khai luoc TH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

***Điều kiện để ra đời Triết học

Ø      Điều kiện kinh tế - xã hội - chính trị

ü      Sự gia tăng sản phẩm thặng dư;

ü      Sự phân hóa giai–tầng, lao động & sự xung đột giữa chúng… đã làm xuất hiện tầng lớp trí thức & đề cao lao động trí óc;

ü      Cuộc đấu tranh bảo vệ lợi ích của các giai-tầng trên lĩnh vực chính trị – tư tưởng.

Ø      Tiền đề lý luận

ü      Sự xuất hiện ngôn ngữ viết;

ü      Củng cố & phát triển nền văn hóa tinh thần, xuất hiện tư duy lý luận (trừu tượng, khái quát, hệ thống,…)

ü      Các hệ thống lý luận xuất hiện, TH ra đời.

***Đối tượng của Triết học

Ø      TH Trung Quốc cổ - trung đại: Đạo học, Tâm học, Lý học,…

Ø      TH An Độ cổ - trung đại: Vêđanta,…

Ø      TH HiLạp cổ đại: Triết học tự nhiên (“mẹ” của khoa học).

Ø      TH kinh viện trung đại: Thần học (Thượng đế & lòng tin).

Ø      TH Phục hưng - Cận đại: Siêu hình học (KH của mọi KH).

Ø      TH thực chứng: Ph.nhận siêu hình học à Triết lý khoa học.

Ø      TH Mác: nghiên cứu TG trong tính chỉnh thể, mang lại một hệ thống quan niệm chung nhất về nó (= tri thức & giá trị tổng quát giúp chỉ đạo hoạt động nhận thức & thực tiễn).

Ø      TH phương Tây đương đại: Tính phân mảnh & đa dạng về đối tượng (duy khoa học, nhân bản phi lý tính, tôn giáo,…)

***Quan niệm Macxit về TH

Ø      Triết học là:

ü      một hình thái ý thức xã hội đặc biệt;

ü      một hình thức nhận thức tổng quát.

Ø      Triết học mang lại:

ü      tri thức tổng quát;

ü      giá trị phổ biến.

      Triết học mácxít có đối tượng, nhiệm vụ & mục đích:

ü      Nghiên cứu TG trong tính chỉnh thể,

ü      Giải quyết mối QH giữa vật chất & ý thức trên tinh thần duy vật triệt để,

ü      Làm sáng tỏ các quy luật chung nhất chi phối sự vận động & phát triển trong tự nhiên, xã hội & tư duy.

II Duy vật v Duy tâm

1.Vấn đề cơ bản của TH:

Ø      Thực chất - Mối QH giữa vật chất & ý thức, tồn tại & tư duy

Ø      Nội dung

ü      Mặt bản thể: VC hay YT cái nào có trước (quyết định)?

ü      Mặt nhận thức: CN có khả năng nhận thức TG?

Ø      Cách giải quyết mặt bản thể luận

ü      Nhất nguyên luận: 1 trong 2 yếu tố đó có trước (quyết định).

ü      Nhị nguyên luận: VC có trước (quyết định) mọi hiện tượng VC; YT có trước (quyết định) mọi hiện tượng tinh thần.

ü      Thực chứng luận: Vấn đề này là giả; cả nhất nguyên luận lẫn nhị nguyên luận chỉ là Siêu hình học trống rỗng.

Ø      Cách giải quyết mặt nhận thức luận

ü      Th. khả tri: CN có thể nhận thức được TG.

ü      Th. bất khả tri: CN không thể nhận thức được TG.

2. CN DV v CN DT

Ø      Chủ nghĩa duy tâm

§         Thực chất - Trào lưu tư tưởng TH cho rằng, nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng, quá trình trong TG là tinh thần.

§         Hình thức

ü      CNDT khách quan

ü      CNDT chủ quan

§         Nguồn gốc, nguyên nhân tồn tại

ü      Xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính của quá trình nhận thức biện chứng.

ü      Tách rời & tuyệt đối hóa lao động trí óc, đời sống tâm lý.

ü      Cơ sở lý luận cho giai cấp thống trị phản động.

Ø      Chủ nghĩa duy vật

§         Thực chất - Trào lưu tư tưởng TH cho rằng, nguồn gốc, bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới là vật chất.

§         Hình thức

ü      CNDV chất phác

ü      CNDV siêu hình

ü      CNDV biện chứng

Ø      Cuộc đấu tranh giữa CNDV & CNDT là động lực phát triển của lịch sử TH; nó gắn liền với cuộc đấu tranh giữa thần học & khoa học, chính trị tiến bộ & chính trị bảo thủ.

3. Chức năng TGQ của TH:

Ø      Thế giới quan 

§         Định nghĩa: TGQ là toàn bộ những quan niệm (tình cảm & hiểu biết) của CN về TG, về bản thân CN, về cuộc sống và vị trí của CN trong TG đó.

§         Vai trò: Các quan niệm TGQ tạo thành niềm tin, lẽ sống & định hướng hoạt động cho CN trong TG xung quanh; TGQ tách CN ra khỏi TG loài vật, tôn vinh CN trong vũ trụ bao la (CN là một sinh thể có TGQ).

§         Các hình thức TGQ

ü      TGQ thần thoại;

ü      TGQ tôn giáo;

ü      TGQ triết học.

Ø      Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan

ü      TH là hệ thống tri thức lý luận (trừu tượng & khái quát) về TG & CN.

ü      TH luôn đặt ra và tìm lời giải sâu sắc cho mọi vấn đề TGQ.

ü      TH thúc đẩy TGQ phát triển một cách tự giác, đưa đến sự hình thành & phát triển TGQ duy vật & TGQ duy tâm.

ü      Cuộc đấu tranh giữa CNDV & CNDT là cuộc đấu tranh về TGQ của các giai - tầng đối lập nhau trong XH

III. Biện chứng v Siu hình

1. Vde bản tính của TG

Ø      Thực chất - Mối QH giữa sự liên hệ & tách biệt, giữa sự vận động & đứng im.

Ø      Nội dung

ü      Mọi sự vật, hiện tượng trong TG cô lập, tách biệt hay liên hệ, ràng buộc lẫn nhau?

ü      Mọi sự vật, hiện tượng trong TG đứng im, bất động hay không ngừng vận động, thay đổi?

Ø      Cách giải quyết

ü      Phép siêu hình: Mọi sự vật, hiện tượng trong TG cô lập, tách biệt, đứng im, bất động.

ü      Phép biện chứng: Mọi sự vật, hiện tượng trong TG liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, không ngừng vận động, thay đổi.

2. Php siu hình v php biện chứng

Ø      Phép siêu hình

§         Thực chất

ü      Phương pháp TH đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự cô lập, tách biệt, đứng im, bất động (nếu có sự liên hệ, vận động, thay đổi thì đó chỉ là sự liên hệ bên ngoài; sự vận động, thay đổi về lượng,…).

ü      Lý luận TH về những cái bản chất cô lập, bất biến của vạn vật trong TG (Siêu hình học)

§         Nguồn gốc, nguyên nhân tồn tại

ü      Xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt/ đặc tính của sự vật.

ü      Tách rời, tuyệt đối hóa tính ổn định của sự vật (bản chất).

ü      Tuyệt đối hóa, thần thánh hóa tri thức triết học.

Ø      Phép biện chứng

§         Thực chất

ü      Phương pháp TH đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, luôn vận động, phát triển.

ü      Lý luận TH về mối liên hệ & sự vận động, phát triển của vạn vật xảy ra trong TG.

§         Hình thức

ü      PBC chất phác

ü      PBC duy tâm

ü      PBC duy vật

Ø      Cuộc đấu tranh giữa PSH & PBC là động lực phát triển lịch sử TH; nó gắn liền với sự hoàn thiện năng lực nhận thức và cải tạo TG của CN.

3.Chức năng p2 luận của TH:

Ø      Phương pháp luận 

§         Định nghĩa: PPL là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm / nguyên tắc (yêu cầu nền tảng) chỉ đạo việc xây dựng, lựa chọn, vận dụng các phương pháp.

§         Cấp độ

ü      PPL riêng (KH chuyên ngành)

ü      PPL chung (KH liên ngành)

ü      PPL chung nhất/phổ biến (Triết học)

Ø      Triết học là cơ sở phương pháp luận phổ biến

§         TH là hệ thống giá trị tổng quát giúp CN ứng xử hiệu quả trong TG.

§         TH mang lại những nguyên tắc tổng quát giúp chỉ đạo hoạt động nhận thức & hoạt động thực tiễn của CN; chúng giúp giải quyết các vấn đề về PPL mà các KH chuyên ngành hay liên ngành đặt ra.

§         Sự phát triển của TH không ngừng hoàn thiện PPL biện chứng & làm bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết của PPL siêu hình.

IV. Lịch sử TH l gì

1. Lịch sử TH như 1 Khoa học

Ø      Đối tượng: Quá trình ph.sinh, ph.triển của các tư tưởng, tr.phái, trào lưu, kh.hướng TH (CNDV & CNDT, PBC & PSH, …) & cuộc đấu tranh giữa chúng...

Ø      Nhiệm vụ

ü      Xác định điều kiện, tiền đề xuất hiện; Sự đan xen, thâm nhập, kế thừa lẫn nhau giữa các tư tưởng, tr.phái, trào lưu, kh.hướng TH; Phát hiện ra lôgích nội tại chi phối sự vận động, ph.triển của chúng.

ü      Xác định thực chất, vai trò của chúng trong đời sống tinh thần nói riêng, trong lịch sử nhân loại nói chung.

Ø      Phương pháp: Dựa trên quan điểm phát triển, kết hợp nguyên tắc khách quan với ng.tắc tính đảng, kết hợp quan điểm toàn diện với sự xem xét có trọng điểm, ng.tắc thống nhất lôgích với lịch sử,… để nghiên cứu.

2. Phn kì lịch sử TH:

Ø      Theo địa lý:

ü      TH Phương Đông,

ü      TH Phương Tây.

Ø      Theo thời đại lịch sử:

ü      TH cổ đại,

ü      TH trung đại,

ü      TH phục hưng & cận đại,

ü      TH hiện đại.

3.Ý nghĩa của việc nghin cứu lịch sử TH

Ø      Về mặt lý luận

ü      “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.

ü      “Muốn nâng cao trình độ tư duy lý luận không có cách nào khác hơn là nghiên cứu tòan bộ lịch sử triết học thời trước”.

ü      “Tư duy biện chứng … chỉ có thể có được ở con người, và chỉ ở con người đã ở một trình độ phát triển tương đối cao,…, và chỉ đạt đến sự phát triển đầy đủ của nó mãi về sau này trong triết học hiện đại”.

Ø      Về mặt thực tiễn

ü      “Các nhà triết học trước đây giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#khai#luoc