Khoa học luật hiến pháp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp

;hệ thống khoa học luật hiến pháp; cơ sở lý luận của khoa học luật hiến pháp; vị trí của khoa học luật hiến pháp trong hệ thống khoa học pháp lý.

Khoa học luật HP nghiên cứu dưới giác độ pháp lí vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Nhà Nước và công dân.

Để nghiên cứu tổ chức  Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trước hết khoa học luật hiến pháp nghiên cứu chế độ chinh trị,chế độ kinh tế,chính sách văn hóa-xã hội,quốc phòng và an ninh.Ngoài ra còn phải nghiên cứu cấu trúc hanh chính lãnh thổ trong nước CHXHCN VN,mối quan hệ của trung ương với địa phương.

Một trong những vấn đề quan trọng lien quan đến tổ chức NN CHXHCN VN là tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Trong đó bao gồm các cơ quan như Quốc hội,Chính phủ,HĐND,UBNĐ,Tòa án ND,Viện kiểm sát ND.

+Mối quan hệ giữa NN và công dân chiếm 1 vị trí quan trọng trong số những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.Mối quan hệ này được thể hiện thong qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những bảo đảm để công dân thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó.

+Chế định,các quy phạm của luật HP..và cả quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm,chế định của nghành luật hiến pháp,nghiên cứu cả thực tiễn vận dụng,áp dụng các quy phạm,chế định đó nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để hoàn thiện chúng

+KH Luật HP còn nghiên cứu cả những quan hệ xã hội đang được,cần được hay có thể được quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh

Phương pháp nghiên cứu:

+Phương pháp biện chứng mác-lê nin là phương pháp nghiên cứu chung cho tất cả các nghành khoa học xã hội của nước ta.khi nghiên cứu các quy phạm,các chế định của nghành luật hiến pháp,khoa học luật hiến pháp phải xem xét chúng như là một bộ phận cấu thành của luật hiến pháp..vì vậy giữa chúng có mối quan hệ nhất định,mối quan hệ này phải được đặt trong sự thống nhất của nghành luật hiến pháp..Phương pháp biện chứng mác-leenin còn được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển của luật hiến pháp.

+Phương pháp lịch sử:đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm chế định,các quan hệ pháp luật hiến pháp,khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng trong điểu kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.PP lịch sử còn cho phép làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của cách mạng VN và sự phát triển của pháp luật nói chung,luật hiến pháp nói riêng.

+Phương pháp hệ thống:luật hiến pháp là 1 hệ thống ,1 bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật VN.Luật hiến pháp lại được tạo thành bởi những hệ thống khác nhỏ hơn.Chúng được thống nhất bởi những nguyên tắc và quan hệ khác nhau.Việc sử dụng phương pháp hệ thống cho phép làm sang tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm,chế định luật hiến pháp trong hệ thống ngành luật hiến pháp.

+Phương pháp so sánh:giúp khoa học luật hiến pháp phát hiện ra những bất cập nhug hạn chế giữa các quy phạm,các chế định,các quan hệ pháp luật hiến pháp.qua đó đề ra phuog hướng hoàn thiện chúng.Phuong pháp so sánh  còn cho thấy xu hương phát triển của các quy phạm,chế đinh,Qhe luật hiến pháp

+Phương pháp thống kê:đòi hỏi  sự tập hợp,phân tích các số liệu cụ thể trong các thời điểm khác nhau,qua đó giúp chúng ta rút ra được những nhận xét cần thiết.

 Hệ thống  khoa học luật hiến pháp:

-nhóm tri thức chung về khoa học luật hiến pháp và ngành luật hiến pháp

(đối tượng điều chỉnh,phương pháp điều chỉnh)

-nhóm tri thức về hiến pháp và lịch sử hiến pháp(sự ra đời ,bản chất,đặc điểm vai trò,quá trình ptrien HP VN)

-Nhóm tri thức đề cập đến nội dung cụ thể của luật HP:chế độ kinh tế xã hội NN CHXHCN VN<chính sách văn hóa-xã hội

_Nhóm tri thức về cấu trúc hành chính –nhà nước:phân chia hành chính lãnh thổ ,mối quan hệ giữa trung ương và địa phương,thẩm quyền phân vạch

-Nhóm tri thức về bộ máy nhà nước CHXHCN VN:vị trí tính chất cơ câu tổ chức,chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước

cơ sở lý luận của khoa học luật hiến pháp

+Quan điểm của chủ nghĩa mác-lê nin về nhà nước và pháp luật nói chung,nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng.

+Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và cách mạng Việt Nam.Đó là quan điểm xây dựng nhà nước kiểu mới do dân,vì dân.,xây dựng hoàn thiện nền dân chủ XHCN…

+Quan điểm của các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta như HCM,Lê duẩn,Trường Chinh… cũng là cơ sở lí luận của khoa học luật hiến pháp.Ví dụ: quan điểm lấy dân làm gốc,xây dựng 1 bản hiến pháp dân chủ …

Vị trí:

Trong hệ thống các khoa học pháp lí,khoa học luât hiến pháp có mối quan hệ mật thiết với các khoa học pháp lí khác.

          Khoa học luật hiến pháp quan hệ chặt chẽ  với khoa học lí luận chung về nhà nước và pháp luật.Khoa học lí luận chung nghiên cứu về sự ra đời,quy luật phát triển của NN.Khoa học LHP sử dụng những kết luận đó trong việc nghiên cứu vấn  đề tổ chức nhà nước VN.,nghiên cứu các quy phạm,chế định,các ,các quan hệ của nghành luật hiến pháp.KHLHP cũng tác động trở lại đối với lí luận chung,làm sang tỏ bổ sung thêm những kết luận của lí luận chung về nhà nước và pháp luật

KHLHP còn có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa hoc pháp lí khác như lịch sử nhà nước và pháp luật VN,TG,dân sự,HS,HC…

             KHLHP là một khoa học pháp lí chuyên ngành nghiên cứu những vấn đề cơ bản của Nhà nước xã hội Việt Nam.Khoa học luật hiến pháp đóng vai trò tạo cơ sở lí luận cho các khoa học pháp lí khác.Vì vậy,khoa học luật hiến pháp giữ ví trí chủ đạo trong hệ thống các khoa học pháp lí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro