Thị lực 10/10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi mùa xuân đến với thành phố New York cũng là lúc tôi được sở hữu căn hộ đầu tiên,có một việc làm với mức thù lao khá và một cô bạn gái xinh xắn.Mọi chuyện không thể tốt hơn thế.Tôi đã tìm được hướng đi cho cuộc sống của mình.Thật sự tôi cảm thấy tâm trạng mình rất tốt,muốn mở rộng lòng nên tôi quyết định chia sẻ hạnh phúc cho mọi người.Dường như việc giúp đỡ những người kém may mắn luôn là một việc làm cao quý.Noi gương một người bạn,tôi tình nguyện tham gia vào hội Ánh Sáng Cho Người Khiếm Thị.
Những tình nguyện viên thân thiện trong hội cho biết họ đang cần hỗ trợ trong một chương trình giúp đỡ những người cao tuổi - những người mới bị mù và không thể ra ngoài. Tôi đồng ý, lòng tự nhủ mình sẽ mang lại niềm vui cho những cư dân cao tuổi bất hạnh và đáng thương.
Buổi tối trước hôm đầu tiên tôi tiếp xúc với những người không thể ra ngoài do mù loà, tôi và bạn gái có một cuộc tranh cãi kịch liệt.Cô ấy lớn tiếng quát tháo,còn tôi tỏ ra giận dỗi.Sáng hôm sau, tôi phải cố gắng lắm mới mở mắt ra nổi. Cả đêm tôi cứ trằn trọc suy nghĩ về cuộc cãi vã. Tôi trở nên cáu kỉnh. Tôi cố lết ra khỏi giường để tham gia công việc tình nguyện,nhưng lòng tốt trong tôi bỗng biến mất. Tôi chẳng muốn gặp bất cứ người mù loà nào cả.
Charlie sống trong một khu tồi tàn của Manhattan: nơi tệ hại nhất của khu phố ổ chuột phía đông. Tôi lê bước đến buổi hẹn đầu tiên,vừa đi vừa tránh né những gã nghiện rượu lảm nhảm,thỉnh thoảng phải băng qua đường để tránh những con nghiện trông thật đáng sợ. Tôi cố hình dung xem Charlie trông như thế nào. Người phụ trách nói ông rất già. Ở tuổi hai mươi ba,tôi nghĩ rằng những ai trên sáu mươi lăm tuổi đều đã chạm đến ngưỡng cửa của cái chết. Chắc chắn là ông ngoài sáu mươi lăm tuổi, bởi tôi nghe mọi người nói thế. Chắc là ông cũng lẩn thẩn rồi - tôi nghĩ thầm.
Tôi thầm nghĩ :"Ôi, thế là mình đã bỏ phí một buổi sáng thứ Bảy. Nhưng ngay sáng sớm thứ Hai mình có thể gọi điện đến hội Ánh Sáng và rút tên khỏi danh sách tình nguyện viên". Tôi bước lên những bậc thềm ọp ẹp dẫn đến khu nhà cũ nát của Charlie và bắt đầu leo lên căn hộ trên tầng sáu của ông. Không hề có thang máy.
Dường như có tiếng bước chân của Charlie đang ra mở cửa. Một khuôn mặt xuất hiện sau cánh cửa vẽ graffiti chằng chịt. Tôi há hốc mồm. Ông có đôi mắt mờ đục, mái tóc bạc phơ loà xoà. Ông đã già lắm rồi. Charlie không phải sáu mươi lăm tuổi, mà ông hơn tôi sáu mươi lăm tuổi. Ông đã tám mươi tám tuổi.
Ông dẫn tôi vào trong, căn hộ của ông ngăn nắp đến kinh ngạc. Tôi không thể không thừa nhận rằng trông nó còn gọn gàng hơn căn hộ của tôi, mà tôi thì không hề bị mù. Ngồi trên chiếc ghế bành nhỏ đã cũ mốc, Charlie kể cho tôi nghe về việc mười tháng trước ông đã mất đi thị lực cùng người vợ đã hơn năm mươi năm chung sống như thế nào. Ông kể cho tôi nghe quá khứ đau buồn mà không một vẻ than van.
Tôi cố hình dung cuộc đời đầy bi kịch của ông và nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ tự vẫn nếu tôi mù loà và sống trong cảnh cô độc. Charlie cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Ông tâm sự với tôi là ông cảm thấy may mắn biết chừng nào khi có được một cuộc hôn nhân tuyệt vời trong ngần ấy năm. Ông triều mến mỉm cười với tôi, như thể cảm nhận được sự không thoải mái nơi tôi.
Trong buổi đầu gặp nhau ấy, tôi và Charlie đi cắt tóc và tản bộ - đi nhiều hơn cả quãng đường ông từng đi kể từ đám tang vợ. Trong lúc chúng tôi đi như thế, Charlie kể chuyện cho tôi nghe. Tất cả bạn bè và người thân của ông đều đã ra đi, ngoại trừ một cậu con trai sống ở California. Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện lì kỳ về thời trai trẻ của ông trên biển cả, về thời ông phục vụ quân đội trong Thế chiến thứ nhất và về người vợ tuyệt vời của ông. Thời gian trôi nhanh. Cuộc viếng thăm dự định chỉ kéo dài một giờ của tôi sáu cùng kéo dài đến ba giờ. Charlie là một người kể chuyện xuất sắc, và không chỉ có vậy. Cho dù chia sẻ bất cứ sự kiện nào trong đời, ông cũng không bao giờ than vãn. Không bao giờ. Ông luôn có khả năng nhìn thấy những điều tích cực khi kể về những chuyện đã xảy ra với ông.
Sau cùng, Charlie cần phải nghỉ trưa nên tôi tạm biệt ông. Khi ra về, tôi nghĩ rằng tuy đôi mắt của Charlie có thể bị mờ đi nhưng tầm nhìn của ông đạt mức tuyệt đối
Chỉ nói chuyện với ông có một ngày nhưng tôi đã khắc phục được cách nhìn đời méo mó của mình. Trên đường về nhà, tôi nhìn nhận mọi vấn đề của mình một cách rõ ràng hơn và những than vãn trong tôi đã biến mất.
Ghé thăm Charlie trở thành một việc yêu thích trong tuần của tôi. Những câu chuyện của ông luôn giúp tôi nhìn nhận sự việc sáng suốt hơn. Đã lâu lắm rồi tôi không còn phải cố gắng để thức dậy vào sáng thứ bảy. Trong những lần gặp nhau, Charlie thường nói rằng cuộc sống đầy những bất ngờ. Tôi biết điều đó là sự thật. Không có sự kiện nào đáng ngạc nhiên hơn chuyến viếng thăm không hào hứng lắm của tôi vào một ngày thứ bảy nhiều năm về trước, khi một cụ già mù loà đã giúp tôi sáng mắt ra.

                                               Bill Asenjo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro