khai niem nguyen li cong dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. KHÁI NIỆM:

-Dầu nhờn được chế luyện từ dầu mỏ, nó có thể có màu đen nâu hoặc màu lục

-Phạm vi độ sôi khoảng 3500C

-Tỉ trọng d = 0,88 – 0,95, trung bình = 0,93

            Tùy theo công dụng của dầu nhờn mà nó được chia làm 4 loại:

-Dầu dùng cho động cơ (xăng, dầu Diesel)

-Dầu truyền động (hộp số, cầu sau)

-Dầu công nghiệp (dùng cho máy đập, ép da, máy may)

-Dầu đặc biệt (dầu tua bin, dầu biến thế, dầu thắng).

II. MA SÁT VÀ NGUYÊN LÝ LÀM NHỜN:

1. Ma sát:

            Ma sát sinh ra do 2 vật tiếp súc nhau. Lực ma sát làm cản trở chuyển động.

                                    Fms = A + f.W

-A: lực tương hỗ giữa 2 bề mặt ma sát

-W:  tải trọng trung bình tác động lên bề mặt ma sát

-f : hệ số ma sát

2. Lực ma sát của mặt làm nhờn:

-Lực ma sát khô: sẽ sinh ra 1 công suất lớn, cản trở chuyển động của vật, làm cho vật không chuyển động được, gây ra sự gãy vỡ các chi tiết khi đang chuyển động với quán tính lớn.

-Ma sát lỏng và làm nhờn thể lỏng (ma sát ướt): khi dầu nhờn xen kẽ vào giữa 2 bề mặt tiếp xúc và ngăn cách giữa 2 bề mặt đó ra không có điểm nào trực tiếp tiếp xúc với nhau. Khi làm nhờn thể lỏng trị số ma sát giảm xuống đến một giá trị đáng kể

-Ma sát nửa lỏng và làm nhờn nửa lỏng: là 2 bề mặt làm việc ở tình trạng vừa có ma sát ướt, vừa có ma sát khô, nhưng ma sát ướt nhiều hơn ma sát khô

-Ma sát nửa khô và làm nhờn nửa khô: bề mặt tiếp xúc làm việc ở 2 trang thái, nhưng ma sát ướt ít hơn ma sát khô.

-Ma sát tiếp giáp: xảy ra khi 2 bề mặt tiếp giáp có lớp dầu nhờn rất mỏng ngăn cách (0,1 – 0,5mm) đây là trạng thái trung gian của ma sát ướt chuyển sang ma sát khô.

3. Nguyên lý làm nhờn:

            Lực ma sát sinh ra khi làm nhờn thể lỏng sẽ tỉ lệ thuận với độ nhớt động lực của dầu nhờn, diện tích tiếp xúc và tỉ lệ nghịch với chiều dày lớp dầu bôi trơn.

III. CÔNG DỤNG:

-Làm nhờn

-Làm nguội

-Làm kín

-Làm sạch

-Bảo vệ bề mặt kim loại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro