khacnguyen_haui_dlcm_7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954)

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Đồng thời Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta, đòi phải tước hết vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô.

- Ngày 19/12/1946 , Ban thường vụ trung ương Đảng ta đã họp hội nghị mở rộng tại Vạn Phúc( Hà Đông) Hội nghị cho rằng khả năng hoà hoãn không còn. Hoà hoãn nữa sẽ dẫn đến hoạ mất nước

-  Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam.

-  Cả nước bước vào cuộc kháng chiến với sự quyết tâm của cả dân tộc mặt dù tương quan lực lượng của ta yếu hơn địch.

Quá trình hình thành:

-Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.

- Ngày 19/10/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định: “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp”.

- Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba văn kiện đó là Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 22/12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trương Chinh xuất bản đầu năm 1947.

Nội dung đường lối:

- Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, đánh bọn phản động Pháp, giành thống nhất và độc lập cho dân tộc.

- Tính chất kháng chiến: Đó là cuộc chiến tranh có tính chất toàn dân, toàn diện, lâu dài, dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

-   Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

        + Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

       +  Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

              • Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể                   nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

            • Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy.

            • Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.

            • Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

           • Về ngoại giao: thực hiện chính sách “thêm bạn bớt thù” , sẵn sàng đám phán với Pháp nếu pháp công nhận VN độc lập.

+ K/c lâu dài: là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, chờ cơ hội để thay đổi tương quan lực lượng, từ chỗ ta yếu thành mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Dựa vào sức mình là chính: phải tự cấp, tự túc về mọi mặt vì ta bị bao vây 4 phía, chưa có sự giúp đỡ từ nước ngoài nên phải có tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước , song lúc đó cũng k được ỷ lại.

- Triển vọng của k/c: mặc dù lâu dài, khó khăn gian khổ song nhất định thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro