1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cảm giác tri giác cho chúng ta những tri thức về những sự vật hiện tượng. Nhưng những tri thức đó không thể đủ để con người thích ứng trong môi trường tự nhiên cũng như trong quá trình xã hội đầy biến đổi. Để có thể sống và lao động bình thường, đòi hỏi chúng ta phải hiểu thấu những điều chưa biết một cách toàn diện và sâu sắc, đúng đắn hơ, tìm ra được nội dung bản chất của nó, cũng như là những mối liên hệ , sự tác động qua lại của chúng trong thế giới. Quá trình nhận thức đó gọi là tư duy.
Vậy tư duy là gì ?
Tư duy là một quá tình tâm lý thuộc nhận thức lý tính , là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác . Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính bản chất  bên trong, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết. Hay nói cách khác, tư duy là quá trình đi từ cái không biết đến cái biết, từ những tri thức cũ đến những tri thức mới . Những tri thức mới đó có thể là những phát hiện về các thuộc tính mới của các quy luật của thế giới, có thể là các phương pháp mới, những sản phẩm mới. Con người tư duy để tìm hiểu thế giới xung quanh và bản thân, để biến đổi thế giới và điều khiển hành vi của chính mình.

Bản chất xã hội của tư duy
Hành động tư duy đề dựa trên kinh nghiệm mà các thế hệ đi trước đã tích lũy, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức xã hội loài người đã tích lũy từ trước tới nay
Tư duy dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ trước đã sáng tạo ra với tư cách là một phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn các kết quả hoạt động nhận thức của con người.
Bản chất của quá trình tư duy do thúc đẩy của nhu cầu xã hội, nghĩa là ý chí con người được hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ nóng nhất của thời đại
Tư duy mang tinhd tập thể, nghĩa là phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm
vụ đã đặt ra.

Đặc điểm của từ duy
Tư duy với tư cách là quá trình tâm lý đặc biệt khác xa về chất so với nhận thức cảm tính, có một loạt dấu hiệu và tính chất đặc trưng. Đó là tính có vấn đề , tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát,  tính quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
đầu tiên là tính có vấn đề của tư duy.  Không phải hoàn cảnh nào cũng nảy sinh tư duy. Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện đó là xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề và hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức được.  Trước hết, tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề. Đó là những tình huống mà ở đó nảy sinh những mục đích mới, vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ cho dù vẫn cần thiết như không còn đủ sức để giải quyết vấn đề đó. Muốn giải quyết vấn đề mới đó, đạt được mục đích  mới thì phải tìm ra cách thức giải quyết mới, tức là phải tư duy. Bên cạnh đó, muốn kích thích được tư duy thì hoàn cảnh có vấn  đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ , được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân, nghĩa là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm.
. Tính gián tiếp của tư duy.
- Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật...) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát...)để nhận thức được cái bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.
Ví du: Để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức, định lí...có liên quan để giải bài toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các quy tắc, định lí... ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó.
- Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc...) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo.
Để đo người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua cảm nhận giác quan thông thường mà biết được.
- Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai.
Ví dụ: Dựa trên những dữ liệu thiên văn, khí hậu con người thu thập được mà con người dự báo được bão.
Ví dụ: Các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi... giúp chúng ta hiểu biết về những hiện tượng thiên nhiên, thực tế nhưng chúng ta không tri giác trực tiếp.
Ví dụ: Dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lưu lại mà chúng ta tính toán được nhiều về vũ trụ, mà kết quả là chúng ta phát hiện thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chưa một lần đặt chân đến.
- Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ.
c. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.
- Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.
+ Trừu tượng là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
+ Khái quát là dùng tri óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định.
=>Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao. Không có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng trừu tượng mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức.
Ví dụ: + Nói về khái niệm "cái cốc", con người trừu xuất những thuộc tính không quan trọng như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mà chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như hình trụ, dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng.
+ Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh...có màu xanh hay vàng...tất cả điều xếp vào một nhóm "cái cốc".
- Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết tương tự.
Ví dụ: Khi tính diện tích hình chữ nhật ta có công thức: S = (a x b).Công thức này được áp dụng cho nhiều trường hợp tương tự với nhiều con số khác nhau.
d. Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
- Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán...)cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và không thể hiện được những hiểu biết về tự nhiên.
Ví dụ: khi tiến hành lập trình PASCAL, người ta dùng ngôn ngữ để ghi lại để có một chương trình lập trình hoàn chỉnh. Nếu không có ngôn ngữ để ghi lại thì cả chủ thể lẫn người học đều không thể tiếp nhận được trọn vẹn tri thức.
- Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy.
- Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người.
Ví dụ: Công thức tính diện tích hình vuông S = (a x a) là kết quả của quá trình con người tìm hiểu tính toán. Nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức này vô nghĩa.
e. Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó:
+ Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
+ Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
- Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống có vấn đề. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, quy luật... là chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.
- X.L.Rubinstein – nhà tâm lí học Xô viết đã viết: "nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa của tư duy".
- Lênin từng nói: "không có cảm giác thì không có quá trình nhận thức nào cả".
Vi dụ: Khi có một vụ tai nạn giao thông xảy ra mà ta thấy. Thì trong đầu ta sẽ đặt ra hàng loạt các câu hỏi như: Tại sao lại xảy ra tai nạn ? Ai là người có lỗi ?...như vậy là từ những nhận thức cảm tính như : nhìn, nghe...quá trình tư duy bắt đầu xuất hiện.
- Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn, làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, Ph.Angghen đã viết: "nhập vào với mắt của chúng ta chẳng những có các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa".
Từ những đặc điểm trên đây của tư duy, ta có thể ra những kết luận cần thiết:
- Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. Bỡi lẽ, không có khả năng tư duy học sinh không học tập và rèn luyện được.
- Muốn kích thích học sinh tư duy thì phải đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh độc lập, sáng tạo giải quyết tình huống có vấn đề.
- Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, nếu không tư duy thì không thực sự tiếp thu, lại không vận dụng được những tri thức đó.
- Việc phát triển tư duy phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Bởi lẽ có nắm vững ngôn ngữ thì mới có phương tiện để tư duy có hiệu quả.
- Tăng cường khả năng trừu tượng và khái quát trong suy nghĩ.
- Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ. Bỡi lẽ, thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được.
- Để phát triển tư duy không còn con đường nào khác là thường xuyên tham gia vào các hoạt động nhận thức và thực tiễn. Qua đó tư duy của con người sẽ không ngừng được nâng cao.
Ngoài ra cần tránh một số vấn đề như:
- Quá định kiến trong tư duy.
- Tránh những trường hợp bị ám ảnh, bị áp lực.
- Chủ thể mang một tư duy hoang tưởng mà điển hình dễ thấy nhất là người bị ám ảnh bởi tội lỗi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro