KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.1. Khái niệm

* Điều tra chọn mẫu:

Điều tra chọn mẫu là loại điều tra không toàn bộ. Từ tổng thể hiện tượng cần nghiên cứu người ta chọn ra một số đơn vị mang tính chất đại biểu cho tổng thể để điều tra. Kết quả điều tra được dùng suy rộng cho tổng thể. Các đơn vị được điều tra phải được chọn theo các phương pháp khoa học để đảm bảo tính chất đại biểu cho tổng thể.

Thí dụ: Điều tra tỷ lệ phế phẩm của một hãng sản xuất mì tôm. Người ta thường chọn ra một số gói mì nhất định, xác định tỷ lệ phế phẩm của số gói được chọn (giả sử tỷ lệ phế phẩm của mẫu đã chọn là 2%). Sử dụng kết quả này tính toán và suy rộng thành tỷ lệ phế phẩm của toàn bộ khối lượng mì mà hàng đã sản xuất.

Trong điều tra chọn mẫu, người ta đặc biệt lưu ý tới hai vấn đề cơ bản là:

- Lựa chọn các đơn vị mẫu sao cho đại diện cho toàn bộ tổng thể;

- Sử dụng công thức nào để tính toán và suy rộng cho toàn bộ tổng thể.

* Tổng thể mẫu: Là tổng số các đơn vị được chọn ra mang tính chất đại biểu cho tổng thể chung để điều tra.

Kí hiệu: Tổng thể mẫu n, tổng thể chung N

* Đơn vị mẫu: Là đơn vị đại biểu cho tổng thể được chọn ra để điều tra.

* Bình quân mẫu: Là lượng biến bình quân của các đơn vị mẫu.

Kí hiệu: Bình quân mẫu x, bình quân chung⎯X

Số bình quân mẫu cũng được tính theo các công thức của số trung bình cộng trong

tổng thể chung.

* Tỷ lệ mẫu: Là tỷ lệ của bộ phận có biểu hiện giống nhau về tiêu thức cần nghiên cứu trong tổng thể mẫu.

+ Tiêu thức cần nghiên cứu ở đây chỉ có 2 hình thức biểu hiện đối lập nhau (thường gọi là tiêu thức thay phiên).

Ví dụ: Phẩm chất của sản phẩm đồ hộp: sản phẩm đúng quy cách, sản phẩm không

đúng quy cách.

Mục đích nghiên cứu là: Tính ra tỷ lệ sản phẩm không đúng quy cách. Kí hiệu: Tỷ lệ mẫu p, tỷ lệ chung P.

Công thức tính tỷ lệ mẫu:

P =  m n

Trong đó: m là số đơn vị mẫu có cùng biểu hiện n: là số đơn vị mẫu.

1.2. Ý nghĩa

Điều tra chọn mẫu là phương pháp điều tra không toàn bộ khoa học nhất, nhằm thu thập các tài liệu ban đầu cần thiết mà báo cáo thống kê định kỳ không thực hiện hay không theo dõi được.

Cơ sở khoa học của điều tra chọn mẫu là lý thuyết xác suất và thống kê toán. Do đó, bằng điều tra chọn mẫu ta có thể biết được các tham số của tổng thể theo một đặc trưng nào đó với một mức độ chính xác, hay mức độ tin cậy tính toán được. Do đó, phương pháp điều tra chọn mẫu hoàn toàn có thể thay thế điều tra toàn bộ trong một số trường hợp. Ngoài ra điều tra chọn mẫu còn kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều tra, cung cấp  nhanh một số tài liệu để đảm bảo kịp thời trong việc chỉ đạo sản xuất.

1.3. Ưu điểm và hạn chế

So với điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu có các ưu điểm sau:

- Về chi phí: Điều tra chọn mẫu tiết kiệm chi phí hơn.

- Về thời gian: Tiến độ công việc tiến hành nhanh hơn, có thể đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của lãnh đạo.

- Về tính chính xác: Với các phương pháp suy rộng khoa học, các kết luận của điều tra chọn mẫu đảm bảo đáng tin cậy.

Tuy nhiên, điều tra chọn mẫu cũng có những hạn chế sau:

- Kết quả suy rộng từ điều tra chọn mẫu cho tổng thể bao giờ cũng có sai số nhất

định. Những sai số này có thể trong điều tra toàn bộ không có.

- Đối với nguồn thống kê quan trọng cần nghiên cứu cả tổng thể và từng bộ phận của tổng thể thì điều tra chọn mẫu không thể thay thế được như tổng điều tra dân số; tổng kiểm kê...

Chính vì những hạn chế này mà điều tra toàn bộ thường áp dụng cho những trường hợp sau:

- Đối với những hiện tượng không thể tiến hành điều tra toàn bộ được. Thí dụ điều tra chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình...

- Phúc tra các kết quả của điều tra toàn bộ;

- Đối với những hiện tượng vừa áp dụng điều tra toàn bộ, vừa áp dụng điều tra không toàn bộ. Đối với những hiện tượng này, người ta thường áp dụng điều tra chọn mẫu với những ưu điểm của nó để kiểm tra chất lượng của điều tra toàn bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro