Chap 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dưới thời kỳ Muromachi, Nhật bản đã diễn ra một cuộc đại nội chiến kéo dài từ năm 1467 đến tận năm 1477 được gọi là "Chiến tranh Ounin".  Cuộc chiến này là khởi đầu cho thời kỳ Sengoku (Chiến Quốc)_ khiến thể chế tại Nhật Bản dưới chế độ Mạc Phủ Ashikaga  sụp đổ.

 Nhiều lãnh chúa và các gia tộc Samurai nhân khoảng trống quyền lực đó đã ra tay gây chiến để chiếm thêm lãnh thổ trong giai đoạn này. Vì trung ương bị suy yếu, thời đại chiến quốc cũng là khi phong trào Ikkou-Ikki  nổi dậy chống lại thể chế Samurai nên thường xuyên xảy ra các cuộc nổi loạn lớn nhỏ giữa các tỉnh. 

Theo đó các gia đình dù lớn hay nhỏ mà có đàn ông thì đều được học võ thuật, kiếm thuật hoặc được rèn luyện thể chất để có thể tham gia vào chiến trường hoặc giúp đỡ các công việc nặng nhọc khác. Còn đối với các Samurai, từ xưa họ đã được xem là những chiến binh quý tộc, trên danh nghĩa chỉ thuộc quyền cai quản của quý tộc triều đình.

 Khi các samurai bắt đầu học các thú tiêu khiển theo kiểu quý tộc thì các nhà quý tộc, ngược lại, bắt đầu sống theo kiểu samurai. Họ không chỉ tài kiếm thuật, võ công điêu luyện mà còn thành thạo thơ ca, trà đạo và có học thức uyên bác, rất được xem trọng trong xã hội.

Gia tộc lớn phải sinh con trai để kế nghiệp nhưng vì văn hoá cha truyền con nối và tuổi thọ ngắn. Người con trai phải kết hôn sớm vào năm 18 tuổi để sinh con tiếp, cuộc hôn nhân được sắp đặt và người vợ phải là từ gia đình có truyền thống Samurai. Nếu gia tộc lớn và có uy tín sẽ được các Daimyo để ý và tôn trọng, hoặc nếu nhiều hơn nữa sẽ có thể đến tai của các Shogun.

Gia tộc Tsugikuni vốn đã là gia tộc lâu đời và có tiếng nói vào thời đấy, kết quả của cuộc hôn nhân giữa người đứng đầu gia tộc và phu nhân Akeno là hai đứa bé trai song sinh. Nhưng xui rủi làm sao cho số phận của chúng, lọt lòng chưa được bao lâu đã phải chịu những quan niệm vô lý từ văn hoá cổ hủ thời đấy. Sinh đôi chính là điềm gỡ, và gia tộc ấy sẽ hứng nhiều trắc trở trên con đường nối dõi tông đường về sau khi hai đứa bé đều bằng tuổi, đều có địa vị ngang nhau. 

Hai đứa bé, một đứa vừa khi sinh ra đã có một vết bớt đỏ trên trán hình ngọn lửa, đã thế còn không có lấy một tiếng khóc khiến người ta cho rằng đứa trẻ bị các linh hồn ám và để lại dấu vết trên cơ thể, tin đồn như loan ra khắp nơi. Vì thế, một trong hai đứa sẽ phải chết, và tất nhiên người được chọn để sống tiếp là người anh tên Michikatsu. 

Phu nhân Akeno là người phụ nữ mẫu mực và nhân hậu, bà luôn bình tĩnh và không to tiếng với bất kì ai, nhưng khi nghe tin dữ rằng đứa con đứt từng gan ruột mà mình đã sinh ra sẽ chết dưới tay của ông Tsugikuni, bà nổi giận như muốn phát điên và cố hết sức để ngăn ông ta lại dù cho mọi người cố thuyết phục bà. Ta cứ cho rằng " Hổ dữ không ăn thịt con" là vậy :))))

Cho dù dưới sự kiên quyết của bà, người em trai Yoriichi đã được cứu sống nhưng nó vẫn không tránh khỏi sự cay nghiệt từ người khác trong gia đình, dù sao thì năm lên 10 tuổi, nó cũng sẽ bị đày lên chùa và sống yên ở đó. Ông ta đã cấm những người hầu không được chăm sóc cho Yoriichi và cho nó ở trong một căn phòng chật hẹp chỉ rộng 3 chiếu. Từ khi sinh ra đã không khóc nên cho dù sau này lớn lên tuổi thơ của nó, nó cũng chả thèm hé một lời mà chỉ có một khuôn mặt vô cảm như mặt nạ Noh. 

Không được cho ăn đầy đủ, mặc đồ tử tế cũng như ra khỏi nhà. Nó như một con chim im lặng ngày qua ngày sống trong một cái nhà như cái lồng giam. Phu nhân Akeno biết con mình sẽ luôn phải chịu sự bất công và ghét bỏ từ người khác, bà luôn ra sức bảo bọc nó và yêu thương nó hết mình. Có khi, người ta thấy Yoriichi ngồi xếp bằng trong phòng của phu nhân và nghe bà chơi Koto, hoặc nghe bà đọc truyện, một chút nào đó bà có thể làm để tạo ra sự cân bằng giữa yêu và ghẻ lạnh... Nhưng chỉ khi không có ông Tsugikuni ở nhà bà mới được quyền làm thế. 

 Akeno luôn trung thành với đức tin của mình, điều đó ai cũng biết vì giữa phòng khách luôn có một cái bàn thờ rộng để bà hằng ngày đều đọc kinh và niệm Phật để diệt trừ tai oa. Với tình yêu vô vờ bến dành cho Yoriichi, bà cầu cho thần mặt trời luôn cứu giúp nó khỏi khổ đau cuộc đời, và bà làm một chiếc khuyên tai, từ hai tấm thẻ bài Hanafuda có hình mặt trời và trao nó cho Yoriichi như một tấm bùa.

" Yoriichi yêu dấu của mẹ, có chiếc bùa này bên cạnh, các vị thần sẽ soi sáng và dõi theo con, phù hộ cho con, khai sáng cho đôi tai tưởng chừng như bị điếc cho con..."

Có lẽ vì thế mà Yoriichi luôn bám mẹ khiến cho người khác khó chịu, nói rằng nó đang cố làm nũng với bà để tạo sự chú ý.  Akeno cũng vô cùng phiền não và đau buồn...

Người anh trai Michikatsu thì ngược lại hoàn toàn.

---------- Còn tiếp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro