phần 1 tây tiến

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có những ngày tháng không thể quên, có những cái ác liệt gian khổ không thể quên và có cả những cái hào hùng lãng mạn không thể quên. Và giữa những điều không thể quên ấy là một hồn thơ không thể nào quên, đó chính là bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Có thể nói, tinh hoa của bài thơ được hội tụ trong khổ đầu tiên. Khổ thơ đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên núi rừng miền đất Tây Tiến vừa hùng vĩ, mĩ lệ nhưng lại đầy rẫy những hiểm nguy, qua đó thể hiện sức sống bền bỉ của người lính khi hành quân tại nơi đây.

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có thể nói là một trong những bông hoa tươi thắm nhất của chùm hoa thơ ca viết về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Bài thơ in đậm phong cách tài hoa, lãng mạn, phóng khoáng, tinh tế của hồn thơ Quang Dũng. Đoạn thơ thứ nhất đã tai dựng lại sống động bức tranh thiện nhiên miền Tây với nhưng khung cảnh đẹp mà tráng lệ, những chặng đường hành quân gian khổ. Từ đó, hình ảnh của đoàn binh Tây Tiến lần lượt hiẹn ra, thiên nhiên và con người đan xen hòa quyện lẫn nhau để tạo nên sự hoành tráng của bức tranh cuộc sống, sự kì vĩ lớn lao của con người.

Bài thơ mở đầu là một nỗi nhớ trào dâng:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi~

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"

Hình ảnh sông Mã - con sông chảy dọc địa bàn của đoàn binh Tây Tiến - được xuất hiện đầu tiên trong nỗi nhớ da diết, mở đầu cho sự hoài niệm về Tây Tiến của nhà thơ. Hình ảnh này xuất hiện không chỉ một lần mà tận ba lần với nhiều trạng thái khác nhau, được Quang Dũng miêu tả sống động như một con người, lúc thì "Chiều chiều oai linh thác gầm thét" vô cùng mạnh mẽ, lúc thì "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" uyển chuyển, nhẹ nhàng, nhưng có lúc lại "gầm lên khúc độc hành" đầy khốc liệt, dữ dội. Dòng sông ấy hiện lên trong bài thơ như một nhân vật, nhân chứng lịch sư cho mọi gian khổ, niềm vui, nỗi buồn, mọi chiến công và mọi hi sinh của đoàn binh Tây Tiến. Sông Mã gắn liên với miền đất đã từng qua, những kỉ niệm đã từng trải của đoàn binh. Hai tiếng "xa rồi" và tiếng "ơi" như một lời gọi tha thiết, một tiếng nói vọng về với một thời gian hkổ nhưng nghĩa tình, đầy hii sinh nhưng gắn bó, vọng về một mảnh đất xa xôi, vọng về những người đội dù đang nằm lại nơi viễn xứ hay chiến đấu nơi chiến trường, tiếng vọng đầy tha thiết, yêu thương.

Sang đến câu thơ thứ 2, cái "nhớ" ấy chợt bật lên sâu sắc khôg thể kìm nén được, điệp từ "nhớ" đã thể hiện điều ấy, và nỗi nhớ cũng như được nhân đôi:

"Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"

Từ láy "chơi vơi" đã vẽ ra trạngt hái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, một nỗi nhớ vô định hình, không đong đếm được nhưng luôn day dứt, ám ảnh trong tâm trí. Hai câu thơ đầu đã nêu ra một cách trực tiếp cảm xúc chủ đạo của bài thơ, một nỗi nhớ da diết cháy bỏng, những tình cảm gắn bó ân tình của nhà thơ tới thiên nhiên miền Tây và đoàn binh Tây Tiến.

Trong những câu thơ tiếp theo, cảnh núi rừng miền Tây hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút tả thực tài tình của nhà thơ. Đoạn thơ là một thế giới của một quá khứ hiện về lung linh trong nỗi nhớ với nét đẹp dữ dội, hoang sơ xen lẫn vẻ tươi mát, thơ mộng của thiên nhiên

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi".

Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn. Những từ ngữ chỉ là ra những địa danh cụ thể Sài Khao, Mường Lát gợi ra địa bàn rộng lớn, đầy lạ lẫm với đoàn quân TT. Sương mù vùng cao dày đặc như muốn trùm lấp bước chân, nuốt chửng cả đoàn binh vốn đang mỏi mệt, rã rời vì cả một chặng đường dài gian khổ. Nhưng không gian Mường Lát lại đối lập hoàn toàn khi xuất hiện hình ảnh "hoa" - hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp. Là cảnh đẹp hay tâm hồn của những người lính ấy, cho dù mệt mỏi những vẫn giữ được nét hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời. Một hình anh đầy sức gợi "hoa về trong đêm hơi", đóa có thể là những ánh đuốc sáng lung linh của đoàn quân khi tiến về bản làng, cũng có thể là đoàn quân từ trong rừng đi ra, trên tay vẫn cầm những đóa hóa rừng ngát hương, hay là hình ảnh ẩn dụ những người lính ấy trẻ trung, lạc quan như những bông hoa rừng. Đoàn quân hành quân giữa một "đêm hơi" đầy huyền ảo, mơ hồ giữa khói sương chôn rừng suối. Đoàn quân mỏi mà tinh thần không mỏi, bởi vì ý chí quyết tâm vì tổ quốc đã làm họ trở nên bất khuất, kiên cường hơn.

4 câu thơ tiếp theo là hình ảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội hiện lên trong nỗi nhớ như một bức tranh hùng tráng

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Một không gian hùng vĩ, hiểm trở được hiện lên với những từ láy gợi tả gợi cảm cao: "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút" và độ cao, sâu, dài, rộng của dốc, mây, trời và vực. Tất cả như muốn nhấn mạnh sự nguy hiểm đầy bất trắc của con đường hành quân xa xôi, gian lao với sự gập ghềnh, nhấp nhô, trùng điệp, chất ngất của núi đồi. Ta như tưởng tượng trước mắt được hình ảnh đoàn quân đang nhọc nhằn, vất vả trèo đèo vượt dốc. Những bước chân của các anh dường như đã đo đếm được độ dài của dốc núi:

"Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống".

Câu thơ ngắt nhịp 4/3 với 2 vế tiểu đối, đối lập giữa cao và thấp, lên và xuống cùng điệp từ "ngàn" khiến câu thơ như bẻ làm đôi, diễn tả dốc núi vút lên cao rồi đổ xuống gần như thẳng đứng, càng tăng thêm sự khó khăn, vất vả mà đoàn lính phải đối mặt.Dường như dốc còn được miêu tả sâu hơn ở câu thơ:

"Heo hút cồn mây súng ngửi trời".

Heo hút ở đây còn hàm chứa sự lãnh lẽo, hoang vu, vắng lặng, mây bao phủ đường lối, mây mờ mịt trập trùng, mây khiến con đường hành quân của người chiến sĩ càng thêm cheo leo, hiểm trở, hoang vu. Trong không gian này ta thấy thâp thoáng những người lính qua hình ảnh "súng ngửi trời". Qua đó, ta không chỉ thấy độ cao độ dốc vô cùng của núi mà còn thấy được ý chí quyết tâm của những người lính mặc dù thân xác bé nhỏ nhưng tinh thần chiến đấu vẫn rất lớn vì "dốc núi có cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi".

Nhưng bằng cách nói tếu táo, hóm hỉnh đầy chất lính, Quang Dũng đã cho thấy tâm hồn trẻ trung của những người lính phong trần coi thường gian lao, vất vả. Do vậy, câu thơ không chỉ gợi lên sự hiểm trở của dốc núi mà còn là sự tươi trẻ, lạc quan của chiến sĩ TT, tứ thơ còn khiến các anh hiện ra trong dáng vẻ ngang tàng, kiêu dũng của những chàng trai chinh phục độ cao.

Sau những câu thơ hun hút, nhọc nhằn miêu tả dốc núi, câu thơ tả mưa miên man trong các thanh bằng với âm điệu lâng lâng, mênh mang, gợi ra một không gian thơ mộng, nhạt nhòa trong màn mưa:

"Nhà ai xa lương mưa xa khơi"

Hình ảnh "mưa xa khơi" khiến ta cảm thấy như cả thung lũng mờ mịt như loãng tan trong màn mưa , không gian bỗng nhiên mênh mang, xa vời hơn. Sau chặng đường hành quân gian khổ, người lính như đang dừng chân đâu đó, đưa mắt nhìn cả núi rừng chìm trong mưa, ánh mắt bâng khuâng hướng tới những ngôi nhà thân yêu đang thâp thoáng ẩn hiển hiện trong màn mưa mờ ảo. Cụm từ phiếm chỉ "nhà ai" mơ hồ, xa xăm, gợi nỗi trăn trở trong longf người. Cả câu thơ chỉ có duy nhất tiếng nhà mang thanh huyền như một sự trầm lắng, suy tư rồi sau đó, tất cả những thanh không chơi vơi trong nỗi nhớ. Giữa rừng mưa buốt lạnh, giữa núi rừng mênh mông là những mái tranh hiền lành đầy yêu thương - nơi mà các anh sẽ đem xương máu của mình để giữ gìn.

Núi rừng miền Tây vẫn được miêu tả trong những nét vẽ ấn tượng:

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

"Chiều chiều" và "đêm đêm" chỉ thời gian tuần hoàn, vinh hăng. "Thác gầm thét" và "cọp trêu người" là 2 hình ảnh nhân hóa thể hiện sự dữ dội, hoang sơ đầy bí hiểm của núi rừng miền Tây, bút pháp đối lập dược sử dụng rất tinh tế, nếu câu trên có các tiếng "thác, thét" mang thanh trắc cao như tiếng thác nước ở vòm cao thăm thẳm thì câu dưới lại là "hịch, cọp" trầm hẳn như tiếng bước chân nặng nề của thú dữ. gợi ra cái âm u, bí ẩn đầy đe dọa của núi rừng. Tường chừng như sự nguy hiểm luôn rập rình cận kề, không thể nào đoán trc được. Họ đã hành quân qua những vùng đất hoang sơ, dữ dội, tường chừng là vương uốc của heo hút trời mây, của rừng thiêng nước độc, nay vùng đất ấy đã in dấu hân của những người chiến sĩ kiên cường dũng cảm trong đoàn quân TT.

Ngoài ra, Quang Dũng còn danh những câu thơ để miêu tả hình ảnh người lính và những kỉ niệm của họ trên con dường hành quân:

"Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục quên mũ sống bỏ quên đời"

Từ láy "dãi dầu" đã thể hiện toàn bộ những vất vả, nhọc nahừn của các anh khi phải vượt qua bao núi cao, vựa sâu, thác ghềnh dữ dội. Hai câu thơ tựa như một bức kí họa đầy ấn tượng về người lính TT. Có thể hiểu rằng họ đang buông mình vào những giấc ngủ hiếm hoi trong phút giây dừng chân ngắn ngủi. Cũng có thể hiểu rằng đây là một thực tế đau xót xảy ra trên chiến trường khi người lính kiệt sức gục ngã không thể bước tiếp cùng đồng đội. Mặc dù họ đã gục xuống nhưng "súng mũ" vẫn bên mình, dù không thể tiếp tục nhưng các anh vẫn không chùn bước, đầu hàng khó khăn, không rời khỏi dội ngũ. Hai cụm từ "không bước nữa" và "bỏ quên đời" đã chứng minh điều ấy. chứng minh cho sự ngang tàng, ngạo nghễ của họ, hiện thực chiến tranh khắc nghiệt của chiến tranh không thể nào đánh gục họ bởi vì học có tinh thần dũng cảm, kiên cường đối diện với mọi gian truân, thử thách.

Con đường hành quân của họ không chỉ có khó khăn, thử thách mà còn có những kỉ niệm ngọt ngào, thắm thiết ân tình. Mièn Tây không chỉ có núi cao rừng sâu mà còn có những bản làng nên thơ với khói chiều ấm áp quyện bên sườn núi , có hương thơm quyến rũ của xôi mếp hương và có cả những sơn nữ xinh đẹp:

"Nhớ ôi TT cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Mở đầu bằng cụm từ "nhớ ôi", câu thơ đa bộc lộc cảm xúc nhứo nhung dâng trào mãnh liệt. Sau những chặng đường hành quân giữa những mưa rừng buốt lạnh, giữa những tiếng chân thú rừng đầy đe dọa, phút dừng chân bên một bản làng miền Tây với bát cơm nếp thơm ngào ngạt cùng làn khói bếp ấm áp mỏng manh vương vấ đã đem đên cho họ một cảm giác yên bình thật hiếm hoi trong thừoi đại chiến tranh. Câu thơ: "Mai Châu mừa em thơm nếp xôi" đã tạo nên một nét lãng mạn với 2 chứ "mùa em" khiến cho Mai Châu không chủ là một địa danh gắn với mùi thơm của nếp xôi đầu mùa mà còn là mùa của tình yêu quân dân sâu nặng. Có người lính nào quên được phút giây dừng chân ở Mai Châu, khi nồng ấm xung quanh các anh là dân làng, là các sơn nữ sóng sánh ánh mắt, nụ cười rạng ngời để lại trong lòng những cảm giác bồng bềnh, xao xuyến tời ngất ngây, đê mê của những chàng trai Hà Thành vốn dĩ hào hoa, lãng mạn.

Với sự kết hợp uyển chuyển giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, chát họa và chất nhạc, 14 dòng thơ đầu đã tái hiện 1 cách sinh đông và gợi cảm về vùng đất miền Tay hiểm trở, khắc nghiệt mà thơ mộng, gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn TT. Dẫu bưac tranh ấy có phần hoang sơ, hiểm trở nhưng đã làm nổi bật được hình ảnh những người lính TT với tầm vóc lớn lao, ý chí kiên cường và tâm hồn phơi phới niềm tin, niềm lạc quan đã tạo nên sức mạnh để đánh đổ mọi gian khó.

Đoạn thơ đầu đã thể hiện được tài năng và tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn mà tinh tế của nhà thơ Quang Dũng với ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu nhịp điệu, nhạc tính, dựng nên bức tranh sinh động của đoàn quân TT giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà thơ mộng. Qua đó ta có thể cảm nhận nỗi nhớ và sự gắn bó của nhà thơ Quang Dũng với nơi đây và những ngày tháng chiến đấu với đồng đội, 1 thời để nhớ đên và tự hào

#)u^eS


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro