Không tên sonlaol.net

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngồi ôm mặt, nó khóc, khóc thật nhiều! chưa bao giờ nước mắt nó lại nhiều đến vậy. Ôm ảnh mẹ, người phụ nữ duy nhất nó yêu!, nó khóc mãi.

Cuộc sống này giờ đây chỉ còn 1 mình nó. Cả cuộc đời mẹ đã vì nó, vậy mà khi mẹ ra đi, nó cũng chỉ được khóc vì mẹ.

***

Tôi nhìn thật lâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt thẫm buồn dưới đôi mi dài và cong. Mẹ có dôi mắt đẹp, nhưng lại là đôi mắt buồn nhất mà tôi từng thấy. Theo lời mẹ, tôi trở về quê hương bà: đất SƠN LA. Và trở về nơi mà bố mẹ đã từng bên nhau và hẹn ước. Trên tay run run là ảnh và cuốn nhật ký của mẹ, nước mắt tôi không sao ngừng được, 1 mình tôi khóc mãi!

Tôi sẽ chẳng bao giờ biết được mình có thể khóc nhiều đến thế này nếu không đọc nhật ký của mẹ_người phụ nữ tôi yêu, duy nhất!

***

Suốt 18 năm ròng tôi bén hơi mẹ mà không hề có hơi cha. Cho đến tân lúc mẹ ra đi, tôi cũng chỉ có mẹ và mẹ cũng chỉ có tôi.

Mẹ nằm viện đã 2 tháng nay, không còn là 1 thiếu phụ xinh đẹp như bạn bè tôi vẫn thường bào, mẹ xanh xao và gầy guộc. 2 tháng_lần đầu tiên trong 18 năm tôi được chăm sóc mẹ, làm nghĩa vụ của 1 người con. Là đứa con trai và là người thân duy nhất của mẹ nơi đất khách, tôi là niềm sống, là niềm hy vọng cuối cùng để mẹ nỗ lực. Tôi cũng không khác, tôi cũng vậy, tôi chỉ có duy nhất mẹ, có duy nhất 1 người vừa làm mẹ, vừa làm cha.

Mẹ càng ngày càng xa tôi hơn, có thể là 1 năm, 1 tháng, 1 tuần hoặc ngay ngày mai, tôi là đứa không cha, mồ côi mẹ. Trở về từ bệnh viện, tôi lang thang bước từng bước nặng nề, đường về nhà quá dài và cực nhọc. Mở cửa, không khí ngột ngạt, lạnh tanh, 1 mình, tôi trơ trọi giữa căn phòng rộng lớn. Tôi muốn khóc, khóc để cho ngôi nhà này có chút âm thanh, dù là âm thanh của sự tang tóc và đau thương. Lâu nay, 18 năm nay, mẹ là người chăm chút cho tôi, là mẹ, là cha, là người bạn tôi vẫn thường tâm sự. Tôi thèm muốn hơi ấm của mẹ, thèm khát. Bước vào phòng mẹ, căn phòng chỉ duy nhất có 2 màu đen_trắng, chiếc giường được đặt giữa nhà, cũng màu đen trắng, chiếc tủ trắng nằm gọn vào 1 bên của góc tường, nhìn lạnh lẽo. Lâu lắm rồi, mẹ không trở về ngôi nhà này, lâu rồi mẹ không vào căn phòng và nằm trên chiếc giường này. Ngồi phịch xuống, tôi ôm lấy mặt, không chỉ những đồ đạc này cần hơi mẹ mà hơi mẹ cho cả tôi. Đưa tay đến từng vật dụng cá nhân của bà, tôi khao khát trong đó tìm được bóng mẹ. Tôi nhìn vào chiếc gương, khuôn mặt tôi đang hiện lên đó, không phải mẹ. 18 năm, nhưng hiếm khi tôi bước vào phòng riêng của mẹ, mẹ cũng vậy. Mẹ con tôi tạo cho nhau 1 khoảng trời riêng,1 góc riêng tư. Nhớ mẹ, tôi nhớ về những kỉ niệm, nhìn vào những bức ảnh chỉ có 2 người : Mẹ và tôi.

Bức ảnh đầu tiên là khi tôi vừa mới lọt lòng, nó được đặt ngay gần đầu giường. Tôi bụ bẫm nhưng xanh xao vì giống mẹ, tôi mắc bệnh thiếu máu. Rồi là ngày lần đầu tiên tôi cắp sách tới trường, bên riêng mình mẹ, tôi ngượng ngịu. Mẹ đẹp! khuôn mặt mẹ càng nhìn tôi càng thấy có 1 nét hiền từ, trìu mến, rất lành, nhưng lúc nào cũng vậy dù bà có đang cười, khuôn mặt vẫn thẫm buồn.

Khắp phòng, rất nhiều ảnh, mẹ chụp ảnh để lưu lại những khoảng khắc, dù đẹp hay xấu, dù buồn hay vui, hay chỉ đơn giản là 1 cảm xúc vu vơ, mẹ cũng muốn lưu lại. Với tay lấy bức hình, mẹ đứng chụp dưới cổng hoa cách đây đã 4 năm, nhìn mẹ lúc đó, khác bây giờ nhiêu quá, mẹ vẫn đẹp như thế, chỉ có điều đã cạn kiệt sức sống. Nhìn khắp lượt cũng chỉ ảnh tôi và mẹ, thật nhiều kỉ niệm, chỉ có riêng 2 mẹ con. Nhưng có 1 bức hình duy nhất mà bấy lâu nay tôi không hề để ý. Vào phòng, tôi cũng chỉ nhìn quanh 1 vòng rồi lấy vài đồ dùng cá nhân, vội vã mang tới bệnh viện cho mẹ. Bức ảnh ấy đặc biệt, đặc biệt bởi nó nằm ngày gần cái cửa sổ luôn được đóng kín, tôi chưa thấy nó được mớ ra bao giờ. Bức hình quay mặt vào trong, tôi lạ lẫm bước đến, xoay nhẹ bức hình ấy. Một cô gái trẻ, chỉ chừng 15, 16 tuổi, mái tóc đen và đôi mắt tròn, trong trẻo và đôi môi đỏ đang rạng rỡ cười hạnh phúc, rất hiền lành. Tôi nhìn kĩ khuôn mặt ấy, nhìn rất lâu, nhìn từng chi tiết, đó có phải là mẹ. Khác, cô gái ấy rất giống mẹ nhưng có cái nhìn khác, đôi mắt khác, chỉ có mái tóc đen dài và cái núm đồng trinh là giống. Có lẽ năm tháng qua đi, cũng đã hơn 18 năm, mẹ vẫn trẻ đẹp hơn nhiều so với cái tuổi 36 nhưng cũng đã già cho cái tuổi 17 bồng bột và đôi mắt mẹ dài, đen đậm, có cái nhìn rất xa xăm. Lan man, tôi nhận ra bên cạnh người con gái ấy còn 1 người nữa, là tôi sao? Tôi không tin vào mắt mình, người đó giống y hệt tôi nhưng tôi không nhớ nổi mình đã chụp tấm hình này bao giờ. Người giống tôi ấy cũng cười rất hiền, rất nhẹ nhàng, ôm người con gái trong tay, họ là 1 đôi hạnh phúc. Ngay lúc này, trong đầu tôi bỡ ngỡ vẫn chưa hiều rõ, nhưng không, tôi đã hiểu. Đó là bố mẹ tôi, vào cái ngày mà tình yêu họ đang tươi đẹp. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bố qua bức hình của 18 năm về trước. Tôi chưa từng được nhìn thấy bố, chưa từng biết tên bố, chưa từng được gọi tiếng bố, tất cả đều chưa từng....và tôi cũng giống mẹ, chưa từng hận bố. Bức hình cùng khuôn mặt kia không còn rõ nét nữa, mờ nhạt bởi đã quá lâu, lâu lắm rồi.

Tôi chợt nhớ ra 1 lần, mẹ nhìn tôi rồi buột miệng "con giống y hệt người đó" ánh mắt mẹ xa vời nhìn tôi như đang nhìn về quá khứ, vô hồn và chứa đựng nỗi cô đơn. Cho đến giờ, tôi đã hiểu "người đó" là ai. Suốt 18 năm, "người đó" với tôi là 1 khái niệm xa vời, đó là lần duy nhất mẹ nhắc đến. Nhưng những ảnh hưởng của người đó đến cuộc sống của mẹ con tôi thì không bao giờ dứt.

Ngày học lớp 10, tôi đánh nhau với 1 thằng to gần như gấp đôi tôi. Mẹ được cô giáo gọi đến "nhận" tôi về. Suốt cả quãng đường, mẹ chỉ chú ý lái xe, không nói gì cả, tôi cũng vậy, im lặng. Mẹ thì đã quá quen với im lặng, còn tôi, tôi ghét, ghét cay ghét đắng cái "im lặng" đáng sợ ấy.

"Sao mẹ không mắng con đi?"_ Tôi lên tiếng, vứt bỏ đi cái "im lặng", mắt vẫn nhìn qua bên ngoài cửa sổ xe, không chủ đích.

"Cho mẹ lý do để mẹ mắng con"_ gương mặt mẹ không chút cảm xúc, lạnh băng, bình thản.

Tôi hiểu, mẹ đang muốn tôi tự nhận lỗi, muốn tôi trả lời câu hỏi không nói ra "tại sao" của mẹ.

" Vì tiếng cha không bao giờ được gọi" _Mắt vẫn đăm chiêu, tôi trả lời cục cằn và có phần oán trách. Dường như đứa trẻ nào cũng vậy, đứa trẻ nào không cha bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng bị chế giễu vì điều đó, cũng bị điều đó lôi ra để chửi khi có xung đột. Tôi không ngoại lệ, vì tôi không cha.

Mẹ lặng im, hình như mẹ biết trước được câu trả lời của tôi, biết trước được sẽ có ngày như thế này. Mẹ bình thản "con có thể gọi".

Tôi quay lại, ngước mắt lên nhìn mẹ, chẳng lẽ bố đã về bên mẹ con tôi, tôi hồi hộp và tim đập nhanh hơn.

"Con có thể gọi mẹ là mẹ , có thể gọi mẹ là cha"_ mẹ vẫn giữ gương mặt bình thản đó, đáp lại cái nhìn chờ mong của tôi.

Tôi đã hiểu, không phải như tôi nghĩ mà là cái điều bấy lâu nay vẫn vậy " mẹ là mẹ, mẹ là cha". Giờ là đến lượt tôi im lặng, bước xuống xe, tôi chẳng hề muốn bước, nặng nề lắm! tha xác vào trong nhà, tôi toan định leo lên phòng, 1 giấc ngủ sẽ khiến tôi nhẹ nhõm hơn.

"Nếu con đánh nhau vì xấu hổ không được gọi bố thì con không phài là con mẹ, con có bố, bố con là mẹ". _Mẹ đứng ngay sau tôi, đôi mắt không bao giờ cười ấy nhìn thẳng vào tôi.

Mẹ bước đến cái tủ đựng thuốc, lôi lấy bông băng, 1 lọ ô xi già, rồi chấm nhẹ lên cằm tôi, lúc đó tôi mới chợt nhận ra, nó đang rỉ máu. Tôi đã lớn, tôi cao hơn mẹ gần 1 cái đầu, tôi vẫn để mẹ ngước lên lau vết thương, cho nó thôi rỉ máu và cho cả trái tim tôi bớt nỗi cô đơn, tủi hờn. Ngay lúc này, tôi thấy mẹ thật mạnh mẽ, thậm chí là hơi lạnh lùng, dường như với mẹ không còn điêu gì khiến mẹ phải ngạc nhiên, phải đau hơn nữa.

Tôi giống mẹ, giống nhất ở cái tính ích kỷ và đa cảm, chỉ khác mẹ ích kỷ với chính bản thân mẹ, tôi ích kỷ với mẹ, với tất cả mọi người. Mẹ đa cảm, thường chạnh lòng với nhiều thứ, nhưng ai không tinh ý không bao giờ nhận ra, thậm chí còn cho mẹ là vô cảm. Còn tôi, tôi đa cảm với chỉ riêng mình mẹ, tôi muốn bộc lộ điều đó ra cho mẹ hiểu nhưng dường như là thằng con trai, tôi không làm được.

Từ ngày mẹ mang thai tôi, tôi đã có cái tên " NGUYỄN HẢI QUỐC KHÁNH", cái tên đó tới thời điểm ấy, tôi chỉ hiểu, tôi mang họ mẹ,và chưa lý giải được nguồn gốc của nó. Cho đến sau này, tôi đã hiểu, không chỉ hiểu được cái tên mẹ đặt cho tôi mà còn hiểu được cả cuộc đời mẹ.

1. NGÀY ẤY_TUỔI THƠ!

Chẳng ăn uống gì, tôi ôm bức hình bố mẹ, nằm ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy, ánh đèn điện làm tôi chói mắt, đầu óc quoay cuồng, phải đến 5, 10 phút tôi mới mở được mắt ra. Tôi ngước lên nhìn đồng hồ, lúc này là 4 giờ kém, đã sang rồi. ngồi thần mặt ra 1 lúc, tôi quyết định xuống bếp, mở tủ lạnh, gần 2 tháng nay nó đang ở trong tình trạng đói khát, trống không. Nhấc điện thoại lên, đặt 1 đống thực phẩm, đồ ăn sẵn, tôi đặt thêm 1 chút nước hoa quả, 1 cái bánh ga tô và 1 bó hoa cho mẹ. Trong cái thời buổi của năm 2028 này kể cũng tiện, có thể gọi bất cứ cái gì trong bất cứ thời điểm nào. Trong lúc chờ đợi họ mang hang đến, chui vào nhà tắm, tôi muốn mình tỉnh táo thêm 1 chút. Lâu rồi, tôi cũng chẳng thèm đếm xỉa gì đến khuôn mặt mình, nó có vẻ xơ xác và nhiều râu hơn mọi ngày. Đúng như thế, tôi nhìn vào gương, 1 thằng con trai 18 tuổi và có 1 khuôn mặt giống người bố chưa từng biết mặt. Bỗng dưng trong lòng tôi lại cảm thấy tủi hờn và mỗi khi như thế tôi lại cáu giận. Tôi muốn đám thẳng vào cái gương mặt đang nhìn tôi chằm chằm kia mà không gọi tôi nổi 1 tiếng "con". Kìm nén, tôi học được điều đó từ mẹ, sấp nước lên mặt "tỉnh lại, tỉnh lại", tôi cứ tự nhủ như thế.

Vừa ngay khi tắm xong, tôi cũng nghe thấy tiếng chuông cửa của người đưa hang. Kí vào đơn nhận hàng, tôi ngước mắt nhìn, 1 cô gái trẻ, nhưng tôi chỉ nhận ra được điều đó qua giọng nói trong trong, còn khuôn măt đã bị che kín. "Con gái mà đi giao hàng đêm hôm" _tôi nghĩ thầm trong đầu như thế. Xách 1 đống đò vào bếp, 2 tháng nay, kể từ ngày mẹ đã không còn chống đỡ được căn bệnh u não đáng nguyền rủa đó, mẹ nằm viện, tôi cũng chẳng thèm bước vào cái bếp, huống hồ là chú ý đến cái tủ lạnh này. Sắp lại đồ, tôi dọn lại cái bếp, lau lại cái bàn đang phảng phất có 1 lớp bụi. Tôi đang làm những công việc mà mẹ làm hằng ngày. Tôi nhớ có 1 khoảng thời gian, mẹ thuê người giúp việc vì công việc ở công ty đã đủ để chất đống lên. Nhưng có lẽ, mẹ sống và làm mọi việc theo ý của mình, theo thói quen của mình, mẹ khó tính và thường hay cáu gắt khi không vừa ý. Trong vòng hơn 1 tháng, mẹ đã đuổi 4 người giúp việc, mẹ lại tự làm lấy tất cả. Con người là thế, khi đơn cô, họ thường hay cáu, thường muốn tìm 1 cái gì đó khiến họ "giống người bình thường", họ lại không cho phép mình khóc, mà cũng không thể gắng gượng cười hơn nữa, họ nổi nóng và xả những gì khó chịu ra khỏi lòng. 4 người giúp việc là nạn nhân cho cái tính khí thất thường đó của mẹ.

2. CÁI TÁT ĐẦU LÒNG!

Mẹ thường hay nổi cáu, nhưng dù có thế nào, chưa 1 lần mẹ đánh mắng tôi. Chỉ duy nhất có 1 lần, tôi nhớ mãi, năm tôi học lớp 6, tôi phải ở trường học cả ngày đến tối mới được về nhà. Hồi đó, tôi vừa lùn vừa bé, cái mặt thì trắng trông y như con gái. Chúng bạn bắt nạt tôi, chế giễu đủ mọi trò, 1 không thể chọi với 1 đống. Thân cô, thế cô, tôi chỉ còn cách hậm hực mang cục tức đó về nhà. Bước xuống cái xe buýt của trường, mặt tôi hằm hằm, như muốn đâm chém ai đó. Mẹ đang nấu cơm, lúi húi trong bếp, tôi vung giầy ra trước nhà, ném cặp, mẹ ngước lên nhìn tôi, rồi không nói gì, cúi xuống nấu canh tiếp. Càng vậy,tôi càng tức, tôi muốn tìm ai đó để xả cơn thịnh nộ trong lòng mình. Lao vào bếp, tôi kéo lấy váy mẹ mà gào lên:

"Con muốn chuyển trường, con không muốn đi học nữa"

"Rửa tay đi còn ăn cơm"_ mẹ chẳng thèm đếm xỉa xem tôi vừa nói gì, tôi quay mặt ngồi vào bàn ăn, cúi gằm mặt xuống.

Mẹ bê bát canh lại, ngồi xuống ngay đối diện với tôi. Với lấy cái bàn trước mặt tôi để xúc cơm, tôi vùng vằng, giằng lại cái bát, tay tôi đập vào ngay cái bát canh bốc khói nghi ngút. Tôi cứ ngỡ mình đã bị bỏng, nhưng tôi lại không cảm nhận được điều đó. Bắt canh đổ, tay tôi lại không sao. Mẹ cuống cuồng đến bên tôi, nhấc tôi ra khỏi chỗ bát canh vừa đổ. Mẹ đã đỡ lấy và gạt tay tôi ra, tôi biết được thế khi nhìn xuống tay mẹ đang đỏ ửng lên. Nhưng dường như mẹ không biết đau, mẹ ôm lấy tay tôi, sờ nắm xem tôi có bị sao hay không, mà không ôm lấy tay mình. Tôi ghét, ghét mẹ như thế, đáng nhẽ mẹ phải đánh tôi chứ, tai sao lại cứ quan tâm tôi theo cách đó. Tính ích kỷ của tôi thể hiện rõ nhất lúc này, tôi đẩy mẹ ra, tôi muốn phá tan tất cả. tôi không hài lòng với mọi thứ, không hài lòng với mẹ, không hài lòng với chính bản thân mình. Lao ra khỏi mẹ, tôi cáu gắt cầm ngay lấy cái bát cơm, mà ném thẳng xuống sàn. Tôi quá đáng, tôi biết thế, với đứa trẻ 11 tuổi như tôi, cái kiêu hành động này phải đánh 1 trận thừa sống thiếu chết mới đủ. Vùa ném tôi vừa chửi thề, chửi tôi, tôi quay sang chửi cả mẹ:

"Con ghét, ghét hết, ghét mẹ, mẹ thật quá đáng, mẹ không xứng nên con mới không có bố, nên mới bị bọn nó chửi là đứa con hoang".

Cứ thế, tôi cứ gào lên, tôi chẳng biết mình đã văng ra những gì, tôi chỉ dừng lại khi nhìn thấy khuôn mặt mẹ. Bấy lâu nay, từ cái ngày còn bé chẳng biết gì, tôi chưa từng thấy mẹ mất bình tĩnh, cuộc sống đã dạy cho mẹ cách sẵn sàng đón nhận tất cả. Nhưng ngay lúc này, gương mặt mẹ không thoát khỏi nỗi ngạc nhiên, mà không, phải là nỗi bàng hoàng mới đúng. Mẹ thẫn thờ nhìn đứa con mẹ nâng niu, lại đối xử, lời nói, hành động không xứng đáng làm con mẹ. Tôi thấy đau, đau khi mẹ vung tay tát tôi, đau khi chính những lời nói của mình làm tổn thương cả mẹ cả tôi. Nhưng nỗi đau tôi không là gì, khi từng vệt, từng vệt dòng nước mắt xé tan khuôn mặt bà. Cả gian nhà lặng im, không hề có 1 tiếng động, gương mặt mẹ lúc này cũng lặng im, phó mặc cho từng hàng nước mắt rơi. Hiếm khi tôi thấy mẹ khóc, mẹ là người cam chịu, chịu đựng mọi thứ, ngại đấu tranh, người ta vẫn hay thường gọi cách sống ấy là an phận. Lần này mẹ không chịu đựng nữa, mà chính xác hơn là không còn chịu đựng nổi nữa. Tôi đã làm tổn thương mẹ, người thân duy nhất của tôi.

Thẫn thờ, tôi ngồi trên nền nhà lạnh ngát, cái của kính ban công khiến tôi cảm nhận rõ cái hương vị lạnh mát mà đậm sự nao nao của gió Đà Lạt. Mẹ đứng đó hồi lâu rồi lại âm thầm, nước mắt mẹ không rơi nữa, mẹ nhặt cái bát trên sàn, cặm cụi lau chỗ canh vừa đổ, cứ thế mẹ con tôi chết chìm trong im lặng, điều đó kéo dài cho hết cả bữa cơm hôm đó. Tôi hiểu, chỉ có cách ngay lúc này tôi ngồi vào bàn ăn, mới làm mẹ hết giận, hết buồn, chỉ có điều không hết tổn thương. Ngồi đối diện với nhau, tôi ăn mà chẳng hề biết mình ăn gì, mẹ cũng vậy, khi buồn, khi có điều gì suy nghĩ mẹ ăn chính những điều đó. Lần này mẹ là người mở lời trước, phá bỏ đi cái không khí nặng nề bao quanh nhà:

"Mai mẹ sẽ xin phép cho con nghỉ học, lâu rồi con không được nghỉ, ngày mai đặc cách 1 chút, mẹ con mình đi chơi nhé, lên hồ Than Thở được không con trai". Mẹ cười đôn hậu nhìn tôi, ánh mắt ấy bỗng dưng lại khiến tôi thấy bối rối, cúi xuống, tôi thỏ thẻ:

"Vâng ạ"!

Cả ngày mệt nhoài với những bực tức, tôi nằm xuống cái giường nước "bùng nhùng", lan man rồi chính những cái lan man đó kéo tôi vào sâu trong giấc ngủ. Sáng nay là 1 ngày đẹp trời, mẹ tắt chuông đồng hồ tôi từ lúc nào, để tôi ngủ nướng đến tận hơn 8 giờ. Đánh răng rửa mặt, tôi bật nút tự động mở cửa sổ, nắng nhẹ nhàng trào vào trong phòng. Bước ra ngoài ban công, hít thật đầy không khí trong lành của góc phố sạch nhất Đà Lạt. Mẹ chọn ngày thật đúng, hôm nay là 1 ngày lý tưởng cho 1 cuộc picnic. Lao xuống bếp, không còn là thằng bé ngỗ ngược, hư thân của ngày hôm qua, sáng nay tôi là 1 thằng bé vừa mở mắt ra đã cười. Tôi và mẹ giống nhau, không có cái tính giận lâu, thoáng chốc là hết. Mẹ dường như đã cười nhiều hơn, vừa đặt chân bước tới cầu thang, tôi đã nghe tiếng nhạc, bản balat "Sương" của Dương Cầm mà mẹ vẫn hay nghe : "Trong màn đêm có tiếng sương rơi cùng tiếng ai lỡ lầm bước ra đi, để mai khi tỉnh dậy, sương tan, người cũng đi xa khuất. Người ra đi có biết rằng nơi đây còn chôn dấu 1 tình yêu, người ra đi vội xóa tên tôi trong kí ức, còn kí ức tôi sao tên người không thể phai nhòa"

"Mẹ nấu món gì đấy" tôi lon ton chạy đến bên mẹ, nụ cười hiền mẹ đón lấy tôi, ôm hôn nhẹ tôi vào trán.

" Con trai mẹ thích ăn gì mẹ sẽ làm hết". Đứa trẻ 11 tuổi như tôi chỉ cần được nghe thấy những điều ngọt, cưng chiều như thế là bắt đầu làm nũng.

"Con muốn ăn canh bánh bao, cơm rang, chè bí đỏ nữa, cháo rong biển nữa....". Tôi cười tít mắt nhõng nhẽo đòi hỏi mẹ.

"Mẹ biết rồi, nhìn xem này, đã đủ những thứ quý khách yêu cầu chưa ạ". Mẹ cười xoa đầu tôi. Tôi sương sướng reo lên khi mẹ đã chuẩn bị hết mọi thứ và cho sẵn chúng vào hộp đựng.

"Lên thay quần áo rồi đi nhanh kẻo muộn nào". Mẹ đẩy nhẹ tôi.

"Tuân lệnh". Đúng như cái tuổi 11 của tôi, giận hờn và thỏa mãn rất nhanh.

Chiếc volvo mui trần màu trắng toát của mẹ lướt nhanh qua những con đường quen thuộc. Đà Lạt nay khác với cái ngày tôi 2 tuổi rất nhiều. Xoay quanh có 4 năm, con đường trải đầy hoa nay được mở rộng hơn, cánh đồng bồ công anh nay quy tụ hết về công viên "Hoa thiên nhiên". Đà Lạt đẹp, đẹp và mát, thơ mộng, tôi đã hiểu tại vì sao mẹ lại chọn Đà Lạt làm nơi trú ngụ. Năm đó, khi tôi mới 2 tuổi, tôi chỉ nhớ mẹ gặp phải rắc rối ở công ty, hình như là chuyện bằng cấp, mẹ phải chuyển nơi làm việc và phải tốn không ít công sức mẹ mới được lên Đà Lạt công tác.

Me lại mở bản "clair de lune" (sáng trăng) quen thuộc, mỗi khi ngồi trên xe. Nhạc nhẹ, êm dịu và thấm sâu vào lòng. Tôi sung sướng, bi bô kể về những dự định tương lai bé bỏng của mình "Con sẽ đưa mẹ đi khắp mọi nơi, con sẽ luôn làm mẹ cười". Tôi tít mắt cười nhìn mẹ. Trên môi màu đỏ thẫm của mẹ, vẫn nụ cười hiền dịu ấy nhưng lần này tôi thấy rõ được, đó là 1 nụ cười viên mãn. Cuộc sống của người mẹ gắn liền với con cái, điều hạnh phúc mà người mẹ có được cũng chỉ có đứa con.

Đi qua thung lũng tình yêu, những cây thông to như một cái tháp, trải dài xanh mướt. Một mùi hương của mặt hồ thanh mát sực lên, nó thanh tao và không vị nhưng tươi mát, dịu nhẹ. Mẹ con tôi chọn 1 nơi gần bên hồ, mẹ trải chiếc khăn to màu kẻ cazo, tôi tung tăng chạy đi khắp nơi, hít thở cái không khí trông lanh trong lúc đợi mẹ dọn đồ. Bao nhiêu là đồ ăn, toàn những món tôi thích và trong cái giỏ đựng đò ấy có 1 cây dương cầm. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy nó, thấy cái màu đen tuyền, bóng lên dường như soi gương được. mẹ cười " cỏ" nha. Bản nhạc mẹ tự viết và là bản nhạc đã ru tôi ngủ suốt quãng đời thơ bé. "Cỏ" mẹ viết dành riêng cho tôi: "cỏ cũng có tình người, cỏ cũng có tình mẫu tử, cỏ đơn côi nuôi con, cỏ sẽ bên con suốt đời...." . tiếng dương cầm ngân dài, tôi như bị "tẩu hỏa nhập ma" chìm trong từng lần kéo dây của mẹ. hiếm khi thấy mẹ chơi đàn, có lẽ lần gần nhất tôi thấy đó là khi sinh nhật tôi năm 9 tuổi. Đêm khuya, khi tỉnh giấc, tôi bỗng nghe tiếng đàn từ "quán baz" mà tôi và mẹ tạo dựng lên trên tầng thượng. Mẹ yêu tôi, bên tôi và che trở tôi như cỏ, chỉ đơn giản là cỏ sẽ làm bậc thềm cho mỗi bước chân tôi không gặp chông gai. Càng nghe tôi càng yêu và thương mẹ.

Cả chiều ngày hôm đó, nắng nhẹ, bờ hồ miên man "than thở". Là thằng con trai nhưng cái nét lãng man của tôi thấm đượm của mẹ. Chỉ đơn giản là 1 điều gì đó nhẹ, 1 điều gì đó bâng khuâng cũng khiến lòng ta ấm áp và mỉm cười hạnh phúc. Ngày rong chơi, tôi chẳng phải bận tâm bất cứ điều gì, bất cứ đứa nào chế giễu tôi cả. tôi khoái chí mải mê chơi chiếc tàu lượn điều khiển từ xa.

Năm tháng êm đềm như thế của mẹ con tôi cứ ngỡ tưởng là mãi mãi, nhưng cuộc đời đầy sóng gió và những đau thương trong quá khứ của mẹ chia cắt những phút giây hạnh phúc của gia đình tôi.

3. MẸ ! XIN ĐỪNG BỎ CON!

Trong cả gian bếp, cả gian nhà vốn đã neo người này, giờ đây tôi càng trở nên trơ trọi. Dường như không khí lạnh ngắt đang nuốt lấy tôi, 1 cơn lạnh chạy dài cả sống lưng. Vội vã gạt đi những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu, tôi thu dọn, sắp xếp đồ đạc chuẩn bị vào viện với mẹ. Nhưng trước khi đi vẫn không chỉnh lại chế độ cho ăn tự động cho mấy chú cá yêu của mẹ. Bao bọc khu phòng khách là một hồ cá nhận tạo, mẹ chăm chút từ những viên sỏi nhỏ, cho đến những nhành cây rong biển màu xanh lục. Cả ngôi nhà mẹ tự thiết kế theo ý thích riêng của mình, rộng và thoáng mát, luôn tạo cho người ta 1 cảm giác rất gần với thiên nhiên qua những bức tường bằng kính. Màu sắc chủ đạo của ngôi nhà chỉ đơn giản là 2 màu đen trắng, nhưng mẹ biết cách làm từ những thứ đơn giản lại trở nên đặc biệt. Phòng khách và bếp được nối thông với nhau, ở giữa là cầu thang kính. Chiếc rèm màu đen điểm những bông hoa tuyết màu trắng tĩnh lặng, đôi khi khẽ đung đưa mỗi lần mẹ trầm ngâm mở cửa ban công, đứng đó ngắm nhìn xa xôi hồi lâu. Ngôi nhà 4 tầng với đủ mọi tiện nghi, tầng 1 là phòng khách và bếp, tầng 2 là 2 phòng ngủ của mẹ con tôi, tầng 4 là quán baz, mẹ cùng tôi thiết kế, 1 chút phong cách cổ điển nhưng vẫn pha lẫn phong cách hiện đại và không thể thiếu được những bản balat thoáng nhẹ chất u ám. Riêng tầng 3, tôi hiếm khi đặt chân tơi, đó là không gian riêng, là nơi mẹ múa bài cuộc đời mẹ. Ngày bé tôi thường trộm nhìn mẹ múa, nhưng nhìn rất nhiều lần mẹ cũng chỉ múa riêng 1 bài, không bao giờ khác.

"Mẹ!". tôi tươi cười bước bên giường bệnh. Đôi mắt mẹ đang đăm chiêu nhìn xa xôi hướng về khu vườn bệnh viện. quay lại nhìn tôi, đôi mắt ấy như bỗng bừng sáng hơn. - "mẹ xem con mang những gì cho mẹ này, toàn những thứ mẹ thích đó". Vùa nói tôi vừa cắm lại những bông hoa cỏ may, loài hoa mẹ yêu thích nhất, khiến chúng trở nên "Điệu đà" hơn trong cái mộc mạc của chúng. Bỗng dưng tôi tự nghĩ, mẹ cũng giống như loài hoa này, đơn giản đến dường như là đơn điệu nhưng sâu thẳm có 1 nét đẹp mà mọi người ít chú ý đến. Nhưng cũng chính cái nét đẹp bên ngoài mờ nhạt ấy mà đôi khi người ta sẵn sàng lãng quên nó, sẵn sàng dẫm đạp lên nó.

" Chiều nay, con phải thi đúng không?". Mẹ vẫn quan tâm lo lắng cho tôi như thế ngay khi đang nằm trên giường bệnh không được hứng lất ánh nắng mặt trời.

"Con biết mà, con sẽ cố gắng, mẹ ăn hết chỗ bánh này là con đi ngay đây". Tôi nhõng nhẽo mẹ như đứa trẻ mới lên 5. chiếc bánh ga tô màu trắng toát như đồng điệu cùng với màu trắng trên vách tường ngăn bệnh viện. bánh ga tô thường gắn với những dịp đặc biệt với những niềm vui. Có lẽ chỉ có riêng mẹ, nó thường gợi nhớ về quá khứ, mà quá khứ mà kí ức với mẹ cũng chỉ toàn vị mặn.

Hôm nay tôi cảm nhận thấy trong lòng như có 1 điều gì đó khác lạ, mẹ cứ mỉm cười nhìn tôi mãi, ánh mắt chan chứa những nỗi niềm. Mọi ngày tôi bắt mẹ ăn gì cũng chỉ được 1, 2 miếng. Lần này, tôi đưa bất cứ thứ gì mẹ cũng ăn hết. Tôi vui lắm, dường như mẹ đã khỏe lại hơn.

"Con không oán trách gì mẹ chứ". Mẹ nhìn tôi sâu thẳm, ánh mắt ấy sao chứa đựng nhiều đau thương đến vậy. Nó đen đậm và không hề có chút ánh sác vui tươi.

" Mẹ nói linh tinh gì thế!". Tôi đứng phắt dậy, tôi ghét nhất cái cách nói như thế của mẹ. Tôi giận, tại sao mẹ có thể hỏi tôi như thế cơ chứ. Ngay chính bản thân mẹ cũng hiểu tình yêu mẹ dành cho tôi nhiều dường nào, sao tôi có thể oán trách người tôi yêu thương nhất được.

"Vì mẹ chẳng thể cho con 1 gia đình đích thực".

Tôi đứng quay lưng lại với mẹ, cố không cho nỗi nghẹn ngào đang chặn lấy cổ họng trào ra.

"Mẹ! con yêu mẹ, chẳng ai hy sinh cho con nhiều như mẹ, mẹ đã nói con có bố đấy thôi, con hạnh phúc mẹ à, hạnh phúc vì có người bố là mẹ.". Cầm lấy tay mẹ, tôi nắm chặt và dường như là chặt quá, tôi khiến mẹ đau, nước mắt mẹ lại từng hàng rơi xuống chiếc đệm. lần đầu tiên tôi nói được những lời thân thương như thế. Có đôi khi tôi và mẹ tâm sự cùng nhau, tôi cũng chỉ nói theo cái cách của 1 thằng con trai, 1 chút cục cằn, 1 chút bất cần, 1 chút mạnh mẽ giả tạo.

Mẹ con tôi chìm vào trong im lặng hồi lâu, bàn tay nhỏ bé gầy guộc của mẹ vuốt nhẹ vào từng khe tóc của tôi. Mẹ yếu quá, đôi mắt thâm, gương mặt xương xương, xanh xao. Dây thần kinh cảm nhận bị khối u chèn lại, trùng xuống. Nếu có làm phẫu thuật cát bỏ khối u thì cũng phải cắt bỏ cả dây thần kinh. Khoa học tiên tiến tới chừng nào thì bệnh tật lại trở nên quái ác hơn chừng ấy. Khối u ác đã ăn sâu vào bên trong màng não, mẹ chỉ có thể duy trì tình trạng này bằng hóa học thêm 1 thời gian ngắn nữa thôi. Cả tôi cả mẹ đều đã hiểu điều đó, nhìn mẹ, lòng tôi đắng, mái tóc dày và đen hôm nào nay đã bắt đầu rụng đi quá 1/3. Nhanh quá! Cuộc sống, khổ đau, bệnh tật cướp đi người mẹ thân yêu của tôi nhanh quá.

Ngồi bên mẹ hết buổi sáng, mẹ con tôi ôn lại những ngày tôi còn thơ bé với cái tên mẹ đặt cho tôi, "bọ con". Cười đùa hoài, lâu rồi khoảng khắc này mới được sống dậy. Tôi không muốn nhưng nghe lời mẹ, tôi rời khỏi bệnh viện tới trường học. Con đường này với tôi sao bông nhiên trở nên gồ ghề đến vậy, lòng nặng trĩu những ưu tư, liệu tôi còn tâm trí gì để học.

Bước xuống xe, đứng trước cái tòa nhà 7 tầng to lớn, tôi nhỏ bé như 1 con kiến lạc tổ. Lê bước chân đi qua hành lang, tôi tìm đường tới phòng vi phân mà ngày nào tôi cũng phải có mặt, nay sao tôi trở nên vô hướng quá.

" Anh định làm kiêu với em đó hả?". Đứng ngay trước mặt tôi, LINH NGỌC với bộ váy trắng "ngây thơ" nhìn tôi có vẻ oán trách.

"Anh bận". tôi trả lời dửng dưng đi qua.

"Anh quá đáng vậy, lâu rồi anh không nói chuyện với em, gọi cũng chẳng thèm gọi, em có phải là người yêu của anh nữa không đấy." LINH NGỌC kéo vạt áo tôi đẩy đẩy.

Tôi đã quá mệt mỏi, chẳng thèm buồn nói, cứ cắm mặt đi thẳng, LINH NGỌC với cái mặt khinh khỉnh hờn dỗi bỏ đi.

LINH NGỌC đối với tôi là người yêu, tôi đối với LINH NGỌC là người quen. Tôi học cùng LINH NGỌC lớp tiếng PHÁP. Đó là 1 cô gái nổi bật, vì là con nhà có thế, vì cách ăn mặc và nổi bật vì được bình chọn là nổi bật. Nhưng với tôi, LINH NGỌC khác hoàn toàn với những điều đó, LINH NGỌC xinh nhưng không đẹp, ăn mặc thời trang nhưng giả tạo, khuôn mặt tròn nhưng nhìn kĩ thì xương xương với cái gò má cao. Điều tôi không thích nhưng đó cũng là điều tôi dần chú ý tới LINH NGỌC đó là cái miệng hay cười, cười giả tạo. Có đôi lúc tôi cũng muốn, cũng thèm khát mình cười được như thế. Ở trường tôi ít nói, ít cười, ít bạn bè thực sự thân, ngoại trừ có các hoạt động tình nguyện và đội bóng rổ ra tôi không tham gia thêm các hoạt động nào nữa. Nhưng có lẽ chính cái tính lầm lì của tôi trở thành 1 kiểu boy con gái bây giờ ưa chuộng, 1 kiểu boy lạnh lùng. LINH NGỌC cũng kiêu kì vì cái tính nổi bật nên cũng có khá nhiều người theo đuổi, nhưng tất nhiên không có tôi trong đó. Lớp tiếng PHÁP có 21 người, LINH NGỌC nói trong 21 người đó chỉ có tôi là chưa thèm nhìn cô ta lấy 1 lần. Ngày đầu tiên, lần đầu tiên câu LINH NGỌC nói với tôi "em thấy rất thích anh, anh sẽ thích em chứ, như vậy coi như chúng ta hòa." Không phải tôi không thích những người con gái mạnh bạo có cá tính mà tôi chỉ thích những người có cá tính nhưng hiền lành. Riêng với LINH NGỌC gương mặt tròn bầu bĩnh, da trắng, mặc những bộ đồ như búp bê tạo nên cái dáng vẻ "ngây thơ", nhưng khi nhìn sâu thẳm vào đôi mắt khuất sau đôi kính áp tròng, tôi nhận ra được người con gái này không độc ác nhưng có dã tâm. Tôi không hứng thú lắm với chuyện yêu đương nhưng tôi cần LINH NGỌC để từ bỏ thói quen yêu với 1 người cũ.

Từ ngày bé tôi đã chỉ muốn tìm được 1 người con gái giống mẹ, nhiều đau thương nhưng không bao giờ bị những đau thương ấy làm nhuốm bẩn. Tôi muốn được che chở, bảo vệ yêu thương 1 người con gái như thế.

Tôi và LINH NGỌC đều là người yêu thứ 2 của nhau. Người yêu đầu của LINH NGỌC là 1 tên bằng tuổi tôi, biết chăm lo, chiều chuộng con gái trái ngược với cái bề ngoài lanh lùng của tôi. LINH NGỌC kiêu kì nên dường như những thứ thỏa mãn có được nhanh chóng trở nên tẻ nhạt ngay tức khắc với cô. Do vậy chẳng có gì lấy làm lạ khi tên kia bị "out" khỏi cuộc chơi. Với tôi, tình yêu đầu êm đềm, chẳng gặp chút sóng giò gì khi tình nhân với nhau đều là 2 kẻ ít gây sự, ít tranh cãi. LỆ HẰNG là 1 người con gái hiền lành, có 1 chút đỏng đảnh của tiểu thư. Cô ấy không xinh, không đẹp chỉ đơn giản là ưa nhìn, 1 sắc đẹp nhạt. Nhưng tôi thích cô ấy, ít nhất là thích hơn LINH NGỌC ở cái tính biết quan tâm tới người khác 1 cách âm thầm, điều đó làm tôi gợi nhớ về mẹ. Nhưng chuyện tình tưởng chừng như êm đẹp ấy, bị đứt quãng trong vòng 3 tháng, LỆ HẰNG sang ANH du học. Cô ấy muốn tôi đi cùng, tôi có thừa đủ điều kiện để có thể bay sang và sống sung túc với LỆ HẰNG cả đời bên ấy. Nhưng lý do tôi không thể vì tôi còn có mẹ. Đó mới là người con gái tôi yêu đích thực, và chẳng ai có thể thay thế đươc bà trong trái tim tôi.

Tiếng bước chân trong hành lang tạo thành 1 thứ âm thanh hỗn tạp ong ong trong đầu tôi. Tôi thấy mình căng thẳng, thấy bất an, thấy rất nặng nề, tất nhiên nguyên nhân không phải là do bài giải phẫu tiểu luận thầy giáo vừa đặt trước mặt tôi. Cầm chiếc bút lên, nó như nặng cả tạ vậy, những bài kiểu như thế này với tôi không hẳn là khó, chỉ cần tập trung, 30 phút sau tôi có thể nộp bài. Nhưng tập trung sao nổi khi lòng tôi đang cồn cào những bất an. Không chịu đựng được nữa, tôi lao ra khỏi phòng thi trước sự ngỡ ngàng của cả lớp. Phi thẳng một mạch tới bệnh viện, kim vận tốc lúc nào cũng trên 80 km/giờ. Tôi như con thiêu thân lao đi trong vô vàn những chiếc xe khác đang bấm còi inh ỏi. "Mẹ"! âm thanh duy nhất trong đầu tôi lúc này chỉ có mẹ.

Cái màu trắng sơn tường của bệnh viện luôn bốc lên 1 cái mùi tang tóc, tại sao nó không có màu khác chứ, màu này làm tôi đau. Chạy thẳng lên tới phòng bệnh, quấn quanh mẹ là những thứ dây dợ máy móc chằng chịt, bao quanh mẹ là mấy ông bác sĩ già mang them cái màu tang tóc đến. Lao vào bên giường bệnh, tôi bị ngăn lại bởi 1 cánh tay, tôi chẳng thèm nhìn xem đó là ai.

"Xin lỗi, cậu phải bình tĩnh ra ngoài chờ đi đã!"

" Xin lỗi cái con khỉ, tránh xa".

Tôi bực tức gào lên không cần biết gì hết, ôm lấy bàn tay đang chới với tìm 1 điểm tựa.

"Mẹ ơi! Con đây, con không xa mẹ đâu, con đang ở đây rồi, xin mẹ đừng bỏ con lại". Nghẹn ngào, tôi bắt đầu nức nở. Đôi mắt mẹ khe khẽ mở, mẹ dồn những sức lực cuối cùng nắm lấy tay tôi và mỉm cười nhẹ.

"Con trai, hãy tha thứ cho mẹ, hãy tự biết cách chăm sóc mình. Mẹ không thể ở bên con nữa rồi."

"Không mẹ ơi, mẹ đừng nói vậy."

"Ngoan nào, lớn rồi đừng khóc như con nít như thế, con phải cứng rắn lên, phải sống thật tốt con và hãy về tìm bố con để mẹ được gửi lời xin lỗi tới ông ấy". Mắt mẹ nhạt nhòa trong nước mắt, mẹ cố gắng chắt chiu hơi sức cuối cùng để với lấy bức thư cùng 1 cuốn sổ đặt sau dưới gối.

"Giữ chúng cho mẹ. Mẹ rất yêu con."

Tôi cứ nấc lên nghẹn ngào không nói nên lời, mặt tôi ướt đẫm đặt trong lòng mẹ, ướt đẫm vì những vị mặn. tôi chỉ kịp gào lên:

"Mẹ! Xin mẹ đừng bỏ con!"

4. NGÀY MẸ ĐI!

Khối u đang ăn dần vào cái dây thần kinh, mẹ đã không còn biết đến cảm giác nóng hay lạnh, dần dần dây thần kinh thị giác, thính giác....cũng sẽ dần bị ăn mòn. Dùng thuốc hóa học cũng chỉ là để giúp thịt không thối rữa. Mẹ đã chọn cách dừng lại.

Tang mẹ chỉ có tôi là người thân, vài người trong cơ quan và một số người đã từng theo đuổi mẹ. Theo ý bà, chỉ khi tôi mang tro về tới SƠN LA, tôi mới được cho họ hàng, ông bà biết chuyện.

4 ngày đôi mắt tôi cay đắng ngập trong nước mắt, tôi kiệt sức ngất ngay trước bàn thờ mẹ. Trong mơ, mẹ hiện về vỗ về tôi đừng khóc, hãy mạnh mẽ lên, bàn tay nhỏ nhắn của bè lại nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc tôi. Dường như tôi đang sống lại những ngày tháng hạnh phúc xưa cũ. Nhưng hoảng hốt tỉnh dậy, còn đâu mẹ tôi, còn đâu sự nâng niu chăm sóc của bà. Tôi nhớ! Phải chi lúc này nếu có thể đánh đổi tất cả để có được 1 phút bên mẹ để tôi kịp nói "con yêu mẹ"! Phải chi có phép màu.

Bóc lá thư mẹ viết cho tôi, những tiếng loạt xoạt của tờ giấy như từng nhát dao sắc lẹm đâm sâu vào tría tim tôi.

" Con yêu! Giờ này chắc mẹ không thể bên con, chăm sóc cho con như ngày xưa nữa rồi. Tha lỗi cho mẹ, nằm trên chiếc giường bệnh này mẹ mới đang cảm nhận được cái cảm giác sắp phải xa con. Mẹ thật tệ, mẹ có lỗi với con nhiều, dù mẹ có yêu con nhiều như thế nào, nhưng chắc hẳn trong lòng con luôn thiếu vắng 1 tình cha mà con luôn khao khát. Mẹ đã cố gắng để vừa làm cha vừa làm mẹ nhưng ngay bản thân mẹ cũng hiểu, cũng thiếu vắng 1 bóng hình. Mẹ chẳng dám mơ ước gì xa vời, chỉ mong đời con không như đời mẹ, chỉ mong con mạnh mẽ vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Hãy biết cách sống sao cho tốt, cho thật với lòng mình. Nếu 1 ngày con gặp 1 người con gái hiền lành, yêu và sẵn sàng làm tất cả vì con thì đừng phụ lòng người con gái ấy mà hãy yêu thương và cưới họ làm vợ. Trong cuộc sống này để tìm được 1 người mình có thể cưới chỉ có 1 mà thôi con ạ. Con nên biết và học cách trân trọng tình cảm của người khác.

Sau khi con đọc bức thư này, con hãy mang tro của mẹ về SƠN LA, con nhận lỗi với ông bà thay cho mẹ nhé. Ông bà đã khổ vì đứa con gái bất hiếu như mẹ quá rồi.

Và còn 1 điều nữa, mẹ muốn nhờ con, hãy về tìm bố con. Đó là người đàn ông mẹ yêu thương duy nhất trong cuộc đời, người đàn ông đã khắc sâu trong trái tim mẹ 1 nỗi đau và 1 tình yêu chưa bao giờ phai mờ. Con đừng trách ông ấy, khi bao năm qua không ở bên con và đùm bọc con. Ông ấy cũng có nỗi khổ riêng và cũng do mẹ làm nhiều điều có lỗi.

Đôi tay mẹ run quá, nét chữ cũng ngệch ngoạc và cũng đã đến giờ bác sĩ tới tiêm thuốc cho mẹ rồi.

Con à! Mẹ không thể viết thêm cho con hiểu hết nỗi lòng mẹ nhưng con hãy hiểu, trên đời này người mẹ yêu thương, quan trọng nhất với mẹ là con. Bọ con của mẹ! mẹ yêu con.

Mẹ của con!"

Từng lời, từng nét mực chỗ đậm chỗ nhạt khắc sâu vào trong tâm tưởng tôi. "Mẹ ơi, sao cuộc sống này không đối xử nhẹ nhàng hơn với mẹ". Vậy là mẹ đã đi tới cái tuổi 36 và mãi mãi trẻ đẹp ở tuổi đó.

Cuộc đời lận đận, không hôn nhân, 1 đứa con hoang, vì cuộc sống và con cái phải tha xứ bôn ba vất vả, nhưng đến cuối cùng mẹ chẳng nhận được gì cả, mẹ đã đi xa, xa thật rồi.

Cứ âm thầm tĩnh lặng , tôi không còn khóc nữa chỉ có điều đầu óc mụ mị, ngây ngô. Theo nguyện ước của mẹ, tôi nhấc điện thoại lên đặt vé máy bay cho chuyến bay sớm ngày mai về đất SƠN LA.

Đứng thẫn thờ ngoài ban công, tôi hiểu mẹ muốn tôi vượt qua mọi chuyện, đứng lên, mẹ kỳ vọng vào thằng con trai này rất nhiều.

Mẹ đi để lại cho tôi 1 tài sản đủ để tôi sống cả đời, đó là kết quả của 18 năm mẹ lăn lộn, góp nhặt, dành dụm. Nhưng mẹ đi rồi cũng để lại thêm cho tôi 1 lỗ hổng. Tôi đã quen với việc không cha, nhưng không mẹ đó là điều tôi không bao giờ dám nghĩ đến.

Cơn gió thường ngày trong lành nay bỗng sao mang thêm 1 mùi mằn mặn, ẩm mốc, mưa. Mưa phùn, lớt phớt bay trước mặt tôi. Ngước mặt lên tôi tự hỏi ông trời " sao đến bây giờ ông mới khóc thương cho mẹ, sao bắt tội mẹ tôi nhiều đến thế, tại sao?". Mưa nhạt nhòa trên khuôn mặt hòa lẫn trong vị mặn, tôi đã không còn có thể diễn tả được nỗi đau đang ẩn sâu trong trái tim mình nữa, chỉ lặng im.

5. CUỐN NHẬT KÍ ĐỜI MẸ!

Tôi sắp xếp vài vật dụng, quần áo linh tinh, mã khóa chốt an toàn ngôi nhà. Và trước khi đi tôi không quên thắp hương cho me:

"Mẹ ơi! Con là đứa con trai rắn rỏi của mẹ, con lên đường thực hiện nguyện ước của mẹ đây, mẹ sẽ theo con mẹ nha!"

Nhìn sâu vào đôi mắt trong ảnh thờ, đuôi mắt mẹ dài và người ta thường hay bảo những người như thế thường đa tình nhưng lận đận trong đường tình duyên. Quả đúng là như vậy, mẹ có nhiều người theo đuổi, những người chân thật muốn ở bên bù lấp và chăm sóc mẹ nhưng họ có như thế nào cũng không bao giờ có được con người lẫn trái tim bà. Để rồi, cả đời mẹ thiếu hơi ấm của 1 người chồng, thiếu hơi ấm của 1 người mẹ yêu duy nhất. Và giờ đây, chỉ là khói hương làm ấm lên gương mặt lạnh trong tấm ảnh kia.

Hít 1 hơi dài, tôi xách va li và cẩn thận nâng chiếc hũ đựng tro lên.

Chuyến bay lúc 9 giờ, kéo dài 20 phút. Ngồi trên máy bay, tôi mơ tưởng dường như ngoài kia, trong những đám mây kia, mẹ đang bay cùng tôi. Bất chợt tôi nhớ ra và muốn mở cuốn sổ mẹ đưa tôi lúc trước, tôi muốn đọc xem mẹ đã viết những gì, có lẽ đó là nhừng dòng cho những ngày tháng tôi chưa hề được biết.

Đúng cách của mẹ, quyển sổ màu chấm bi đen trắng, nó được giữ gìn cẩn thận, đến 1 nếp cong cũng không có. Khi mở, từ trong cuốn sổ ấy rơi ra 1 bức hình. Vẫn là 1 con người đó, vẫn nụ cười hạnh phúc đó, vẫn tình yêu đó. Cầm trên tay, tôi mới hiểu, cả bức hình lẫn người đàn ông trong ảnh quan trọng với mẹ chừng nào. Tình yêu suốt 18 năm không hề phai mờ, thậm chí còn đong đầy nhiều hơn. Vậy lý do, nguyên nhân gì khiến tình yêu mẹ dành cho bố nhiều như vậy mà họ không hề có hôn nhân, hạnh phúc không trọn vẹn.

"Ngày 26/1/2008.

Lâu lắm rồi mình không còn thói quen viết nhật kí nữa, nhưng hôm nay mình muốn viết lan man 1 cái gì đó, lan man về 1 tình yêu. Anh ấy luôn bên cạnh chăm sóc mình, những cử chỉ thân thương đó đã làm cho mình hiểu, mình đã yêu anh ấy, yêu rất nhiều rồi.

Sáng nay đi hội chợ, vui thật, chụp lại những bức hình kỉ niệm giữa 2 đứa bên nhau. Mình sẽ trân trọng nó và giữ nó sâu tận trong trái tim mình. Ở bên người đó mình tìm được 1 điểm tựa, 1 niềm hạnh phúc, 1 niềm tin yêu. Bấy lâu nay mình cứ đi tìm 1 thứ tình yêu ở đâu đó xa vời quá. Nhưng ngay lúc này nó đang hiện hữu, mình hạnh phúc, cười hoài.

Cả ngày gặp nhau nhưng vẫn có cái niềm nhớ đeo đẳng để gọi cho nhau tâm tình cả đêm.

Tính mình ngang bướng lại còn trẻ con không đâu, nhiều khi cũng thấy mình thật quá đáng, làm anh ấy tổn thương. Mình yêu theo cái cách riêng của mình, khác người.

"Yêu anh không? _ Không!"

"Nhớ anh không?_ Không!"

Bùn cười thật mỗi lúc mình trả lời như thế, mặt anh ấy liền xị ra, cái mặt hờn dỗi, rồi véo má mình. Nhưng có lẽ câu trả lời ấy đúng khi mới bên nhau, còn bây giờ, nó bông đùa thậm chí gọi là giả dối.

Cái quá khứ cứ luôn đè chìm mình, sợ vấp phải những nỗi đau, mình không tin vào tình yêu, chỉ coi nó như 1 cái phao để kéo dài sự sống.

Riêng lúc này, mình đã hiểu và tin rằng anh ấy đã làm sống dậy tình yêu trong mình. Anh ấy luôn nói "hãy tin anh, em phải tin anh chứ? Người có thể hiểu và mãi bên em chỉ có anh thôi." Mỗi khi anh ấy nói thế mình có cảm giác rất an toàn, đó là chỗ dựa vững chắc cho mình không gặp phải những nỗi sợ hãi cũ. Có lẽ anh ấy không biết rằng, nhiều khi mình nhìn anh hồi lâu, cười và ấm áp lắm.

Anh à! Anh cũng hãy tin em, em chỉ nói linh tinh vậy thôi, thâm tâm em, anh rất quan trọng, anh biết không?"

Ngây ngô quá! Đây là mẹ sao? Tôi khó có thể tin được đây là những lời mẹ viết. Mẹ tôi mạnh mẽ, đôi chút lạnh lùng, những người đến với mẹ, bà luôn rất thoải mái nhưng ở giữa bà luôn đặt 1 tấm kính. Họ có thể tự do ngắm nhìn, nói chuyện, nói những lời bay bướm yêu thương nhưng không bao giờ được chạm hay tới gần hơn với bà. Tôi chưa từng thấy mẹ yêu, chính xác hơn là chưa thấy mẹ rung động bao giờ. Ngoại trừ tôi ra, mẹ không nói bất kì ai, 1 từ hay 1 lời yêu thương, ngây ngô kiểu như thế. 18 năm về trước , tôi hình dung mẹ, nhỏ nhắn hay cười đùa, gương mặt có đôi chút buồn man mác lôi cuốn và mẹ yêu bố.

9 giờ 25 phút tôi ra khỏi chiếc máy bay, vãy 1 cái taxi đi thẳng về phía thành phố. Cái mùi hương của thành phố núi sộc vào mũi tôi, bao nhiêu năm tháng nhưng nó vẫn có cái gì đó mộc mạc và gần gũi lắm. Đây không phải là lần đầu tiên tôi về SƠN LA, mà là lần thứ 3. Lân đầu khi mẹ dắt 1 thằng bé 4 tuổi, lẫm chẫm bước trong đêm lúc 3 giờ. Dừng lại tại 1 con ngõ, tôi ngơ ngác đứng nhìn mẹ lặng thinh trước ngôi nhà sơn màu xanh lá. Dường như màn đêm quá tĩnh mịch, tôi nghe được cả tiếng nước mắt rơi. Đặt chuyến bay đêm, tôi và mẹ chỉ mang theo 1 hộp đồ, không quần áo, không hành lí. Mẹ đặt nhẹ chiếc hộp trước của rồi bế bỏng tôi lên quay ra chiếc xe taxi đang chờ sẵn. Rướn mắt nhìn theo bóng nhà đang khuất dần, tôi lạ lẫm, tò mò để hình ảnh ấy khắc sâu vào tâm tưởng. Cho đến khi 7 tuổi tôi đã giải mã được điều thách mắc của mình.

Lần này, tôi cùng mẹ đứng trước vẫn ngôi nhà ấy và trước 1 người đàn ông chừng trên 50 tuổi. Phải mất đến 5 phút tôi mới nghe được tiếng động giữa 2 con người chỉ đứng nhìn nhau hồi lâu như thế.

Ông ngoại không quá già so với cái tuổi trên 50, nhưng những nếp nhăn, chân chim đã bắt đầu gằn sâu phía đuôi mắt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro