Khangsinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Định nghĩa, xếp loại, cơ chế tác động của thuốc kháng sinh {chỉ học định nghĩa&cơ chế}

         Định nghĩa:

Kháng sinh là những chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn 1 cách đặc hiệu, bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân tử

 +nồng độ thấp: nồng độ sử dụng nhỏ hơn nhiều lần so với liều độc với cơ thể người

 +đặc hiệu: mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên 1 loại vi khuẩn hay 1 nhóm vi khuẩn

         Xếp loại:

Có nhiều cách xếp loại: theo tính chất hóa học, theo nguồn gốc, theo phổ tác dụng, theo cách tác dụng. Đối với vi sinh y học thường dùng xếp loại theo phổ tác dụng - khả năng chống vi khuẩn:

-Thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng: 1 kháng sinh có thể tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, cả Gram - và +, gồm:

 +Nhóm aminoglycosid gồm: streptomycin, gentamicin...

 +Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin...

 +Nhóm chloramphenicol

 +Nhóm sulfamid và trimethoprim

 +Nhóm quinilon mới gồm ciprofloxacin, norfloxacin...

-Thuốc kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc: 1 kháng sinh chỉ tác dụng trên 1 hoặc 1 số loại vi khuẩn nhất định:

 +Các dẫn xuất của acid isonicotinic, như INH chỉ dùng chữa lao

 +Nhóm macrolid (erythromycin, spiramycin)có tác dụng lên vi khuẩn Gram dương và 1 số vi khuẩn Gram âm

 +Nhóm polymyxin chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram âm

-Thuốc kháng kháng sinh nhóm β-lactam

 Đây là nhóm kháng sinh gồm nhiều dẫn xuất khác nhau nên phổ tác dụng cũng khác nhau:

 +Có hoạt phổ chọn lọc, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương, gồm:

         Penicillin (G,V): bị penicillinase phân hủy

         Methicillin, oxacullin, cloxacillin: không bị phân hủy bởi penicillinase

 +Có hoạt phổ rộng gồm:

         Ampicillin, amoxicillin: bị penicillinase phân hủy

         Piperacillin, ticarcillin: bị phân hủy bởi β-lactamase

         Imipenem: phổ rất rộng, không bị phân hủy bởi β-lactamase

         Cephalosporin các thế hệ I, II, III, IV: không bị phân hủy bởi β-lactamase

Xếp loại theo cách tác dụng:

-Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: phá hủy không hồi phục các chức năng của tế bào vi khuẩn dẫn tới chết

 +polymixin: diệt khuẩn tuyệt đối, diệt cả tế bào ở trạng thái nghỉ

 + β-lactam, aminoglycosid, rifampicin, vancomycin...: chỉ diệt được vi khuẩn đang nhân lên

-Nhóm kháng sinh chế khuẩn: ức chế sự nhân lên của tế bào vi khuẩn

 +gồm: chloramphenicol, clindamycin, erythromycin, sulfamid, tetracyclin, trimethoprim

-Diệt khuẩn và chế khuẩn thường không có phân cách rõ ràng, thuốc có tác dụng chế khuẩn (trừ sulfamid và trimethoprim) ở nồng độ cao lại có tác dụng diệt khuẩn, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh

-Ức chế sinh tổng hợp vách

 Ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ khung peptidoglycan, làm vi khuẩn sinh ra không có vách, dễ bị tiêu diệt, VD β-lactam, vancomycin

-Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương

 Làm các thành phần trong bào tương của vi khuẩn bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn đến chết, VD polymixin, colistin

-Ức chế sinh tổng hợp

 +Nơi tác động: ribosom 70S

 +Kháng sinh gắn vào tiểu phần 30S (như streptomycin) sẽ ngăn cản hoạt động của mARN hoặc tARN (như tetracyclin)

 +Kháng sinh gắn vào tiểu phần 50S như erythromycin, chloramphenicol làm cản trở sự liên kết, hình thành chuỗi acid amin

-Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic

 +Ngăn cản sự nhân đôi của ADN: nhóm quinolon

 +Ngăn cản sinh tổng hợp ARN: rifampicin

 +Ức chế tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết để hình thành các nucleotid: sulfamid, trimethoprim

-Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một điểm nhất định của thành phần cấu tạo hoặc 1 khâu nhất định trong các phản ứng sinh học của tế bào vi khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi khuẩn không bị ly giải hoặc bị thực bào tiêu diệt thì khi ngừng thuốc vi khuẩn có thể hồi phục

Câu 14: Khái niệm đề kháng kháng sinh

Đề kháng kháng sinh là khi môi trường có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển

         Đề kháng giả

-Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện bên ngoài mà bản chất không phải là sự đề kháng, tứ là không do nguồn gốc di truyền quyết định

-VD: vi khuẩn gây bệnh nằm trong ổ áp xe lớn, kháng sinh không thấm được tới vi khuẩn gây bệnh, hoặc vi khuẩn ở trạng thái nghỉ thì không chịu tác dụng những thuốc ức chế sinh tổng hợp chất

-Nếu giải phóng tổ chức viêm, hoặc vi khuẩn trở lại trạng thái hoạt động thì sẽ chịu tác dụng của kháng sinh

         Đề kháng tự nhiên

-Một số vi khuẩn không chịu tác động của 1 số kháng sinh nhất định: VD mycoplasma không chịu tác dụng của β-lactam; Pseudomonas không chịu tác động của penicillin

         Đề kháng thu được

-Do 1 biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng mà vi khuẩn đang từ không trở nên có gen đề kháng. Gen đề kháng có thể nằm trên NST, plasmid, transposon

-Gen đề kháng có thể truyền từ vi khuẩn nọ sang vi khuẩn kia nhờ biến nạp, tiếp hợp, tải nạp hoặc chuyển vị trí nhờ transposon

-Khi kháng sinh được dùng rộng rãi, không đủ liều lượng thì kháng sinh là yếu tố chọn lọc ra những dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh hoặc kích thích vi khuẩn gây ra những đột biến cảm ứng. Do đó, vi khuẩn gây bệnh phân lập từ bệnh viện có khả năng đề kháng kháng sinh cao hơn ở ngoài cộng đồng

Câu 16: Trình bày cơ chế đề kháng kháng sinh và cơ chế lan truyền gen đề kháng kháng sinh& vi khuẩn đề kháng

         Cơ chế đề kháng

-Làm giảm tính thấm của màng sinh chất, VD kháng tetracyclin, oxacillin: gen đề kháng tạo ra 1 protein đưa ra màng, ngăn cản kháng sinh thấm vào tế bào hoặc làm mất khả năng vận chuyển qua màng do cản trở protein mang, kháng sinh không đưa được vào trong tế bào

-Làm thay đổi đích tác động: do 1 protein cấu trúc hoặc 1 nucleotid trên tiểu phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi nên kháng sinh không bám được vào đích (VD: streptomycin, erythromycin)

-Tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nên bỏ qua tác động của kháng sinh, VD kháng sulfamid và trimethoprim

-Tạo ra enzym:

 +Biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh làm kháng sinh mất tác dụng (VD acetyl hóa chloramphenicol)

 +Phá hủy cấy trúc hóa học của phân tử kháng sinh, VD β-lactamase

-Một vi khuẩn kháng kháng sinh thường là do phối hợp các cơ chế riêng rẽ kể trên, VD trực khuẩn Gram âm kháng β-lactam là do β-lactamase, giảm khả năng gắn của protein gắn penicillin, giảm tính thấm màng

         Cơ chế lan truyền gen đề kháng

-Gen đề kháng có thể được truyền dọc qua các thế hệ trong quá trình phân chia của tế bào hoặc truyền ngang qua các hình thức vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác

-Xét về mặt dịch tễ học, gen đề kháng và vi khuẩn đề kháng có thể được lan truyền trên 4 phương diện:

 +Trong tế bào: thông qua biến cố tái tổ hợp hoặc chuyển vị trí của transposon, gen đề kháng có thể truyền từ phân tử ADN này sang phân tử ADN khác ngay trong 1 tế bào

 +Giữa các tế bào: thông qua các hình thức vận chuyển chất liệu di truyền như tiếp hợp, biến nạp, tải nạp, dẫn truyền mà gen đề kháng có thể được truyền từ tế bào này sang tế bào khác, thậm chí giữa 2 vi khuẩn khác loài. Những biến cố này rất hiếm xảy ra nhưng khi đã xảy ra thì rất nguy hiểm

 +Trong quần thể VSV: thông qua sự chọn lọc dưới tác dụng của kháng sinh, các dòng vi khuẩn đề kháng được giữ lại, phát triển thay thế các dòng vi khuẩn nhạy cảm đã bị kháng sinh tiêu diệt

 +Trong quần thể đại sinh vật: thông qua sự truyền nhiễm (qua không khí, bụi, thức ăn, nước, dụng cụ) vi khuẩn đề kháng truyền từ người này sang người khác hoặc súc vật sang người

-Tốc độ vi khuẩn đề kháng kháng sinh nhanh hơn tốc độ tìm ra kháng sinh mới

Câu 15: Nguyên tắc phối hợp kháng sinh và các biện pháp ngăn ngừa sự gia tăng vi khuẩn đề kháng {kô thi}

         Biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh

-Chỉ dùng kháng sinh để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn (kháng sinh kháng khuẩn không có tác dụng trên virus)

-Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, nên ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh và khuếch tán tót nhất đến ổ vi khuẩn

-Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thời gian cho 1 đợt điều trị

-Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn đề kháng

-Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý

         Phối hợp kháng sinh

-Nhằm điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí; VD viêm phúc mạc, áp xe não, viêm phổi...

-Nhằm làm tăng khả năng diệt khuẩn, thường áp dụng cho những người bệnh nặng hoặc suy giảm sức đề kháng, VD phối hợp 1 β-lactam với 1 aminoglycosid, sulfamid với trimethoprim

-Nhằm làm giảm khả năng xuất hiện 1 biến chủng đề kháng nhiều kháng sinh, VD trong điều trị bệnh lao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hieu