khai niem thue

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THUẾ

1 Khái niệm thuế

Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử.(l)

Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời làmột tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triểncủa nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thựchiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vậtchất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằngquyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hộiđể có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu; nộp nhữngnguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từhình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hìnhthức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầucó hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cốngnạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dầncó sự phức tạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt đặt mộtcách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ rađời hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngãcủa các hình thức cống nộp.(l) Ở phương Tây, hình thức thuếxuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới dạng "thuế ruộngđất" Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thứcthuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức "thuếthập phân" đã xuất hiện ở Anh thế kỷ thứ X. Theo đó, "mộtphần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chứcquyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật" . Hoặc vàothời kỳ này, tại Italia, 10% giá trị của tất cả hàng hoá, sảnphẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc,hình thức thuế sớm nhất là "cống" thời nhà Hạ. Thuật ngữ"thuế' xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594 trước công nguyên.(2)

Đối với việt Nam, "thuế má" cũng đã bắt đầu xuất hiệntừ thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồncông quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật.~

Mặc dù vậy, cho đến năm 1013, vào đời vua Lý Thái Tổ việcđánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệthống.(4) Đến thế kỷ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thuổn định, các triều đại còn đặt thêm những loại thuế mới (thuếmỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế thổ sản-thời chúa Trịnh; thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhàNguyễn). Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợplòng dân (như thời Lý, Trần, Lê sơ), hệ thống thuế trong thờikỳ phòng kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực về đạo lývà pháp lý; chưa đáp ứngđược yêu cầu và lợi ích của nhândân. Sử cũ ghi lại "Thuê má thu đến tơ tóc, mà dùng của cảinhư bùnđất!'.(l) Đến thời kỳ Pháp thuộc, chính phủ thuộc địaPháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuếmuối, thuế đoàn (thuế quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch.

Hệ thống thuế thời kỳ này mang nặng tính vơ vét, bóc lột.'

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, songsong với việc xoá bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân,thuế muối, thuế thổ trạch.'..), Nhà nước dần dần hình thànhhệ thống thuế mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xãhội, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuếcủa Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện.

Như vậy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tạicùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác.(2) sự Xuất hiện,phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhànước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nềnkinh tế xã hội ấy.

Để đưa ra khái niệm mới về thuế hoàn toàn không đơngiản. Các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu sâu sắcỞ nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theocách đánh giá của mình. Các Mác viết "thuê' /à cơ sở kinh tếcủa bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thuđược tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chitiêu của nhà nước".(l) Bằng cách định nghĩa khác, các nhànghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là "một hình thức phânphối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chứcnăng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiên hành phânphối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chê' vàkhông hoàn lại".(2)

Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dungđiều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũngđã nhận định "thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiệnnghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kỳ sựphân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thô '.(3)

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưngchúng' ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: thuế là khoảnthu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhânphải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bảnchất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước,loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Bản chất nàykhông thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chínhtrị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu vànộp như nhau.

2. Đặc điểm của thuế

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứucó thể đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiêncứu của mình về thuế. Tuy vậy, thuế bao giờ cũng mangnhững đặc tính nhất định. Việc xác định đặc tính của thuếgiúp cho chúng ta nhận diện thuế trong các hình thức thunhập tài chính. Trên phương diện điều chỉnh pháp luật, việcnghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luật lựachọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợpđối với thuế,mặt khác, giúp cho các đối 'tượng có liên quan thực hiện đầyđủ chức trách và nhiệm vụ của mình.

Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách.

Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây lànghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủđiều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợpđồng hay ngoài hợpđồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khithay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng khôngđược phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đôi xử đối với người nộp thuế.

Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệuquan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tựnguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ýnghĩa pháp lý quan trọng khi ban hành pháp luật//về thuế vàchi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các Ơ quan nhànước có thẩm quyền.

Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tínhkhông hoàn trả. Do thuế không có tính hoàn trả, về lý thuyết,khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế - hành vi chuyểngiao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽkhông nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thựchiện thu thuế ổn định, phải sử dung biện pháp bắt buộc nhưlà một thuộc tính cơ bản của thuế.

Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lựccủa thuế được xuất phát bởi lý do xuất hiện các khoản thu vềthuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện củanhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhànước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Cácnhà kinh tế, chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biệnpháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc canthiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạora cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất . . . được quy địnhtrước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhấtđịnh. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoànthành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.

Để gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, cácquốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xuhướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lýcao nhất - các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tínhổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính củanhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.

Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trảtrực tiếp Thuế không phải là khoản phải trả khi các đốitượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụthể nào từ phía nhà nước. Bất kỳ "ai", khi đủ điều kiện đềuphải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họđã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phépphân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉthực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhấtđịnh từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.

Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của cácchủ thể quản lý xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoảnthu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi íchkhông thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất).

Điều đó lý giải vì sao thuế phải là các khoản thu không cótính hoàn trả. Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nướcsử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chínhnhững đối tượng nộp thuế, đó là sự yên bình xã hội, sự pháttriển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi công cộng. . . Nói khácđi người nộp thuế được hoàn trả một cách gián tiếp nhữngkhoản tiền nộp cho nhà nước.

Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của thuế, cũng cầnphân biệt thuế với phí, lệ phí. Mặc dù thuế, phí, lệ phí đều làcác khoản thu mang tính bắt buộc, hình thành nguồn thu choquỹ ngân sách nhà nước nhưng giữa chúng có một số điểmkhác biệt.

- Về cơ sở pháp lý để thực hiện các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí. Nếu các khoản thu từ thuế được thực hiện tn cơ sởcác văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao (luật, ~eáp lệnh)thì lệ phí, phí được thực hiện dựa theo các văn bản/dưới luật.

Về vị trí của các khoản thu từ thuế, lệ pa phí trongtổng các khoản thu ngân sách nhà nước. Thuế luôn là khoảnthu chủ yếu của ngân sách nhà nước, lệ phí, phí cũng là nguồnthu ngân sách nhưng không có vị trí quan trọng như thuế.

- Thuế không mang tính đối giá, hoàn trả trực tiếp nhưngđối với lệ phí, phí lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.

- Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệtgiữa các địa phương, vùng lãnh thổ nhưng đối với các khoảnthu từ lệ phí, phí có thể mang tính địa phương, địa bàn.

3. Phân loại thuế

Nghiên cứu về thuế không chỉ có ý nghĩa về lý thuyết màcòn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Hệ thống thuếmột quốc gia thường do nhiều loại thuế hợp thành. Mỗi loạithuế có đặc điểm và chức năng riêng, nhưng nếu phân tíchcân nhắc theo những tiêu chí nhất định thì một số loại thuếlại có chức năng, đặc điểm tương tự, có thể gộp thành một"loại" Việc tìm ra những loại thuế với những đặc tính chungsẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hànhpháp; với chính những đối tượng có liên quan đến hoạt độngvề thuế. Điều này lý giải sự cần thiết phải tiến hành phânloại thuế theo các tiêu chí khác nhau.

Nếu căn cứ vào mục đích điều tiết, thuế có 2 loại cơ bảnlà thuế trực thu và thuế gián thu.

- Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập,thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú.

Chúng được gọi là thuế trực thu vì người có nghĩa vụ nộpthuế thường là người gánh chịu thuế. Nói cách khấc, người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đốitượng khác.(l)

Thuế trực thu có ưu điểm đảm bảo sự công bằng trongviệc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế nhưngthường gây ra sự phản ứng về thuế của người nộp thuế dokhông có sự chuyển dịch về thuế và có một sự đảm bảo chắcchắn rằng phải thực hiện một nghĩa vụ nộp tiền.

- Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuấtnhập khẩu, thuế gắn với sản xuất và bán hàng hoá. Gọichúng là thuế gián thu vì người gánh chịu thuế là kháchhàng, nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhậpkhẩu (2) Nói khác đi, đã có sự chuyển nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang người kinh doanh.

Thuế gián thu có ưu điểm thường hạn chế sự phản ứngthuế từ người gánh chịu thuế nhưng lại không tạo ra sự bìnhđẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhậpchênh lệch.

Xác định thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa pháplý quan trọng. Để đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thunhập cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) các loại thuếtrực thu. Tuy vậy, việc tăng các loại thuế trực thu lại đứngtrước nguy cơ không thu hút, khuyến khích việc công khaithu nhập và gây ra sự phản ứng từ người nộp thuế. Để đảmbảo nguồn thu cho nhà nước, cần gia tăng . (ban hành luậtđiều chỉnh) các loại thuế gián thu nhưng sẽ làm tăng khoảngcách thu nhập và trong chừng mực nào đó, sẽ hạn chế tiêudùng xã hội. Cho dù vậy, thực tế ở các quốc gia (trong đó cóViệt Nam), các loại thuế trực thu thường không phổ biếnbằng thuế gián thu do sự dễ dàng chấp nhận hơn từ phíakhách hàng đối với các loại thuế gián thu.

Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tàisản thuế đánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng.

- Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứkhông phải đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó.

Các loại thuế như thuế nhà đất, thuế vốn, thuế chuyểnnhượng: tài sản, chuyển nhượng vốn là loại thuế tài sản. Cácquốc gia có thể dựa vào đối tượng tài sản để tách hoặc gộp

thuế phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đốitượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loạithuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhâncó đối tượng tính thuế là những phần thu nhậrj phát sinhtrong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả củalao động . . .

- Thuế tiêu dùng, phần lớn là các loại thuế gián thu nhưthuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của cácloại thuế trong nhóm thuế này đối tượng tính thuế chính làphần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vàothời điểm chịu thuế.

Nếu căn cứ vào đối tượng nộp thuế, thuế bao gồm thuếđánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài, thuế đối với cáctổ chức và cá nhân trong nước. Cách phân chia này có ýnghĩa pháp lý quan trọng khi nhà nước cần thể hiện chínhsách đối với các nhà đầu tư trong từng thời kỳ. Chẳng hạn,đối với trường hợp cần thiết phải hạn chế sự tham gia của cácchủ thể có vốn đầu tư nước ngoài tại một quốc gia, chínhsách thuế khoá ngặt nghèo có thể xác định là một trongnhững rào cản quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Ngượclại chính sách mở cửa cũng đồng nghĩa với sự nới rộng đếntối đa ưu đãi về thuế đối với các đối tượng này. Tuy nhiên,cũng phải thừa nhận rằng cách phân biệt thuế theo đối tượngnộp nếu không được giải , quyết hợp lý, những tác độngngược chiều của chúng hoàn toàn không nhỏ đối với nềnkinh tế, đối với tình hình xã hội.

Ngoài các tiêu chí và nội' dung phân loại trên đây, còn córất nhiều tiêu chí phân loại và nội dung phân loại thuế, tuỳtheo mục đích của người nghiên cứu đánh giá.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro