khái niệm, mục đích TTĐN, cs nhà nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHỦ ĐỀ 3: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

3/ Tìm hiểu về thông tin đối ngoại

3.1 Khái niệm thông tin đối ngoại           

3.2 Mục đích của thông tin đối ngoại

3.3 Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước VN về thông tin đối ngoại

Trong thời đại hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống thì nhiệm vụ của công tác đối ngoại cũng cần có những mục tiêu nhất định để góp phần vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Mục tiêu chung của công tác đối ngoại là nâng cao vị thế, hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết với nhân dân thế giới và cộng đồng người Việt ở nước ngoài, góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh.

1.Khái niệm:

Thông tin đối ngoại là hoạt động chủ động cung cấp thông tin một cách có định hướng để giới thiệu, phổ biến, quảng bá một đối tượng cụ thể.

à Là những thông tin mang tính ngoại giao, ứng đối với bên ngoài.

Theo quy chế Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại(Ban hành kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30  tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ), chương I:

Điều 2. Thông tin đối ngoại

Thông tin đối ngoại quy định tại Quy chế này là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam.

2. Mục đích của thông tin đối ngoại:

Thông tin đối ngoại nói chung:

-         Có mục đích ngoại giao, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài;

-         Ngăn chặn những thông tin xuyên tạc, sai lệch, gây bất lợi cho đối tượng cần được quảng bá.

Chỉ thị số 26/CT-TW ngày 10/9/2008 chỉ rõ: công tác thông tin đối ngoại của VN trong tình hình mới có những mục đích cơ bản cụ thể sau:

-         Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trên thế giới về Việt Nam, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước của nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế;

Hình ảnh: Ngày 12/2 (mồng 10 tết) Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM phối hợp cùng Hội Liên lạc về người VN ở nước ngoài và Ban liên lạc Việt kiều Lào - Thái Lan tổ chức họp mặt đầu xuân Tân Mão 2011 àgắn bó bộ phận người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài với ND trong nước tạo nên 1 thể đoàn kết, thống nhất.

-         Tạo điều kiện cho những nước đã và sẽ thiết lập QH NG với VN có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về một VN đang trên đà đổi mới với rất nhiều thành tựu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thấy hết được tiềm năng sẵn có của VN, đặc biệt là về kinh tế và con người, hiểu rõ hơn về những giá trị VH tốt đẹp của ta. Từ đó đẩy mạnh việc các mối QH kinh tế QT của VN, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường VN và chung tay ra sức bảo vệ những di sản thiên nhiên và VH TG ở nước ta.

Hình ảnh: Cuộc bầu chọn cho vịnh Hạ Long lọt vào danh sách 7 kì quan thiên nhiên của thế giới, tận dụng sự kiện này để quảng bá cho bạn bè năm châu biết đến danh lam thắng cảnh của VN è phát triển ngành du lịch Việt Nam.

-         Từng bước đưa VN trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, quá độ lên chủ nghĩa xã hội;

-         Tạo dựng được lòng tin của quần chúng nhân dân trong nước vào cơ quan nhà nước và người lãnh đạo những cơ quan ấy bằng cách tuyên truyền rộng rãi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước VN;

-         Bảo vệ những thành quả của công cuộc đổi mới, đưa ra những lập luận công khai phản bác những lí lẽ xuyên tạc, chống phá nhà nước VN XHCN của các thế lưc thù địch.

3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại

Trước bối cảnh toàn cầu hoá, vì mục tiêu phát triển và hội nhập của mình, nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, coi đó là vấn đề quan trọng nhằm quảng bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế vốn có, đồng thời quảng bá, nâng cao vị thế vai trò của quốc gia trên trường quốc tế.

Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua hoạt động đối ngoại góp phần mở rộng giao lưu, hiểu biết giữa Việt Nam và bạn bè thế giới, giúp bạn bè thế giới hiểu đúng, hiểu đầy đủ hơn về đất nước, con người Việt Nam; về một Việt Nam hòa bình, hữu nghị, năng động, đổi mới mạnh mẽ, đầy tiềm năng phát triển, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại gồm các vấn đề  đối tượng, nội dung, lực lượng, yêu cầu và phương châm

-Đối tượng của thông tin đối ngoại

+Đối tượng trong nước bao gồm có công dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là người Việt Nam hoạt động trong các môi trường có yếu tố nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam.

+ Đối tượng ngoài nước bao gồm bạn bè quốc tế trong đó có các đối tác kinh tế, giới chính khách, học giả… và người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài.

Hình ảnh: trang web người Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối, kênh thông tin quan trọng giúp cho những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài có cơ hội cập nhật những thông tin, hoạt động, chính sách của Đảng và nhà nước.

Theo Qui chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại (Ban hành kèm Quyết định số 79/của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định nội dung, lực lượng của thông tin đối ngoại như sau:

-Nội dung của thông tin đối ngoại

Theo điều 4 chương I của Quy chế 79 có quy định rõ:

Hoạt động thông tin đối ngoại là hoạt động đưa thông tin đến với tổ chức, cá nhân  nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước. Nội dung của hoạt động thông tin đối ngoại bao gồm:

+Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; thông tin về tình hình quốc tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam và phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước.

+Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp tác và phát triển của Việt Nam.

+Phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

+Các lại hình hoạt động thông tin đối ngoại khác.

-Lực lượng của thông tin đối ngoại

Được xác định là rất rộng rãi, bao gồm:

+Cơ quan Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan ngang Bộ, ngành từ trung ương cho đến địa phương

+Các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng: có vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại.

Hình ảnh: Lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên về hội nhập quốc tế.

Hình ảnh: Ban Liên lạc Việt kiều Lào-Thái tặng hoa cho Đại hội chi bộ Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường thúc đẩy mối giao lưu, tình đoàn kết với người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong Chỉ thị số 26/CT-TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới có bổ sung về yêu cầu cũng như phương châm của Đảng đề ra cho công tác thông tin đối ngoại như sau:

Về yêu cầu:

Đổi mới công tác thông tin đối ngoại cả về nội dung và phương thức hoạt động, tăng cường mạnh mẽ hoạt động thông tin đối ngoại cả về số lượng và chất lượng; nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tính linh hoạt, sự phong phú và sắc bén của các hoạt động thông tin đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các lực lượng trong hoạt động thông tin đối

ngoại. Công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của hệ thống chính trị với lực lượng nòng cốt là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thông tin đối ngoại.

Hình ảnh: Cục thông tin đối ngoại chính thức ra mắt tại Văn phòng Bộ Thông tin và truyền thông sáng 12/11/2008 được kí quyết định thành lập từ ngày 13/06/2008 với chức năng quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.

Về phương châm:

Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”; hết sức chú ý gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối nội với thông tin đối ngoại, tận dụng sức mạnh nội lực và ngoại lực trong hoạt động thông tin đối ngoại.

Danh sách nhóm:

-Vũ Khánh Mai Anh

-Nguyễn Thị Thu Hà

-Ngọ Minh Huyền

-Vương Mỹ Linh

-Trần Thị Ngọc Mai

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro