Khám phá bí ẩn tiền sử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Liệu đại hồng thủy là có thật?

“Năm thứ sáu trăm trong đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy tháng ấy, vào ngày đó, tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung, các cống trời mở ra. Mưa đổ xuống đất bốn mươi ngày bốn mươi đêm.” – Sáng Thế Ký, Chương 7:11-12.

Khoảng 9.000 đến 5.000 năm trước đây, ở tỉnh Sinop tại miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, một sự kiện lịch sử kỳ vĩ ngoạn mục đã diễn ra. Thật hùng vĩ, trên thực tế, một số người tin rằng nó đại diện cho bằng chứng rằng “Đại hồng thủy” được nhắc đến trong Kinh Thánh có thể là sự kiện có thật trong lịch sử (mặc dù hơi phóng đại).

Tháng 12/2004, một cuộc thám hiểm ở vùng Biển Đen được tiến hành bởi một đoàn các nhà khoa học từ nhiều viện khác nhau (bao gồm Hội Địa lý Quốc gia), đã xác định rằng vùng biển nằm trong nghi vấn không phải luôn giống như chúng ta biết ngày nay.

Họ kết luận rằng nó bắt nguồn từ một cái hồ nước đen mênh mông, nơi mà từ một điểm trong lịch sử đã bắt đầu mở rộng một cách nhanh chóng kỳ lạ. Sự thay đổi là thật lớn lao, trên thực tế, những cư dân quanh vùng ngay lập tức phải tìm kiếm những vùng đất an toàn hơn, vội vã bỏ lại nhà cửa, đồ dùng, và một vài thứ khác của cuộc sống trước đó của họ.

Điều này khiến cuộc thám hiểm dưới nước, được dẫn đầu bởi nhà hải dương học Robert Ballad tuyên bố rằng đã từng có con người định cư ở đây, nơi bây giờ nằm sâu 300 feet dưới mặt nước. Khám phá gây sửng sốt ở vùng Biển Đen này không chỉ đóng góp vào một hiểu biết lịch sử phong phú và sâu sắc về những biến đổi mạnh mẽ trong mực nước biển ở vùng Trung Đông cổ đại, mà còn nêu ra những câu hỏi về nguyên nhân gây ra sự biến đổi ấy vào thời điểm ban đầu.

Kể từ đó, các nhà khoa học và phóng viên đã tiếp tục thăm dò vấn đề còn bỏ ngỏ này; đây là một chìa khóa để hiểu lịch sử phát triển của văn minh nhân loại, và các giai đoạn khí hậu khác nhau mà Trái đất đã trải qua. Hơn nữa, đây là một chủ đề quan trọng, không chỉ liên quan tới truyền thống Cơ Đốc-Do Thái, mà còn liên quan đến nhiều truyền thuyết của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới – cơn Đại hồng thủy.

Biển Đen: Bằng chứng của trận lụt?

Các giả thuyết đương đại cho rằng sự mở rộng nhanh chóng của Biển Đen là kết quả của một trận mưa khó tin trên quy mô toàn Trái đất chưa bao giờ được chấp nhận rộng rãi. Dựa vào cái khung lớn của các định luật tự nhiên, chủ yếu là địa chất, được thiết lập dựa trên quan sát thực nghiệm trong nhiều năm, điều này là một kịch bản chưa chắc đã có thực.

Ngay từ đầu, các nhà địa chất hoài nghi đề xuất rằng nếu một trận lụt như vậy đã từng xảy ra, chúng ta phải tìm thấy một lớp địa chất tương tự trên khắp thế giới, được bao phủ bởi sỏi, bùn đặc, đá cuội và các yếu tố khác. Thật kỳ lạ vì lớp địa chất này đã không được tìm thấy, thậm chí ngay cả khi trận lụt được mô tả trong Kinh Thánh đã xảy ra từ 3.000 năm TCN.

Cũng không tìm thấy các địa tầng địa chất có chứa hóa thạch, với các loài động vật và thực vật khác nhau trong các lớp đất đặc biệt. Theo lô-gíc về trận lụt, các di cốt động vật của tất cả các loài trước trận đại hồng thủy (bao gồm các loài khủng long tuyệt chủng) lẽ ra phải được tìm thấy ngày nay chỉ trong một lớp địa tầng, mà không có sự khác biệt nào. Nhưng nghiên cứu cổ sinh vật học lại hoàn toàn mâu thuẫn với những giả định này.

Tuy nhiên, những ví dụ trên dường như chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bao gồm các luận điểm phủ nhận một trận lụt toàn cầu. Ngay cả như vậy, có nhiều lập luận bác bỏ với giọng điệu tương tự đã được đưa ra bởi các nhà khoa học “ủng hộ giả thuyết về trận lụt”. Thực ra, những mô tả như là “tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung” có trong Sáng Thế Ký được ủng hộ bởi các giả thuyết, mặc dù khó tin, là không thể bác bỏ như là không phù hợp với thực tế.

Một trong những giả thuyết táo bạo hơn đề xuất rằng Trái đất đã từng bị ngập trong nước tới cả những điểm cao nhất, trái ngược với những tính toán chỉ ra rằng nước lơ lửng trong bầu khí quyển chỉ có thể đủ để bao phủ một phần khiêm tốn 1,2 inch trên khắp bề mặt quả Địa cầu.

Những “người ủng hộ trận lụt” tính toán rằng nếu địa chất của Trái đất đã trải qua một sự tái cấu trúc trên bề mặt – các ngọn núi bị hạ xuống, còn đáy biển thì nâng lên – thì toàn Trái đất sẽ bị bao phủ bởi hàng ngàn feet nước.

Theo thuyết “nước bao phủ Trái đất”, trong thời đại của Noah, các tầng trên của lớp khí quyển Trái đất có chứa một lượng nước đáng kể đã tạo thành các đại dương ngày nay. Lượng nước ở khí quyển này đã bao phủ toàn Địa cầu, và sau đó trở lại đại dương thông qua các chuyển động kiến tạo mạnh mẽ theo chiều dọc. Các nhà nghiên cứu ủng hộ ý tưởng này tin rằng nó đưa ra lời giải thích hợp lý cho “nước từ Thiên đường” mà có thể tự cô đặc lại nhờ khói bụi từ núi lửa phun trào.

Các truyền thuyết ngoài Kinh Thánh về một trận lụt ‘tẩy uế’ cũng có thể được tìm thấy trong các nền văn hóa Hindu, Sumerian, Hy Lạp, Acadia, Trung Quốc, Mapuche, Maya, Aztec và Pascuanese (Đảo Phục sinh). Một số những câu chuyện này dường như hàm chứa những nhân tố tương đồng đến đáng kinh ngạc. Trong số những chủ đề được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất là lời cảnh báo của Chúa Trời đã bị con người bỏ qua, bản thân trận Đại hồng thủy, việc đóng một con thuyền để bảo tồn sự sống trong trận lụt, và sau đó là sự phục sinh của sự sống trên quả Địa cầu.

Một ví dụ rõ ràng về sự tương đồng này là lịch sử Lưỡng Hà trước Kinh Thánh về trận lụt, trong đó Thần “Ea” đã cảnh báo Uta-na-pistim, Vua của Shuruppak, về sự trừng phạt đang chờ đợi nhân loại vì sự trượt dốc đạo đức nghiêm trọng. Uta-na-pistim đã nhận được chỉ dẫn từ Thần để xây một chiếc tàu tám tầng hình lập phương, và nói rằng nó nên dùng để chứa một đôi mỗi loài thú, hạt cây, cũng như chính gia đình ông. Do vậy, Uta-na-pistim đã sống sót qua trận Đại hồng thủy kéo dài vài ngày, thả một con chim để thám thính xem có đất khô ráo ở gần đó hay không, và hiến tế một con thú cho các vị Thần.

Cuộc tìm kiếm con tàu đã mất

Một điểm riêng biệt làm tăng thêm sức nặng cho sự tranh cãi quanh Kinh Thánh, đó là bằng chứng bằng cả hình ảnh và hiện vật về thân của một vật thể lớn được tìm thấy trên đỉnh Ararat, nơi theo Kinh Thánh, là bến đáp cuối cùng của con thuyền Noah.

Đầu năm 2006, giáo sư Đại học Richmond, ngài Porcher Taylor đã tuyên bố rằng theo một nghiên cứu mở rộng được tiến hành trong nhiều năm về ảnh vệ tinh, có một vật thể thuộc về nơi khác nằm trên vùng đông bắc của dãy núi, với chiều dài trùng hợp một cách hoàn hảo với con thuyền Noah được nhắc đến trong Kinh Thánh.

Những hình ảnh vệ tinh như vậy về đỉnh Ararat đã khơi dậy trí tò mò của một số đông các nhà khoa học, kể từ khi xuất hiện tuyên bố này năm 1974. Một số cuộc thám hiểm điều tra đã được tổ chức để lấy đi những gì còn lại của khối gỗ bị phong hóa, cũng như 13 mỏ neo bằng đá trong vùng quanh địa điểm có thể là một kho báu về khảo cổ. Các khảo sát siêu âm đã được tiến hành, và tiết lộ về một cấu trúc kỳ lạ nằm trong đá.

Bất chấp vô số ghi chép của nhiều nền văn hóa khác nhau về câu chuyện Đại hồng thủy, mức độ và khoảng thời gian diễn ra của một sự kiện như vậy dường như vẫn là điều gây tranh cãi, ngay cả trong những người tin rằng một sự kiện như vậy đã thực sự xảy ra. Do vậy, trong khi một số ít các nhà nghiên cứu đề xuất rằng trận lụt đã bao phủ toàn Trái đất trong một lượng nước khổng lồ, hầu hết các nhà địa chất đồng ý rằng một kịch bản như vậy là không thể xảy ra.

Trong khi không phải ai cũng tin vào những ghi chép trong sách cổ về sự tái tạo nhân loại bằng sự cứu rỗi một nhóm người, dường như một thảm họa khí hậu đã thực sự xảy ra trên toàn Trái đất này từ hàng nghìn năm trước. Chúng ta cũng có thể giả định một cách an toàn rằng một số người nào đó ở những địa điểm được nâng lên cao đã có khả năng tiếp tục nền văn minh, và kể lại những gì đã xảy ra cho các thế hệ tiếp theo.

Trong khi chờ bằng chứng được tiết lộ để hoàn toàn nắm được phạm vi của một trong những giả thuyết đặc biệt này, câu chuyện về một thời kỳ mà trận đại hồng thủy tẩy sạch mọi tội lỗi của loài người sẽ vẫn được một vài người coi là một truyền thuyết, và những người khác coi là một thông điệp của sự thật lịch sử. Dù sao đi nữa, đại hồng thủy sẽ vẫn mãi mãi là một phần trong lịch sử nhân loại.

Đã tìm thấy con thuyền Noah

Các nhà khảo cổ học thuộc Đoàn linh mục Con thuyền Noah Quốc tế (NAMI) vừa qua báo cáo rằng họ đã tìm thấy một con thuyền mà họ tin 99,9% khả năng chính là cổ vật trong Kinh Thánh được biết đến với tên gọi là Con thuyền Noah.

Một đội gồm 15 nhà nghiên cứu khi đang tìm kiếm ở khu vực phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy con thuyền trên đỉnh núi Ararat, ở độ cao 3.962m so với mực nước biển. Một người trong số các thành viên của đoàn, nhà làm phim tài liệu Wing-cheung Yeung tuyên bố: “Không dám chắc 100% đây là Con thuyền Noah, nhưng chúng tôi nghĩ rằng 99,9% đây chính là nó”, theo tin của World Net Daily. NAMI, tổ chức thám hiểm, là một tổ chức Phúc Âm Tin Lành có trụ sở đặt tại Hồng Kông.

Có vẻ như bên trong con thuyền được trang bị một vài gian trống mà tổ chức này nói là thể được đã được dùng để chứa động vật, trong khi những người còn nghi ngờ thì cho rằng chúng có thể chỉ đơn giản là để chở vũ khí hoặc thực phẩm.

“Đội tìm kiếm và tôi đã đích thân đi vào một cấu trúc bằng gỗ nằm cao trên núi. Cấu trúc này được chia thành nhiều không gian khác nhau. Chúng tôi tin rằng cấu trúc bằng gỗ mà mình đã đi vào chính là cấu trúc được ghi chép trong các tài liệu lịch sử và chính là con thuyền cổ mà người dân địa phương đã nói đến”, nhân viên của tổ chức NAMI, anh Man-fai Yuen cho biết.

Phương pháp cacbon 14 được tổ chức NAMI thực hiện để xác định tuổi của gỗ đóng con thuyền đã cho thấy các phiến gỗ có niên đại 4.800 năm về trước. Chưa có cuộc thử nghiệm bởi các tổ chức độc lập nào được tiến hành tại thời điểm này, và chưa có bất cứ phát ngôn nào từ phía chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc sẽ xử lý như thế nào đối với con thuyền.

Tổ chức NAMI vẫn chưa đưa ra các chi tiết về kích thước của cấu trúc bằng gỗ này. Dựa trên các ghi chép trong Kinh thánh rằng nơi yên nghỉ cuối cùng của con thuyền là ở trên dãy núi Ararat, quả thực nó đã được tìm thấy ở nơi được trông đợi. Con thuyền được mô tả trong Kinh thánh có độ dài 450 feet (137m), rộng 75 feet (22,86m) và cao 45 feet (13,7m).

Câu chuyện về con thuyền Noah bắt nguồn từ Chương thứ 6 trong Sáng Thế Ký. Câu chuyện kể rằng Noah được Chúa trời lệnh cho đóng một con thuyền để mang một con đực và một con cái của mỗi loài vật trong khu vực Noah sinh sống. Bằng cách đóng con thuyền, Noah cứu các loài vật và một nhóm người nhỏ khỏi trận Đại hồng thủy do Chúa trời tạo ra để loại bỏ những người mà đạo đức đã suy đồi vào thời đó.

NASA công bố tấm ảnh lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi tại Cộng hoà Gabon

Vào thập kỷ 1970, các nhà khoa học đã phát hiện được những dấu tích của một tổ hợp lò phản ứng hạt nhân vĩ đại 2 tỷ năm tuổi tại châu Phi. Tấm hình trên là hoá thạch của lò số 15, vị trí tại Oklo, nước Cộng hoà Gabon. Chất Oxid Uranium còn sót lại có thể nhìn thấy được như những phiến đá màu hơi vàng. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu các sản phẩm phụ từ Oklo để thăm dò những hằng số vật lý cơ bản qua một chặng thời gian và không gian tầm cỡ thiên văn và để tìm một cách nào đó tốt hơn cho việc xử lý chất thải do công nghiệp hạt nhân nguyên tử mà con người tạo ra.

Trong số 17 lò phản ứng hạt nhân của tổ hợp mà người ta đã biết, thì 9 cái đã được khai quật lên hết.

Khu vực lò phản ứng số 15 là lò phản ứng duy nhất mà muốn vào thì phải qua một cống ngầm dẫn đến từ một khu mỏ. Những gì còn lại của lò số 15 có thể nhìn thất rất rõ qua những bức ảnh. Trong tấm hình trên, nhà địa chất đang chỉ vào chỗ đá màu hơi vàng với thành phần chủ yếu là Oxid Uranium.

Những đường sọc màu sáng trong tảng đá ở bên trên lò phản ứng là thạch anh đã được kết tinh khi nước ngầm nóng bỏng luân chuyển vòng quanh trong thời gian và sau khi lò phản ứng hoạt động trong quá khứ.

Có rất nhiều kẽ nứt nhỏ và đường chỉ lằn chạy ngang dọc qua khối đá. Những xác định bằng phương pháp đồng vị đã chỉ ra rằng lò phản ứng này từng hoạt động cách đây 2 tỷ năm.

Mặc dù có những đặc điểm và và hoàn cảnh địa chất dường như rất không thuận lợi —xét theo quan điểm địa chất học về thâu gom chất thải phóng xạ— thì những lò phản ứng này vẫn tồn trữ trong tổ hợp lò phản ứng một lượng rất lớn các sản phẩm là kết quả của phản ứng hạt nhân.

Những kẽ nứt nhỏ đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các lò phản ứng vì nước luân chuyển xung quanh sẽ giữ mát cho lò phản ứng hoạt động. Điều ấy khiến hoạt động của lò có thể ổn định về mặt hoá học và vật lý học.

Những dấu chân in trên hóa thạch bọ ba thùy

[Chanhkien.org]

Có thể nhiều người đã nghe nói đến “văn hoá tiền sử”, cũng gọi là “văn minh tiền sử”; chúng tôi chính là giảng về văn minh tiền sử đó. […] Trên thế giới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một loài sinh vật, mang tên “bọ ba thuỳ”; nó là sinh vật có từ sáu trăm triệu đến hai trăm sáu mươi triệu năm trước đây; còn từ hai trăm sáu mươi triệu năm trước cho đến nay nó không có nữa. Một khoa học gia của Mỹ đã phát hiện một khối hoá thạch bọ ba thuỳ; mà đồng thời trên mặt khối hoá thạch còn có dấu chân một người đang đi giày đạp lên, in rõ mồn một ở mặt trên. Điều ấy chẳng phải là chế nhạo những nhà lịch sử học là gì? Cứ chiểu theo thuyết tiến hoá của Đác-uyn, vào hai trăm sáu mươi triệu năm trước lẽ nào đã có con người được?” («Chuyển Pháp Luân», Sư phụ Lý Hồng Chí)

Dấu chân hóa thạch mà có lẽ là cổ xưa nhất đã được phát hiện vào tháng 6 năm 1968 bởi William J. Meister, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư. Đây là dấu chân mà có vẻ như của một người đi giày đạp lên một con bọ ba thùy—có thể được thực hiện từ 300-600 triệu năm trước, và dường như làm đảo lộn tất cả quan niệm được chấp nhận hiện nay về tiến hóa địa chất. Nếu không, người ta chỉ có thể lý giải rằng đây là một động vật hai chân đi giày đã một lần viếng thăm Trái đất từ một thế giới khác.

Meister đã thực hiện khám phá gây chấn động này trong một cuộc thám hiểm tìm kiếm hóa thạch ở Antelope Spring, cách Delta, Utah 43 dặm về phía Tây. Ông đi cùng vợ và hai con gái, và cùng với hai vợ chồng Francis Shape và hai cô con gái họ. Đoàn thám hiểm đã tìm thấy một vài hóa thạch bọ ba thùy khi Meister tách mở một phiến đá dày 2 inch bằng búa và phát hiện được dấu chân. Tảng đá đã tách mở ‘như một cuốn sách’ và tiết lộ:

Ở một mặt là dấu chân người với những con bọ ba thùy ở ngay bên dưới. Nửa kia của tảng đá cho thấy một khuôn gần như hoàn hảo của dấu chân và các hóa thạch. Thật đáng kinh ngạc, người đó đang đi một chiếc dép!

Dấu chân tiền sử trên khối hóa thạch bọ ba thùy.

Bọ ba thùy là động vật không xương sống cỡ nhỏ sống ở đại dương, có họ hàng với tôm và cua; chúng phát triển mạnh khoảng 320 triệu năm trước đây trước khi tuyệt chủng vào 280 triệu năm trước. Hiện tại, người ta cho rằng con người thoát thai từ 1-2 triệu năm trước và biết đi vật lót chân từ không quá vài ngàn năm trước.

Chiếc dép dường như đã đạp lên con bọ ba thùy dài 101/4 inch và rộng 31/2 inch; phần gót hơi lõm hơn phần đế, đúng như dấu giày mà một người nên có. Meister đã đưa tảng đá tới Melvin Cook, một giáo sư luyện kim tại Đại học Utah, người khuyên ông trình mẫu vật này cho các nhà địa chất của đại học. Khi Meister không thể tìm được một nhà địa chất sẵn sàng kiểm tra dấu chân, ông đã tới một tờ báo địa phương, The Deseret News. Không lâu sau, phát hiện đã được công bố rộng rãi trên toàn quốc.

Trong một cuộc họp báo sau đó, người quản lý Bảo tàng Khoa học Trái đất tại Đại học Utah, James Madsen nói: “Không có con người từ 600 triệu năm trước đây. Khỉ, gấu hay con lười cũng không thể làm giả dấu chân người. Điều gì liên quan đến con người dường như đã đặt chân lên hành tinh này thậm chí trước khi động vật có xương sống tiến hóa?”

Madsen tiếp tục nói rằng hóa thạch phải được hình thành bởi một quá trình tự nhiên, mặc dù ông không thể đưa ra giả thuyết nào. Tiến sĩ Jesse Jennings thuộc Khoa Nhân loại học của trường phỏng đoán rằng dấu chân có thể đã được hình thành bởi một con bọ ba thùy lớn nằm nghỉ trên ba con nhỏ hơn. Mặc dù khá táo bạo, phán đoán này được coi là thiếu những bằng chứng hình học ủng hộ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1968, địa điểm Antelope Spring đã được khảo sát bởi Tiến sĩ Clifford Burdick, một nhà địa chất cố vấn đến từ Tucson, Arizona, người đã sớm bị ấn tượng bởi một dấu chân trẻ em in trên một phiến đá phiền sét. “Sự ấn tượng”, ông nói, “dài khoảng 6 inch, với ngón chân dạng ra, như thể đứa trẻ chưa từng đi giày, và cảm thấy chật ngón chân. Nó không giống hình vòm lắm, và ngón cái không nổi bật.” Dấu chân được đưa tới hai nhà địa chất và một nhà cổ sinh vật học. Một nhà địa chất đồng ý rằng nó dường như là của một người, nhưng ý kiến của nhà cổ sinh vật học là không có tác nhân sinh vật nào liên quan. Tiến sĩ Burdick nói:

“Tảng đá đột nhiên bị vỡ dọc theo phần trước những ngón chân trước khi dấu chân hóa thạch được tìm thấy. Ở vùng giao nhau, mặt phiến đá như được cán mỏng và rất phẳng. Nơi ngón chân ấn xuống vật liệu mềm, mặt phẳng bị gồ lên theo chiều ngang, cho thấy một sức nặng đã nhấn vào bùn.”

Tháng 8 năm 1968, ông Dean Bitter, một nhà sư phạm trong hệ thống trường công lập thành phố Salt Lake tuyên bố đã phát hiện thêm hai dấu giày hoặc dép ở khu vực Antelope Spring. Theo Giáo sư Cook, không con bọ ba thùy nào đã bị thương bởi những cú dẫm này, nhưng một con bọ ba thùy nhỏ đã được tìm thấy gần các dấu chân trong cùng một tảng đá, cho thấy sinh vật biển nhỏ bé và người đi dép lang thang có thể đã sống cùng một thời điểm.

Những thành phố tiền sử dưới đáy biển: Cần phải nghĩ lại về nguồn gốc nhân loại chúng ta

“Chúng nhận ra rằng những người đó đã chống lại và quyết định tiêu diệt chúng. Hàng ngàn con báo rời hang động và xé xác người đàn ông đã cầu khẩn con quỷ trợ giúp. Nhưng con quỷ vẫn không lay chuyển bởi những lời cầu xin của họ. Thấy thế, Inti, thần mặt trời đã khóc. Nước mắt của nàng chứa chan khiến trong 40 ngày thung lũng tràn ngập nước” – Huyền thoại của người Inca về Hồ Titicaca.

Hãy xem xét một giả thuyết nhân loại học thừa nhận khả năng trên Trái Đất đã từng tồn tại một nhân loại tiền sử có trình độ phát triển kỹ thuật cao cấp. Một vài bằng chứng khẳng định rằng những người tiền sử dường như đã sở hữu một nền khoa học kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với tưởng tượng của chúng ta. Nhiều bằng chứng ủng hộ cho ý tưởng này là việc khám phá ra hàng tá những thành phố cổ đại nằm dưới đáy các đại dương khắp hành tinh.

Những trường hợp đáng ngạc nhiên như những cấu trúc kim tự tháp Yogaguni ở vùng bờ biển Nhật Bản, hay thành phố ngầm “Mega city” được khám phá một cách tình cờ ở vùng bờ biển Đông Bắc Cuba, tiếp tục khiến các nhà nghiên cứu liên hệ đến những điều từng một thời chỉ được xem như những thần thoại địa lý – những câu chuyện kể như về châu Atlantis, lục địa Mu, hay là vùng đất Thule. Việc cứ mỗi vài năm lại khám phá ra thêm một công trình ngầm dưới biển nào đó ủng hộ cho giả thuyết về đế chế tiền sử này.

Kiến trúc đô thị ở một thời đại không thể tin nổi

Một ví dụ điển hình của các tàn tích khảo cổ học mô tả ở trên được tìm thấy tại độ sâu 120 bộ dưới mực nước biển tại vịnh Cambay, thuộc vùng bờ biển Tây Ấn Độ. Thành phố khổng lồ này tình cờ được khám phá trong một cuộc điều tra nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường, theo ước đoán có thể tồn tại từ cách đây khoảng 9.000 năm.

Dùng một máy dò siêu âm, các nhà điều tra nghiên cứu đã thành công trong việc nhận diện các cấu trúc hình học xác định tại độ sâu khoảng 120 bộ. Tại hiện trường, họ khám phá ra những vật liệu xây dựng, đồ gốm, các mảng tường, những bồn chứa, những tác phẩm điêu khắc, xương và răng người. Các giám định niên đại bằng phóng xạ Cacbon C14 chứng tỏ rằng những mẫu vật này khoảng 9.500 năm tuổi.

Trước khám phá đó, những nhà nhân loại học nghĩ rằng vùng này không tồn tại nền văn minh nào 2.500 Trước công nguyên trở về trước. Thành phố cổ đại này, vì thế, còn cổ hơn cả nền văn minh Harapa, một thời được tin rằng là nền văn minh cổ nhất tiểu lục địa Ấn Độ.

Một trường hợp đáng ngạc nhiên khác vào năm 1967, khi tàu ngầm Aluminaut một tàu ngầm nghiên cứu thăm dò có khả năng lặn sâu hơn bất kỳ tàu nào khác trong thời đó – ngẫu nhiên khám phá ra một “con đường” nằm dưới vùng bờ biển Florida, Georgia, và Nam Carolina. Tìm thấy tại độ sâu gần 3.000 bộ, con đường trải dài thẳng tắp đến hơn 15 dặm Anh.

Còn đáng ngạc nhiên hơn, con đường này được lát bằng một loại xi măng phức tạp tạo thành từ nhôm, silic, canxi, sắt, và manhê. Bất kể tuổi của nó, con đường được khám phá không có mảnh vỡ vụn nát bởi một dòng chảy ngầm đã giữ nó sạch sẽ.

Con đường bị quên lãng này vẫn chứng tỏ nó là một đại lộ quan trọng khi những chiếc bánh lái đặc biệt của tàu Aluminaut cho phép nó thực sự du hành dọc theo con đường cái bí ẩn này. Sau đó, các nhà khoa học đang thăm dò khu vực này đã khám phá ra một loạt những kiến trúc làm bằng đá nguyên khối tại một đầu của con đường. Công nghệ kỹ thuật nào có thể kiến tạo ra một con đường lát đá dài mà có thể giữ được tình trạng tốt qua 10.000 năm?

Một khám phá tương tự gần đây hơn xảy ra vào năm 2004, khi sóng thần đánh liên tục vào các bờ biển Đông Nam Á cũng làm bóc ra hàng tấn cát khỏi bờ biển Tamil Nadu, Ấn Độ. Cơn bão đã dọn sạch cát bụi bao phủ nhiều năm dẫn đến việc khám phá ra thành phố cổ bí ẩn của Mahabalipuram.

Theo như huyền thoại địa phương, thành phố Mahabalipuram đã gánh chịu một cơn lũ lớn, nhấn chìm nó trong vòng một ngày cách nay 1.000 năm, khi những vị Thần trở nên ghen tị vì vẻ đẹp của nó. Những dân cư địa phương kể lại chi tiết rằng 6 ngôi đền bị bao phủ bởi nước, nhưng ngôi đền thứ 7 vẫn còn nằm trên bờ biển. Một đội 25 thợ lặn từ Cơ quan nghiên cứu khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) đã thăm dò khu vực bao quanh bao phủ bởi những cấu trúc nhân tạo, nằm tại độ sâu khoảng từ 15 đến 25 bộ dưới mặt nước biển.

Quy mô của những đống đổ nát ngầm dưới đáy biển bao phủ vài dặm vuông, cách bờ biển khoảng 1 dặm. Những đánh giá thủ cựu về niên đại của những kiến trúc này là khoảng từ 1.500 đến 1.200 năm tuổi, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể lên đến 6.000 tuổi.

Các cấu trúc kim tự tháp Yonaguni

Được đánh giá bởi một số nhà khoa học là khám phá khảo cổ học của thế kỷ, các cấu trúc tình cờ được phát hiện ở vùng bờ biển Nhật Bản cho thấy kiến trúc cổ trong dạng thức những cây cột trụ, những hình lục giác, những cầu thang, những đại lộ, những hành lang cuốn, và ngay cả một kim tự tháp có bậc thang.

Trong khi hầu hết những kẻ bảo thủ cho rằng các cấu trúc Yonaguni là sản phẩm của hoạt động địa chất lớn của khu vực, những góc xác định của những tảng đá và sự sắp xếp của chúng trong mối liên hệ lẫn nhau cho thấy địa điểm này có thể là di tích của một thành phố đã bị ngập chìm.

Bằng chứng ủng hộ lập trường này bao gồm cấu tạo hóa học của những tảng đá phấn (không tồn tại một cách tự nhiên trong khu vực), 2 lỗ cửa sâu khoảng 6,5 bộ sát ngay các cấu trúc này – mà không nhà khảo cổ học nào dám phân loại chúng như là một kiến tạo tự nhiên. Toàn thể thành phố ngầm của Yonaguni được ước tính bởi một số chuyên gia ít nhất khoảng 10.000 năm tuổi.

Khảo cố học đại dương chỉ mới trở thành một ngành học thuật khả dĩ trong vòng 50 năm trở lại đây với sự xuất hiện của thiết bị lặn dùng khí ép. Theo nhà khảo cổ học đại dương Tiến sĩ Nick Flemming, ít nhất 500 địa điểm nằm ngầm dưới mặt nước biển là những phần còn lại của một vài dạng cấu trúc hay đồ tạo tác nhân tạo đã được tìm thấy khắp thế giới. Một vài tính toán cho thấy gần 1/5 những địa điểm này là nhiều hơn 3.000 năm tuổi.

Tất nhiên, một số địa điểm đã bị cuốn sạch bởi các trận lụt, nhưng những địa điểm khác có thể được tìm thấy tại đáy biển thông qua các dịch chuyển kiến tạo địa chất. Bởi nhiều nơi trong số này lúc ban đầu được xây dựng trên những vùng đất khô ráo vững chắc, Trái Đất về mặt địa lý có thể khác hẳn so với những gì chúng ta biết hiện nay.

Hơn nữa, những con người này có thể đến từ một kỷ nguyên nào đó xa xôi hơn nhiều so với những gì chúng ta hiểu vào buổi đầu của nền văn minh nhân loại.

Nếu thế, có phải nền văn minh đương đại của chúng ta là loài người vĩ đại nhất đã từng được biết đến, hay chỉ là một đỉnh cao nhỏ bé trong nhiều đỉnh cao của cuộc tuần hoàn trải dài vào trong quá khứ xa xăm? Câu trả lời có thể được tìm thấy tại đáy của các đại dương.

Các nhà khoa học Nga khám phá ra sự hiện diện của người khổng lồ

[Chanhkien.org] Theo tin tức của tờ báo Nga Pravda tháng 12, ngày 1 năm 2005, một nhóm khoa học gia Nga Xô hướng dẫn bởi Ernst Muldashev đã điều tra sự hiện hũu của người khổng lồ ở Syria, Lebanon và Egypt từ đầu năm 2005 và đã có những khám phá quan trọng. Những nhà nghiên cứu Nga Xô đã báo cáo dấu chân của người khổng lồ ở Syria và cả các mồ mả của họ.

Ernst Muldashev đã đưa ra nhiều cụ thể về các mộ của người khổnglồ mà nhóm của ông đã tìm được. Một ngôi mộ ở Abel trong vùng lân cận ở Damacus thủ đô của Syria. Ngôi mộ có bề dài 6 thước và 1. 8 thước bề ngang. Có nhiều ngôimộ người khổng lồ trong nhiều nơi khác ở Syria, và một trong những ngôi mộ ấy chứng tỏ là ngôi mộ củangười cao 7. 5 thước.

Vì sự phản đối của dân chúng địa phương dựa vào vấn đề tôn giáo nên sự điều tra đã rất khó khăn. Mặc dù mấy người đào tìm vàng đã phá hoại nhiều ngôi cổ mộ, các nhà nghiên cứu đã có dịp nhìn một số ngôi mộ đó.

Không phải chỉ có khám phá của các khoa học gia Nga Xô. Trong cả hai văn hoá đông và tây, ngoài các huyền thoại, cũng có nhiều tài liệu lịch sử của mỗi quốc gia về người khổng lồ. Những khám phá khảo cổ trong những năm gần đây đã xác nhận việc đó.

Tài liệu của Sách Hán, một người được cử đến Vương Mãng để dẹp loạn, một tướng lĩnh có thân hình cao 3 thước tên là Ju Wuba. quyển Sách Hậu Hán ghi lại hoàng đế Liu Xiu triều Hán đã ra lệnh đánh đuổi quân của Vương Mãng do Ju Wuba chỉ huy đã thắng trận. Thêm vào đó, trong những quyển sách xưa như “Thái bình quảng ký” và Tiểu luận Menxi, cũng có nhiều  hồ sơ về người khổng lồ.

Theo bản báo cáo ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Hướng dẫn Du lịch Thái Lan, sóng thần vàotháng 12, 26 năm 2004 ở Ấn Độ Dương đã gửi một người cổ khổng lồ trên mặt nước. Một tử thi người khổng lồ 3.1 thước được tìm thấy ở Đảo PP Thái Lan. Bằng chứng từ nhiều khám phá khảo cổ ở nước Mỹ trong mấy năm mới đây đã cho việc người khổng lồ từ 3 đến 5 thước cao đã hiện hữu trong lịch sử.

Ngoài việc người khổng lồ ra, việc đáng chú ý là các nhà khảo cổ cũng khám phá ra nhiều thú vật khổng lồ đã hiện hữu trong ngày xưa. BBC.com tường thuật tháng 12, năm 2005 rằng các nhà nghiên cứu khám phá một con bò cạp nước khổng lồ độ 1,6 thước dài và 1 thước bề ngang. Sự điều tra cho biết là con bò cạp đã sống hơn 330 triệu năm trước.

Trái đất có nhiều loại của nền văn minh trong lịch sử, loại nào chờ đợi những khám phá sau này của loài người.

Một manh mối cho sự bí ẩn cổ xưa về cấu trúc các Kim Tự Tháp

[Chanhkien.org] Tiến Sĩ Michel Barsoum, giáo sư của ngành kỹ sư nhiên liệu ở Đại Học Drexel ở Philadelphia, và những đồng nghiệp, sinh viên của khoa học và kỹ sư nhiên liệu Tiến Sĩ Adrish Ganguly và Tiến Sĩ Gilles Hug của Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học ở Pháp, đã đăng một bài bình luận trong Tạp Chí của Hội Đồ Gốm Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 12 năm 2006 tuyên bố rằng những Kim Tự Tháp ở Giza đã được xây cất bằng sự phối hợp của những khối đá được đục ra và những khối bê tông bằng đá vôi đầu tiên được đúc trước khi có bất cứ một nền văn minh nào.

Barsoum và bài viết của đồng đội ông thách thức sự tin tưởng lâu đời là kim tự tháp được xây cất hoàn toàn bằng những khối đá vôi cắt thành hình trong những mỏ đá gần đó dùng dụng cụ bằng đồng và chuyên chở đến chỗ xây cất kim tự tháp, kéo lên dốc thoai thoải và đặt vào chỗ với sự trợ giúp của dụng cụ nêm và đòn bẩy. Barsoum và đồng đội thừa nhận rằng, mặc dù phần lớn của những khối đá được đục thành và đặt vào chổ, những phần cốt yếu không như vậy. Bài viết nói rằng những người xây cất xưa kia đã đúc những khối để bao bên ngoài và bên trong của kim tự tháp và, có thể đúng, những phần trên của kim tự tháp đã được dùng bê tông đá vôi, gọi là chất trùng hợp bê tông.

Để đạt đến sự khám phá của họ, Barsoum và đồng đội đã phân tích hơn 1000 tấm ảnh chụp bằng kính hiển vi của những khối đá từ kim tự tháp và vùng lân cận, trong một thời gian hai năm. Để xây kim tự tháp mà chỉ dùng đá đúc phải cần vô số gỗ và nhiên liệu để đúc nóng vôi lập lại thành đá – đến 900 độ C. Kỷ thuật lại được đồng đội khám phá đã cung cấp những trả lời cho sự xây cất của kim tự tháp chính xác như thế nào. Những khám phá cũng trả lời những dốc thoai thoải lên đến đỉnh kim tự tháp cao như thế nào. Những nhà xây cất có thể đúc những khối tại chỗ và không cần phải chuyên chở đá về từ xa. Bằng cách dùng đá đúc, những người xây cất có thể làm cho nền móng của kim tự tháp bằng phẳng trong vòng một phân Anh một cách dể dàng. Cuối cùng họ có thể duy trì đúng góc độ của kim tự tháp để cho bốn mặt phẳng gặp nhau ở trên một đỉnh.

Sự nghiên cứu của đội này cũng bàn về cách dùng chất trùng hợp bê tông để xây kim tự tháp có thể áp dụng trong thời nay để cho những quốc gia đang tiến để xây dựng những kiến trúc thẩm mỹ với những vật liệu rẻ tiền và dễ tìm. Theo ông Barsoum, những vật liệu nguyên chất dùng để tạo thành bê tông cho kim tự tháp, đá vôi và đất sét có thể tìm thấy khắp nơi trên thế giới và đủ điều kiện để trở thành vật liệu xây cất quan trọng cho những nước đang tiến. Thêm nữa, loại bê tông này ít ô nhiễm và bền hơn xi măng của Portland, là loại xi măng thông dụng hiện nay. Xi măng của Portland phát ra một lượng lớn Carbon dioxide vào không khí và bền được 150 năm. Nếu được dùng một cách rộng lớn, chất trùng hợp bê tông này sẽ giảm bớt số lượng đó 90 phần trăm và có thể đoán là nó bền khá lâu hơn.

Những dấu chân in trên hóa thạch bọ ba thùy

[Chanhkien.org]

Có thể nhiều người đã nghe nói đến “văn hoá tiền sử”, cũng gọi là “văn minh tiền sử”; chúng tôi chính là giảng về văn minh tiền sử đó. […] Trên thế giới, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một loài sinh vật, mang tên “bọ ba thuỳ”; nó là sinh vật có từ sáu trăm triệu đến hai trăm sáu mươi triệu năm trước đây; còn từ hai trăm sáu mươi triệu năm trước cho đến nay nó không có nữa. Một khoa học gia của Mỹ đã phát hiện một khối hoá thạch bọ ba thuỳ; mà đồng thời trên mặt khối hoá thạch còn có dấu chân một người đang đi giày đạp lên, in rõ mồn một ở mặt trên. Điều ấy chẳng phải là chế nhạo những nhà lịch sử học là gì? Cứ chiểu theo thuyết tiến hoá của Đác-uyn, vào hai trăm sáu mươi triệu năm trước lẽ nào đã có con người được?” («Chuyển Pháp Luân», Sư phụ Lý Hồng Chí)

Dấu chân hóa thạch mà có lẽ là cổ xưa nhất đã được phát hiện vào tháng 6 năm 1968 bởi William J. Meister, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư. Đây là dấu chân mà có vẻ như của một người đi giày đạp lên một con bọ ba thùy—có thể được thực hiện từ 300-600 triệu năm trước, và dường như làm đảo lộn tất cả quan niệm được chấp nhận hiện nay về tiến hóa địa chất. Nếu không, người ta chỉ có thể lý giải rằng đây là một động vật hai chân đi giày đã một lần viếng thăm Trái đất từ một thế giới khác.

Meister đã thực hiện khám phá gây chấn động này trong một cuộc thám hiểm tìm kiếm hóa thạch ở Antelope Spring, cách Delta, Utah 43 dặm về phía Tây. Ông đi cùng vợ và hai con gái, và cùng với hai vợ chồng Francis Shape và hai cô con gái họ. Đoàn thám hiểm đã tìm thấy một vài hóa thạch bọ ba thùy khi Meister tách mở một phiến đá dày 2 inch bằng búa và phát hiện được dấu chân. Tảng đá đã tách mở ‘như một cuốn sách’ và tiết lộ:

Ở một mặt là dấu chân người với những con bọ ba thùy ở ngay bên dưới. Nửa kia của tảng đá cho thấy một khuôn gần như hoàn hảo của dấu chân và các hóa thạch. Thật đáng kinh ngạc, người đó đang đi một chiếc dép!

Dấu chân tiền sử trên khối hóa thạch bọ ba thùy.

Bọ ba thùy là động vật không xương sống cỡ nhỏ sống ở đại dương, có họ hàng với tôm và cua; chúng phát triển mạnh khoảng 320 triệu năm trước đây trước khi tuyệt chủng vào 280 triệu năm trước. Hiện tại, người ta cho rằng con người thoát thai từ 1-2 triệu năm trước và biết đi vật lót chân từ không quá vài ngàn năm trước.

Chiếc dép dường như đã đạp lên con bọ ba thùy dài 101/4 inch và rộng 31/2 inch; phần gót hơi lõm hơn phần đế, đúng như dấu giày mà một người nên có. Meister đã đưa tảng đá tới Melvin Cook, một giáo sư luyện kim tại Đại học Utah, người khuyên ông trình mẫu vật này cho các nhà địa chất của đại học. Khi Meister không thể tìm được một nhà địa chất sẵn sàng kiểm tra dấu chân, ông đã tới một tờ báo địa phương, The Deseret News. Không lâu sau, phát hiện đã được công bố rộng rãi trên toàn quốc.

Trong một cuộc họp báo sau đó, người quản lý Bảo tàng Khoa học Trái đất tại Đại học Utah, James Madsen nói: “Không có con người từ 600 triệu năm trước đây. Khỉ, gấu hay con lười cũng không thể làm giả dấu chân người. Điều gì liên quan đến con người dường như đã đặt chân lên hành tinh này thậm chí trước khi động vật có xương sống tiến hóa?”

Madsen tiếp tục nói rằng hóa thạch phải được hình thành bởi một quá trình tự nhiên, mặc dù ông không thể đưa ra giả thuyết nào. Tiến sĩ Jesse Jennings thuộc Khoa Nhân loại học của trường phỏng đoán rằng dấu chân có thể đã được hình thành bởi một con bọ ba thùy lớn nằm nghỉ trên ba con nhỏ hơn. Mặc dù khá táo bạo, phán đoán này được coi là thiếu những bằng chứng hình học ủng hộ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1968, địa điểm Antelope Spring đã được khảo sát bởi Tiến sĩ Clifford Burdick, một nhà địa chất cố vấn đến từ Tucson, Arizona, người đã sớm bị ấn tượng bởi một dấu chân trẻ em in trên một phiến đá phiền sét. “Sự ấn tượng”, ông nói, “dài khoảng 6 inch, với ngón chân dạng ra, như thể đứa trẻ chưa từng đi giày, và cảm thấy chật ngón chân. Nó không giống hình vòm lắm, và ngón cái không nổi bật.” Dấu chân được đưa tới hai nhà địa chất và một nhà cổ sinh vật học. Một nhà địa chất đồng ý rằng nó dường như là của một người, nhưng ý kiến của nhà cổ sinh vật học là không có tác nhân sinh vật nào liên quan. Tiến sĩ Burdick nói:

“Tảng đá đột nhiên bị vỡ dọc theo phần trước những ngón chân trước khi dấu chân hóa thạch được tìm thấy. Ở vùng giao nhau, mặt phiến đá như được cán mỏng và rất phẳng. Nơi ngón chân ấn xuống vật liệu mềm, mặt phẳng bị gồ lên theo chiều ngang, cho thấy một sức nặng đã nhấn vào bùn.”

Tháng 8 năm 1968, ông Dean Bitter, một nhà sư phạm trong hệ thống trường công lập thành phố Salt Lake tuyên bố đã phát hiện thêm hai dấu giày hoặc dép ở khu vực Antelope Spring. Theo Giáo sư Cook, không con bọ ba thùy nào đã bị thương bởi những cú dẫm này, nhưng một con bọ ba thùy nhỏ đã được tìm thấy gần các dấu chân trong cùng một tảng đá, cho thấy sinh vật biển nhỏ bé và người đi dép lang thang có thể đã sống cùng một thời điểm.

Những hòn đá được chạm khắc ở Ica: Một thư viện tiền sử?

Bộ sưu tập đá tại Bảo tàng Peru hé lộ nền văn minh cổ

ICA, Peru—Thoáng nhìn qua, thị trấn nhỏ bé của người Peru, Ica, nằm cách sa mạc Nazca khoảng 5 giờ đi xe buýt từ Lima, không có vẻ gì đặc biệt. Nhưng khi người ta bước vào Museo Cabrera, một bảo tàng lưu giữ những hòn đá được chạm khắc của Ica, thì một thế giới khác hiện ra.

Hơn 10.000 hòn đá với những kích cỡ khác nhau được chất đầy trong bảo tàng. Chúng đều có màu đen, bề mặt trơn nhẵn với những nhân vật được chạm khắc trên đó. Nhấc chúng lên, bạn sẽ thấy rằng chúng nặng hơn những hòn đá thông thường có cùng kích cỡ.

Tiến sĩ Javier Cabrera Darquea, người đã thu thập và nghiên cứu những hòn đá này trong 37 năm, được tặng một hòn đá nhỏ trong ngày sinh nhật của mình. Ngạc nhiên trước khối lượng viên đá và hình vẽ trên đó, ông bắt đầu thu thập và nghiên cứu những hòn đá này.

Eugenia Cabrera C., giám đốc bảo tàng và là con gái của Tiến sĩ Cabrera, nói rằng cha cô đã tiến hành phân tích những hòn đá và khám phá ra rằng chúng là một loại đá phổ biến tên là andexit, được phủ bởi một lớp đặc biệt ở bề mặt, khiến chúng có màu đen, trơn nhẵn, và nặng một cách đặc biệt.

Ông suy luận rằng lớp phủ này ban đầu có thể là mềm, cho phép người ta vẽ hình lên đó, và sau đó trở nên cứng. Tới tận ngày nay, lớp phủ này vẫn còn ở trên các tảng đá, và cho phép chúng ta thấy được các hình vẽ.

Thông điệp trên những hòn đá

Trên mặt những hòn đá này vẽ các hình người, cây cối, thú vật, và cả những biểu tượng trừu tượng. Con người trên đó đội mũ, mặc quần áo, và đi giày. Một số hòn đá miêu tả những cảnh tượng tương tự như việc truyền máu, cấy ghép tạng, và sinh mổ như ngày nay. Một số hòn đá cho thấy con người với kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, thiên thể và sao chổi.

Những con vật thì tương tự với bò, hươu và hươu cao cổ, đang ở giữa các loài khác. Một số giống như bọ ba thùy, loài cá đã tuyệt chủng, hay các loài động vật khác mà chúng ta chưa biết. Điều ngạc nhiên nhất là, một số hòn đá có hình người đang cố gắng giết, hoặc là bị khủng long ăn thịt.

Tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ tại Đại học New Mexico, ghi lại trong cuốn sách “Bí ẩn những hòn đá Ica và bằng chứng ở dải Nazca” rằng những hòn đá có niên đại từ thời kỳ tiền Columbia.

Dựa trên nội dung các bức vẽ, một số người tin rằng những hòn đá có niên đại từ 65 triệu năm trước, trước khi loài khủng long bị tuyệt chủng, và rằng có tồn tại con người vào thời điểm đó – những người đã tạo nên các hòn đá này.

Ý tưởng này không được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người tin rằng những hòn đá là giả và đã được làm ra bởi người hiện đại. Trong một bài viết, Swift đề cập rằng một trong những lý do mà các hòn đá được coi là giả là vì vào những năm 1960, các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng khủng long kéo lê cái đuôi của chúng trên mặt đất, còn các hòn đá lại mô tả cảnh khủng long nhấc cái đuôi của chúng lên.

Vì những bức vẽ khủng long bị cho là thiếu chính xác, các nhà khoa học nghĩ rằng các hòn đá này không thể được tạo ra bởi con người từ 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, sau đó người ta đã khám phá ra rằng khủng long thực sự bước đi với đuôi không chạm đất. “Hiện giờ chúng ta biết rằng các nhà cổ sinh vật học đã sai. Những hòn đá Ica đã đúng”, Swift viết.

Không chỉ đơn thuần là các bức vẽ

Tiến sĩ Cabrera hiểu rằng những hòn đá Ica là một thư viện, và mỗi hòn đá là một cuốn sách hay một trang sách ghi lại quá khứ. Những điều quan trọng đã được vẽ lên các hòn đá lớn, và những điều ít quan trọng hơn được vẽ lên các hòn đá nhỏ hơn.

Bà Cabrera đã nói chi tiết hơn về hiểu biết của cha bà: “Họ [những người đã tạo ra các hòn đá] đã truyền tải không chỉ các bức vẽ đơn thuần về những thời điểm nhất định, mà còn truyền đạt một loại ngôn ngữ dựa trên hội họa.”

Qua nghiên cứu của mình, Tiến sỹ Cabrera dần tin rằng những gì còn lại đồng nghĩa với sự sống, và tập hợp những điều còn lại chính là nền văn minh. Với những chiếc mũ mà người trong bức tranh đội, Tiến sĩ Cabrera cho rằng chúng đại biểu cho trí tuệ, vì vậy những người thông thái được vẽ với chiếc mũ đội trên đầu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro