Khái niệm hoạt động - tam lí học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.Hoạt động
1.Hoạt động là gì?
a)Định nghĩa:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động:
- Theo sinh lí học:hoạt động là sự tiêu hao năng lượng,thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
=>Quan điểm trên đồng nhất hoạt động của con người vs hành vi của con vật.
- Theo tâm lí học duy vật biện chứng:Hoạt động là phương thức tồn tại của con người;là sự tác động 1cách tích cực giữa con người vs hiện thực,thiết lập mối quan hệ giữa con người vs thế giới khách quan.Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới,cả về phía con người
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người,phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng,quy định tồn tại của sự vật hiện tượng đó.Khi phương thức thay đổi sự vật hiện tượng bị thay đổi thành sự vật hiện tượng khác.
Xét về phương diện loài:hoạt động lao động của con người là sự tác động tích cực của con người vs thế giới khách quan để tạo ra sản phẩm.Trong lao động sử dụng công cụ lao động và sự phân công lao động.
Xét về phương diện cá thể:hoạt động của cá thể quy định sự tồn tại của cá thể.Hoạt động là quá trình tác động tích cực của con người vào thế giới khách quan,kết quả tạo ra sản phẩm về phía thế giới(đồ vật,tri thức)và tạo ra sản phẩm về phía con người(hình thành c/n tâm lí mới,cấu tạo tâm lí mới)
Trong hoạt động xảy ra 2quá trình
+ Quá trình đối tượng hóa(xuất tâm)
Con người bằng hoạt động của mình tác động vào thế giới đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm.Trong quá trình tiến hành hoạt động của con người đã xuất toàn bộ sức mạnh thần kinh,cơ bắp,trình độ tùy nghề,sự hiểu biết,năng lực,hứng thú của mình vào sản phẩm.
Con người bằng hành động=> TG đối tượng tạo ra sản phẩm
Con người dùng cơ bắp,trình độ nghề,năng lực,hứng thú tạo ra sản phẩm
Bằng quá trình đối tượng hóa mà tâm lí con người được bộc lộ vào sản phẩm,đó là quá trình chuyển từ trong ra ngoài hay còn gọi là quá trình xuất tâm hoặc quá trình khách thể hóa.
Cơ chế của hoạt động bằng hoạt động và thông qua hoạt động con người cải tạo và biến đổi thế giới.
Trong quá trình sống con người tham gia hoạt động và để lại dấu ấn trong sản phẩm.Do đó trong công tác nghiên cứu,giáo dục cần sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.Khi nghiên cứu học sinh cần nghiên cứu trong hoạt động và tổ chức hoạt động để nghiên cứu.
Quá trình chủ thể hóa con người bằng hoạt động tác động vào thế giới khách quan làm bộc lộ rõ ra những thuộc tính,bản chất,những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật,hiện tượng,con người lĩnh hội chúng chuyển thành kinh nghiệm của mình tâm lí phát triển,sản phẩm về phía con người.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm về phía thế giới,sản phẩm được mọi người đánh giá,sản phẩm được chủ thế hoạt động so sánh với hình ảnh tâm lí ban đầu rút ra kinh nghiệm,từ đó chủ thể có thêm kinh nghiệm mới tâm lí phát triển,sản phẩm về phía con người.
Vai trò: Quá trình chuyển từ ngoài vào trong theo cơ chế lĩnh hội được gọi là quá trình nhập tâm.Thông qua quá trình này con người tạo nên tâm lí,ý thức,nhân cách.
Trong hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới vừa tạo ra tâm lí của mình hay nói khác đi tâm lí,ý thức,nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.
Kết luận sư phạm:Trong dạy học cần dạy cho học sinh cách học,cách kiểm tra đánh giá các hoạt động của mình;giúp các em có thêm kinh nghiệm mới,năng lực mới thông quá những bài học kinh nghiệm.
b)Đặc điểm của hoạt động:
b1.Tính đối tượng của hoạt động
Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng.Đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra ,cái con người cần chiếm lĩnh là đông cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tác động vào khách thể nhằm biến đổi nó.Biến nó thành sản phẩm hoặc tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc của mình tạo nên 1cấu trúc tâm lí mới,1năng lực mới.
VD:Đối tượng của người thợ gốm là 1sản phẩm gốm.
Hoạt động học là tri thức và những kỹ năng tương đương.Người học sinh tiến hành hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức học,kinh nghiệm XH-LS biến thành năng lực của bản thân tạo nên 1cấu trúc tâm lí mới,năng lực mới.
ĐỐi tượng của hoạt động nằm trong thế giới khách quan.Khi nó đã được hình thành sẽ trở thành công cụ cho hoạt động tiếp theo.
- Đối tượng của hoạt động tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần sẽ quy định dạng vật chất hay tinh thần.
B2.Tính chủ thể của hoạt động
Hoạt động của con người bao giờ cũng có chủ thể.Chủ thể của hoạt động tiến hành 1cách tích cực,chủ động,sáng tác,tự giác.
Chủ thể của hành động có thể là 1người và có thể là nhiều người.
VD: Cô giáo dạy trên lớp chủ thể là 1ng.
Trình bày nhóm thì chủ thể là 1nhóm
Trong quá trình hoạt động làm ra sản phẩm về phía thế giới chủ thể hoạt động làm biến đổi và phát triển bản thân mình.
B3.Tính mục đich của hoạt động
Mục đích của hoạt động là kết quả của hoạt động mà con người cần đạt được.Nó chính là sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới nhu cầu của con người .
Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới,biến đổi chủ thể,tính mục đích bị chế ước bởi nội dung XH.
B4.Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp.
Trong lao động,con người gián tiếp tác động vào thế giới khách quan.Qua hình ảnh tâm lí ban đầu thông qua công cụ lao động,ngôn ngữ.
Hình ảnh tâm lí công cụ lao động,ngôn ngữ,giữ vai trò trung gian giữa chủ thể với khác thể tạo nên tính gián tiếp của hoạt động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro