đến nhà, ban đêm chợt nhớ đến biên tập viên hỏi tôi có tin vào ma quỷ hay không, tôi nhìn lại những dòng chữ ngay ngắn trên bức thư, trong phút chốc dấy lên nghi hoặc P có phải hay không là âm hồn bất tán, chiếc rương nhỏ kỳ lạ này liệu có bị ma ám không? Nhưng nghĩ đến khu vườn tràn đầy sắc xuân trong câu chuyện của cậu ấy cùng với tinh thần sống đầy năng lượng đó, tôi không thể nghi ngờ được nữa. Ít nhất, tôi không cảm thấy sợ hãi cậu trai ấy.


Trong ít nhất một tuần, tôi không đặt bút viết thư trả lời. Xem lại bức thư cuối cùng của cậu ấy, có trích một câu nói nổi tiếng của Hugo trong "Notre-Dame de Paris" ở mặt sau của bức thư."Cái xấu bên cạnh cái đẹp, cái dị dạng bên cạnh cái xinh xắn, cái thô tục được che giấu đằng sau cái cao cả.


Cái ác tồn tại sau cái thiện, đen tối và ánh sáng trộn lẫn vào nhau".


Tôi trằn trọc mãi đến nửa đêm, trong đầu nghĩ đến sự việc đó mà dần chìm vào giấc mộng. Trong mơ, chiếc váy đỏ thẫm trên xà treo rơi trên tấm bảng có ký tự "Châu". Tấm bảng rơi xuống đất, cũng là lúc tôi bừng tỉnh sau cơn ác mộng, bật đèn trong phòng, và chạy vào nhà vệ sinh vốc nước rửa mặt.


Biên tập viên họ Châu kia nói không có ấn tượng gì sâu sắc. Lúc đó, nhà họ nhờ dựa vào hoàng tộc mà phát triển thành một gia tộc lớn mạnh. Sau này anh em ly tán sớm, do gia tộc không thường xuyên liên lạc nên cậu ta không biết phải kể cái gì. Cậu ta tìm trong điện thoại một lúc, đưa ra tài khoản WeChat của một nhà biên kịch, nói rằng người này đã viết một kịch bản liên quan đến quá khứ của gia đình họ Châu vài năm trước, nhưng nó đã bị loại bỏ vì nó không thu lại được lợi nhuận gì.


Tôi rất quen thuộc với nhà biên kịch này. Khi tôi còn là sinh viên đại học, một số bộ phim truyền hình Trung Hoa dân quốc do anh ấy viết rất nổi tiếng, nhưng tôi không ngờ lại có được thông tin liên lạc của anh ấy vì vấn đề này. Sáng sớm hôm sau, tôi gửi một tin nhắn cho nhà biên kịch kia, anh ta rất ngạc nhiên, không nghĩ đến tôi sẽ hỏi về nhà họ Châu. Anh hỏi tôi vì sao lại muốn tìm hiểu, tôi nói rằng tôi cũng là một biên kịch, gần đây vô tình tìm hiểu được chút chuyện cũ của Châu gia. Thấy hứng thú liền muốn biết sâu hơn để tìm linh cảm.


Anh ấy ngay lập tức rất hào phóng gửi cho tôi kịch bản của mình. Tôi còn chưa kịp xem, anh ấy đã hỏi "Cậu có biết tại sao lúc đó không ai coi trọng kịch bản này không?"


Tôi nói tôi không biết, anh ta nói nhà họ Châu trúng tà rồi, lấy ai làm vợ cũng đều chết hết, chỉ có thể lấy đàn ông về làm vợ thôi.


Tôi suýt chút nữa phun cà phê vào máy tính.


Biên kịch gia thấy phản ứng của tôi, liền nói xã hội bây giờ thái bình quá nên tôi mới nghĩ điều đó là phi lý, nhưng đặt trong bối cảnh xưa cũ thì chính là tà ma quỷ quái.


Làm sao anh ấy biết được chuyện này ư? 10 năm trước anh ấy đã đến Thiên Tân tìm một tiệm xem bói và hỏi khắp nơi như tôi bây giờ mới nghe ngóng được chút chuyện. "Nói thật ra thì, nếu chỉ có thể hỏi thăm từ một thầy bói thì có thể nghe được chuyện gì tốt?"


Hồi đó, ông thầy bói từ Thiên Tân này theo thầy giáo đến nhà họ Châu làm phép. Nhà họ Châu là một trong những gia tộc đáng kính nhất kinh thành, cả nhà đều xuất ngoại hoặc ra nước ngoài làm ăn. Trong nhà chỉ còn một vị thiếu gia, không quan tâm đến chuyện tranh đoạt, thành gia lập thất chu toàn, sau này chia cho một phần đất sinh sống, nhà họ Châu cũng cảm thấy yên tâm.


Hỏi chuyện cưới đàn ông về làm vợ, chính thầy bói cũng cười bảo chưa gặp người con trai ấy bao giờ. Hỏi chuyện thì nhà họ Châu giấu giếm, giống như đã làm chuyện gì sai trái. Mà khi bọn họ đến đó sống, Châu gia còn không có lấy một cô gái, cũng chẳng còn mấy gia sản. Chỉ có một cái vỏ rỗng tuếch. Nhưng hắn nghe nói ở ngoại ô Bắc Kinh có một biệt viện cổ được giữ bí mật. Đồ cổ Châu gia đều được đem tới chỗ ấy. Nói không chừng nam phu nhân của Châu gia cũng là sống ở đó.


Tuy nhiên, trong xã hội xưa, cưới vợ về là để sinh con sau này nối dõi tông đường, đàn ông thì dù có thế nào cũng không sinh được con. Châu gia muốn mấy người đàn ông ở lại trấn áp tà ma nên đã cho một số tiền để ở đó làm bóng đèn. Biên kịch lại cười "Nói thì nói vậy, còn sự tình thực hư thì ai mà biết được?"


Biệt viện cổ ở ngoại ô Bắc Kinh? Tôi chợt nghĩ đến P ẩn mình trong chiếc rương nhỏ mà lòng chùng xuống. Tôi hỏi anh ấy có biết địa chỉ ngôi nhà cổ đó giờ ở đâu không. Có lẽ câu hỏi này là chạm đến điểm mù, biên kịch kia cũng đáp trả lại tỏ ý không biết. Tôi ngừng hỏi, tiếp tục chủ đề nhà họ Châu. Nếu có liên quan đến nhà họ Trương, thì hẳn là vị tam thiếu gia của nhà họ Châu. Gia đình đều rất yêu thương vị thiếu gia này và đặt nhiều hy vọng vào cậu từ khi cậu còn nhỏ. Trước khi gửi cậu đi nước ngoài du học, Châu lão gia đã gửi cậu đến Bắc Kinh để cậu học ngành kinh tế. Trương thiếu cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh, chắc hẳn họ là bạn học.


Thiếu gia nhà họ Châu là thiếu gia nổi tiếng lãng tử ở kinh thành. Lúc còn trẻ, giáo sư Trương cũng rất lãng tử, là kiểu phong lưu sành điệu, mang phong cách nước ngoài, lái một chiếc xe hơi thời thượng với ăn mặc thời trang, dẫn đầu xu thế xưa nay chưa từng có ai thấy. Không phải kiểu cổ hủ như nhà họ Châu.


Lâm Mặc tình cờ trở thành bạn tốt của hai người họ, ba người họ vẫn thường tụ tập với nhau. Có lần Lâm Mặc đưa vé xem kịch cho hai người bạn, nói rằng cháu gái nhỏ của nhà họ Lâm chuẩn bị biểu diễn một vở kịch mới, mọi người đều đi ủng hộ. Không nghĩ đến, Châu gia không chỉ có một mình Châu Kha Vũ tới mà còn có cha hắn. Nhà họ Châu trước tiên có nhã ý hỏi Lâm gia có thể gả Lâm Lãng về làm thiếp thất của ông hay không. Nhà họ Lâm dĩ nhiên sẽ không đồng ý. Hơn nữa, Lâm Lãng đã sớm có người trong lòng từ lâu. Sau này, không hiểu nhà họ Châu ăn trúng cái gì, nhất quyết bắt người về làm vợ lẽ. Một vài người phụ nữ Châu gia lại ác độc, đêm tân hôn giấu con chuột vào trong áo cô dâu, trói tay chân lại, nói là muốn thị uy một chút. Không nghĩ tới người con gái ấy làm cách nào cũng không thoát ra được, đành chết đầy thống khổ cùng uất hận.Sau sự việc ấy, Lâm Mặc căm hận nhà họ Châu đến tận xương tủy. Còn Trương Gia Nguyên vốn dĩ muốn dĩ hòa vi quý, suy cho cùng sự việc không phải lỗi của Châu Kha Vũ. Nhưng lão nhân Châu gia ngày càng làm ra nhiều chuyện hoang đường. Vì muốn ngăn âm khí mà quyết lấy nam nhân về làm vợ. Nam nhân đó lại chính là bạn học của Châu Kha Vũ và Trương Gia Nguyên. Lúc Trương Gia Nguyên biết bạn mình bị bắt đi cũng không thể hoà hoãn với Châu Kha Vũ nữa. Tóm lại, Châu gia trên dưới đều chẳng có ai tốt đẹp, ai cũng là loại người không ra gì, nhìn mặt là thấy buồn nôn. Về sau nghe nói gả vào Châu gia, bất kể là nam hay nữ cũng đều không có kết cục tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng có người nói Trương Gia Nguyên đã đưa nam phu nhân ấy đến Đông Bắc. Thực hư ra sao thì không ai biết được, dù sao cũng chưa từng có ai nhìn thấy nam phu nhân Châu gia. Chỉ biết cậu ta là người nước ngoài, mà tất cả người nước ngoài trông đều giống nhau thôi.Đầu bên kia điện thoại, biên kịch kể chuyện một cách hăng say, không biết có bao nhiêu phần là thật. Tôi nghe xong như chìm vào trong sương mù. Lặng lẽ bấm ngón tay, tôi đã không trả lời thư suốt mười ngày, hoặc lâu hơn.


Tối đó, tôi không nói là tôi biết chuyện nhà họ Châu với P, chỉ là tôi rất muốn hỏi cậu ba Châu gia rốt cuộc là ai. Nhưng vừa đặt bút định hỏi tôi đã vội gạch đi ngay lập tức. Đổi lại tôi viết, gần đây bản thân mệt mỏi vì chuyện nộp bản thảo, dự định đi du xuân Bắc Kinh với bạn bè vào cuối tuần.Hai ngày sau, tôi nhận được thư trả lời vào buổi sáng. P nói mấy ngày gần đây vùng ngoại ô gió rất lớn. Lúc anh đang cho cá ăn trên cầu vài ngày trước đã bị gió thổi bay cả mũ, anh nói bản thân vốn không có vật dụng cá nhân gì nhiều nên anh rất buồn.


Thay vào đó, mấy ngày gần đây trời đêm luôn lấp lánh ánh sao. P thường tự nhủ với lòng, mọi chuyện tất cả đều tốt, nhất định bản thân phải trân quý thời khắc này.


Theo những gì P viết trong bức thư, có cây cầu trắng và đàn cá bơi lội, có những thảm cỏ xanh xanh rộng lớn và những ngọn núi ẩn hiện. Tôi đã chọn cho mình được vài địa điểm giống như miêu tả của anh, dự định sẽ lái xe đi thăm thú hết những nơi đó vào cuối tuần.


Cuối tuần ở Bắc Kinh, thời tiết rất đẹp. Tôi lái xe, ngắm nhìn phong cảnh mùa xuân khắp núi rừng rộng lớn, trong lòng nghĩ đến những gì P đã nói. Thật tốt, nhất định phải trân trọng khoảnh khắc này.


Gió xuân thổi tan sương núi dày đặc ở ngoại ô Bắc Kinh.





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro