Khong gian van hoa VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.1. Khái niệm Văn hoá

Vậy Văn hoá là gì ? trả lời câu hỏi này không dễ chút nào, bởi văn hoá là một phạm trù có nội hàm rất rộng, các học giả trên thế giới chưa bao giờ đồng ý với nhau về ý nghĩa của hai từ này (hiện có trên 500 định nghĩa) và xem ra xu hướng học thuật hiện nay, số lượng các định nghĩa còn có thể tăng lên nữa. Trong phạm vi giáo trình này, người viết chỉ giới thiệu một số định nghĩa tiêu biểu

Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh ... điều này thấy rõ trong sơ yếu lí lịch của cá nhân có ghi: trình độ văn hoá, trong xã hội có ấp văn hoá, phường văn hoá, gia đình văn hoá, sống có tính có nghĩa, có trước có sau, hay giúp đỡ, an ủi người cô thế, bất hạnh người ta gọi là người có văn hoá.Còn trong học thuật, văn hoá được hiểu theo một nghĩa khác:

Cố Gs Đào Duy Anh xem văn hoá là sinh hoạt4

TS Dương Ngọc Dũng xem Văn hoá là một hệ thống các giá trị chung cho mọi thành viên của xã hỗi hay cộng đồng5

Edouard Herriot xem Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả6 .

Phan Ngọc xem văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tạí ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.7

Trần Ngọc Thêm trong công trình Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, - được bộ Giáo Dục và Đào tạo chọn làm giáo trình chính giảng dạy trong các ngành Khoa học Xã hội - xuất bản tại Thành phố Hồ chí Minh năm 2001 (tái bản 2003,2004,2006) đã định nghĩa văn hoá như sau:

"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình".

Ta thấy định nghĩa này phù hợp với định nghĩa mà UNESCO đưa ra năm 1970 tại Venise8

3.3 Các vùng văn hóa Việt Nam

Đất nước Việt Nam có địa hình đa dạng vừa có núi (3/4 lãnh thổ) vừa có đồng bằng, vừa có biển, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác nhau. Hiện, trong giới nghiên cứu còn chưa thống nhất với nhau trong cách phân vùng văn hoá Việt nam. Ở đây, chúng tôi giới thiệu 2 cách phân vùng tiêu biểu:

GS Ngô Đức Thịnh trong Văn hóa Vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam đã tiến hành phân vùng văn hoá ở Việt Nam thành 7 vùng văn hoá lớn, trong mỗi vùng như vậy lại có thể phân chia thành các tiểu vùng văn hoá nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng13.

1. Vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ, có thể phân thành 5 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang)

- Tiểu vùng Sơn Nam (Hà Đông [Hà Tây], Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên)

- Tiểu vùng Xứ Đoài (Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc)

- Tiểu vùng Xứ Đông (Hải Dương, Hải Phòng)

- Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội

2. Vùng văn hoá Việt Bắc, có thể phân thành 2 tiểu vùng

- Tiểu vùng Cao - Bắc - Lạng (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái

- Tiểu vùng Đông Bắc (Quảng Ninh)

3. Vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ, có thể phân thành

3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La)

- Tiểu vùng miền núi Thanh Nghệ (miền núi Thanh Hoá, Nghệ An)

- Tiểu vùng Mường Hoà Bình

4. Vùng văn hoá Bắc Trung Bộ, có thể chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Xứ Thanh (Thanh Hoá, không kể miền núi)

- Tiểu vùng Xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh, không kể miền núi)

- Tiểu vùng Xứ Huế (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên)

5. Vùng văn hoá Nam Trung Bộ, có thể phân thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Xứ Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định)

- Tiểu vùng Phú Yên, Khánh Hoà

- Tiểu vùng Ninh Bình Thuận

tiểu vùng:

6. Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên, có thể phân chia thành 4

- Tiểu vùng Nam Trường Sơn (vùng núi Thừa Thiên, Quảng Nam)

- Tiểu vùng bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai)

- Tiểu vùng trung Tây Nguyên (Đắc Lắc)

- Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, Bình Phước)

7. Vùng văn hoá Nam Bộ, có thể phân thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bà

Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà)

- Tiểu vùng tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Mĩ Tho, Cà

Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu)

- Tiểu vùng Sài Gòn - Gia Định14

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm thì chia văn hoá Việt Nam ra làm 6 vùng như sau: Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ15.

Chúng tôi chọn cách phân vùng của Trần Ngọc Thêm làm cách phân vùng

chính trong giáo trình này.

3.3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc

Tây Bắc thật ra là tên gọi theo phương vị, lấy Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa bàn gồm 5 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, và phần vùng núi của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp giới nước Lào.

Đây là vùng có hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà., kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh

sống, tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường

Tây Bắc, xứ sở của hoa ban, quê hương của xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử"tiễn dặn người yêu"- Truyện thơ cổ dân tộc Thái,nhưng cũng tràn đầy nước mắtcủa những thân phận người"Tiếng hát làm dâu"- Truyện thơ cổ Dân tộc Hơmông.

- Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa.

- Trang phục hoa văn sặc sỡ: Khăn Piêu, khăn váy áo.

- Ca múa xòe, khèn, sáo...

- Quán tự giác16.

3.3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc (Vùng Đông Bắc)

Việt Bắc thật ra là tên gọi theo phương vị, lấy Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa bàn gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và phần miền núi của các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Núi non hiểm trở bên tả (bên trái) ngạn sông Hồng. Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng

3.3.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng đồng bằng sông

Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ : Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An.

Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước.

3.3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ

Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng Bình tới tỉnh Phan Thiết. Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu

bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học.

Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Nam đảo- Austronésien), trước đây dựng nên vương quốc Cham Pa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc...tiêu biểu là những Tháp Chàm.

3.3.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên

Phía đông dãy Trường Sơn, hiện gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Đak

Nông, Lâm Đồng.

Trên 20 dân tộc, đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ

hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã...)

Lễ hội đâm trâu, các nhà mộ Tây Nguyên là những đặc sắc trong văn hoá của họ.Tục uống rượu cần - nối kết cộng đồng.

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới: không gian văn hoá cồng chiêng (2005)

3.3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ

Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, gọi là miền Đông Nam Bộ và

Tây Nam bộ, trung tâm là thành phố Sài Gòn -Gia Định.

Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt,

điều hòa.

Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống.

* Nét văn hoá nổi bật

Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở

Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển.

Đồ ăn thiên về thủy sản.

Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng: hầu như các tôn giáo lớn của Việt Nam và thế giới đều có mặt tại đây, ngoài ra đây cũng là vùng phát sinh ra hai tân đạo Hoà Hảo (1939) và Cao Đài (1926) ở Việt Nam

Tính cách con người phóng khoáng.

Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây: Tờ báo đầu tiên: Gia Định báo

bằng chữ quốc ngữ ra đời ở vùng đất này, chủ bút là Học giả Trương Vĩnh Ký (1865).

Nhìn chung, các dân tộc Việt liên hệ gắn bó mật thiết với các dân tộc Đông Nam Á từ trong nguồn gốc: giống người, ngôn ngữ, lối sống. Đây là cơ sở tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro