Khái quát các tỉnh thành việt nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

trang thông tin [email protected]

khái quát tỉnh bạc liêu

I. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của tổ quốc Việt Nam. Tỉnh có chung địa giới nối tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng.

Diện tích tự nhiên 2.582,46 km2. Bạc Liêu có 6 huyện là: Hoà Bình, Vĩnh lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu - trung tâm hành chính của tỉnh.

2. Đặc điểm địa hình

Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai.

3. Khí hậu.

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt của hệ thống sông Cửu Long, nhưng lại chịu tác động mạnh của thuỷ triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều biển Tây.

II. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất

Đất đai của tỉnh được chia thành nhiều nhóm: nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất, nhóm đất phèn chiếm 59,9%, nhóm đất cát chiếm 0,18%, bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng.
Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

2. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha). Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường. Tập đoàn cây gồm chủ yếu là cây tràm, cây đước.

3. Tài nguyên biển

Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 4 vạn km2. Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị cao như tôm, cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá đường... Tôm biển có 33 loài khác nhau, có thể đánh bắt hơn 10.000 tấn/năm. Trữ lượng cá đáy và cá nổi hơn 100.000 tấn/năm, có thể trở thành nơi xuất, nhập khẩu trực tiếp.

III. Tiềm năng kinh tế

1. Tiềm năng du lịch

Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn... đồng thời với những di tích lịch sử - văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa... Sự hấp dẫn của du lịch Bạc Liêu còn ở những nét độc đáo trong ẩm thực, trang phục, lễ hội, dân tộc Việt và một bộ phận dân cư người Khơ me, người Hoa.

2. Những lợi thế kinh tế

Với những lợi thế về thiên nhiên, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Bạc Liêu đã có những chính sách đầu tư tín dụng ưu đãi góp phần nâng dần phương tiện khai thác biển với công suất lớn để thực hiện việc đánh bắt xa bờ, mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến thuỷ sản với những thiết bị và công nghệ tiên tiến theo hướng xuất khẩu và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nghề biển mà trước mắt là hoàn chỉnh việc xây dựng cảng cá Gành Hào, một cảng cá có vị trí thuận lợi không chỉ đối với nghề biển Bạc Liêu mà còn đối với cả nước.

khái quát thị xã hà tiên

Thị xã Hà Tiên nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, phía Đông và phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phái Tây giáp biển và phái Bắc giáp Campuchia.

Được khai mở vào đầu TK 17, cách tỉnh lỵ Kiên Giang 93 km, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều lược khách tham quan. Không ai nhớ chính xác tên gọi Hà Tiên có từ bao giờ chỉ biết Hà Tiên xưa kia thuộc vùng đất Mang Khảm (tục Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn). Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần giang nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện trên sông Giang Thành nên Mạc Cửu đặt tên là Hà Tiên.

Năm 1679 Mạc Cửu vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông dời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam.

Hà Tiên vào thời Mạc Cửu là một mắc xích quan trọng ở phía Đông vịnh Thái Lan. Thời kì cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích (1706 - 1780) cai quản vùng đất này, đã áp dụng một chính sách tự do và coi trọng thương mại. Mạc Thiên Tích mở cảng cho tàu buôn nước ngoài buôn bán tự do. Hà Tiên trở thành điểm đến của các đoàn thuyền từ nước khác đến. Vào các dịp sinh nhật Mạc Thiên Tích (12 tháng chạp âm lịch), các thuyền buôn được phép vào cảng Hà Tiên miễn thuế.

Hà Tiên Thập Vịnh, nơi tổng trấn Mạc Thiên Tích tập hợp những anh tài trong thiên hạ. Hà Tiên đẹp lắm, nét đẹp thừ ngàn xưa. Hà Tiên Thập Vịnh là mười bài thơ làm để vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đề xướng từ năm Bính Thìn (1736):

·    Kim dữ lan đào.

·    Bình san điệp thúy.

·    Tiêu tự thần chung.

·    Gianh thành dạ cổ.

·    Thạch động thôn vân.

·    Châu nham lạc lộ.

·    Đông hồ ấn nguyệt.

·    Nam phố trừng hoa.

·    Lộc trĩ thôn cư.

·    Lư khê ngư bạc.

Mười bài thơ này khi đọc lên sẽ làm mọi người thích thú hơn khi đang ở Hà Tiên. " Bình san điệp thúy" là nơi đáng đến, đáng xem. Bình là tấm bình phong, san là núi. Bình san là dãi núi dựng như bức bình phong sau thành Hà Tiên. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp, từng từng. Thúy là màu xanh chi trả. Bình san là ngọn núi như tấm bình phong sắc xanh lớp lớp.

Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục. Đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ tổng binh Mạc Cửu. Khi ông qua đời nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướn quân Vũ Nghị công. Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghĩ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công).

Hà tiên có Thạch Động gọi là vân Sơn. Chẳng biết tự bao giớ người dân Hà Tiên tự hào Thạch Động chính là nơi khời nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo nhiều hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà người ta thường gọi với cái tên Phật Bà Quan Am... trí tưởng tượng của con người. Từ đây đi bộ là đến cửa khẩu Xà Xía.

* Hòn Chông

Dọc theo biển xuôi về hướng Nam sẽ đến đến với thắng cảnh của hà tiên đó là Hòn Chông. Nước biển ở đây rất xanh không thua gì biển của miền Trung. Khi đến với Hòn Chông là được ngắm nhìn Hòn Phụ Tử.

* Hang Gia Long

Từ chùa Hang Chỉ vài phút đi ca nô là ta đến hang Gia Long với những hình hài do thạch nhũ tạo ra như: ghế Gia Long, hình Đường Tăng, giếng Tiên,...
Hà tiên không chỉ có thập cảnh mà còn rất nhiều cảnh đẹp khác. Thiên nhiên ưu đãi cho Hà Tiên một cảnh đẹp hài hòa: núi, biển, đồng bằng. Biển Hà Tiên cũng rất dồi dào về tôm, cá,... Từ trung tâm thị xã hà Tiên đi khoảng 800m là đến núi Lăng. Ao Sen dưới chân núi là công trình thủy lợi có từ thời mạc Thiên Tích, là nơi trữ nướcsinh hoạt cho dân quanh vùng. Núi Lăng là nơi an táng Mạc Cửu và các con cháu tướng lĩnh của ông.
Đi vòng theo chân núi Bình Sơn về hướng bắc khoảng 3km là đến chùa Phù Dung, do Mạc thiên Tích xây dựng cho nàng thứ thiếp Phù Cừ tu hành. Xung quanh chùa là những ngon núi và những cánh đồng lúa xanh tốt.

* Chợ Hà Tiên.

Tại đây bán đủ chủng loại từ mỹ phẩm, vải rồi đến những hàng thủ công mỹ nghệ bằng đá, vỏ ốc, hay những trang sức bằng đá quý.Quán hàng ăn đêm với đủ món bình dân: Cháo trắng với cá cơm kho khô, các món xôi, hủ tiếu Nam Vang,... những quán nhậu ven đường với những món ăn dơn giản: khô mực, các món ốc, sò.....

Còn nhiều lắm những di tích, thắng cảnh của hà Tiên : đình Nguyễn Trung Trực, Sắc Tứ Tam Bảo Tự,... có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991

 

Vị trí địa lý: Là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài trên 274km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai.

 

Diện tích tự nhiên là 7.945,7955km2

Địa hình: Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản... Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 Km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh ...

Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc thái khí hậu ôn đới.

Dân số: Trên 690.000 người.

Dân tộc: 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%....

Đơn vị hành chính: Hà Giang có một thị xã là trung tâm và 10 huyện, tổng số có 195 xã, phường, thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn .

Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông chính đến Hà Giang là đường quốc lộ 2. Năm 2000, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Lưới điện phát triển rộng khắp, đến nay toàn tỉnh đã có 184 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; hệ thống lưới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bưu chính viễn thông đã vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa, mạng cáp quang liên tỉnh đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 11 huyện thị có điện thoại di động , 100% xã phường có điện thoại.

Tài nguyên thiên nhiên: Tỉnh có 9 nhóm đất trong đó chủ yếu là đất xám, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Hà Giang có diện tích rừng lớn với 345.860ha rừng tự nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh với các loại động vật quý cùng nhiều loại cây gỗ, cây dược liệu quý. Tài nguyên nước có tiềm năng rất lớn cho phát triển thuỷ điện. Về tài nguyên khoáng sản Hà Giang có 28 loại khoáng sản khác nhau, nhiều mỏ có trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao.

Cơ cấu kinh tế: Đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Đời sống dân cư: Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 10,3%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 khoảng 3,5 triệu đồng/năm, hệ thống điện- đường - trường - trạm được tập trung đầu tư đáp ứng được nhu cầu của người dân. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15%./.

Tổng quan về Kiên Giang

Bản đồ hành chính tỉnh Kiên GiangKiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.

Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản...

Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người, mật độ 267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến năm 2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người.

Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên). Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô.

Tài nguyên biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,... với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.

Tài nguyên khoáng sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét...), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt...), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal...), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Theo điều tra của Liên đoàn Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.

Tiềm năng du lịch: Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc... Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:

* Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp - Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cấm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh, năm 2008 đã thu hút trên 200.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 55.000 lượt.

* Vùng Hà Tiên - Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên - Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ  dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng... Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm; có 2 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị Co.op Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tư nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng.... Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình của tỉnh trên đỉnh Hòn Me...

* Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng - khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo - Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng... đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo Đề án phục dựng Khu căn cứ Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận.

Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.

Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII và Kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra. Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 12,6%, ước bình quân 5 năm đạt 11,6%, tăng hơn giai đọan trước 0,5%.

Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2008 đạt 15.185,5 tỷ đồng, ước năm 2010 đạt 18.722 tỷ đồng gấp 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 802 USD (giá 94), ước năm 2010 đạt 964 USD gấp 1,6 lần với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,87%, ước năm 2010 chiếm 25,9%, tăng 5,4% so với năm 2005; dịch vụ chiếm 29,96%, ước năm 2010 chiếm 32,7%, tăng 4,73% so với năm 2005. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, quan tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hóa - xã hội quan trọng, xã hội hóa đạt được kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực.

Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Sản lượng lúa năm 2008 đạt 3.387.234 tấn, tăng 1.199.241 tấn so với năm 2001. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh, năm 2008 diện tích nuôi trồng 107.523 ha, sản lượng 110.230 tấn, so với năm 2001 diện tích tăng 2,9 lần và sản lượng tăng 6,5 lần. Riêng diện tích tôm nuôi đạt 81.255 ha, sản lượng 28.601 tấn, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 1.428 ha tập trung chủ yếu ở vùng tứ giác Long Xuyên. Sản lượng khai thác tăng từ 311.618 tấn năm 2006 lên 318.255 tấn năm 2008.

Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản. Sản lượng sản xuất xi măng năm 2008 đạt trên 4.605.000 tấn tăng gấp 2 lần năm 2001. Chế biến thuỷ sản thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào khu cảng cá Tắc Cậu, công suất trên 114.764 tấn với công nghệ hiện đại.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các mặt hàng chủ lực là gạo và thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu 2008 đạt 491 triệu USD bằng 4,5 lần năm 2001. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 1.182.908 lượt khách năm 2001 lên 3.450.000 lượt khách năm 2008. Số cơ sở kinh doanh du lịch cũng tăng đáng kể, nhiều dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư.

Năng lực vận tải đường không, đường bộ, đường thuỷ tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ tăng cao.

Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng khá mạnh. Từ 2001-2008 đã huy động các nguồn vốn đầu tư trên 44.905 tỷ đồng. Đến năm 2008, đã có 94% số xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 67% được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, phòng học kiên cố và bán kiên cố 95,2%. Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh, hiện có hơn 3.600 doanh nghiệp, vốn đăng ký 7.053 tỷ đồng và 33.500 hộ kinh doanh (tăng 9.700 hộ so năm 2005). Thu hút 12 dự án nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD.

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư mạnh, đến nay giảm tỷ lệ phòng học cây lá xuống còn 5% và không còn phòng học ca 3; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 9% năm 2001 lên 15,4% năm 2008.

Mạng lưới y tế cơ sở được đảm bảo, đến năm 2008 có 95% số xã có trạm y tế, 83,3% ấp có trạm y tế, 67% trạm y tế có bác sỹ và 75% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,02% năm 2005 xuống còn 7,4% năm 2008; có 24/42 xã đã thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn.

          Có thể nói, những năm qua thành tựu mà tỉnh Kiên Giang đạt được là cơ bản, to lớn và khá toàn diện. Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc từ khi đổi mới đến nay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà quan trọng cho sự phát triển sắp tới.Vị trí địa lý

Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, Diện tích nội thành 53 km². Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1.187.089 người

Khí hậu

Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C.

Sông ngòi kênh rạch

[sửa] Lịch sử

Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lỵ là Thị xã Cần Thơ.

Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thành phố Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thành phố Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.

Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.187.089 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.

Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam)....

Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương kể từ ngày 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên).

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%.

[sửa] Đơn vị hành chính

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện:

Quận Ninh Kiều 13 phường

Quận Bình Thủy 8 phường

Quận Cái Răng 7 phường

Quận Ô Môn 7 phường

Quận Thốt Nốt 9 phường

Huyện Phong Điền 1 thị trấn và 6 xã

Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn và 9 xã

Huyện Thới Lai 1 thị trấn và 12 xã

Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn và 9 xã

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. (Tính thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)

[sửa] Cơ sở hạ tầng

Đường bộ

Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh:

Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang

Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang

Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng

Phà Cần Thơ

Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là TP Cần Thơ. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ.

Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang từng bước hoàn thành và dụ kiến thông xe vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm 2009. Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh.

ngày 24/4/2010 Cầu Cần Thơ chính thức được thông xe và Phà Cần Thơ cũng chính thức ngừng hoạt động. Phương tiện giao thông đường bộ phong phú. Hiện nay có 4 công ty taxi và 6 công ty xe khách đang hoạt động. Trước đây, trong nội ô còn có một phương tiện đặc trưng là xe lôi, nhưng nay do mật độ phương tiện khá cao nên xe lôi bị ngưng hoạt động.

Phương tiện vận tải công cộng chủy yếu:

- Xe buýt - Xe lôi - Xe đò

Đường thủy

Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.

Cần Thơ có 3 bến cảng:

Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn.

Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm.

Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ.

Đường hàng không

Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009. Hiện đang xây dựng Nhà Ga hành khách và trong vòng quý 4 năm 2010, Cần Thơ sẽ có Sân bay đạt chuẩn quốc tế với những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Nhưng hiện nay, Cụm cảng hàng không miền nam đã lên kế hoạch mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan) vào đầu tháng 2/2010 để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào.

Điện

Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW. Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biển Tây)- Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổng công suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai, dự kiến hoàn thành năm 2009. Đến thời điểm đó, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâm năng lượng lớn của Việt Nam.

Nước

Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000 m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấp nước sạch 200.000 m³/ngày.

Viễn thông

Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới.

[sửa] Kinh tế

Chợ Cần Thơ nhìn từ sông Hậu

Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước

Nông nghiệp

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể2.

Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều2.

Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.

Thương mại - Dịch vụ

-Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.

-Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp. Cần Thơ như Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, VietinBank, Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN...

-Hiện Q.Ninh Kiều đang triển khai thử nghiệm loại hình Chợ Đêm hoạt động từ 18h đến 4h sáng hôm sau!

[sửa] Giáo dục

Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ (đang được lên kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ). Đặc biệt, trong tương lai, Đại học Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành Đại học tầm cỡ Đông Nam Á. Hiện tại cũng đã có [Trung Tâm Học Liệu][1] tại Đại học Cần Thơ khu II với các trang thiết bị máy tính hiện đại kết nối Internet giúp Sinh viên học tập và tìm kiếm thông tin tốt nhất. Đây là trung tâm học liệu lớn nhất nước ta hiện nay, với nguồn sách trong thư viện luôn cập nhật mới hàng năm, với các đầu sách của những nhà xuất bản lớn trên thế giới, ngoài ra hàng năm Trung tâm học liệu phải trả một khoản tiền khá lớn (phần nhiều được tài trợ) để trả tiền bản quyền cho những đầu sách trong trung tâm, đảm bảo cho sinh viên có thể in sao tài liệu phục vụ cho việc học tập. Đại học Quốc Tế tọa lạc tại Phong Điền đang được triển khai xây dựng và Đại học Quốc tế tọa lạc tại Hưng Phú đang được lên kế hoạch và kêu gọi đầu tư! Phân hiệu Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cũng đang có kế hoạch xây dựng tại Hưng Phú.

Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường CĐ Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ.

Các trường phổ thông trung học: Châu Văn Liêm, Lý Tự Trọng,Bùi Hữu Nghĩa ...; các trường trung học cơ sở: Tân An, Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh...; các trường tiểu học: Lê Quý Đôn, Ngô Quyền... Viện nghiên cứu: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện nghiên cứu Công Nghệ Giáo Dục. Là thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ cũng "có riêng" Viện Kinh tế - Xã hội trực thuộc UBND Thành phố - http://cids.org.vn, có chức năng nhiệm vụ tương tự như Viện Phát triển TPHCM, Viện NC kinh tế - xã hội TP Hà Nội và Viện NC Kinh tế xã hội TP Đà Nẵng.

[sửa] Y tế

Tại Cần Thơ có một số bệnh viện như:

- Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ (quy mô 700 giường)

- Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4 (tương lai trở thành bệnh viện tuyến Quận Ninh Kiều)

- Bệnh viện Thành Phố (đang được xây dựng tọa lạc tại bệnh viện trung ương cũ)

- Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

- Bệnh viện Mắt-RHM

- Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ

- Bệnh viện Tây Đô

- Bệnh viện Hoàn Mỹ

- Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động & Môi trường TP. Cần Thơ

- Trung tâm Truyền máu và Huyết học khu vực Cần Thơ

- Trung tâm chẩn đoán Y khoa

- Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ

- Bệnh viện Da liễu Cần Thơ

- Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ

- Trung tâm tâm thần Cần Thơ

- Các bệnh viện, trạm xá thuộc các phường, quận, huyện và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS là một dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Các bệnh viện tư nhân như bệnh viện Đa khoa Tây đô, bệnh viện Hòan Mỹ cũng có mặt tại Cần Thơ. Ngoài ra Cần Thơ cũng sắp có một bệnh viện phụ sản 200 giường đang được xây dựng.

[sửa] Văn hóa - Xã hội

"Cần Thơ ai dệt nên thơ", câu ca cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, ca khúc hay về Cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Đàn sáo Hậu Giang, Chiều Tây Đô...

Các địa danh xưa thường nghe đến nói đến Cần Thơ: Chợ Tham Tướng, cầu Tham Tướng, cầu Đầu Sấu,...

Truyền thông

Hiện tại TP Cần Thơ có một số kênh truyền thông, phát sóng trong liên tục 24 giờ 7 ngày/tuần, bao gồm:

Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú KV ĐBSCL

Trụ sở đặt tại 102 Lý Tự Trọng, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Điện thoại: 0710.833199 - Fax: 0710.833199

Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ

Nằm ớ số 213 Đường 30/4 phừơng hưng lợi quận ninh kiều Tp Cần Thơ đài phát sóng 20h mỗi ngày từ 5h đến 24h với kênh 43 UHF "THTPCT" phát thanh trên tần số FM 97,3 mhz và AM 89,6 khz với các chương trình văn nghệ tin tức phim truyện và Game show. "THTPCT" là kênh truyền hình nằm duới sự quản lý của UBND Tp Cần Thơ.

CVTV - Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ.

phát trên băng tần 6 VHF, đây là kênh truyền hình đại diện của Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ, được đầu tư hiện đại nhất khu vực ĐBSCL,đài phát sóng 20h mỗi ngày.với lượng khán giả đông nhất tại ĐBSCL ,với tháp anten cao 120m đài có thể phủ sóng ra tận côn đảo và 13 tỉnh ĐBSCL.

Truyền hình cáp Tây Đô (Tây Đô CaTV).

Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh (HTVC).

Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home): đây là dịch vụ của Trung tâm truyền hình cáp đài truyền hình Việt Nam.

Truyền hình vệ tinh K+

Tryền hình vệ tinh VTC

Các đài truyền thanh ở các quận, huyện

Thể thao

Cần Thơ có sân vận động lớn nhất Việt Nam (hơn cả sân Mỹ Đình - 4 vạn chỗ ngồi). Sân vận động Cần Thơ có thể chứa 50.000 người. Nhưng đội banh của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá banh thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia. Hiện nay Sân vận động Cần Thơ được nâng cấp giai đoạn 2 như sau: sẽ cải tạo khu vực khán đài A với sức chứa 5.000 chỗ ngồi, dự kiến kinh phí khoảng 70 tỉ đồng... Phương án thiết kế này đã có chỉnh sửa theo góp ý của lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp diễn ra vào ngày 12-8-2010.

Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa Năng (đầu tư bởi Quân Đội), Khu thi đấu tennis bãi cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân Khu 9.

Hiện tại, Tp đang xây dựng dự án xây dựng khu Bãi Cát (1 phần cồn Cái Khế) thành Khu Liên hợp Thể thao Thành Phố

Giải trí

Thành phố Cần Thơ có rất nhiều loại hình giải trí như:

Về phim ảnh, ca múa nhạc: Rạp chiếu phim Ninh Kiều, rạp Bãi Cát, Nhà hát Hậu Giang ... và hiện đang có dự án xây dựng Trung tâm Điện ảnh Kịch trường TP Cần Thơ ở đường Nguyễn Thái Học, Q. Ninh Kiều

Về những nơi thư giãn: Công viên nước Cần Thơ, khu du lịch Hương Phù Sa, Khu du lịch Mỹ Khánh, Khu du lịch Chợ Nổi Cái Răng-Phong Điền, CV Lưu Hữu Phước, Khu Vui Chơi Sấu Con, Khu Vui Chơi Sân Vận Động Cần Thơ. Và sắp tới đang quy hoạch xây dựng Khu du lịch Cồn Cái Khế và Cồn Khương.

Về điện tử, tin học, trò chơi: nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ Cần Thơ và nhiều dịch vụ cung cấp chơi games trên đường truyền băng thông rộng ADSL trong nội thành. Tuyến đường có đông dịch vụ Internet nhất là đường Nguyễn Việt Hồng.

Ngoài ra có các quán ăn, quán nhậu... trải khắp nơi trong nội ô trung tâm thành phố:

Quán ăn: Nhà hàng Hoa Sứ, Nhà hàng Ninh Kiều, Nhà Hàng Golf... Quán nhậu: Đường Trần Văn Hoài và đường XVNT nối dài là 2 tuyến đường tập trung nhiều quán nhậu nhất tại trung tâm Quận Ninh Kiều.

Nơi giải trí về đêm: night-club: Xeloi club-được xem là hộp đêm vui nhất tại vùng sông Mekong, XK club và Golf Discotheque.

Còn rất nhiều quán nước, quán kem, đặc biệt là tuyến đường Đại lộ Lê Lợi ở cồn Cái Khế tập trung nhiều quán Trái Cây Dĩa, các quán cà phê đẹp và sang trọng.

Tham Quan - Du lịch

Chợ nổi Cái Răng

Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái.

Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như "đô thị miền sông nước". Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan Chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo". Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là "dân thương hồ". Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn "hạng sao" như: Ninh Kiều 2, Golf, Quốc Tế, Victoria...

Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:

Cầu Cần Thơ

Bến Ninh Kiều

Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền

Các vườn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô

Du lịch trên sông bằng thuyền, Tàu cao tốc, ghe tam bản ...

Đình Bình Thủy, Vườn lan Cần Thơ, Vườn cò Bằng Lăng

Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩa, Mộ Cử Trị

Khu di tích chiến thắng Tầm Vu

Làng hoa Thới Nhựt

Làng đan lưới Thơm Rơm

Làng đan lọp Thới Long...

Đồng Tháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh Đồng Tháp


Tỉnh

Chính trị và hành chính

Bí thư tỉnh ủy

Lê Vĩnh Tân

Chủ tịch HĐND

Lê Vĩnh Tân

Chủ tịch UBND

Lê Minh Hoan

Địa lý

Tỉnh lỵ

Thành phố Cao Lãnh

Miền

Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích

3.283 km²

Các thị xã / huyện

Nhân khẩu

Số dân
 • Mật độ

1.665.420 người
507 người/km²

Dân tộc

Việt, Khmer, Hoa, Ngái

Mã điện thoại

67

Mã bưu chính

93

ISO 3166-2

VN-45

Website

[1]

Biển số xe

66

Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008.

Mục lục[ẩn]

1 Địa lý

1.1 Vị trí

1.2 Địa hình

1.3 Sinh thái

2 Các đơn vị hành chính

3 Kinh tế

4 Du lịch

4.1 Di tích lịch sử cấp Quốc gia

4.2 Các điểm tham quan khác

5 Giáo dục

6 Đặc sản

7 Nhân vật

8 Hình ảnh

9 Xem thêm

10 Liên kết ngoài

//

[sửa] Địa lý

[sửa] Vị trí

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07'-10°58' vĩ độ Bắc và 105°12'-105°56' kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2010.

[sửa] Địa hình

Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.

Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.

Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

[sửa] Sinh thái

Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.

[sửa] Các đơn vị hành chính

Biểu trưng của Tỉnh Đồng Tháp

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh.

2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).

Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4 phường và 3 xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện tích trong tương lai là 165.029,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi trở thành thành phố (vào năm 2010), Sa Đéc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên, Mỹ Tho và Rạch Giá.

Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30/04/2009 trên cơ sở chia tách huyện Hồng Ngự cũ nhưng vẫn không được đặt tên mới dẫn đến việc tỉnh này vừa có thị xã Hồng Ngự lại vừa có huyện Hồng Ngự (trước đó, Đồng Tháp cũng đã có hai địa phương có trùng tên Cao Lãnh là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh).

9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.

Danh sách các đơn vị hành chính Đồng Tháp

Tên Thành phố/Thị xã/Huyện

Đơn vị trực thuộc

Diện tích (km²)

Dân số

Mật độ dân số(người/km²)

Thành phố, Thị xã

Thành phố Cao Lãnh

8 phường, 7 xã

107.2

149837

1398

Thị xã Sa Đéc

6 phường, 3 xã

57.86

103646

1791

Thị xã Hồng Ngự

3 phường, 4 xã

122.1616

74488

610

Các Huyện

Huyện Cao Lãnh

17 xã và 1 thị trấn

491

206.220

420

Huyện Châu Thành

11 xã và 1 thị trấn

234

156.000

667

Huyện Hồng Ngự

11 xã

325

211.000

649

Huyện Lai Vung

11 xã và 1 thị trấn

219

154.000

703

Huyện Lấp Vò

12 xã và 1 thị trấn

244

178.989

734

Huyện Tam Nông

11 xã và 1 thị trấn

459

93000

202

Huyện Tân Hồng

8 xã và 1 thị trấn

291.5

79.300

272

Huyện Thanh Bình

11 xã và 1 thị trấn

329

151.000

459

Huyện Tháp Mười

12 xã và 1 thị trấn

525.44

165.408

315

Toàn Tỉnh

14 phường, 129 xã và 9 thị trấn

3.283

1.639.400

500

[sửa] Kinh tế

Đồng Tháp có những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình đô thị hóa. Nhờ đó trung tâm tỉnh lị của Đồng Tháp là thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc cùng được công nhận là đô thị loại 3. Và trong tháng 1 năm 2007, thị xã Cao Lãnh đã được chuyển thành Thành phố Cao Lãnh.

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C và C mở rộng)

Trung tâm thương mại - chợ thị xã Sa Đéc

Phà Cao Lãnh

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.

Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng phân bố nhiều nhất vẫn là ở thị xã Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.

Thương mại- dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện. Hiện nay các trung tâm thương mại, các khu đô thị mới và các siêu thị lớn đều tập trung ở Tp Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.

Khu dân cư cao cấp đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp đc khởi công vào ngày 28 tháng 03 năm 2010, với tên gọi là Le's Villa. Trong bán kính 2km, dự án có thể kết nối thuận tiện với các tiện ích sẵn có của khu vực: trường học, bệnh viện, trung tâm thể dục - thể thao, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Sa Đéc, làng hoa Sa Đéc, khu cung cấp gạo, khu vui chơi giải trí và cơ quan hành chính sự nghiệp của thị xã Sa Đéc.[2]. Đồng thời khu đô thị cao cấp Sa Đéc đã làm thay đổi lớn trong việc quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan kiến trúc, quy hoạch khu dân cư theo mô hình hiện đại, văn minh.

[sửa] Du lịch

[sửa] Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 10 di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là:

Chùa Kiến An Cung- thị xã Sa Đéc.

Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc- Tp Cao Lãnh.

Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp- Tháp Mười.

Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt- Huyện Cao Lãnh.

Đền thờ Đốc Binh Vàng- Thanh Bình.

Chùa Cả Cát- Lai Vung.

Tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ- Tam Nông.

Tượng đài Giồng Thị Đam- Gò Quảng Cung- Tân Hồng.

Bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê- Sa Đéc

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Vườn quốc gia Tràm Chim

Đài liệt sĩ Cao lãnh

Kiến An Cung - chùa Hoa tiêu biểu


[sửa] Các điểm tham quan khác

Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc.

Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim.

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.

Làng hoa kiểng Sa Đéc.

Chợ đêm Sa Đéc.

Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười.

Chợ Chiếu đêm Định Yên.

[sửa] Giáo dục

Trường Đại học Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh)

Trường Đại học Đông Dương (đang được xây dựng,thị xã Sa Đéc)

Trường Cao Đẳng nghề Đồng Tháp (thị xã Sa Đéc)

Trường Cao Đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh)

Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu (thị xã Sa Đéc)

Trường THPT thành phố Cao Lãnh (thành phố Cao Lãnh)

Trường THPT thị xã Sa Đéc (thị xã Sa Đéc).

Đồng Tháp có một hệ thống trường học trên toàn bộ điạ bàn từ thành thị đến nông thôn đến cả vùng biên giới.

[sửa] Đặc sản

Bánh phồng tôm Sa Giang

Nem Lai Vung

Quýt hồng Lai Vung

Quýt đường " Hoà An Tp. Cao Lãnh"

Xoài Cát hòa lộc " Với thương hiệu Xoài cát hoà lộc Cao Lãnh"

Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh"

Hủ tiếu Sa Đéc rất nổi tiếng.

Bánh Xèo Cao Lảnh

[sửa] Nhân vật

Nguyễn Thành Thơ: chủ sản xuất nem Giáo Thơ - Đặc sản Lai Vung, sản phẩm độc quyền trên cả nuớc. Giáo viên ưu tứu, hiệu truởng truờng Lai Vung nhiều năm liền.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Phạm Hữu Lầu

Trần Thị Thu (Kim Hồng) và 41 Anh hùng Đồng Tháp

Trần Thị Nhượng

Bác vật Lưu Văn Lang

NSND Diệp Lang

Cầu thủ bóng đá Trần Công Minh

Cầu thủ bóng đá Phan Thanh Bình

Đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải

Ca sĩ Phương Thảo

Cầu thủ bóng đá Huỳnh Quốc Cường

Lê Vũ Hùng: nguyên Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Đồng Tháp, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

An Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh An Giang


Tỉnh Việt Nam

Chính trị và hành chính

Bí thư tỉnh ủy

Phan Văn Sáu

Chủ tịch HĐND

Võ Thanh Khiết

Chủ tịch UBND

Lâm Minh Chiếu

Địa lý

Tỉnh lỵ

Thành phố Long Xuyên

Miền

Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích

3.406,2 km²

Các thị xã / huyện

1 thành phố,2 thị xã và 8 huyện

Nhân khẩu

Số dân
 • Mật độ
 • Nông thôn
 • Thành thị

2.144.772[1] người
630 người/km²
72%
28%

Dân tộc

Việt, Khmer, Hoa, Chăm

Mã điện thoại

76

Mã bưu chính

94

ISO 3166-2

VN-44

Website

[1]

Biển số xe

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.

Mục lục[ẩn]

1 Vị trí

2 Hành chính

3 Diện tích

4 Dân cư

5 Thắng cảnh du lịch

6 Giáo dục

7 Danh nhân

7.1 Chính trị

7.2 Văn học, nghệ thuật

7.3 Giáo dục

7.4 Tôn giáo

7.5 Quân sự

8 Xem thêm

9 Hình ảnh

10 Ghi chú

11 Liên kết ngoài

//

[sửa] Vị trí

Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km).

[sửa] Hành chính

Tỉnh An Giang có Thành phố trực thuộc (Long Xuyên) và 2 thị xã (Châu Đốc, Tân Châu) và 8 huyện là:

Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 2 xã

Thị xã Châu Đốc: 4 phường và 3 xã

Thị xã Tân Châu: 5 phường và 9 xã

Huyện An Phú: 2 thị trấn và 12 xã

Huyện Châu Phú: 1 thị trấn và 12 xã

Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã

Huyện Chợ Mới: 2 thị trấn và 16 xã

Huyện Phú Tân: 2 thị trấn và 16 xã

Huyện Thoại Sơn: 3 thị trấn và 14 xã

Huyện Tịnh Biên: 3 thị trấn và 11 xã

Huyện Tri Tôn: 3 thị trấn và 12 xã

Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

[sửa] Diện tích

Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.[2]

[sửa] Dân cư

Tỉnh An Giang có tổng dân số 2.217.488 người, 455.901 hộ (theo số liệu điều tra cuối năm 2007).[2] Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh [2]

Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.

Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.

Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.

[sửa] Thắng cảnh du lịch

Biểu trưng tỉnh An Giang

Hồ Soài Sor, Tri Tôn.

An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:

Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa xứ, núi Sam là lễ hội lớn nhất miền Nam. Khu du lịch núi Sam có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo quan trọng như: lăng Thoại Ngọc Hầu, mộ đức Phật thầy tây An,... Ngoài ra còn có các làng Chăm ven sông Hậu, làng bè Châu Đốc...

Thất Sơn: gồm 7 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn. Lâm Viêm Núi Cấm, nơi có đường cho xe ô tô lên núi, có chùa Phật Lớn lâu đời, có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước[3].

Chợ nổi Long Xuyên: Là một chợ trên con sông với hàng trăm ghe, thuyền tụ tập lại để buôn bán hàng hóa nông sản như bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, càphê...

Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700 ha, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.

Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943.

Búng Bình Thiên (còn gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú, quanh năm xanh ngát cho dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa.

Cù lao Giêng (Chợ Mới), mình quê sông nước hữu tình nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như Quần thể kiến trúc Thiên chúa giáo xã Tấn Mỹ, Thánh đường Cù lao Giêng, Chùa Đạo Nằm, Phủ thờ Mã Tộc, Chùa Bà Vú,... Cũng là nơi xuất thân của nhiều danh nhân An Giang.

[sửa] Giáo dục

An Giang có Trường Cao đẳng nghề An Giang và Trường Đại học An Giang. Hệ thống các trường phổ thông, trung học, tiểu học, mầm non tương đối hoàn chỉnh.

[sửa] Danh nhân

[sửa] Chính trị

Cố Chủ tịch nước CHXHCNVN Tôn Đức Thắng (Long Xuyên).

Cố thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ (Long Xuyên).

Cố Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng (Chợ Mới).

Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm (Chợ Mới).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu (Chợ Mới).

Lãnh tụ phong trào chống Pháp Trần Văn Thành (Phú Tân).

[sửa] Văn học, nghệ thuật

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Chợ Mới).

Nhà văn Anh Đức (Châu Thành).

Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (Tân Châu).

Nhà văn Trịnh Bửu Hoài (Châu Phú).

Nhà văn Vương Trung Hiếu (Thoại Sơn).

Nhà thơ Viễn Phương (Tân Châu).

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (Chợ Mới).

Nhạc sĩ Song Ngọc (Long Xuyên).

Ca sĩ Tạ Minh Tâm (Long Xuyên).

Ca sĩ Đức Tuấn (Long Xuyên).

Ca sĩ Đông Đào (Phú Tân).

Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc (Chợ Mới).

ca sĩ Quách Tuấn Du (Tân Châu).

Nghệ sĩ Can Trường (Chợ Mới).

Nghệ sĩ Tấn Tài (Thoại Sơn).

Nghệ sĩ hài Tấn Beo (Thoại Sơn).

Nghệ sĩ hài Tấn Bo (Thoại Sơn).

Nghệ sĩ hài Kiều Oanh (An Phú).

Họa sĩ Chóe (Chợ Mới).

TS. NSƯT. Bạch Tuyết (An Phú).

nghệ Sĩ Linh Tâm (Tân Châu)

Soạn giả Hoa Phượng (Thoại Sơn).

[sửa] Giáo dục

GS. TS. NGND. Võ Tòng Xuân (Tri Tôn).

Nhà giáo Trần Hữu Thường (Tân Châu).

[sửa] Tôn giáo

Người sáng lập đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ (Tân Châu).

Phật Trùm (Tri Tôn).

[sửa] Quân sự

Tướng nhà Nguyễn Nguyễn Văn Nhơn (Vĩnh An, An Giang xưa).

Tướng nhà Nguyễn Thư Ngọc Hầu (Chợ Mới).

Người cộng tác với Pháp Trần Bá Lộc (Chợ Mới).

[sửa] Xem thêm

Biên niên sử An Giang

[sửa] Hình ảnh

Bạc Liêu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh Bạc Liêu

-  Tỉnh Việt Nam  -

Quốc gia

 Việt Nam

Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Chính quyền

 - Kiểu

Tỉnh Việt Nam

 - Chủ tịch UBND Tỉnh

 - Chủ tịch HĐND Tỉnh

Nguyễn Văn Út

 - Bí thư Tỉnh Ủy

Võ Văn Dũng

 - Phó Chủ Tịch Tỉnh

Phạm Hoàng Bé
Nguyễn Thành Bế
Bùi Hồng Phương

Dân số

 - Tổng cộng

856.250

 - Mật độ

339/km² (878/mi²)

Múi giờ

G (UTC+7)

Mã bưu chính

99

Mã điện thoại

0781

Dân tộc

Việt, Hoa, Chăm, Khmer

Bảng số xe

94

Phân chia hành chính

6 huyện - 1 Thành Phố

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thành phố Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.

Mục lục[ẩn]

1 Địa lý tự nhiên

1.1 Diện tích, dân cư

1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

2 Đơn vị hành chính

3 Lịch sử

4 Văn hóa

5 Hình ảnh

//

[sửa] Địa lý tự nhiên

[sửa] Diện tích, dân cư

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km² và dân số năm điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 856.250 người với mật độ dân số 339 người/km². Nếu so với 63 tỉnh, thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số.

Trên địa bàn Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm phần lớn, tiếp đến là người Khmer và người Hoa. Theo tài liệu tổng điều tra dân số (1999) thì trong tổng số dân trên địa bàn Bạc Liêu, người Kinh chiếm gần 90,0%; người Khmer chiếm 7,9%; người Hoa chiếm 3,1%; các dân tộc còn lại, mỗi dân tộc chỉ có dưới 100 người, thậm chí chỉ có trên dưới một chục người.

Diện tích, dân cư qua các thời kỳ:

1971: 2.559 km², 352.230 người1

1996 (số liệu Tổng cục Thống kê): 2.487,1 km², 768.900 người

1997: 2.485 km², 768.900 người

1998: 2.485 km², 800.100 người

1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 2.521 km², 736.325 người; (Tổng cục Thống kê) 738.200 người (trung bình năm)

2000 (Tổng cục Thống kê): 744.300 người

2001: 2.485 km², 756.800 người

2002: 768.300 người

2003 (TĐBKQSVN): 2.520,63 km², 770.000 người

2004 (Tổng cục Thống kê): 2525,7 km², 786.200 người (trung bình năm)

2009 (Tổng cục Thống kê): 2525,7 km², 856.250 người

Chú giải 1:  Whitfield, D. Historical and Cultural Dictionary of Vietnam. Metuchen, NJ: The Scarecrow Press, 1976.

[sửa] Địa hình, thổ nhưỡng

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 24-30 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm.

[sửa] Đơn vị hành chính

Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm Thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 64 xã, phường và thị trấn) là:

Thành phố Bạc Liêu

Phước Long

Hồng Dân

Vĩnh Lợi

Giá Rai

Đông Hải

Hòa Bình (mới thành lập tháng 7 năm 2005)

[sửa] Lịch sử

Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1900 theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh, gồm 7 tổng: Long Thủy, Quảng Xuyên, Quảng Long, Quảng An, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Long Thới. Trước kia Bạc Liêu tách từ tỉnh Hà Tiên ra. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.

Năm 1904, Bạc Liêu có 3 quận: Vĩnh Lợi, Cà Mau và Vĩnh Châu. Năm 1914, lập thêm quận Giá Rai. Năm 1947, quận Phước Long được nhập từ tỉnh Rạch Giá, còn quận Cà Mau được tách ra thành 1 tỉnh riêng.

Ngày 22/10/1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nhập tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Ba Xuyên. Tỉnh Bạc Liêu được tái lập theo Sắc lệnh 245-NV ngày 8/9/1964, gồm 4 quận: Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu, với 5 tổng, 17 xã. Dân số năm 1965 là 76.630 người.

Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên (Cà Mau) hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hai tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.

[sửa] Văn hóa

Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất dinh thự. Bởi thế, nhiều người tới thị xã Bạc Liêu ngày nay đã không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy tại nơi đất chua phèn ngập mặn tận cùng của đất nước lại có những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ, khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt. Đáng chú ý là những vật liệu chủ yếu trang trí nội thất các biệt thự này như cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp tường hoặc lát nền đều được các đại điền chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.

[sửa] Hình ảnh

Đường phố ở TP.Bạc Liêu

Đường phố ở TX.Bạc Liêu

Khu phố mới ở TX.Bạc Liêu ‎

Một góc TX.Bạc Liêu

Một góc TX.Bạc Liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu, TX.Bạc Liêu

Rạch Bạc Liêu, TX.Bạc Liêu

Quốc lộ 1, Bạc Liêu - Cà Mau

Thị trấn Giá Rai, Bạc Liêu

Kênh Quản Lộ - Giá Rai

Kênh Bạc Liêu - Cà Mau, đoạn qua Giá Rai

Thị trấn Hộ Phòng, Bạc Liêu

Ghe đuôi tôm ở Hộ Phòng, Bạc Liêu

Kênh Canh Đền - Hộ Phòng

Chùa Khmer ở Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Thị trấn Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Một góc Long Xuyên

Cà Mau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh Cà Mau

-  Tỉnh Việt Nam  -

Biệt danh: Quãng Long

Quốc gia

 Việt Nam

Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Chính quyền

 - Kiểu

Tỉnh Việt Nam

 - Chủ tịch UBND tỉnh

Bùi Công Bửu

 - Chủ tịch HĐND tỉnh

Lê Hồng My

 - Bí thư Tỉnh ủy

Dương Thanh Bình

 - Phó chủ tịch tỉnh

Phạm Thành Tươi
Dương Tiến Dũng
Nguyễn Tiến Hải

Múi giờ

G (UTC+7)

Mã bưu chính

96

Mã điện thoại

0780

Dân tộc

Việt, Hoa, Tày, Khmer

Bảng số xe

69

ISO 3166-2

VN-48

Phân chia hành chính

8 huyện

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên.
Ngày 7 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng đã quyết định công nhận Thành phố Cà Mau là đô thị loại II (Quyết định số 1373/QĐ-TTg[1])

Mục lục[ẩn]

1 Địa lý tự nhiên

1.1 Sông ngòi

2 Dân số, lao động

2.1 Dân số

2.2 Dân tộc

2.3 Lao động

3 Các đơn vị hành chính

4 Lịch sử

5 Giao thông

6 Bưu chính viễn thông

7 Kinh tế

7.1 Tổng quan

7.2 Thủy sản

7.3 Các khu công nghiệp và chế xuất

8 Giáo dục - Y tế

9 Văn hóa

9.1 Văn học nghệ thuật

9.2 Cà Mau trong thơ ca

9.3 Những đặc sản Cà Mau

9.4 Di tích

10 Những người Cà Mau nổi bật

11 Hình ảnh

12 Tham khảo

13 Liên kết ngoài

//

[sửa] Địa lý tự nhiên

Diện tích: 5.211 km²

Diện tích rừng: 100.600 ha

Diện tích ruộng lúa: 130.513 ha

Diện tích cây công nghiệp: 33.591 ha

Diện tích vườn: 8.334 ha

Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha

Bờ biển: Bờ tây giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đông giáp biển Đông dài 104 km.

[sửa] Sông ngòi

Hệ thống sông rạch chủ yếu

Sông Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km

Sông Cửa Lớn dài 58 km

Sông Ông Đốc dài hơn 60 km

Sông Cái Tàu dài 43 km

Sông Trẹm từ Cái Tàu đổ về Kiên Giang dài 36 km

Sông Đầm Cùng dài khoảng 36 km

Sông Bạch Ngưu chảy qua địa phận Cà Mau 30 km

Sông Gành Hào dài 45 km từ trung tâm TP CM đổ ra biển Đông.

Sông Năm Căn đổ ra biển đông

Ngoài ra, còn nhiều sông, rạch nối các hệ thống sông trên.

[sửa] Dân số, lao động

[sửa] Dân số

Tổng số: 1.118.830 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009). Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 232 người/km² trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm.

Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số.

[sửa] Dân tộc

Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.

[sửa] Lao động

Số người trong độ tuổi lao động là 643.815 người, chiếm 57.54% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động.

[sửa] Các đơn vị hành chính

Bản đồ tỉnh Cà Mau

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:

Thành phố Cà Mau - là đô thị loại II - Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ vào ngày 07 tháng 08 năm 2010

Huyện Đầm Dơi

Huyện Ngọc Hiển

Huyện Cái Nước

Huyện Trần Văn Thời

Huyện U Minh

Huyện Thới Bình

Huyện Năm Căn

Huyện Phú Tân

Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

[sửa] Lịch sử

Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Lúc bấy giờ, Cà Mau là vùng đất thuộc Rạch Giá của tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và bốn xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Cà Mau được đổi tên thành tỉnh An Xuyên. Đến năm 1976, sau khi có quyết định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam thì tỉnh Cà Mau cùng với Bạc Liêu trở thành tỉnh Minh Hải.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh Cà Mau mang tên An Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Quản Long. Dân số tính đến năm 1971 là 279.1131 người.

Tháng 2 năm 1976 tỉnh An Xuyên và một phần tỉnh Bạc Liêu (do Việt Nam Cộng Hòa lập ra) hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra quyết định lập thêm sáu huyện mới: Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện.

Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước, tỉnh Cà Mau còn lại hai thị xã và 11 huyện.

Đến năm 1984, thị xã Minh Hải được đổi tên thành thị xã Bạc Liêu và chuyển tỉnh lỵ Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Lúc bấy giờ, Minh Hải có hai thị xã (thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu) và chín huyện.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính phủ đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Khi đó tỉnh Cà Mau mới chỉ có tổng cộng 6 huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Cái Nước, Hồng Dân và U Minh.[1] Đến ngày 14 tháng 4 năm 1999, chính phủ Việt Nam ban hành nghị định thành lập thành phố Cà Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau.

[sửa] Giao thông

Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng.

Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tuyến bay Cà Mau-Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng máy bay ATR, thời gian bay vào khoảng 45 phút. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.

Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.

[sửa] Bưu chính viễn thông

Cà Mau có tổng đài đài vi ba số, dung lượng lớn và tổng đài điện tử kỹ thuật số ở các huyện, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và thế giới, bình quân 100 dân có 4,5 máy điện thoại[2].

[sửa] Kinh tế

[sửa] Tổng quan

Trung tâm thành phố Cà Mau

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,52% (năm 2009), GDP đạt 19.150 tỷ đồng

GDP đầu người 17 triệu đồng (năm 2009)tương đương 1.020 USD

Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2009 còn 8,15%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 91% (năm 2009)

Kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD (năm 2009)

Sản lượng thủy sản: 390.000 tấn (năm 2009) đạt 720 triệu USD

Sản lượng lúa: 390.000 tấn (năm 2006)

Đàn gia súc: 211.184 con (năm 2001)

[sửa] Thủy sản

Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

[sửa] Các khu công nghiệp và chế xuất

Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí - điện - đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn một lên đến 2,5 tỷ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 298 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM-3 (thuộc vùng chồng lấn Việt Nam và Malaysia). Đường ống có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy. Hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm.

[sửa] Giáo dục - Y tế

Ngành giáo dục đào tạo của tỉnh Cà Mau những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể. Số lượng học sinh các ngành học, cấp học đều tăng, nhất là bậc trung học và loại hình giáo dục thường xuyên.

Cà Mau có 9 bệnh viện, 17 phòng khám đa khoa khu vực. Công tác truyền thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thực hiện khá tốt. Tỉnh đã trang bị thêm một số thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế xã.

[sửa] Văn hóa

[sửa] Văn học nghệ thuật

Trong tháng 4 năm 2006, nổi lên trong văn đàn trong nước cuộc tranh luận, hay đúng hơn là chuyện bạn đọc chia sẻ những khó khăn chính quyền áp đặt lên nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư sau khi truyện Cánh đồng bất tận của chị được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Ca nhạc dân gian có ca cổ, cải lương,...

[sửa] Cà Mau trong thơ ca

Cà Mau là xứ quê mùa

Muỗi bằng gà mái, cọp tùa[3] bằng trâu

Cà Mau khỉ khọt trên bưng

Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um.

[sửa] Những đặc sản Cà Mau

Mắm lóc U Minh.

Ba khía Rạch Gốc (Ngọc Hiển).

Sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển).

Tôm khô Bãi Háp (Năm Căn)...

[sửa] Di tích

Hòn Đá Bạc ở biển Cà Mau

Di tích cấp quốc gia:

Đình Tân Hưng.

Hồng Anh Thư Quán.

Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa).

Di tích cấp tỉnh:

Nhà Dây thép

Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải

Đền thờ Bác Hồ xã Viên An

Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước

[sửa] Những người Cà Mau nổi bật

Cà Mau là quê hương của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thiện Nhân, Huỳnh Đảm, Nguyễn Ngọc Tư, Bác Ba Phi, Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển, Việt Thảo, Lê Vũ Cầu, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Cao Văn Phường

Vĩnh Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh Vĩnh Long

-  Tỉnh Việt Nam  -

Biệt danh: Vĩnh Long

Quốc gia

 Việt Nam

Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Chính quyền

 - Kiểu

Việt Nam

 - Chủ tịch UBND Tỉnh

Phạm Văn Đấu

 - Chủ tịch HĐND Tỉnh

Phan Đức Hưởng

 - Bí thư Tỉnh Ủy

Đặng Thị Ngọc Thịnh

Múi giờ

G (UTC+7)

Mã bưu chính

91

Mã điện thoại

070

Dân tộc

Việt, Hoa, Chăm, Khmer

Bảng số xe

64

Phân chia hành chính

1 Thành Phố - 7 Huyện

Website: http://www.vinhlong.gov.vn


Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Vĩnh Long là 1.028.365 người.

Mục lục[ẩn]

1 Địa lý

2 Lịch sử

3 Hành chính

3.1 Thay đổi hành chính qua các thời kỳ

4 Dân cư - con người

5 Kinh tế

6 Văn hóa, di tích lịch sử

7 Hình ảnh

8 Liên kết ngoài

//

[sửa] Địa lý

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.

[sửa] Lịch sử

Tỉnh Vĩnh Long xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn, vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực của TX Vĩnh Long cũ, nay thuộc khu vực TP Vĩnh Long )

Tỉnh Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.

Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.

Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm..., dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện.

[sửa] Hành chính

Vĩnh Long có 1 thành phố và 7 huyện là:

thành phốVĩnh Long 7 phường và 4 xã

Huyện Bình Minh 1 thị trấn và 5 xã

Huyện Bình Tân (thành lập theo Nghị định 125/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007) 11 xã

Huyện Long Hồ 1 thị trấn và 14 xã

Huyện Mang Thít 1 thị trấn và 12 xã

Huyện Tam Bình 1 thị trấn và 16 xã

Huyện Trà Ôn 1 thị trấn và 13 xã

Huyện Vũng Liêm 1 thị trấn và 19 xã

Tỉnh Vĩnh Long có 107 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 6 thị trấn và 94 xã

[sửa] Thay đổi hành chính qua các thời kỳ

Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.

Trước 1948, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đoạn 1957-1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.

Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948-1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951-1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954-1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Thời kỳ 1971-1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa(Đệ nhất Cộng Hoà) chia tỉnh Vĩnh Long làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8/10/1957):

Quận Châu Thành Vĩnh Long có 5 tổng: Bình An, Bình Long, Long An, Phước An, An Mỹ Đông; quận lị: Long Châu.

Quận Chợ Lách (nay là huyện thuộc tỉnh Bến Tre) có 5 tổng: Bình Hưng, Bình Xương, Bình Thiềng, Minh Ngãi, Thanh Thiềng; quận lị: Sơn Định.

Quận Tam Bình có 3 tổng: Bình Định, Bình Phú, Bình Thuận; quận lị: Tường Lộc.

Quận Bình Minh có 3 tổng: An Ninh, An Khương, An Trương; quận lị: Mỹ Thuận.

Quận Sa Đéc có 4 tổng: An Thạnh, An Trung, An Thới, An Mỹ Tây; quận lị: Tân Vĩnh Hòa. Năm 1966 nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.

Quận Lấp Vò có 2 tổng: Phong Thới, Phú Thượng; quận lị: Bình Thành Đông. Năm 1966 nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.

Sau có thêm quận Cái Nhum do tách từ quận Chợ Lách ra, và ngày 31/5/1961, quận Cái Nhum đổi thành quận Minh Đức (nay là huyện Mang Thít), quận lị đặt tại xã Chánh Hội.

Ngày 11/7/1962 lập thêm 2 quận Đức Tôn (quận lị đặt tại Cái Tàu Hạ) và Đức Thành (quận lị đặt tại Hòa Long). Năm 1966 cả 2 quận nhập vào tỉnh Sa Đéc mới lập.

Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ngày 2/8/1969 thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã:

Quận Châu Thành Vĩnh Long có 4 tổng: Bình An, Bình Long, Long An, Phước An; quận lị: Long Châu.

Quận Chợ Lách có 3 tổng: Bình Hưng, Bình Xương, Minh Ngãi; quận lị: Sơn Định.

Quận Tam Bình có 2 tổng: Bình Phú, Bình Thuận; quận lị: Tường Lộc.

Quận Bình Minh có 2 tổng: An Ninh, An Trương; quận lị: Mỹ Thuận.

Quận Minh Đức có 2 tổng: Bình Thiềng, Thanh Thiềng; quận lị: Chánh Hội.

Quận Trà Ôn có 2 tổng: Bình Lễ, Thạnh Trị; quận lị: Tân Mỹ.

Quận Vũng Liêm có 3 tổng: Bình Hiếu, Bình Quới, Bình Trung; quận lị: Trung Thành.

Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến ngày 26/12/1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1487,34 km², dân số 975.281 người, gồm thành phố Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.

Hành chánh trước ngày 30/04/2009

Tỉnh Vĩnh Long trước ngày 30/04/2009 gồm có 1 Thị xã Vĩnh Long và 7 huyện là:

Huyện Bình Minh

Huyện Bình Tân

Huyện Long Hồ

Huyện Mang Thít

Huyện Tam Bình

Huyện Trà Ôn

Huyện Vũng Liêm

Hành chánh từ ngày 30/04/2009

Kể từ ngày 30/04/2009, riêng đơn vị hành chánh Thị xã Vĩnh Long được nâng cấp lên Thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố Vĩnh Long được lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009. Thành phố Vĩnh Long được thành lập bao gồm diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính và toàn dân số của thị xã Vĩnh Long hiện nay. Sau khi được thành lập, thành phố Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 4.800,8 ha với 147.039 nhân khẩu. Đơn vị hành chính gồm có 7 phường là phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9 và 4 xã là: xã Trường An, xã Tân Hòa, xã Tân Ngãi, xã Tân Hội.

Tóm tắt những thay đồi Hành chánh

Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long.

Ngày 26/12/1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1487,34 km², dân số 975.281 người, gồm thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn.

Ngày 13/2/1992 tái lập huyện Mang Thít từ huyện Long Hồ.

Ngày 31/07/2007 thành lập huyện Bình Tân, Bình Tân được tách từ huyện Bình Minh(thành lập theo Nghị định 125/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007)

Ngày 30/04/2009 thành lập Thành phố Vĩnh Long trên cơ sở của Thị xã Vĩnh Long( thành lập theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 10/4/2009 )

[sửa] Dân cư - con người

Danh nhân: nhà nghiên cứu văn hóa Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

Chính trị: Trần Văn Hương, cựu Thủ tướng và Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa; Phan Khắc Sửu cựu Quốc Trưởng cuả Việt Nam Công Hòa; Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Lộc cựu Thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa; Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam Phạm Hùng; Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phan Văn Đáng, nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Văn nghệ: Lệ Thủy, Út Trà Ôn, Thanh Bạch, Tòng Sơn, [[Lý Huỳnh]}, Bạch Lê (Nghệ sỹ), Thành Lộc, Bạch Long.

Chở lúa

[sửa] Kinh tế

Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn quả.

Tỉnh có 119.000 ha đất nông nghiệp, sản lượng lương thực 950.000 tấn/năm. 90% hộ gia đình làm nghề nông.

Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi

Vĩnh Long là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Bên cạnh đó Vĩnh Long còn có các khu công nghiệp và đặc biệt là Cù lao Sân Bay nằm giữa sông Tiền sẽ cất cánh đưa Vĩnh Long bay xa. Trong tương lai gần khi cầu Mỹ Thuận 2 được xây với 2 tầng dành cho bộ hành và đường sắt cao tốc, cầu Cù Lao Mây và Cù Lao Sân Bay được khởi công thì Vĩnh Long sẽ chính thức trở thành con rồng thức giấc đột phá đổi mới diện mạo miền Tây.

[sửa] Văn hóa, di tích lịch sử

Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...

Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu Công thần, đình Tân Giai, đình Tân Hoà. Đặc biệt là Văn Xương các ở thành phố Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi phổ biến với một tên khác là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) do đốc học Nguyễn Thông (người gốc Phan Thiết) lập ra.

Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thành phố Vĩnh Long khoảng 4 km, khu tưởng niệm này khá khang trang, tọa lạc bên đường quốc lộ 53. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.

[sửa] Hình ảnh

Cầu Mỹ Thuận, nhìn từ Vĩnh Long

Bình Minh, Vĩnh Long nhìn từ sông Hậu

Đêm ở quảng trường trung tâm Tp.Vĩnh Long

Đường phố ở Tp.Vĩnh Long

Đường phố ở Tp.Vĩnh Long

Đường phố ở Tp.Vĩnh Long

Sông Cổ Chiên, đoạn qua TP.Vĩnh Long

Thị trấn Long Hồ, Vĩnh Long

Thị trấn Long Hồ, Vĩnh Long

Phà An Hòa, Long Xuyên

Tiền Giang

Địa lý

[sửa] Vị trí

Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50'-106°45' đông và bắc[cần dẫn nguồn]. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông.

Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km[cần dẫn nguồn]. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL[cần dẫn nguồn], là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ[cần dẫn nguồn]. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam[cần dẫn nguồn]

[sửa] Địa hình-đất đai-Bờ biển

Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng[cần dẫn nguồn].

Diện tích tự nhiên: 2.481,8 km²[cần dẫn nguồn]. Đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh[cần dẫn nguồn], thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi[cần dẫn nguồn].

Bờ biển dài 32 km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua...) và phát triển kinh tế biển. Sản lượng cây trồng vật nuôi đứng đầu vùng ĐBSCL, với diện tích cây ăn trái vào loại bậc nhất của vùng với nhiều loại trái cây đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi Long Cổ Cò (Cái Bè), mận An Phước, xoài Cát Chu, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Châu Thành), sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), thanh long (xã Quơn Long - Chợ Gạo), dưa hấu và sơri (TX Gò Công), khóm Tân Lập (Tân Phước),... và nhiều vùng chuyên canh trái cây đặc sản của tỉnh như: vùng trái cây ở Cai Lậy, vùng chuyên canh trái cây ở Hòa Khánh - An Hữu (Cái Bè), vùng cam sành ở HTX cây ăn trái ở Mỹ Lương (Cái Bè), HTX bưởi lông, da xanh Cổ Cò (An Thái Đông, Cái Bè), vùng chuyên canh thanh long xã Quơn Long-Chợ Gạo...

[sửa] Khí hậu

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ hàng năm khoảng 27 °C; lượng mưa hằng năm khoảng 1.467 mm.

[sửa] Hành chính

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 1 thị xã loại IV và 8 huyện[1]. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 1 thị xã là Thị xã Gò Công.

Thành phố Mỹ Tho, gồm 11 phường và 6 xã, là đô thị loại 2 năm 2005 và sẽ là loại 1 vào năm 2015 với vai trò là hạt nhân của tỉnh và trung tâm 6 tỉnh phía bắc sông Tiền và được chính phủ quy hoạch là 1 trong những thành phố chủ lực của vùng đô thị mới vùng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chính phủ quy hoạch vào năm 2020 định hướng 2025.

Huyện Cái Bè, gồm 24 xã và 1 thị trấn Cái Bè), huyện lị là thị trấn Cái Bè.

Thị xã Gò Công, gồm 5 phường và 7 xã, là đô thị loại 4, hướng tới đô thị loại 3 vào năm 2010.

Huyện Gò Công Đông, gồm 2 thị trấn và 13 xã, huyện lị là thị trấn Tân Hòa và thị trấn Vàm Láng.

Huyện Gò Công Tây, gồm 1 thị trấn và 12 xã, huyện lị là thị trấn Vĩnh Bình.

Huyện Chợ Gạo, gồm 1 thị trấn và 18 xã, huyện lị là thị trấn Chợ Gạo.

Huyện Châu Thành, gồm 1 thị trấn và 23 xã, huyện lị là thị trấn Tân Hiệp.

Huyện Tân Phước, gồm 1 thị trấn và 12 xã, huyện lị là thị trấn Mỹ Phước.

Huyện Cai Lậy, gồm 1 thị trấn và 27 xã, dự kiến thành lập thị xã Cai Lậy vào năm 2010.

Huyện Tân Phú Đông, gồm 1 thị trấn và 5 xã, mới thành lập vào năm 2008.

Tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị cấp xã[cần dẫn nguồn] gồm 16 phường[cần dẫn nguồn], 7 thị trấn và 149 xã[cần dẫn nguồn]

Với định hướng phát triển xã hội của tỉnh Tiền Giang và theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Chính phủ giai đoạn 2015 - 2020 và theo công văn của UBND tỉnh Tiền Giang: thành phố Mỹ Tho sẽ được mở rộng diện tích là hơn 8.000 hecta với mật độ dân số khá cao đạt đúng tiêu chí của thành phố loại 2 và hướng tới loại 1 với hơn 19 phường và 5 xã ven với trung tâm là khu vực nội ô cũ của TP.Mỹ Tho và 3 khu đô thị trung tâm mới ở Trung Lương, Trung An và trung tâm công nghiệp Bình Tạo với chức năng gắn liền với Vùng đô thị mới Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam.

[sửa] Dân cư

Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ 706 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm TP Mỹ Tho, TX Gò Công và thị trấn Cai Lậy.

[sửa] Kinh tế

Là 1 trong 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm phía nam. Thu nhập bình quân đầu người 866 USD/người/năm ở nông thôn và 1350 USD/người/năm ở thành thị (2008).

Năm 2007, Tiền Giang vươn lên đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành cả nước về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh. Cùng với việc 'nhảy vọt' 21 thứ hạng so với năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt, có sức hấp dẫn cao. Số liệu minh chứng cho nhận định trên: trong năm 2007 toàn tỉnh có thêm 358 doanh nghiệp thuộc khối kinh tế dân doanh với số vốn đăng ký 1.664 tỷ đồng và có 222 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề với vốn đăng ký bổ sung là 421 tỷ đồng; như vậy, tổng năng lực tăng thêm của khối doanh nghiệp dân doanh trong năm 2007 là 2.085 tỷ đồng, gấp 2,6 lần tổng mức huy động đầu tư của kinh tế dân doanh năm 2006, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được trên địa bàn tỉnh (con số này của năm 2006 là 1/8), tính ra quy mô đầu tư mới của doanh nghiệp là 4,6 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần quy mô đầu tư bình quân của doanh nghiệp dân doanh trong năm 2006... Rõ ràng, chưa có năm nào trong hơn thập niên gần đây mà đầu tư của tư nhân lại có sự đột biến cực lớn như thế. Từ đó đã góp phần tạo mức tăng khá cao của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2007 lên đến trên 49%.

Các khu công nghiệp trong tỉnh:

Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho

Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành

Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc

Khu công nghiệp tàu thủy Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông

Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công

Khu công nghiệp dầu khí Tiền Giang (1000 ha): H.Gò Công Đông

Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như: KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm công nghiệp Tam Hiệp (Châu Thành), Long Định, CCN Bình Phúở TT. Bình Phú Cai Lậy, CCN Hòa Khánh (Cái Bè), CCN Bắc Mỹ Thuận(Hòa Hưng -Cái Bè)... Và hơn 10 cụm công nghiêp có quy mô lớn như: CCN An Thạnh, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Bình Đức, CCN Bình Xuân,... phân bố rộng khắp tất cả thị thành trong tỉnh.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã có nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, về đầu tư hạ tầng, đào tạo nghề... nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và có sức hấp dẫn.

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là 2 vùng kinh tế đang phát triển mạnh. Do nằm giữa 2 vùng kinh tế, nên Tiền Giang rất thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều dự án, lĩnh vực ngành nghề đầu tư, tiếp thu kiến thức khoa học, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, điều hành sản xuất...

Tiền Giang đã và đang hình thành là một tỉnh công nghiệp có tốc dộ phát triển cực mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao đứng vào hạng nhất nhì trong khu vực với nhiều KCN, CCN tập trung với quy mô lớn và làm ăn có hiệu quả như: KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN đóng tàu thủy Xoài Rạp,... và nhiều CCN tập trung có quy mô rộng đến trăm hecta như: CCN-TTCN Tân Mỹ Chánh, CCN khu vực Bình Đức, CCN An Thạnh,....

[sửa] Du lịch

Là tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt.

Thế mạnh chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ và đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, ...

Các điểm du lịch sinh thái như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.

Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ (chợ nổi Phụng Hiệp - Cần Thơ và chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang), có từ khoảng thế kỷ XVIII. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ (hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430 ha). Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền đầy ắp phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt.

[sửa] Cơ sở hạ tầng

Có mạng lưới viễn thông hiện đại[cần dẫn nguồn], đảm bảo thông tin liên lạc.

Điện lưới quốc gia đến toàn bộ các xã, phường, thị trấn.

Nước sạch cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt[cần dẫn nguồn] (55.000m³/ngày đêm) cho các khu đô thị và các vùng nông thôn.

Mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền với chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh hướng về phía Nam và 30 km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho tỉnh trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 40 km.

Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và khang trang hơn[cần dẫn nguồn] 100% xã có đường ô tô vào[cần dẫn nguồn] đến trung tâm của xã, hệ thống viển thông phủ rộng toàn tỉnh, số lượng thuê bao cố định lẫn di động ngày tăng cao và tăng một cách đột biến. Hệ thống INTERNET bao trùm tỉnh, mới đây Tổng công Ty viễn Thông Quân đội VIETTEL ký kết với Viettel Tiền Giang hình thành mạng Internet kết nối với tất cả các trường học trong toàn Tỉnh Tiền giang. Giai đoạn 2010-2015 tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang thuôc loại nhất nhì đồng bằng sông cửu long, xây dưng Thành Phố Mỹ Tho đạt chuẩn loại 2 và tiến tới loại 1, các đô thị nâng cấp lên tầm cao mới xây dựng giao thông, mỹ quan, hệ thống thương mại DV văn hóa, vui chơi giải trí, trung tâm thương mại đứng đầu 6 tỉnh phía bắc Sông Tiền nói riêng và đồng bằng. SCL nói chung gắn liền với trung tâm chính trị văn hóa bậc nhất của Tiền giang. Từ đó đưa Tiền giang ngang tầm với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

[sửa] Giáo dục

1.Trường Đại học Tiền Giang

2.Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

3.Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

4.Trường Trung học Bưu điện

Tiền Giang là tỉnh có nền Giáo dục phát triển đồng bộ với mạng lưới các trường TH, THCS, THPT, ĐH, Trung cấp Nghề, phủ rộng khắp tỉnh. Tỉ lệ tốt nghiệp, phổ cập giáo dục,...luôn luôn đướng ở mức độ cao và có nhiều trường nổi tiếng và hình thành từ rất lâu đời như:THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Cái Bè,...

Một số trường THPT nổi tiếng trong tỉnh như: THPT Chợ Gạo, THPT Tân Hiệp, THPT Cái Bè, THPT Thiên Hộ Dương, THPT Trương Định, THPT Đốc Binh Kiều, THPT Võ Việt Tân, THPT Nguyễn Đình Chiểu (College de Mỹ Tho), THPT Chuyên Tiền Giang, THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, THPT Đoàn Thị Nghiệp,... Một số trường THCS trong tỉnh như: THCS Vinh Kim, THCS Sông Thuận,THCS Dưỡng Điềm, Trường THCS Trừ Văn Thố, THCS Ấp Bắc, THCS Mỹ Hạnh Trung, Trường THCS Tân Bình, Trường THCS Long Định,........

[sửa] Trung tâm nghiên cứu

Tỉnh Tiền giang còn có Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam tọa lạc tại xã Long Định, huyện Châu Thành, và Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam tọa lạc tại Phường 1 Thành Phố Mỹ Tho

Long An

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh Long An


Tỉnh Việt Nam

Chính trị và hành chính

Bí thư tỉnh ủy

Mai Văn Chính

Chủ tịch HĐND

Đỗ Hữu Lâm

Chủ tịch UBND

Dương Quốc Xuân

Địa lý

Tỉnh lỵ

Thành phố Tân An

Miền

đồng bằng Nam Bộ

Diện tích

4.491,87 km²

Các thị xã / huyện

1 thành phố và 13 huyện

Nhân khẩu

Số dân (2009)
 • Mật độ
 • Nông thôn
 • Thành thị

1.436.914 người
320 người/km²
87%
13%

Dân tộc

Việt, Khmer, Hoa

Mã điện thoại

72

Mã bưu chính

81

ISO 3166-2

VN-41

Website

www.longan.gov.vn

Biển số xe

62

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Long An (định hướng).

Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.

Mục lục[ẩn]

1 Diện tích

2 Dân số

3 Vị trí

4 Hành chính

5 Địa hình

6 Nông nghiệp

7 Công Nghiệp

8 Khí hậu

9 Lịch sử

10 Di tích lịch sử

10.1 Di tích lịch sử cấp quốc gia

10.2 Di tích lịch sử cấp Tỉnh

10.3 Ngoài ra

11 Giao thông, thủy lợi

12 Tôn giáo

13 Thể thao

14 Hình ảnh

15 Liên kết ngoài

//

[sửa] Diện tích

Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87km². Trong đó:

Đất ở: 99000,7ha

Đất nông nghiệp: 331.286ha

Đất lâm nghiệp: 1000ha

Đất chuyên dùng: 28.574 ha

Đất chưa sử dụng: 32.985 ha

[sửa] Dân số

Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người, với mật độ dân số 320 người/km². Tỷ lệ nam/nữ khoảng 49,5/50,5.

[sửa] Vị trí

Long An nằm ở tọa độ 10°21'-12°19' Bắc và 105°30'-106°59' Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.

Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

[sửa] Hành chính

Long An gồm 1 thành phố và 13 huyện:

Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

Bến Lức 1 thị trấn và 14 xã. Huyện lỵ là thị trấn Bến Lức (Đô thị loại 4).

Cần Đước 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ là thị trấn Cần Đước.

Cần Giuộc 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ là thị trấn Cần Giuộc.

Châu Thành 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tầm Vu.

Đức Hòa 3 thị trấn và 17 xã. Huyện lỵ là thị trấn Hậu Nghĩa (Đô thị loại 4).

Đức Huệ 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Đông Thành.

Mộc Hóa 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Mộc Hóa (Đô thị loại 4).

Tân Hưng 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Hưng.

Tân Thạnh 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Thạnh.

Tân Trụ 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Trụ.

Thạnh Hóa 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Thạnh Hóa.

Thủ Thừa 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Thủ Thừa.

Vĩnh Hưng 1 thị trấn và 9 xã. Huyện lỵ là THị Trấn Vĩnh Hưng.

Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn.

[sửa] Địa hình

Dù xếp vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía Bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.

Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An.

Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:

Cửa khẩu Tho Mo - Đức Huệ

Cửa khẩu Bình Hiệp(Prây-Vo) - Mộc Hoá

Cửa khẩu Vàm Đồn - Vĩnh Hưng

Cửa khẩu Kênh 28 - Vĩnh Hưng

Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông).

Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Dóc Đinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.

[sửa] Nông nghiệp

Long An là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo tài nguyên, Gạo nàng thơm Chợ Đào - Cần Đước, dưa hấu Long Trì, Dứa (khóm hoặc thơm) Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, lá nhàu, mía Thủ Thừa và rượu Đế Gò Đen ở thị tứ Gò Đen - Bến Lức.

Long An đã phát hiện thấy các mỏ than bùn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập - Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý Tây, Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu tấn. Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón. Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường sống. Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.

[sửa] Công Nghiệp

Long An là một tỉnh công nghiệp nổi bật trong vài năm gần đây. Luôn đứng trong top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầi tư nước ngoài FDI. Công ngiệp đã tồn tại từ khá lâu được biết đến với những sản phẩm: Dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Công nghiệp chiếm hơn 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh.

Tập trung chủ yếu ở: Đức Hoà, Bến Lức, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc. Riêng 5 huyện, thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lương công nghiệp của tỉnh.

Các năm qua Long An tập trung phát triển Công nghiệp cho Song Đức là chủ yếu. Đức Hoà, Đức Huệ tập trung nhiều khu công nghiệp lớn bậc nhất cả nước. Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển hanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền Công nghiệp Long An. Một vài khu công nghiệp lớn: Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước). Trong các KCN đã đi vào hoạt động và một số KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của giai đoạn 2 là Đức Hoà 1, Xuyên á, Tân Đức, Thuận Đạo và Long Hậu.

[sửa] Khí hậu

Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng

Lượng mưa trung bình: 1.620 mm

Nhiệt độ trung bình 27,4 °C.

[sửa] Lịch sử

Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác.

Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi chiếm trọn Nam Kỳ, người Pháp đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh. Trong đó, tỉnh Gia Định tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tỉnh Tân An, Tây Ninh và Tỉnh Chợ Lớn; tỉnh Định Tường được tách ra làm 3 tỉnh mới là Tỉnh Mỹ Tho, Tỉnh Gò Công, Tỉnh Sa Đéc. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc Tỉnh Tân An, Chợ Lớn và một phần Sa Đéc.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân chúng Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.

Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

[sửa] Di tích lịch sử

Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

[sửa] Di tích lịch sử cấp quốc gia

Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức

Chùa Tôn Thạnh.

Nhà Trăm Cột.

Di tích Vàm Nhựt Tảo

Cụm di tích Bình Tả

Chùa Phước Lâm

Di tích lịch sử Bình Thành.

Di tích lịch sử căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (1946-1949)

Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm nhà cổ Thanh Phú Long

Di tích khảo cổ học Rạch Núi.

Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hoà.

Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong

Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa.

Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến.

Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông

Di tích lịch sử Nhà và lò gạch Võ Công Tồn

[sửa] Di tích lịch sử cấp Tỉnh

Di tich lịch sử Khu vực "Rạch Bà Kiểu": ở ấp Lũy, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử Khu vực Cầu Kinh - nơi xảy ra trận đánh đầu tiên và ác liệt nhất trong chiến dịch 45 ngày đêm đánh Mỹ ở vùng Hạ Cần giuộc (từ 5/6 đến 20/07/1967): ở ấp 1, xã Phước Vĩnh Tây,huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử Khu vực "Ngã ba mũi tàu": địa điểm tập trung cuộc biểu tình ngày 22 tháng 7 năm 1961 (năm Tân Sửu) của nhân dân huyện Cần Giuộc (ở xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử khu vực sân banh Cần Giuộc - thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử Khu vực Cầu Tre - địa điểm ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (cuối tháng 10 - A6L năm 1967) ở ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử "Khu vực Gò Sáu Ngọc" ở ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử "Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình" ở ấp Trị Yên, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử Đình Chánh Tân Kim ở ấp Tân Xuân, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc.

Di tích kiến trúc nghệ thuật "Miếu Bà Ngũ Hành" xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc.

Di tích lịch sử văn hóa "Chùa Thới Bình" tọa lạc tại ngã ba vàm Rạch Dừa thuộc ấp Phước Thới, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc.

Di tích chùa Thạnh Hòa tọa lạc tại ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc.

Nhà họp Long hiệp - ấp Long Bình xã Long Hiệp, huyện Bến Lức.

Di tích lịch sử: "Khu vực Xóm Nghề" - Quê hương anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực thuộc Thôn Bình Nhựt - Tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An nay là xã Thạnh Đức huyện Bến Lức.

Di tích lịch sử Đồn Rạch Cát.

Di tích văn hóa - lịch sử "Dinh tổng Thận"- phường 1, Tp Tân An.

[sửa] Ngoài ra

Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước),nghề làm trống (Tân Trụ), nghề làm bánh tráng (Tân An)...

Chùa Linh Sơn (chùa Núi): Chùa nằm trên khu di chỉ khảo cổ Rạch Núi. Chùa do hòa thượng Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thế kỷ 19. Chùa được trùng tu sửa chữa vào các năm 1926, 1970 và 1988. Kiến trúc ngôi chính điện hiện nay do hòa thượng Thiên Lợi sửa chữa năm 1970. Trong chùa còn lưu giữ trên 100 bức tượng, trong đó có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ quí như tượng cổ Tiêu Diện, cao 0,40 m (1,2 ft). Ngoài ra, trong khuôn viên chùa có tháp hòa thượng Quảng Trí và hòa thượng Thiện Lợi.

Nhà bảo tàng Long An: ở ngay trung tâm thành phố Tân An, thuộc phường 4.

[sửa] Giao thông, thủy lợi

Đường bộ: có Quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch nối Đông Nam bộ với Tây Nam bộ có một số cầu chính như Cầu Tân An, Cầu Bến Lức, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, Quốc lộ N1, Đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Ngoài ra còn có một số tỉnh lộ như: tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 22, tỉnh lộ 821, tỉnh lộ 822, Tỉnh lộ 823, tỉnh lộ 824, tỉnh lộ 825, tỉnh lộ 826 tỉnh lộ 827, tỉnh lộ 828, tỉnh lộ 829, tỉnh lộ 831, tỉnh lộ 833, tỉnh lộ 835, tỉnh lộ 836, tỉnh lộ 837, tỉnh lộ 838 và tỉnh lộ ĐT 839.

Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km.

[sửa] Tôn giáo

Tại Long An có 5 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài, Hòa Hảo. Chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ người theo các tôn giáo này.

Cao đài: 124 Thánh thất.

[sửa] Thể thao

Thể thao Long An nổi tiếng với câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An, đội bóng đã đoạt cả hai chức vô địch V-League năm 2005,2006 và cúp quốc gia năm 2005.

Đội Bóng chuyền nữ Dệt Long An (đổi tên thành Bình Điền-Long An từ năm 2004) liên tiếp đứng trong 3 hạng đầu giải vô địch bóng chuyền Việt Nam, nhiều vận động viên góp mặt trong đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia.

Hành chính

Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:

Thành phố Bến Tre 10 phường và 6 xã

Huyện Ba Tri 1 thị trấn và 23 xã

Huyện Bình Đại 1 thị trấn và 19 xã

Huyện Châu Thành1 thị trấn và 22 xã

Huyện Chợ Lách 1 thị trấn và 10 xã

Huyện Giồng Trôm 1 thị trấn và 21 xã

Huyện Mỏ Cày Bắc 13 xã

Huyện Mỏ Cày Nam 1 thị trấn và 16 xã

Huyện Thạnh Phú 1 thị trấn và 17 xã

Bến Tre có 164 xã, phường và thị trấn

[sửa] Địa lý

Bến Tre có diện tích là 2.315 km²[2]. Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông [3]. Dân số của tỉnh là 1.354.589 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009]) với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô.

Bến Tre là tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát (tiêu biêu ở xã An Thuận-huyện Thạnh Phú có một cồn cát mặc dầu cách biển đến khoảng 15-20km) xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc với nhiều sông rạch. Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre lần lượt thành cù lao An Hóa (gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Bình Đại), cù lao Bảo (gồm một phần huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri) và cù lao Minh (gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày bắc, Mỏ cày Nam, Thạnh Phú). Hai sông Hàm Luông và Ba Lai chảy xuyên suốt tỉnh rồi ra hai cửa biển cùng tên. Sông Mỹ Tho chia ranh giới phía bắc với tỉnh Tiền Giang rồi đổ ra cửa Đại. Sông Cổ Chiên làm ranh giới với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh rồi chảy ra hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Các sông rạch khác là sông Bến Tre, rạch Bàng Cùng, kinh Thơm, kinh Tân Hương, kinh Tiên Thủy, rạch Cầu Mây, rạch Vũng Luông...

Bờ biển Bến Tre dài khoảng 60 cây số. Ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ...

[sửa] Lịch sử

Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An (được nâng cấp từ tổng Tân An lên năm 1808), thuộc phủ Định Viễn (cũng được nâng cấp từ châu Định Viễn trong cùng năm), nằm trong trấn Vĩnh Thanh.

Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay).

Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thanh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm 3 phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).

Năm 1837, đặt thêm phủ Hoằng Trị, rồi đến năm 1851, bỏ phủ Hoằng An, các huyện trực thuộc nhập cả vào phủ Hoằng Trị.

Khi người Pháp đến xâm chiếm Bến Tre, có nhiều cuộc kháng cự của nhân dân địa phương. Năm 1862, Phan Ngọc Tòng (người làng An Bình Đông, quận Ba Tri) bỏ nghề dạy học, chiêu tập người yêu nước vùng lên đánh Pháp. Ông tử trận vào đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng Giêng (30 tháng 1 năm 1868).

Cuối năm 1867, quân Pháp đem binh chiếm ba tỉnh miền Tây là Hà Tiên, An Giang và Vĩnh Long. Phan Thanh Giản (người làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri )giữ ba thành không nổi. Do không làm tròn mệnh vua, ông dặn dò con cháu không được làm tay sai cho Pháp, rồi uống thuốc độc tự vận. Từ năm 1867 đến 1870, các cuộc khởi nghĩa do các con của Phan Thanh Giản là Phan Liêm, Phan Tôn và Phan Ngữ vẫn diễn ra không chỉ ở Bến Tre mà còn ở Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, được nhiều người dân hưởng ứng. Pháp sai Tôn Thọ Tường và Tổng đốc Phương nhiều lần chiêu hàng không được. Năm 1870, trong một cuộc giao chiến ở Giồng Gạch, Phan Tôn và Phan Ngữ tử trận. Phan Liêm phải lui ra miền bắc. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, sáu tỉnh lớn được chia thành 20 tỉnh (về sau đặt thêm tỉnh thứ 21 là Vũng Tàu). Một phần đất của Vĩnh Long được tách ra để lập tỉnh Bến Tre.

Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì Bến Tre là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính Vĩnh Long.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre.

Từ đó, bỏ cấp huyện mà chia thành quận. Tỉnh có 4 quận: Ba Tri, Sốc Sãi, Mỏ Cày, Thạnh Phú, với 21 tổng và 144 xã. Diện tích của tỉnh là 1501 km². Dân số năm 1910: 223.405 người, năm 1930: 286.000 người, năm 1943: 346.500 người, năm 1955: 339.000 người.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long, Hương Mỹ, Trúc Giang, với 115 xã, 793 ấp (năm 1965), năm 1970 có 119 xã. Tỉnh lị gọi là Trúc Giang. Diện tích của tỉnh là 2085 km². Dân số năm 1965 là 547.819 người, năm 1970 là 582.900 người.

Từ năm 1975 tỉnh Bến Tre lấy lại tên cũ và chia thành các huyện.

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là quê hương "Đồng Khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.

[sửa] Kinh tế

[sửa] Nông nghiệp

Cầu tại Bến Tre

Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn. Đất Bến Tre do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Long. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu phụ cũng chiếm phần quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau.

Loại cây công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, thuốc lá, mía, ca cao ].

Bến Tre có hơn 45.000 ha trồng dừa (2009). Dừa ở đây rất nhiều trái và lượng dầu cao. Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa. Kẹo dừa Bến Tre là đặc sản của vùng. Một dự án trồng xen ca cao tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của nông dân Bến Tre.

Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng. Đất bồi thích hợp trồng cói.

Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa,bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở huyện chợ lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện chợ lách còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng Trong thời gian gần đây cây táo hồng đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,... Thời gian đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên trong thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng không tìm được hướng thị trường mới và chứa chế biến để có thể bảo quản lâu dài.

[sửa] Làng nghề

Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Mới đây cũng có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng trong nước.

[sửa] Thủy sản

Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he.

Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần. Dân chúng lấy rượu ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm.

Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan.

[sửa] Du lịch

[sửa] Du lịch sinh thái

Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.

Một số địa điểm du lịch có tiếng là:

Cồn Phụng

Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong.

Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.

Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch.[2] Một số người còn gọi đây là "Vũng Tàu 2".[3]Hiện nay nơi này đã được đầu tư thành nơi nuôi cá da trơn và Trai cánh đen.[4][5]

Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đủa, đậu ván, mãng cầu xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển...

Các vườn cây ăn trái Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách

Bãi biển Thừa Đức thuộc Bình Đại

Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri.

[sửa] Di tích

Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng.

Các chùa nổi tiếng ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh. Chùa Hội Tôn Chùa được thiền sư Long Thiền dựng vào thế kỷ 18 tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành và được trùng tu vào các năm 1805, 1884, 1947 và 1992. Chùa Tuyên Linh được dựng vào năm 1861 ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mõ Cày, và được tu sửa và mở rộng vào các năm 1924, 1941, 1983. Chùa Viên Minh tọa lạc ở 156, đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, với kiến trúc hiện nay được xây từ năm 1951 đến 1959.

Các nhân vật nổi tiếng có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản và nữ tướng Nguyễn Thị Định. Ngôi mộ của nhà bác học nổi tiếng Trương Vĩnh Ký, trước cũng ở Bến Tre (Cái Mơn - xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), nay đã được cải táng đến Chợ Quán, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

[sửa] Lễ hội

Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và Lễ hội nghinh Ông.

Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử.

Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lế hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.

[sửa] Nhân vật

Cây dừa, biểu tượng của Bến Tre

Một số người nổi tiếng đã sinh sống tại Bến Tre là:

Nguyễn Đình Chiểu, Nhà thơ

Võ Trường Toản (Được cải táng 1867), Nhà nho

Phan Thanh Giản, Quan đại thần Triều Nguyễn

Nguyễn Ngọc Tương, Đức Giáo tông

Sương Nguyệt Anh (tên thật Nguyễn Thị Xuân Khuê, con gái Nguyễn Đình Chiểu), Nữ văn sĩ.

Trương Vĩnh Ký, Học giả

Trương Tấn Bửu, Công thần Triều Nguyễn

Nguyễn Ngọc Nhựt (con của Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương), Liệt sĩ kháng chiến

Nguyễn Ngọc Thăng (Lãnh Binh Thăng), Lãnh binh Triều Nguyễn

Phan Ngọc Tòng

Hoàng Lam

Nguyễn Thị Định (Cô Ba Định), Anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ: Nữ tướng

Lê Anh Xuân(Ca Lê Hiến), Nhà thơ, chiến sĩ cách mạng

Trần Văn Ơn, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Lê Văn Dũng, Đại tướng

Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng

Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương binh & Xã hội

Trần Thị Trung Chiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế

Phạm Khắc (1939-2007), nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim.

[sửa] Tỉnh, Thành phố kết nghĩa

Phú Thọ

Vĩnh Phúc

Tp Hồ Chí Minh

Sóc Trăng là một thành phố ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở bờ phải sông Hậu miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông nối liền Cà Mau, Bạc Liêu với Thành phố Hồ Chí Minh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km.

Mục lục[ẩn]

1 Vị trí

2 Đất đai

2.1 Câu đề mục

3 Sông ngòi

4 Địa hình

5 Hành chính

6 Lãnh Đạo Tỉnh Ủy

7 Cơ sở hạ tầng

8 Dân cư

9 Nguồn gốc tên gọi

10 Văn hóa

11 Ẩm thực

12 Di tích

12.1 Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)

12.2 Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)

13 Các trường THCS, THPT, CĐ và ĐH ở Sóc Trăng

13.1 Hệ thống trường Trung học cơ sở

13.2 Hệ thống trường Trung học Phổ thông

13.3 Hệ thống trường đại học cao đẳng và trung cấp

14 Giao thông

14.1 Đường bộ

14.2 Đường thuỷ

14.3 Đường hàng không

15 Truyền thông

16 Y tế

17 Những kỷ lục

18 Hình ảnh

19 Xem thêm

20 Chú thích

21 Liên kết ngoài

//

[sửa] Vị trí

Tỉnh Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14'-9°56' vĩ độ bắc và 105°34'-106°18' kinh độ đông, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km.

Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km.

[sửa] Đất đai

Tổng diện tích: 322.330 ha

Đất ở: 4.725 ha

Đất nông nghiệp: 263.831 ha

Đất lâm nghiệp: 9.287 ha

Đất chuyên dùng: 19.611 ha

Đất chưa sử dụng: 24.876 ha [cần dẫn nguồn]

Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m.

[sửa] Câu đề mục

[sửa] Sông ngòi

Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.

[sửa] Địa hình

Là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, địa hình của Sóc Trăng khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh là thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một dải cù lao với diện tích hàng trăm kilomet vuông. Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ cao trung bình từ 0,5 đến 1,0 m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của địa hình từ 3 phía là sông Hậu, biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía Nam huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị khó thoát nước, bị ngập úng kéo dài.

[sửa] Hành chính

Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng.

Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa).

Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.

Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

Thành phố Sóc Trăng gồm 10 phường

Cù Lao Dung gồm 1 thị trấn và 7 xã

Kế Sách gồm 1 thị trấn và 12 xã

Long Phú gồm 1 thị trấn và 10 xã

Mỹ Tú gồm 1 thị trấn và 8 xã

Mỹ Xuyên gồm 1 thị trấn và 10 xã

Thạnh Trị gồm 2 thị trấn và 8 xã

Ngã Năm (Đang nâng cấp mở rộng để phát triển thành Thị xã [cần dẫn nguồn])

Vĩnh Châu (Đang nâng cấp mở rộng để phát triển thành Thị xã [cần dẫn nguồn])

Châu Thành gồm 1 thị trấn và 7 xã

Trần Đề gồm 2 thị trấn và 9 xã

Số phường: 10. Số thị trấn: 12. Số xã: 87.

[sửa] Lãnh Đạo Tỉnh Ủy

Bí thư Tỉnh Ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh :
Võ Minh Chiến
Chức vụ :
*Bí thư Tỉnh Sóc Trăng
*Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh  :
Huỳnh Thành Hiệp
Chức vụ : Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh

Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:

Phó Chủ tịch Thường trực Tỉnh:
Nguyễn Trung Hiếu

Các Phó Chủ Tịch :
Nguyễn Đức Kiên
Lê Văn Cần
Trần Thành Nghiệp

[sửa] Cơ sở hạ tầng

Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó biên tập lại.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Hệ thống siêu thị :

Siêu thị TrietMart

Siêu thị Thế Giới Di Động

Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn

Siêu thị Điện Máy Ánh Quang

Siêu thị Điện Thoại Việt Châu

Siêu thị Coopmart (Đang xây dựng) (dự kiến qúi 3/2010 hoàn thành)

Siêu thị Vinatex (Đang có đề án xây dựng)

Siêu thị Cao ốc - tổng hợp Ánh Quang Laza (Đang xây dựng) (dự kiến 2012 hoàn thành)

Siêu thị Quang Đại

Siêu thị điện máy Ánh Quang

Hệ thống chợ :

Chợ F2

Chợ Bông Sen

Chợ Sóc Trăng ( TTTM TP SÓC TRĂNG )

Chợ Khánh Hùng

Chợ Sung Đinh

[sửa] Dân cư

Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.223,3 km². dân số (theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009) là 1.289.441 người. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có khoảng 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.

[sửa] Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang). [1]

[sửa] Văn hóa

Có nền văn hóa ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer với nhiều màu sắc hấp dẫn.

Khu vui chơi Hồ Nước Ngọt

[sửa] Ẩm thực

Bánh pía là loại đặc sản của Sóc Trăng, được xuát khẩu đến các nước trên thế giới.[cần dẫn nguồn]

Lạp xưởng

Bún nước lèo là đặc sản của Sóc Trăng

Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.

Bò nướng ngói dặc sản [cần dẫn nguồn] của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm.

Ngoài ra còn một số món như: bún xào Thạnh Trị, bún gỏi già....

[sửa] Di tích

[sửa] Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)

Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).

Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng đất mõi cái cao 2m.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

[sửa] Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)

Chùa được xây dựng cách đây 400 năm [cần dẫn nguồn]. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi[cần dẫn nguồn], phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vường trái cây cách xa hàng chục km.

[sửa] Các trường THCS, THPT, CĐ và ĐH ở Sóc Trăng

Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó biên tập lại.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

[sửa] Hệ thống trường Trung học cơ sở

THCS Phường 1 (TP.Sóc Trăng)

THCS Phường 2 (TP.Sóc Trăng)

THCS Phường 3 (TP.Sóc Trăng)

THCS Phường 4 (TP.Sóc Trăng)

THCS Pô thi (TP.Sóc Trăng)

Thực hành Sư phạm Sóc trăng (huyện Mỹ Xuyên)

[sửa] Hệ thống trường Trung học Phổ thông

Tại Thành phố Sóc Trăng có 5 trường THPT:

THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai - Hiệu Trưởng "Lê Tứ Hải"Http://www.THPTChuyenST.edu.vn

THPT Hoàng Diệu - Hiệu Trưởng "Nguyễn Hữu Mệnh"

THPT ischool Sóc Trăng (Trường THPT Lê Lợi) - Hiệu Trưởng "Trần Bá Hòa"

THPT Lê Hồng Phong - 66B Nguyễn Thị Minh Khai , Tp.Sóc Trăng - Hiệu Trưởng "Phạm Ngọc Phụng"

THPT Nội trú Huỳnh Cương - Hiệu Trưởng: Nguyễn Văn Quyến

Các huyện:

Huyện Kế Sách:
THPT An Lạc Thôn
THPT Kế Sách
THPT Phan Văn Hùng
THPT Thiều Văn Chỏi

Huyện Long Phú:
THPT Lương Định Của
THPT Đại Ngãi
THPT Tân Thạnh (Đang nâng cấp)

Huyện Cù Lao Dung:
THPT Đoàn Văn Tố
THPT An Thạnh 3

Huyện Vĩnh Châu:
THPT Nguyễn Khuyến
THPT Vĩnh Hải

Huyện Mỹ Tú:
THPT Huỳnh Hữu Nghĩa
THPT Mỹ Hương
THPT Mỹ Thuận

Huyện Châu Thành:
THPT Thuận Hoà
THPT An Ninh
THPT Phú Tâm - Hiệu Trưởng THPT Phú Tâm "Cao Văn Quang"

Huyện Trần Đề:
THPT Lịch Hội Thượng
THPT Trần Đề (Đang xây dựng)

Huyện Mỹ Xuyên:
THPT Mỹ Xuyên
THPT Ngọc Tố
THPT Hoà Tú
THPT Văn Ngọc Chính

Huyện Thạnh Trị:
THPT Trần Văn Bảy
THPT Thạnh Tân

Huyện Ngã Năm:
THPT Lê Văn Tám
THPT Mai Thanh Thế

[sửa] Hệ thống trường đại học cao đẳng và trung cấp

Trường Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng

Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

Trường Trung cấp Bali Nam Bộ

Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng

Trường Đại học Nam Việt (Đang xây dựng)

Trường Trung cấp y tế

Trường Trung học văn hóa nghệ thuật Sóc Trăng

115.78.82.20 (thảo luận) 06:00, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)

[sửa] Giao thông

[sửa] Đường bộ

Quốc lộ:

Quốc lộ 1 (Đi từ Sóc Trăng- TP. Hồ Chí Minh)

Quốc lộ 60 (Đi từ Sóc Trăng- Trà Vinh- Bến Tre- Tiền Giang)

Quốc lộ Nam Sông Hậu (Đi từ Cần Thơ- Hậu Giang- Sóc Trăng- Bạc Liêu)

Quản lộ Phụng Hiệp (Đang xây dựng)

Hệ thống tuyến xe buýt:

Tuyến 1: TP. Sóc Trăng - Thạnh Trị - Ngã Năm

Tuyến 2: TP. Sóc Trăng - Châu Thành - Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)

Tuyến 3: TP. Sóc Trăng - Long Phú

Tuyến 4: TP. Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề)

Tuyến 5: TP. Sóc Trăng - Kế Sách

Tuyến 6: TP. Sóc Trăng - Mỹ Tú

Tuyến 7: TP. Sóc Trăng - Vĩnh Châu

Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng - Đại Ngãi

Tổng cộng 8 tuyến với 50 đầu xe.

[sửa] Đường thuỷ

Từ Sóc Trăng có thể đi đến hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tuyến tàu cao tốc Kế Sách - Thành phố Cần Thơ

Tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Thành phố Cần Thơ

Tuyến tàu cao tốc Cái Côn - Thành phố Cần Thơ

Tuyến tàu cao tốc Ngã Năm - Phụng Hiệp - Thành phố Cần Thơ

[sửa] Đường hàng không

Tính xác thực của bài hay đoạn này còn đang trong vòng tranh luận.
Xin vui lòng xem và đóng góp ý kiến ở trang thảo luận.

Hiện nay do nhu cầu đi lại của người dân, Chính phủ và Công ty cổ phần Hàng không Miền Nam quyết định xây dựng sân bay Sóc Trăng theo tiêu chuẩn quốc gia, sân bay lớn thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long.

[sửa] Truyền thông

Tại trung tâm TP Sóc Trăng có :

Đài Phát Thanh & Truyền Hình Tỉnh Sóc Trăng STV

Truyền Hình: Phát trên 3 kênh: STV1 (25UHF), STV2 (50UHF), STV (10VHF) và kênh truyền hình Cáp Sóc Trăng (STVC)

Phát Thanh : Am ( 1278 kmz) Fm (100.4 mhz ) tại đây còn có trạm phát sóng Fm 99.9 mhz của Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.Hồ Chí Minh trên làn sóng 103.2 mhz

Đài truyền hình Cáp Sóc Trăng: Phát sóng 24/24, gồm 52 kênh trong nước và quốc tế.

Tại trung tâm các huyện có các đài truyền thanh trực thuộc.

[sửa] Y tế

Khu vực tại Trung tâm Thành phố Sóc Trăng:

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng quy mô lớn thứ hai (sau bệnh viện Cần Thơ) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Đang xây dựng).

Bệnh Ung Bướu Trung Ương

Bệnh viện Đông Y

Bệnh Viện Chuyên Khoa Sản & Nhi (Đang xây dựng)

Bệnh viện 30/4 (Bệnh viện đều trị lao của tỉnh)

Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng (Bệnh viện đa khoa cũ)

Bệnh viện Quân Dân Y (Đang xây dựng)

Bệnh viện đa khoa Thành phố Sóc Trăng

Ngoài Ra Còn Có Các bệnh viện tư nhân:

Bệnh viện Triều Châu (Đang xây dựng)

Bệnh viện Vạn Phúc (Đang xây dựng)

Khu vực tại huyện:

Huyện Kế Sách

Bệnh viện đa khoa Kế Sách

Bệnh viện đa khoa khu vực An Lạc Thôn

Huyện Long Phú

Bệnh viện đa khoa Long Phú

Bệnh viện đa khoa khu vực Đại Ngãi

Huyện Vĩnh Châu: Bệnh viện đa khoa Vĩnh Châu

Huyện Mỹ Tú: Bệnh viện đa khoa Mỹ Tú

Huyện Châu Thành: Bệnh viện đa khoa Châu Thành

Huyện Thạnh Trị

Bệnh viện đa khoa Thạnh Trị

Bệnh viện đa khoa khu vực Hưng Lợi

Huyện Ngã Năm: Bệnh viện đa khoa Ngã Năm

Huyện Mỹ Xuyên: Bệnh viện đa khoa Mỹ Xuyên

Huyện Trần Đề

Bệnh viện đa khoa Trần Đề

Bệnh viện đa khoa khu vực Lịch Hội Thượng


Các phòng khám tư nhân trung tâm TP Sóc Trăng:

Phòng Khám Hoàng Tuấn

Phòng Khám Đông Y Trung Quốc

[sửa] Những kỷ lục

Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó biên tập lại.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Thay đổi hành chính:

Long Phú: là huyện có 2 lần chia tách (tách một phần phía Đông để thành lập huyện Cù Lao Dung và phía Nam để thành lập huyện Trần Đề).

Kế Sách, Vĩnh Châu là 2 huyện chưa có thay đổi hành chính.

Nếu giữ nguyên huyện Long Phú cũ (tính cả huyện Cù Lao Dung và phần địa giới nay thuộc huyện Trần Đề) thì: Long Phú sẽ là huyện có số dân đông nhất nước[cần dẫn nguồn] (trên 300.000 người), là huyện có số thị trấn nhiều nhất nước với 5 thị trấn (Long Phú, Đại Ngãi, Trần Đề, Lịch Hội Thượng, Bến Bạ), là huyện đa dạng với nhiều lĩnh vực kinh tế như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lúa nước, đánh bắt, công nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển khác) và là huyện có số đơn vị hành chính nhiều nhất tỉnh.

Ngã Năm, Vĩnh Châu là 2 huyện có khoảng cách xa với trung tâm tỉnh nhất nhưng lại là hai huyện phát triển thành thị xã sớm nhất, là tiền đề để tỉnh Sóc Trăng phát triển nhiều thị xã hơn nữa (trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 cơ bản sẽ phát triển thêm 3 đến 4 thị xã nữa: Kế Sách, Cù Lao Dung, Mỹ Tú và Long Phú) nâng số thị xã lên 5 hoặc 6. Điều hiếm thấy ở nước ta.

Vĩnh Châu: từ một huyện có số dân ít nhất và diện tích nhỏ thứ hai tỉnh (năm 2000) nay đã đứng đầu tỉnh về diện tích và thứ 4 về dân số khi các huyện khác lần lượt được chia tách, điều đó cho thấy các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú có nền kinh tế phát triển khá mạnh, còn Vĩnh Châu thì chỉ được tập trung chủ yếu ở thị trấn.

Ngã Năm trước khi chỉ là một trong hai thị trấn của huyện Thạnh Trị (không phải là trung tam huyện lị) sau khi chia tách đã phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng của như kinh tế năng động đã giúp thị trấn non trẻ sớm trở thành thị xã của tỉnh.

Thạnh Trị, Mỹ Tú: các tên thị trấn đều không trùng tên với huyện (khác với các huyện còn lại). Thạnh Trị: Phú Lộc, Ngã Năm (trước khi chia tách), Hưng Lợi (xã Châu Hưng) - Mỹ Tú: Huỳnh Hữu Nghĩa.

Trà Vinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Tỉnh Trà Vinh

-  Tỉnh Việt Nam  -

Biệt danh: Trà Vinh

Quốc gia

 Việt Nam

Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long

Chính quyền

 - Kiểu

Việt Nam

 - Chủ tịch UBND Tỉnh

Trần Hoàn Kim

 - Chủ tịch HĐND Tỉnh

Dương Hoàng Nghĩa

 - Bí thư Tỉnh Ủy

Trần Trí Dũng

Múi giờ

G (UTC+7)

Mã bưu chính

90

Mã điện thoại

074

Dân tộc

Việt, Hoa, Chăm, Khmer

Bảng số xe

84

Phân chia hành chính

1 Thành Phố - 7 Huyện

Website: http://www.travinh.gov.vn

Tọa độ: 9°50′N 106°15′E / 9.83, 106.25 Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.

Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Trà Vinh, nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Thành phố Trà Vinh có quyết định thành lập trên cơ sở thị xã Trà Vinh từ tháng 3 năm 2010.

Mục lục[ẩn]

1 Địa lý

1.1 Vị trí

1.2 Đất

1.3 Địa hình

1.4 Giao thông

1.5 Sông ngòi

1.6 Vùng biển

2 Khí hậu

3 Nhân Vật

4 Thay đổi hành chính

5 Dân cư

6 Lịch sử

7 Văn hóa

8 Ẩm thực

9 Kinh tế

10 Hình ảnh

11 Liên kết ngoài

//

[sửa] Địa lý

[sửa] Vị trí

Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông.

Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km.

[sửa] Đất

Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.215,15 km² (tương đương 221.515,03 ha) - số liệu 2003, chia ra như sau:

Đất ở: 3.151,36 ha

Đất nông nghiệp: 180.004,31 ha

Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha

Đất chuyên dùng: 9.936,22 ha

Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha

[sửa] Địa hình

Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển. ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo bình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn.

Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giống cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5 tháng.

[sửa] Giao thông

Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông dụng và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựa theo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Thành phố Hồ Chí Minh qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi ngã Vĩnh Long).

Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cống đang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế của cả nước.

[sửa] Sông ngòi

Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An.

[sửa] Vùng biển

Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.

[sửa] Khí hậu

Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.

Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6 °C, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8 °C, nhiệt độ tối thấp: 18,5 °C biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4 °C. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.

Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt 88%.

Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588-1227 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.

Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).

Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục 10-18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) thường nghiêm trọng hơn.

[sửa] Nhân Vật

Tỉnh Trà Vinh là quê hương của Phó Thủ tướng - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân

[sửa] Thay đổi hành chính

Thống kê đến ngày 30/06/2004 Tỉnh Trà Vinh có tổng số xã/phường/thị trấn: 102; xã: 84, phường: 9, thị trấn: 9

842. Thị xã Trà Vinh 9 phường, 1 xã: Phường 4, Phường 1, Phường 3, Phường 2, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Xã Long Đức.

844. Huyện Càng Long 1 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Càng Long, Xã Đức Mỹ, Xã Nhị Long, Xã Nhị Long Phú, Xã Đại Phước, Xã Đại Phúc, Xã Mỹ Cẩm, Xã An Trường A, Xã Bình Phú, Xã An Trường, Xã Phương Thạnh, Xã Tân Bình, Xã Huyền Hội, Xã Tân An.

845. Huyện Cầu Kè 1 thị trấn, 10 xã: Thị trấn Cầu Kè, Xã Thạnh Phú, Xã Thông Hòa, Xã Tam Ngãi, Xã Hòa Ân, Xã Châu Điền, Xã An Phú Tân, Xã Hoà Tân, Xã Phong Thạnh, Xã Phong Phú, Xã Ninh Thới.

846. Huyện Tiểu Cần 2 thị trấn, 9 xã: Thị trấn Tiểu Cần, Thị trấn Cầu Quan, Xã Hiếu Trung, Xã Hiếu Tử, Xã Tập Ngãi, Xã Phú Cần, Xã Long Thới, Xã Ngãi Hùng, Xã Tân Hòa, Xã Tân Hùng, Xã Hùng Hòa.

847. Huyện Châu Thành 1 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Châu Thành, Xã Hòa Thuận, Xã Nguyệt Hóa, Xã Hưng Mỹ, Xã Hòa Minh, Xã Lương Hòa, Xã Lương Hoà A, Xã Hòa Lợi, Xã Đa Lộc, Xã Song Lộc, Xã Long Hòa, Xã Phước Hảo, Xã Mỹ Chánh, Xã Thanh Mỹ.

848. Huyện Cầu Ngang 2 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Cầu Ngang, Thị trấn Mỹ Long, Xã Vĩnh Kim, Xã Kim Hòa, Xã Mỹ Long Bắc, Xã Mỹ Hòa, Xã Hiệp Hòa, Xã Trường Thọ, Xã Mỹ Long Nam, Xã Thuận Hòa, Xã Nhị Trường, Xã Long Sơn, Xã Hiệp Mỹ Đông, Xã Hiệp Mỹ Tây, Xã Thạnh Hòa Sơn.

849. Huyện Trà Cú 1 thị trấn, 16 xã: Thị trấn Trà Cú, Xã Phước Hưng, Xã Tập Sơn, Xã Tân Sơn, Xã Tân Hiệp, Xã An Quảng Hữu, Xã Long Hiệp, Xã Ngãi Xuyên, Xã Ngọc Biên, Xã Lưu Nghiệp Anh, Xã Thanh Sơn, Xã Kim Sơn, Xã Đôn Châu, Xã Hàm Giang, Xã Đôn Xuân, Xã Đại An, Xã Định An.

850. Huyện Duyên Hải 1 thị trấn, 9 xã: Thị trấn Duyên Hải, Xã Hiệp Thạnh, Xã Long Hữu, Xã Ngũ Lạc, Xã Trường Long Hòa, Xã Long Toàn, Xã Long Khánh, Xã Dân Thành, Xã Long Vĩnh, Xã Đông Hải.

Biểu trưng của tỉnh Trà Vinh

Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm Thành phố Trà Vinh và 7 huyện với 104 xã, phường và thị trấn. Bảy huyện là: Huyện Càng Long, Châu Thành, Huyện Cầu Kè, Huyện Tiểu Cần, Huyện Cầu Ngang, Huyện Trà Cú, Huyện Duyên Hải.

[sửa] Dân cư

Dân số:

1971: 411.190

2000: 973.065

Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người


Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%) và người Hoa chiếm phần còn lại.

Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.

Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.

Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.

[sửa] Lịch sử

Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832).

Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.

Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.

Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay.

[sửa] Văn hóa

Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.(lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm)

Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.

Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.

Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.

Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn).

[sửa] Ẩm thực

Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.

[sửa] Kinh tế

Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Thu nhập bình quân rất thấp. 50USD/người/tháng. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ yếu từ các ngành nghề như: may mặc, giày da, và các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng

Thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(đổi hướng từ TP. Hồ Chí Minh)

Bước tới: menu, tìm kiếm

Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

Thành phố trực thuộc Trung ương


Thành phố Hồ Chí Minh về đêm, nhìn từ Công trường Mê Linh về hướng bắc

.

Tọa độ: 10°45′0″B, 105°40′0″Đ

.

Quốc gia

Việt Nam

Miền

Đông Nam bộ

Tên khác

Sài Gòn

Thành lập

1698 (Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định)

Chính quyền

 - Chủ tịch UBND

Lê Hoàng Quân

 - Chủ tịch HĐND

Phạm Phương Thảo

 - Bí thư Thành ủy

Lê Thanh Hải

Phân chia hành chính

19 quận và 5 huyện

.

Diện tích

2.095 km²

Dân số

7.162.864 người[1]

mật độ

3.419 người/km²

.

Múi giờ

G (UTC+7)

Mã bưu chính

70

Mã điện thoại

8

Bảng số xe

50 → 59

Web

hochiminhcity.gov.vn

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan trọng của người Khmer, trước khi người Việt sáp nhập vào thế kỷ 17.[2][3] Thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam)[4], mật độ trung bình 3.419 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.

Mục lục[ẩn]

1 Địa lý

1.1 Vị trí, địa hình

1.2 Địa chất, thủy văn

1.3 Khí hậu, thời tiết

1.4 Môi trường

2 Lịch sử

2.1 Thời kỳ hoang sơ

2.2 Khai phá

2.3 Từ Gia Định tới Sài Gòn

2.4 Thủ đô Sài Gòn

2.5 Thành phố Hồ Chí Minh

3 Hành chính

4 Kinh tế

5 Xã hội

5.1 Dân cư

5.2 Y tế

5.3 Giáo dục

6 Giao thông vận tải

7 Quy hoạch và kết cấu đô thị

8 Du lịch

9 Văn hóa

9.1 Truyền thông

9.2 Thể dục, thể thao

9.3 Trung tâm văn hóa, giải trí

10 Thành phố kết nghĩa

11 Chú thích

12 Liên kết ngoài

//

Địa lý

Vị trí, địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế[5].

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét[6].

Địa chất, thủy văn

Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm thành phố và bán đảo Thủ Thiêm

Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò[7].

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20-500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành[8].

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0-20 m, 60-90 m và 170-200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60-90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.[8]

Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại[9].

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam - Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%[9].

 Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình cao °C (°F)

32 (90)

33 (91)

34 (93)

34 (93)

33 (91)

32 (90)

31 (88)

32 (90)

31 (88)

31 (88)

30 (86)

31 (88)

Trung bình thấp °C (°F)

21 (70)

22 (72)

23 (73)

24 (75)

25 (77)

24 (75)

25 (77)

24 (75)

23 (73)

23 (73)

22 (72)

22 (72)

Lượng mưa mm (inch)

14 (0.6)

4 (0.2)

12 (0.5)

42 (1.7)

220 (8.7)

331 (13)

313 (12.3)

267 (10.5)

334 (13.1)

268 (10.6)

115 (4.5)

56 (2.2)

Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London[10] 26 tháng 2 năm 2008.

Môi trường

Kênh rạch tại thành phố bị ô nhiễm trầm trọng

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động[11]. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày[12]. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này[13].

Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên[14].

Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam - khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn[15].

Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ[16].

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Thời kỳ hoang sơ

Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.

Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Nhưng những cuộc tranh chấp đã khiến vùng đất Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện[17].

Khai phá

Sơ đồ Thành Bát Quái, công trình được xây dựng năm 1790

Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa[18].

Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này[19]. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quạn trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ ba cơ quan chính quyền này[19].

Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một nhóm người Hoa "phản Thanh phục Minh" tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý vào miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam[20].

Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Các công trình kênh đào Rạch Giá - Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành[21].

Từ Gia Định tới Sài Gòn

Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định thành" khi đó được đổi thành "Gia Định kinh"[22]. Tới năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, miền Nam được chia thành 5 trấn. Sáu năm sau, 1808, "Gia Định trấn" lại được đổi thành "Gia Định thành". Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế[23].

Chợ Bến Thành, Sài Gòn thời thuộc địa với những cột Morris đặc trưng của Pháp.

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được thực hiện. Sau hai năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt Sài Gòn hoàn toàn thay đổi[24].

Đô thành Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám độc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định[24]. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn[23]. Đứng đầu là viên Đốc lý (résident-maire) người Pháp. Đến năm 1879 thì chính quyền cho lập thêm Hội đồng Thị xã Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy ban Thị xã Commission municipale).[25]

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Liên bang Đông Dương, được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông" ("the Pearl of the Far East") hoặc "Paris Phương Đông" ("Paris in the Orient")[cần dẫn nguồn].

Thủ đô Sài Gòn

Tòa đô chánh Saigon 1966

Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi "Đô thành Saigon" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Cũng năm 1954, thành phố tiếp nhận một lượng di dân mới từ miền Bắc Việt Nam (phần đông là người Công Giáo, còn gọi là dân Bắc Kỳ Công giáo) tập trung tại các khu vực như Xóm Mới-Gò Vấp, Bình An-quận 8, và rải rác tại các quận khác. Với nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.

Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ sự phát triển của kinh tế Việt Nam Cộng hòa và viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ và các nước đồng minh, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ với mệnh danh "Hòn ngọc Viễn Đông". Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên[26]. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí.

Nhưng tới những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi xuống do Mỹ cắt giảm viện trợ, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc chiến gây ảnh hưởng xấu tới đô thị Sài Gòn. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã khiến nhiều người dân Sài Gòn rời bỏ thành phố ra nước ngoài định cư[27]. Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được "vận động" đi "kinh tế mới"; nền văn hóa có ảnh hưởng phương Tây bị lu mờ gần như hoàn toàn[28].

Thành phố Hồ Chí Minh

Sau 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - quản lý miền Nam. Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên cuối cùng của chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh[29].

Dinh Độc Lập, công trình tiêu biểu của Sài Gòn trước 1975

Với tổng diện tích 1.295,5 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn[30].

Hành chính

Bài chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, bao gồm: 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn.. Với tổng diện tích 2.095,01 km², theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số thành phố là 7.162.864 người, mật độ 3.419 người/km². Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm 5.881.511 người, mật độ lên tới 11.906 người/km². Trong khi đó các huyện ngoại thành chỉ có 1.281.353 người, đạt 801 người/km². Nếu so với Hà Nội (trước khi mở rộng năm 2008), khoảng 3,4 triệu người vào năm 2007[31], Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn hơn rất nhiều.

Về hành chính, Hội đồng Nhân dân thành phố, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, văn hóa, giáo dục... của thành phố. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội[32].

Hội đồng Nhân dân thành phố bầu nên Ủy ban Nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố. Đứng đầu Ủy Ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp, tài chính. Tương tư, cấp quận, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý một số tổng công ty trên địa bàn thành phố[33].

Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố còn bầu ra Bí thư Thành ủy. Quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư Thành ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào năm 1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm thương mại Diamond Plaza

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài[34]. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc[35]. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm.[cần dẫn nguồn]

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%[36].

Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND[37]. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007[38]. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD[39].

Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội[40]. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng[41].

Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến[42]. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế[39]. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Xã hội

Dân cư

Quận Bình Thạnh nhìn từ cao

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người [1], gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,95 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người [43]. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố[44].

Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km²[45]. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%[46]. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu[47].

Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.

Y tế

Bệnh viện tim Tâm Đức tại Quận 7

Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh[48]. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00[49].

Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002[50]. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh[51]. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường, chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố[52]. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ[48].

Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.

Giáo dục

Khuôn viên Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong

Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008-2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III[53]. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục[54].

Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư[55].

Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (đại học Sài Gòn và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên[56]. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế... đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia[57].

Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành[57].

Giao thông vận tải

Bài chi tiết: Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh

Bến Nhà Rồng, thương cảng cũ của Sài Gòn

Tập tin:Catlai.jpg

Cầu Vượt Cát Lái.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách[58]. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga[59]. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng[60]. Toàn thành phố hiện nay có khoảng 340.000 xe hơi và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội[61].

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách[58].

Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A[58].

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công[58].

Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trọng tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa.[58] Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp[62]. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga. Cuối 2010, hai tuyến đầu tiên sẽ đi vào hoạt động[63].

Quy hoạch và kết cấu đô thị

Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng qui mô của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải[64]. Sài Gòn từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất[65]. Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong[66]. Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là những quận, huyện được chính quyền địa phương thành lập[67].

Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện.

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà hát lớn nằm tại khu vực trung tâm thành phố

Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%[39]. Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%[68]. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646 phòng[69]. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng[70]. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao[70].

Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài[71] thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh[72]. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Văn hóa

Truyền thông

Bưu điện trung tâm Thành phố

Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí[73].

Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh[73]. Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh, một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.

Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài sáu kênh phát trên sóng analogue, HTV còn một số kênh truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và một số tỉnh lân cận.

Thể dục, thể thao

Sân vận động Thống Nhất

Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26 m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn[74]. Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao[75]. Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục - Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn bóng đá, Câu lạc Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng từng 4 lần vô định V League. Đội Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ, điền kinh, bóng bàn... của thành phố.

Trung tâm văn hóa, giải trí

Khách sạn Park Hyatt Saigon tại Quận 1

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.

Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện[76][77]. Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim của cả nước[78]. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng... hoạt động âm nhạc hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen...

Thành phố kết nghĩa

Đến thời điểm năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh kết nghĩa với các thành phố sau[79]:

Busan, Hàn Quốc

Champasak, Lào

Ekaterinburg, Nga

Manila, Philippines

Moskva, Nga

Lyon, Pháp

Quảng Châu, Trung Quốc

Osaka, Nhật Bản

Rhône-Alpes, Pháp

Phnôm Pênh, Campuchia

Viêng Chăn, Lào

Thẩm Dương, Trung Quốc

Toronto, Canada

San Francisco, Hoa Kỳ

Thượng Hải, Trung Quốc


Bình Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Bình Dương (định hướng).

Tỉnh Bình Dương


Tỉnh

Chính trị và hành chính

Bí thư tỉnh ủy

Mai Thế Trung

Chủ tịch HĐND

Vũ Minh Sang

Chủ tịch UBND

Nguyễn Hoàng Sơn

Địa lý

Tỉnh lỵ

Thị xã Thủ Dầu Một

Miền

Đông Nam Bộ

Diện tích

2.695,5 km²

Các thị xã / huyện

1 thị xã
6 huyện

Nhân khẩu

Số dân
 • Mật độ

1.482.636 người
550 người/km²

Dân tộc

Việt, Hoa, Khmer, Tày

Mã điện thoại

650

Mã bưu chính

72

ISO 3166-2

VN-57

Website

[1]

Biển số xe

61


Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Bình Dương cũng là tỉnh có đội bóng đá nổi tiếng, đã đăng quang giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2007 và 2008.

Mục lục[ẩn]

1 Các đơn vị hành chính

2 Địa hình, thổ nhưỡng

3 Khí hậu

4 Dân cư

5 Kinh tế

6 Văn hóa

7 Quy hoạch

8 Thay đổi hành chính

9 Liên kết ngoài

//

[sửa] Các đơn vị hành chính

Bình Dương có 01 thị xã và 06 huyện (với 89 xã/phường/thị trấn):

Thị xã Thủ Dầu Một

Huyện Bến Cát

Huyện Dầu Tiếng

Huyện Tân Uyên

Huyện Phú Giáo

Huyện Thuận An

Huyện Dĩ An

[sửa] Địa hình, thổ nhưỡng

Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18', kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30"

Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên)

Tổng diện tích: 269.554 ha
Đất ở: 5.845 ha
Đất nông nghiệp: 215.476 ha
Đất lâm nghiệp: 12.791 ha
Đất chuyên dùng: 22.563 ha
Đất chưa sử dụng: 12.879 ha

Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.

Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:

- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m.

- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-12°, cao trung bình từ 10-30m.

- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60m.

Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.

Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.

Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.

Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.

[sửa] Khí hậu

Biểu trưng tỉnh Bình Dương

Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:

-Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, -Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.

Vòng xoay ngã sáu 2007

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt...

[sửa] Dân cư

Dân số: 2.185.655 người

(8/2010) Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,5 km² và dân số (theo kết quả điều tra dân số 05/08/2010) là 2.185.655 người với mật độ dân số 675 người/km². Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong 11 năm từ 1999-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm.

Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.

[sửa] Kinh tế

Vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một ra đời cùng lúc với lịch sử hình thành Sài Gòn - Đồng Nai, từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh "mang gươm đi mở cõi". Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP, Việt Nam Singapore, Mỹ Phước1,2,3,và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên).

Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau: -Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. -Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ. -GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. -Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. -Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm. -Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD. -90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia. -Phổ cập giáo dục bậc trung học. -95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. -Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị). Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

[sửa] Văn hóa

Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử. Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương. Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.

[sửa] Quy hoạch

Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương; gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn.

Các quận nội thành:

Quận trung tâm( Thành phố mới bình dương)

Quận Thủ Dầu Một (9 phường).

Quận Châu Thành (9 phường).

Quận Dĩ An (9 phường).

Quận Thuận An (10 phường).

Quận Bến Cát (13 phường).

Quận Tân Uyên (10 phường).

Các huyện ngoại thành:

Huyện Bầu Bàng (3 thị trấn, 7 xã).

Huyện Phước Thành (2 thị trấn, 10 xã).

Huyện Dầu Tiếng (4 thị trấn, 13 xã).

Huyện Phú Giáo (4 thị trấn, 10 xã).

[sửa] Thay đổi hành chính

Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dương, và một phần tỉnh Bình Long. Như vậy Bình Dương là một trong 22 tỉnh của Nam Phần được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tỉnh lị là Phú Cường. Tỉnh Bình Dương bao gồm 5 quận, 10 tổng, 60 xã (ngày 30/8/1957):

Quận Châu Thành, có 3 tổng là Bình Điền, Bình Phú, Bình Thiện; quận lị: Phú Cường.

Quận Lái Thiêu, có 1 tổng là Bình Chánh; quận lị: Tân Thới.

Quận Bến Cát, có 2 tổng là Bình An, Bình Hưng; quận lị: Mỹ Phước.

Quận Dầu Tiếng, có 1 tổng là Bình Thạnh Thượng; quận lị: Định Thành.

Quận Củ Chi, có 3 tổng là Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Long Tuy Thượng; quận lị: Tân An Hội. Quận Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định, đến năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập.

Năm 1959, cắt một phần đất, cùng với phần đất của 2 tỉnh Biên Hòa và Phước Long lập ra tỉnh Phước Thành. Tỉnh này tồn tại đến năm 1965 thì giải thể.?

Ngày 18/12/1963, lập thêm quận Phú Hòa, quận lị đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, đến ngày 18/5/1968 dời về xã Tân Hòa. Quận Phú Hòa hiện nay nhập với quận Củ Chi thành huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1976 chính quyền mới hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhưng đến ngày 6/11/1996 lại tách ra thành hai tỉnh như cũ. Khi tách ra, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,5 km², dân số 646.317 người (tính cả 4 xã và thị trấn của huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước chuyển sang), gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An.

Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An Điền, An Tây và Phú An). Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế đất nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro