KHKT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Nếu như trong sản xuất hàng hoá giản đơn, với sự phát triển chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. 

   Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị những cuộc khủng hoảng làm gián đoạn một cách chu kỳ.Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội. Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê. Trong chủ nghĩa tư bản, cùng với sự vận động của chu kỳ kinh tế, khủng hoảng kinh tế là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Lịch sử kinh tế thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi rộng với những hậu quả vô cùng nặng nề. Trong đó phải kể đến cuộc đại khủng hoảng sản xuất thừa những năm 1929-1933. Mới đây, cuộc khủng hoảng kinh tế mới bắt nguồn từ Mĩ là điều mà ít ai có thể ngờ, cả về mức độ nghiêm trọng lẫn quy mô ảnh hưởng của nó lên hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu. Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có, hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết. Tuy nhiên, không phải cuộc khủng hoảng xảy ra một cách ngẫu nhiên, khách quan từ những nguyên nhân bên ngoài mà nó bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan nội tại của nền kinh tế Mỹ. Hay nói chính xác hơn, nó xuất phát từ cơ chế cho vay quá dễ dãi (cho vay dưới chuẩn) của các tổ chức tín dụng, ngân hàng Mỹ. Diễn biến khủng hoảng: Tháng 6/2007, hai quỹ phòng của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ  quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. Ngày 15/10/2007, Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. 17/2/2008, Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock. 28/2/2008, ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro. 16-17/3/2008, Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu. 7/9/2008, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ. 15/9/2008, ®ây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố. 20-21/9/2008, công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall. 25/9/2008,Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. 3/10/2008, sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật.Ngày 8/10/2008, trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. Cơn bão khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và các nền kinh tế đầu tàu khu vực như Đức, Anh, Italia... đều ảm đạm. Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ suy giảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế. Nhiều gói hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây,với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tế thế giới. Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam một cách khá rõ nét . Đầu tiên phải kể đến tác hại đối với nền kinh tế. Trong đó các thị trường lớn như : Mỹ, EU, Nhật là những thị trường truyền thống nhập  khẩu  hàng sản xuất từ Việt nam đang  bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buột bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu …Việt nam là một trong những nước ảnh hưởng  nặng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Điều đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam bị sụt giảm, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009. Từ tác động của khủng hoảng  toàn cầu ảnh hưởng đến các thị trường Mỹ, EU, Nhật…chính sự khó khăn của thị trường, ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt nam, có thời điểm nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm : Gạo đã giảm 58%, Cao su giảm 48%, Cà phê giảm 24%... cả những tháng đầu năm 2009 so với 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu Nông, Lâm ,Thủy sản… Việt nam giảm 15%. Sự tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Tuy rằng ngân hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết quả do các ngân hàng thương mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân  hàng  ngày càng có xu hướng gia tăng. Từ những lý do trên các doanh nghiệp khó, lại càng khó hơn và số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên bố phá sản  tăng 21,8% so với năm 2010 và công nhân là những nạn nhân gánh hậu quả, thực tế là thất nghiệp ngày càng nhiều hơn. Doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2011 chỉ tăng 4% mức tăng thấp nhất từ trước đến nay .Bên cạnh đó, công tác nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tốt hơn các doanh nghiệp xuất khẩu. Tại sao? Người lao động thu nhập thấp hơn chi dùng, để giảm khó khăn cho sinh hoạt gia đình người dân phải cắt, giảm chi tiêu, thất nghiệp trong xã hội gia tăng, …làm cho những doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam ngần ngại trước cuộc sống  mà mức thu nhập của người dân thấp hơn so với mức tiêu dùng hàng hóa, vậy giới hạn nhập khẩu hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp nằm trong một số mặt hàng cần thiết mà các nhà nhập khẩu Việt Nam xác định giới hạn an toàn không bị lỗ, nhưng nhập mức độ cầm chừng  hoặc co cụm, hạn chế phát triển và mở rộng. Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất khẩu  cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng. Kinh tế suy giảm cũng ảnh hương không nhỏ đến các vấn đề xà hội. Các doanh ngiệp phá sản gây ra thiếu việc làm cho người lao động, nhiều người phải chịu cảnh thất nghiệp do đó dẫn đến tâm lý hoang mang lo sợ của người dân. Mức sống giàm sút dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội và  xuất hiện thêm nhiều tệ nạn xã hội. Bên cạnh những mặt tiêu cực do khủng hoảng kinh tế gây ra thì cũng có những mặt tích cực đó là những tác động mang tính điều chỉnh. Nhà nước đã nhận ra những lỗ hổng trong quản lý, mất cân đối trong chính sách, từ đó đưa ra những  giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ví dụ như nhà nước đã nhận ra những rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng và đã tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, hay tình trạng lãng phí tham ô và không hiệu quả trong các tổng công ty như vinashin, than khoáng sản...từ đó tiến hành tái cấu trúc .

Có thể thấy được khủng hoảng kinh tế có những ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả gia tăng đã làm ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người dân, trong đó phải kể đến bộ phận sinh viên, là những người chịu sự biến đổi nhanh chóng của bão giá. Bên cạnh đó tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường cũng diễn ra rất phổ biến. Do đó trong giai đoạn khủng hoảng, sinh viên cần phải biết dành thời gian để tích lũy kinh nghiệm, tài chính và phải có nỗ lực để chấp nhận vượt qua mọi khó khăn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro