khainiemvathucte

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khái Niệm Và Thực Tế

Có một câu ngụ ngôn cổ nổi tiếng trong cuốn Republic của Plato về một cái hang đá. Trong hang có một nhóm người sắp hàng dọc, bị cùm như thế nào đó mà họ phải quay mặt vào vách đá. Phía sau là một đống lửa đang cháy bùng và họ thấy những bóng dáng di động trên vách tường đen theo lối sinh hoạt đời sống bận rộn thường nhật. Nhóm người bị xiềng đó chỉ có thể thấy bóng dáng trên tường thay đổi, và vì đó là tất cả những gì họ thấy, họ ngỡ đó là thật . Thỉnh thoảng một người trong nhóm, qua sự gắng sức mảnh liệt, thế nào đó mà nới rộng gông cùm và quay lại phía sau. Người đó thấy đống lửa, những tiến trình hình ảnh di động trên tường là từ lửa soi bóng vào vách và người đó bắt đầu hiểu rằng bóng dáng trên vách đá đen là không thật, nhưng chỉ là sự phản chiếu. Có thể với sự cố gắng hơn nửa, người ấy có thể phá được gông cùm hoàn toàn và hội nhập vào ánh sáng chan hòa, trong tự do giải thoát.

Phạm trù hiểu biết nhỏ nhoi của ta cũng giống như những người bị xiềng trong hang đá đó. Những bóng dáng là thế giới khái niệm cái mà ta đang sống trong ấy. Bị xích xiềng qua sự dính mắc, ta hiểu thế giới nầy qua quan niệm, hình dung, tưởng tượng, sự cấu trúc của tâm thức, và cho những khái niệm bản thân đó là thật.

Có rất nhiều khái niệm ta bị điều kiện hóa rất mạnh in sâu vào trong não bộ. Lấy thí dụ, đời sống người ta lệ thuộc suy niệm về nơi chốn, quốc gia. Trên trái đất, không có sự chia rẽ giữa các quốc gia. Tự tâm tạo sự chia rẽ độc đoán. Mỗi lần bạn đi qua một ranh giới quốc gia nào bạn sẽ thấy "rõ ràng" bạn tốn công sức vào khái niệm nơi chốn là bao nhiêu. Quá nhiều vấn đề trong thế giới nầy-căng thẳng chính trị, kinh tế và thù nghịch-đều có liên quan đến khái niệm, "đây là tổ quốc tôi, quốc gia tôi." Nếu hiểu ra rằng khái niệm chỉ là sản phẫm của tiến trình tư tưởng, đó là ta bắt đầu thoát ra từ dính mắc tư tưởng.

Câu chuyện ý niệm về nơi chốn tôi được nghe kể qua một cô gái Hy Lạp đang du hành qua Ấn Độ. Cô diển tả rằng cô băng ngang biên giới giữa một sa mạc. Biên giới là một dòng sông đã khô cạn, và phía trên có một cầu sắt lớn, phân nửa được sơn xanh, phân nửa khác được sơn đỏ. Không có gì chung quanh ngoại trừ dãy sa mạc khô cằn và chiếc cầu sắt được sơn nhiều màu. Chính giữa cây cầu có một cổng sắt được khóa kỷ từ hai phía. Khi một người muốn đi qua từ quốc gia nầy đến quốc gia khác, lính gác bên nầy gọi lính gác bên kia, hai bên tiến lên giữa cầu, cùng một lúc, họ tra chìa khóa và mở ổ khóa, mở cổng, vượt qua biên giới.

Khái niệm thời gian cũng bị điều kiện hóa mạnh mẽ trong tâm, ý tưởng về quá khứ và vị lai. Thời gian, đó là gì? Ta có những suy tưởng cố định nảy ra trong hiện tại-hồi phản ký ức-ta dán nhản từng loại tư tưởng "quá khứ," và phóng tâm miên man đến nơi nào, vượt khỏi hiện tại. Cũng thế, ta bận rộn trong suy tính và tưởng tượng, đặt tên những tư tưỡng nầy là "vị lai," và tâm tưởng tượng phóng ra mà cho là thực. Ta ít khi nào thấy rằng "quá khứ" và "vị lai" đang xãy ra là ngay lúc nầy. Thấy được tất cả như vậy, đó là giây phúc hiện tại đang phơi bày. Ta tạo ra những suy tư nầy để phục vụ cho mục tiêu lợi ích tự thân, cho ý niệm đó là có thật, do bởi không hiểu rằng chúng chỉ là sản phẩm trong tiến trình tư tưởng, ta mang nặng lo lắng, hối hận về quá khứ và lo âu về sự tiên đoán trước nhưng chưa xãy ra. Khi ta có thể ổn định lại trong giây phút, nhận thức được rằng quá khứ và vị lai là tư tưởng đang trong hiện tại, đó, ta giải thoát bản thân từ ràng buột của "thời gian."

Rất hữu dụng để triển khai tuệ quan sát vào trong bản chất tự nhiên của khái niệm để thấy ta bị nô lệ với nó như thế nào. Ta có ý nghĩ là làm "chủ" sự vật. Cái đệm ghế ta đang ngồi đây nó không biết rằng nó được sở hữu chủ bởi chính ai. Khái niệm làm chủ là nói về mối liên hệ gần nhất giữa ta và vật thể. Khi ta gần với vật thể đó, sử dụng nó lâu, quen rồi và rồi có ý nghĩ là chủ nó. Thật ra sở hữu chủ là diển trình tư tưởng làm việc độc lập, không dính dáng gì đến quan hệ thực sự giửa ta và hiện vật trong thế giới. Khai thông bản thân từ sự trói buột quyền làm chủ là giải thoát ta làm nô lệ đến vật thể.

Một khái niệm khác mà ta hệ lụy một cách đặt biệt là khái niệm về đàn ông, đàn bà. Khi bạn nhắm mắt lại thì có hơi thở, xúc giác, tiếng động, suy tưởng-ở đâu là "đàn ông" hay "đàn bà" trừ ra đó như là ý nghĩ, tư tưởng? Đàn ông và đàn bà ngừng hiện hữu khi tâm lặng câm. Thử suy diển những ngọn sóng xuất hiện trên mặt đại dương và tự chúng nó bình phẫm chính bản thân như là sóng to, sóng nhỏ, đẹp hay hùng vĩ, là thật theo lối nói tương đối, nhưng không biểu hiện được sự hợp nhất phía dưới của một khối nước vĩ đại. Cũng giống như vậy khi ta bị kẹt trong khái niệm về thể, dạng cố định nào; so sánh, phán xét, ước lượng, tất cả nổi lên chỉ làm tăng thêm sự phân chia. Trong Thiền, ta giải thoát bản thân từ dính mắc trong những khái niệm đó và cảm nghiệm được khối cơ bản của các nguyên tố cái hợp nhất lại để tạo nên chúng ta.

Có thể tư tưởng sâu đậm nhất, cái xiềng cùm ta lâu dài nhất trong hang động ảo ảnh, cột ta trong bánh xe luân hồi sanh tử, là khái niệm về bản ngã. Suy tưởng rằng có ai đó phía sau sự luân chuyển nầy, rằng có một thực thể, một nguyên tố thường hằng, vĩnh cữu, là nền tãng của sự sống. Bản ngã, tôi, cái tôi, của tôi, chỉ là những suy nghĩ trong đầu, nổi lên đồng hóa chúng ta với những bối cảnh khác nhau theo diển biến thân và tâm. Từ thời sơ cơ cái "bản ngã" nầy đã không thật có rồi, hơn nữa bởi vì ta dính mắc quá nặng đến ý niệm đó, ta tốn không biết bao nhiêu là thời gian để bảo vệ, tăng trưởng, hay thỏa mản ảo giác bản ngã nầy. Hành Thiền giúp ta nhận thức bản chất tự nhiên đó để thấy rằng trong thực tế nó không thật có, chỉ đơn giản là một ý tưởng, một sự phóng tâm ra ngoài trên những gì xãy ra lúc đó.

Đây là một vài nhận thức kềm giữ ta trong hạn chế-khái niệm không gian, thời gian, quyền làm chủ, đàn ông, đàn bà, bản ngã. Bạn có thể nhận thấy những quan niệm nầy rất là mạnh, đời sống ta xoay tròn với chúng như thế nào, ta sống trong thế giới ảo ảnh như thế nào. Ngài Kalu Rinpoche, một Thiền sư Tây Tạng nổi tiếng, đã viết:

"Bạn sống trong ảo tưởng và sự xuất hiện của vật thể. Có một sự thật. Chính bạn là sự thật. Khi bạn hiểu ra điều nầy, bạn sẽ thấy bạn không là gì cả. Do bởi không là gì cả, cho nên bạn là tất cả. Thế thôi."

Có "bốn thực chất chủ yếu." Chúng được gọi như thế bởi vì chúng có thể cảm nghiệm được, trái ngược lại không như chỉ đơn thuần tư tưởng. Những thực chất chủ yếu nầy bao gồm nguyên cả ý nghĩa kinh nghiệm của chúng ta.

Đầu tiên của những cái nầy là nguyên tố vật chất tạo ra mọi vật thể trong vủ trụ vật lý. Theo truyền thống, và theo cách ta có thể cảm nghiệm chúng trong khi hành tập, chúng được giải thích là yếu tố đất, nước, gió, lửa. Đất là yếu tố trải rộng. Ta cảm nhận được sự cứng mềm của đối tượng. Khi ta kinh nghiệm được đau đớn trong thân, nó là sự thể hiện của yếu tố nầy. Khi ta bước ta có xúc chạm với mặt đất, rằng cảm giác xúc chạm thực sự đó là yếu tố đất-nhận được sự cứng mềm, và thể chất co giãn duỗi nở.

Yếu tố lửa là đặc tính nóng và lạnh. Thỉnh thoảng trong khi thiền, yếu tố lửa trở nên rất là mạnh và thân có cảm giác dường như bị thiêu đốt. Không có "ai" bị thiêu đốt cả chỉ là bản chất yếu tố lửa hiển hiện ra; cảm giác của nóng và lạnh.

Yếu tố gió là sự chuyển động, di động. Trong lúc kinh hành, cái ta đang kinh nghiệm là sự hoạt động của gió. Chân và tay là khái niệm, một cái tên ta đặt ra để diển tả một kinh nghiệm cố định yếu tố chuyển động. Không có chân hay bàn chân, không có thân, không có bản ngã; chỉ đơn thuần cảm nghiệm sự di động và xúc giác.

Yếu tố nước tiêu biểu cho chất lỏng và quyện bện vào nhau, yếu tố nầy chịu trách nhiệm giữ cơ thể dính liền. Khi bạn có bột khô, các hạt bột nhỏ rời rạc, không dính vào nhau. Khi bạn cho nước vào, những tiền tố của bột kết hợp lại. Đó là thế nào yếu tố nước hiển lộ chính nó: dính liền tất cả yếu tố vật chất thành một khối.

Cùng với bốn yếu tố nầy còn có bốn đặt trưng vật chất phụ-mầu sắc, mùi thơm, vị nếm, và chất lượng dinh dưỡng; nguyên cả vủ trụ vật chất nầy có thể được cảm nghiệm trong quan hệ đến những yếu tố đó. Ta có thể trở nên ý thức được chúng, không bị ràng buột suy tưởng về chúng. Cái tên sàn nhà không thật có; sàn nhà là khái niệm. Cái được nghiệm chứng qua là cảm giác cứng mềm, nóng lạnh hay mầu sắc khi ta nhìn nó. Mắt thấy mầu sắc. Nhưng không thấy một cái tên. Khi bước ra khỏi nhà, đa số người ta thấy "cây," nhưng đó chỉ là khái niệm những gì được thấy. Những gì thật sự được thấy là mầu sắc trong thể thức cố định. Một diển trình khác của tâm là đặt tên đó là "cây." "Thân" là một khái niệm. Trong khi ta tọa thiền, "thân" bỗng dưng biến mất. Cái được trải qua là cảm giác: nóng hay lạnh, đau hay căng thẳng, các yếu tố đang hiện hành, tất cả chỉ là vô thường, trong tình trạng luôn đổi dời. Kinh nghiệm thiền tập cho ta ý thức được tần lớp vô-khái niệm của sự vật như chúng đang là, tư tưởng không còn dính mắc về chúng. Vậy khi ta thấy vật gì, ta ý thức được là đang thấy mầu sắc (không qua lý luận phân tích). Khi ta cảm giác được gì, ta ý thức được những đặt tính của cảm giác mà không bị kẹt trong khái niệm, không luôn luôn bình phẩm vaò những trực nghiệm.

Rất là thú vị khi thấy rằng khái niệm luôn bị đóng khung một chổ trong khi sự thực lúc nào cũng di chuyển thay đổi. Chữ "thân" vẩn ở nguyên một vị trí nhưng chính tự bản thân thì biến chuyển luôn. Khái niệm qui ước thì không dời đổi nhưng khi ta thật sự kinh nghiệm những gì đang xãy ra, ta phát hiện ra một dòng biến chuyển vô thường của tứ đại, cảm giác trổi dậy và biến đi. Chánh niệm thực nghiệm về sự vật tự nó lộ ra thực chất vô thường. Miển là ta còn lẩn quẩn trong vòng khái niệm, thì ta vẩn nằm trong ảo giác vô thường cái ràng buột ta đi trong bánh xe sinh tử luân hồi.

Quá trình phát triển tuệ nội quán là cái kinh nghiệm thật sự hơn là bóng dáng (nói suông). Rồi từ đó, đặc tính thật của vạn hữu trở nên rỏ ràng hơn.

Thứ hai trong bốn thực chất chủ yếu là thức. Thức là cái biết, nhận ra đối tượng. Đôi lúc người ta có quan niệm rằng trong thân-tâm nầy, có một thức từ lúc sinh ra cho đến khi chết, người quan sát là thực thể biết tất cả. Quan kiến nầy làm tăng cường thêm khái niệm của một bản ngã thường còn. Nó xãy ra khi ta không giữ tâm yên lặng đủ mức để quán sát sự tương tục của thức biết. Thức tự thân nó xuất hiện và biến đi trong mỗi tích tắc. Không phải chỉ một tâm quan sát mọi hiện tượng; ở mỗi thời điểm "tâm" được tạo ra và hủy diệt đi. Thức nghe thì khác thức thấy, nếm, ngửi, xúc chạm hay suy nghĩ. Có nhiều khoảnh khắc tâm, xuất hiện rồi lại biến mất trong từng sát na. Khi tâm trở nên yên lặng rồi, nó có thể quán sát dòng tương tục nầy của thức. NộI chiếu vào dòng tương chuyển và vô thường của thức trần, hiểu rằng không có một người biết hay người quan sát, nhưng đúng hơn là một tiến trình liên tục từng giây phút, vạch trần ra ảo giác của một bản ngã cố định.

Thứ ba trong bốn sự thật tối hậu là những nhân tố tâm. Chúng là tính chất tâm cái quyết định thức và đối tượng liên hệ như thế nào. Nhiều sự kết hợp khác nhau trong nhân tố tâm nổi lên với từng sát na của thức và tan biến đi. Tham, sân, si là ba nhân tố tâm, là căn rể cho tất cả những hành động bất thiện. Những bất thiện nghiệp, hay hành động, đều bị thúc đẩy bởi một trong ba gốc rể nầy. Lấy thí dụ, nhân tố tham có tính chất bám giữ vào đối tượng. Khi tham nổi dậy trong thức, nó có ảnh hưởng đến tâm trong trạng thái nắm giữ, chụp lấy, dính mắc. Đó là đặt tính của tâm tham. Nó là vô thường và không bản ngã, không cái tôi; chỉ là nhân tố tâm đang hoạt động theo cách của nó.

Tâm sân có tính chất lên án đối tượng, có ác cảm. Ác cảm, ác ý, bực mình, phát cáu, nóng giận, những thứ nầy là biểu tượng của tâm sân. Sân thì cũng không có tôi, cái tôi, hay của tôi; nó là sự kiện không vửng bền, nổi lên rồi qua đi.

Si là nhân tố có bản năng che lấp tâm để ta không ý thức được đối tượng là gì. Ta lọt vào vô ký, không biết chuyện gì đang xãy ra.

Nhưng cũng có ba căn lành của tâm: không-tham, không-sân, không-si. Không-tham có một bản chất bố thí, không dính mắc, không chiếm giữ. Không sân là tình thương, có cảm tưởng tốt cho mọi chúnh sinh, tình con người. Không si là trí huệ. Trí huệ có chức năng thấy rỏ ràng. Nó như một ngọn đèn trong tâm. Nếu bạn vào một phòng tối, bạn không thể thấy và bạn loạng choạng vấp té trên đồ vật. Nếu thắp lên một ngọn đèn, vậy tất cả đồ đạt được phân biệt rỏ ràng. Đây là chức năng của trí tuệ: soi sáng tâm để ta có thể nhận định cả hai ý nghĩa và hoạt động của thân và tâm ta.

Tất cả những nhân tố tâm nầy là không cá tính khách quan và có tính chất tạm thời. Không có ai tham, không có ai sân, cũng không có ai thông minh, không ai từ thiện. Chỉ là sự trổi dậy và biến đi từng sát na trong thức đồng thời xãy ra vớ những nhân tố cố hữu của tâm, mỗi một tâm hiện hành theo chức năng riêng của chúng. Vậy thì ý niệm của bản ngã đến từ đâu? Tại sao ta lại bị điều kiện hóa nặng nề đến nổi phải tin vào sự hiện hữu của cái "tôi"?

Có một nhân tố tâm được gọi là "tà kiến," và nó có chức năng đồng hóa với những đổi thay khác nhau của thân và tâm. Khi tà kiến xãy ra trong giây phút tạm thời của thức, khái niệm về bản ngã nổi lên. Nhưng nó cũng thuộc vào vô thường và không cá nhân tính, xuất hiện ở một thời điểm và tan hoại đi. Khi ta có chánh niệm trong từng giây phút, tà kiến không xuất hiện được và thế nên ta giải thoát ta từ điều kiện về "tôi, cái tôi, của tôi." Từng giây phút chánh niệm là từng giây phút thanh lọc, không vị kỷ, không có cái tôi.

Câu hỏi thường được đặt ra nhiều nhất trong hành thiền là, "Ai đang chánh niệm?" Chánh niệm, cũng vậy, là một nhân tố tâm. Nó có chức năng lưu ý đến đối tượng là gì, nằm ở nơi nhận biết trong hiện tại. Gurdjieff gọi đây là đặc tính phản quan, tự nhớ thân. Chẵng có ai đang chánh niệm, chỉ là bản năng hoạt động của tâm riêng biệt đó: ý thức mà không dính mắc, lên án hay đồng hóa. Như lúc chánh niệm được phát triển, có sự hiểu biết thấu đáo rằng tất cả hiện tượng bị điều kiện hóa chỉ là nhất thời và trống rỗng, không có một bản ngã nào ngự trị trong đó.

Chúng ta giống như là một cái cưa lộng đang cưa theo những nét ngoằn ngoèo phức tạp trên miếng ván. Những mảnh vụn của sự rối rắm là phần vật chất, thức và các tâm sở. Khi những mảnh rời được ráp lại theo phương hướng nhất định ta thấy "đàn ông" hay "đàn bà," "cây," "nhà." Nhưng đó chỉ là những hình ảnh của những mảnh rời được sắp xếp vào nhau, những khái niệm. Nó là nhân tố cơ bản của tâm và thân, những năng lượng nằm lớp dưới trong tình trạng lưu chuyển và thay đổi liên tục, cái cấu tạo ra kinh nghiệm thực tại của ta.

Thực tại tối hậu thứ tư là Niết Bàn. Niết bàn giống như kinh nghiệm một người hoàn toàn tự do từ những xiềng xích gông cùm và hội nhập từ hang núi vào trong ánh sáng, vượt qua khỏi cái diển tiến thân tâm điều kiện hóa nầy vào trong giải thoát.

Tất cả những sự thật tối hậu nầy có thể được cảm nghiệm. Chữ nghĩa ta dùng để diển tả trạng thái nầy cũng chỉ là lối nói cái đơn thuần diển đạt về kinh nghiệm. Hành thiền là phát triển ý thức được chúng mà không qua ngôn từ. Tất cà chúng ta đang trong tình trạng tháo gở gông cùm thoát khỏi hang vô minh. Có khi trong lúc hành tập hình như là không mấy kết quả xãy ra ngoại trừ đau đớn và bồn chồn, trạo cử và nghi ngờ. Nhưng, thật ra mỗi giây phút nhận biết, là mỗi giây phút chánh niệm phá vỡ xiềng xích dính mắc. Ta đang tạo ra ý thức xung lượng đó, và, như chánh niệm và thiền định càng kiên cố hơn, tâm trở nên càng mạnh mẽ và thấu suốt. Một cách kiên nhẫn, ta bắt đầu cảm nghiệm tiến trình của thân và tâm nầy là gì, diển biến mà không khái niệm; thoát khỏi tư tưởng về cái tôi; thể nhập từ nơi tối đen của hang động vào trong ánh sáng chan hòa của giải thoát an lành.

Hỏi: Làm sao mà ta rơi từ thực tại tối hậu đi đến suy nghĩ khái niệm? Tại sao ta bị tuộc dốc quá xa từ tiến trình đơn giản nầy mà mỗi chúng ta đã có thể kinh nghiệm qua?

Đáp: không phải như thể ta rơi từ trạng thái thanh tịnh đến trạng thái vô minh. Vô minh và tham ái là hai nguyên nhân giữ chân ta từ thời vô thủy vô chung: vô minh và tham ái đưa chúng ta đi trong sinh tử luân hồi. Thực tế, cái trong tình trạng bây giờ là những chướng ngại khó khăn ta đang đối diện. Có một lối thoát, có thể loại trừ vô minh và ái dục. Và lối thoát đó được tu niệm bằng cách chú tâm vào những gì đang xãy ra trên mức độ cảm nghiệm được.

Hỏi: Làm sao ta có thể sống trên thế gian nầy mà không có khái niệm?

Xin làm ơn hiểu rằng khái niệm nên được sử dụng. Không phải đã một lần chứng nghiệm được chơn lý là ta quăng hết đi trọn vẹn tiến trình vận năng trí óc. Ta phải dùng biến trình năng trí đó để xử thế một cách thành công trong xả hội, đời sống chúng ta. Có hai chân lý: một là chân lý qui ước cái ta dùng tất cả khái niệm như "đàn ông" và "đàn bà" và "tôi" và "thời gian" và "không gian." Chơn lý tối hậu có quan hệ đến bốn thực chất y cứ. Ta có thể sử dụng khái niệm mà không là nô lệ của chúng. Ta cũng nên hiểu rằng chúng chỉ là chân lý qui ước và nằm dưới một giá trị cơ bản nào thôi. Tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, nơi nhiều người chúng tôi học thiền ở đó, đã có một con voi. Như lúc chúng tôi đi vào thị trấn thì thường gặp con voi kia. Chúng tôi đi rất chậm và chánh niệm. Khi chúng tôi thấy con voi đang trên đường đi tới, chúng tôi đã không đứng ở đó mà nói "thấy, thấy," mà lập tức tránh đường nhường cho con voi đó. Sử dụng biến trình suy diển khi đúng thời điểm và đúng lúc.

Hỏi: Những xúc cảm là gì?

Xúc cảm là những nhân tố tâm khác nhau. Sân hận, ganh tỵ, từ bi, hỷ lạc và thương yêu là những nhân tố tâm. Mọi xúc cảm đều là đặc tính của tâm, không có cá nhân tính trong đó, tình trạng khách quan. Không có ai đàng sau nó. Chẵng có ai là người đang giận, cũng không ai thương ghét-chỉ đơn giản những nhân tố hoạt động theo bản năng riêng của chúng.

Hỏi: Làm cách nào để đưa đến sự thức tỉnh chánh niệm?

Trí tuệ, cái thấy biết rỏ ràng bản chất bị điều kiện hóa của ta và hiểu được con đường đưa đến giải thoát. Yếu tố cố gắng trở thành nguyên nhân đánh thức chánh niệm. Tự tin cũng có thể là điều kiện khơi dậy động lực chánh niệm.

Hỏi: Ông có thể cho vài lời về tình yêu?

Sự biểu hiện của chơn không là tình yêu, bởi vì chơn không là "không có bản ngã." Khi không có nhân ngã, thì sở ngã cũng không. Nhị nguyên nhân sở được tạo ra bởi ý niệm tôi, cái tôi, bản ngã. Khi không còn cái tôi, là sự hợp nhất thể hiện, và có sự cảm thông chia sẻ, và vắng đi tư tưởng "tôi yêu người nào," tình yêu trở thành biểu tượng tự nhiên của nhất thể đó.

Hỏi: Khi ta đang chánh niệm về thức, cái gì đang được chánh niệm?

Chánh niệm là nhân tố tâm có chức năng nhớ được đối tượng là gì, không để tâm bị xao lãng. Có thể chuyển chánh niệm đến soi sáng một đối tượng hoặt chuyển đến thức, cái biết chính bản thân nó. Nói chung nó dể dàng hơn để quán sát đối tượng bởi vì nó là thực chất, có thể cảm giác được. Khi tâm trở nên thật yên lặng bạn cũng có thể quán sát giác biết trổi lên và biến đi. Tại điểm nầy nó trở nên lý thú bởi vì từ đó ta phá vở được sự đồng hóa của ta với thức, với cái biết như là "tôi biết," một sự đồng hoá vô cùng vi tế. Ta dể rơi vào ý niệm có "ai đó" là người đang quán sát sự kiện. Nhưng thật ra chẵng có "ai" đang quán sát cả. Chỉ có cái biết, trổi dậy và biến mất. thức biết cũng là một biến trình, không trường cửu, không cá nhân tính, không ngã, không tôi.

Hỏi: Trí nhớ là gì? Nó được ăn khớp vào chổ nào?

Trí nhớ là một nhân tố tâm làm việc rất phức tạp, chủ yếu là có liên quan đến tri giác nhận thức. Nhận thức là nhân tố tâm có chức năng nhận ra, chọn lựa phân biệt điểm đặc thù của đối tượng. Qua nhân tố tri giác ta nhận ra kinh nghiệm tâm thức đối tượng mới vừa trải qua đó là gì. Trí nhớ là một loại tư tưởng lấy việc gì đã xãy ra rồi làm đối tượng của nó.

Hỏi: Thái độ khuynh hướng đặc thù cá nhân đến từ đâu?

Sự lập lại thường nhật hay một sinh hoạt nhất định nào tạo ra khuynh hướng đó. Ngay bây giờ ta củng cố thêm chánh niệm, định, và nội quán, phát huy một xung hướng đến trí tuệ và hiểu biết. Vả lại, trong quá khứ, những hành động cố định được lập đi lập lại nhiều lần theo mỗi cá nhân tính, do đó mà tạo nên những cá tính khác biệt, mọi khuynh hướng đều phải có liên hệ đến một sự kiện tác động nào đó. Nhân cách có thể được hiểu trong ý nghĩa của những xu hướng thường còn nầy. Chẵng có gì gọi là cá nhân tính qua những nhân tố tâm thức nào nổi bật nhất lúc đó. Người có xu hướng tham, luôn có hành động bám víu và chấp thủ, dính mắc, quên chánh niệm, tự nhiên nhân tố tham trở nên mạnh mẻ. Chẵng bao lâu, nó hiển bày nhân tố đó trong mọi sinh hoạt của anh ta. Ngược lại, khi những tâm lành đối kháng lại những tâm ác kia được phát triển, nó trở thành khuynh hướng tâm tánh nổi bật và được hiển lộ trong nhân cách.

Hỏi: Nhân tố chọn lựa đến từ đâu?

Chọn lựa là một nhân tố tâm khác. Có một quan hệ nối liền rất phức tạp giửa những nhân tố tâm khác nhau. Nhân tố chọn lựa, nguyên biến trình, sự quyết định, sự dụng công nằm ngay ở đó. Chúng biểu lộ bản chất tự nhiên và chức năng riêng của chúng. Một trong những nguyên nhân gần tạo lập nên chánh niệm là lắng nghe giáo pháp. Đó là yếu tố khiến cho nhân tố dụng công trổi lên. Đức Phật nói rất thường về cách lắng nghe giáo pháp thiện xảo. Nó khơi động nhân tố dụng công để bắt đầu thành lập chánh niệm. Các nhân tố tâm bao gồm "muốn" là tất cả những tiềm tàng trong thức. Ta không phải làm gì để tạo ra những nhân tố đó. chỉ là câu hỏi nhân tố tâm nào nên phát triển. những quyết định chính xác đến từ lắng nghe giáo pháp, hiểu được giáo pháp là gì. Việc đó thúc đẩy sự trổi dậy cố tâm phát triển chánh niệm ngỏ hầu đưa đến tuệ Minh sát. Có một đoạn trong kinh Pháp cú nói, "có hành động mà không có người làm, có sự đau khổ mà không có ai đau khổ, có chứng đắc mà không có người chứng đắc."

Hỏi: Thông minh là gì?

Thông minh là tần lớp tư tưởng khái niệm của tâm; nó có thể được huấn luyện, huân tập và xử dụng; hay nó cũng có thể là chướng ngại. Tùy thuộc vào cách ta hiểu rỏ ràng biến trình tư tưởng. Nếu có một trí tuệ quán sát rỏ ràng vào trong bản chất thiên nhiên, nó không thể là chướng ngại được. Nếu ta quan niệm sai lầm về sự vật cho sự vật chính nó là thật, vậy nó đưa đến trở ngại trong nhầm lẫn giửa khái niệm và thực tế. Nhưng, trong chính nó, nó cũng chỉ là một phần trong toàn diện tiến trình thân tâm (có, nhưng mà giả có). Tam Tổ Sùng Tín đã nói một câu: "đừng loại bỏ các giác quan và ý niệm thế gian: quả vậy, chấp nhận chúng một cách hoàn toàn là đang đồng nhất với chứng ngộ."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#goodyear