: Khái niệm, vai trò, phân loại quyết định trong doanh nghiệp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm: Quyết định quản trị là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của tổ chức.

2. Vai trò của quyết định trong doanh nghiệp

                Việc đề ra quyết định có ý nghĩa rất lớn, là khâu mấu chốt trong quá trình quản trị của tổ chức. Nó là nội dung cơ bản của hoạt động quản trị, bởi vì từ việc điều hành các công việc hàng ngày cho đến việc giải quyết các vấn đề lớn của tổ

chức đều được tiến hành trên cơ sở các quyết định hợp lý. Một quyết định sai hoặc đưa ra không đúng lúc có thể dẫn đến những thiệt hại lớn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Những quyết định thiếu suy nghĩ là kết quả của thái độ thiếu trách nhiệm, bệnh quan liêu, tạo nên những lãng phí về tiền của của tổ chức và xã hội.

3. Phân loại quyết định quản trị

·         Căn cứ vào tính chất của quyết định người ta chia ra các quyết định chiến lược, các quyết định chiến thuật, các quyết định tác nghiệp.

·         Căn cứ vào phương pháp ra quyết định có 2 loại: quyết định trực giác và quyết định có lý giải.

·         Căn cứ vào thời gian thực hiện quyết định có thể chia ra quyết định dài hạn, quyết định trung hạn, quyết định ngắn hạn.

·         Căn cứ vào phạm vi áp dụng có: quyết định chung, quyết định bộ phận, quyết định theo lĩnh vực.

·         Căn cứ  vào tính chất tác động của quyết định trong tổ chức người ta chia quyết định trực tiếp và quyết định gián tiếp.

·         Căn cứ vào các lĩnh vực chức năng quản trị hoạt động trong tổ chức có thể chia thành các quyết định về tổ chức, quyết định về nhân sự, quyết định về tài chính và quyết định về Marketing...

5. Quá trình ra quyết định trong doanh nghiệp

                Bước 1: Xác định nhu cầu ra quyết định.

Bước 2: Chuẩn bị các căn cứ để ra quyết định.

Bước 3: Dự kiến các phương án ra quyết định và lựa chọn quyết định hợp lý.

Bước 4: Ra quyết định chính thức.

Bước 5: Quyết định phải được truyền đạt đến người thực hiện và tổ chức thực hiện quyết định.

Bước 6: Kiểm tra thực hiện và điều chỉnh quyết định

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro