Không thể dừng lại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Không thể dừng lại

Phần I - Bản trial

Chương 1: Bữa tiệc chung.

Thức trắng một đêm để nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp cùng với một người bạn học chung lớp, Khang Anh tỏ vẻ rất mệt mỏi và lủi thủi bước về phòng. Vừa ngã lưng xuống dường thì Việt Luân từ phòng vệ sinh bước ra lay nhẹ vào vai anh và nói:

- Ê này! Tối qua có tụi nào đứng trước dãy trọ mình cả đêm đó … - Việt Luân nói chưa hết câu thì chuông điện thoại của Khang Anh reo lên.

- Vâng! Em nghe đây …

- Khang Anh hả em, không xong rồi em ơi - giọng người trong điện thoại có vẻ hấp tấp, có vẻ rất buồn đau và còn kèm theo cả tiếng khóc - Em phải bình tĩnh nghe anh nói đây.

- Vâng! Có việc gì anh hãy nói đi ạ - có một chút ngạc nhiên và không ít phần lo lắng đã lộ trên nét mặt đờ đẫn của Khang Anh.

- Cả nhà em, cả nhà em đã …

- Đã thế nào ạ? Đã làm sao? Anh nói đi.

- Họ đã bị hại trong đêm qua hết rồi em à…

 Tiếng khóc từ chiếc điện thoạilại vang lên và mỗi lúc một lớn hơn và thảm thương hơn. Còn phần Khang Anh khi nghe tới đây anh chàng chưa thể nhận ra được điều gì, bị hại, bị hại, bị hại rốt cuộc là thế nào? Chẳng lẽ điều mà anh Nhất Quân muốn nói ở đây là … Khang Anh bổng rùng mình, hoang mang và nghe nhịp tim mình đập nhanh lên một cách kỳ lạ. Anh muốn biết rốt cuộc là anh Nhất Quân muốn báo cho anh biết điều gì? Tại sao anh ấy lại khóc thế kia? Tuy rất sợ, toàn thân run rẩy nhưng Khang Anh vẫn không thể không xác nhận lại lời của Nhất Quân.

- Anh Nhất Quân anh vừa nói sao? Chẳng lẽ …

Lúc này Việt Luân cũng dễ dàng nhận ra được câu chuyện quan trọng đến mức độ nào, anh cũng tỏ ra hết sức lo lắng và hồi hộp đến nỗi trái tim anh như muốn ngừng đập, muốn lặng im thật im để nghe tiếp câu chuyện.

- Khang Anh, em hết sức bình tĩnh, vụ này không đơn giản đâu, hiện chưa biết chủ ý của bọn sát nhân là gì nhưng bọn nó đã giết hết cả nhà em rồi - Tiếng nức nở lại đau thương hơn, Nhất Quân hic hic mấy hơi rồi lại tiếp – Thì.. Thì chắc chắn là bọn nó cũng sẽ không chừa phần sống cho em đâu. Em hãy tìm cách về quê gấp và hãy hết sức cẩn …thận…

Nghe đến đây Khang Anh như muốn ngất đi, toàn thân mất cảm giác, tê cứng lại và đứng trơ người dựa vào vách tường, chiếc điện thoại tuột ra khỏi tay và rơi bộp xuống nền nhà. Nước mắt, nước mắt của Khang Anh bổng trào ra và lăn dài xuống đôi gò má gậy guộc, nổi đau thương quá lớn khiến anh không thể khóc thành lời.

Việt Luân cũng đau đớn vô cùng khi hiểu ra mọi chuyện. Một cảm giác xót xa, nhứt nhối đang lấn chiếm nơi con tim anh, một khoảng trống không bao la nhưng vô cùng nặng trĩu đang đè lên thể xác như thể cả bầu trời đang tối lại, xập xuống và đè lên tấm thân này. Việt Luân ôm chặt lấy người bạn và khóc một cách ngon lành.

- Các anh vào đây làm gì? …  Á Á..!! AAA Á…Á Á …

Tiếng hét của cô gái phòng bên cạnh quá lớn, vượt qua bức tường và cánh cửa của phòng  Khang Anh, lấn át so với tiếng khóc của Việt Luân và chỉ trong khoảng khắc có tiếng gõ cửa trước phòng của Khang Anh. Việt Luân quay sang nhìn Khang Anh và lắc đầu. Khang Anh thì không còn suy nghĩ được gì nữa cứ đờ đẫn người mà nước mắt thì cứ tuông trào không nguôi. Tiếng đập cửa mỗi lúc một lớn, bọn chúng đang phá cửa. Không có nhiều thời gian để suy nghĩ Việt Luân kéo Khang Anh chạy lên gác mở cửa chạy ra sau sân thượng rồi trèo qua nhà bên cạnh để trốn thoát.

Tuy thoát thân được nhưng cái chết vẫn rình mò đâu đó bênh cạnh Khang Anh. Điều khiến anh hoang mang nhất bây giờ là bọn chúng biết mặt anh, còn anh không biết bọn chúng là ai, ai cũng là bọn chúng. Rồi nổi đau mất người thân lại tràn ngập thể xác anh khi anh nghĩ về họ, anh muốn vụt chạy thật nhanh để về gặp lại họ lần cuối, nghĩ đến đây anh đứng phắt dậy định đi đâu đó nhưng đã bị Việt Luân cản lại.

- Khang Anh! Cậu định đi đâu? Bây giờ chưa phải lúc ra ngoài đâu.

Hiện tại cả hai đang ở hộ nhà bà Ba Sương, bác của Việt Luân. Bà Ba Sương sống chỉ có một mình, chồng bà đã mất từ rất lâu, bà có một cậu con trai nhưng người con này hiện đang làm kỹ sư nông nghiệp cho một nông trại nhỏ ở Đồng Nai nên thường thì cuối tuần mới về nhà. Vừa thoát thân là hai người chạy đến đây, cũng khá may là hôm nay bà Sương không đi công viên tập thể dục nên đã đón cả hai vào nhà mà không cần biết lý do tại sao hôm nay hai đứa cháu của mình lại đến chơi sớm như vậy.

- Ra bến xe, mình phải về nhà - ánh mắt Khang Anh bổng trở nên cô đơn đến lạ lùng, nó long lanh, nó căng tròn, căng đến mức nó sắp vỡ tung ra như một con đê sắp không chịu nổi dòng nước lũ.

- Không thể được - Việt Luân cố gắng nhỏ nhẹ vì một phần sợ bà bác của mình nghe thấy, một phần vì cố trấn an hoặc có thể gọi là nài nỉ người bạn đang lúc cuồng vẫn của mình không được manh động trong lúc nhạy cảm này - Bọn nó chăc chắn biết là cậu muốn về quê, cả cậu và tớ đều không biết bọn chúng là ai, đi như vậy quá nguy hiểm.

Nước mắt Khang Anh không thể không tuôn trào, tiếng khóc không thể không phát ra từ thanh quản nữa rồi. Anh khóc một cách ngon lành, anh mặc kệ là anh đang ở đâu, vừa khóc Khang Anh vừa nói đứt quảng từng lời.

- Không lẽ mình  . mình không thể về gặp người …nhà mình lần  .. lần cuối sao?

Bổng Khang Anh nín khóc và vẻ mặt có phần tươi tỉnh hơn.

- Có phải mình đã quá đa nghi? Lẽ nào bọn chúng là một sao?

- Bạn tôi ơi!? Hãy tỉnh táo một chút đi, ngay cả anh họ của cậu cũng cảnh báo với cậu thế còn gì. Bọn chúng không muốn chừa lại một mầm họa cho chúng về sau đó là điều dễ hiểu.

- Nhưng lẽ nào lại nhanh như vậy? Lẽ nào ..

- Không đâu, lúc sáng mình đã nói với cậu còn gì? Chắc chắn là bọn chúng đã muốn ra tay đồng lúc và may mắn cho cậu là tối qua cậu không về phòng.

- Nhưng không lẽ nào mình phải trốn nơi đây trong khi người nhà của mình …- Khang Anh lại khóc, khóc như chưa bao giờ được khóc, anh dùng tay áo lau nước mắt rồi tiếp - Hãy để mình đi, dù có ra sao đi nữa thì mình cũng không thể phó mặt cho sự chờ đợi của bốn người thân duy nhất của mình đang chờ mình …

- Thôi đi! Cậu xem lại cậu bay giờ đi, không còn là một Khang Anh mạnh mẽ và sáng suốt trong mọi tình huống như mình từng biết nữa… Đau buồn thì phải đau buồn rồi, mình cũng đau như cậu vậy - Bổng nước mắt Việt Luân cũng trào ra ướt đẫm cả hàng mi – Nhưng, nhưng cậu không được ngã quỵ như thế, những người thân cậu đã chết một cách bí ẩn và đầy oan ức, họ đang chờ cậu làm sáng tỏ và trả thù cho họ đó, cậu có biết không.

Khang Anh nghe đến hai từ trả thù mắt bổng sáng lên, long lanh và nhìn trừng trừng vào bức tường rồi bổng đấm mạnh tay mình vào nó. Tiếng động vang lên như thể bức tường trước mặt muốn đổ xuống. Việt Luân nhếch người tới định kéo cản cậu bạn mình vì sợ bạn mình sẽ tiếp tục làm điều đó, như thế sẽ làm cho bác Ba kinh hoàng. Nhưng Khang Anh bổng đưa tay vào túi quần lấy chiếc di động và gọi cho ai đó.

- Anh đang ở đâu vậy? Anh với bọn người kia là thế nào mà bọn họ dữ dằn quá? – Bên kia vừa bắt máy liền đưa ra một câu hỏi có vẻ hối hả lắm.

- Anh đang ở nhà bạn, anh muốn hỏi em bọn kia đã làm gì khi bọn anh trốn thoát.

- Ơn trời là anh không sao, anh Việt Luân cũng ổn chứ ạ? À .. Khi bọn chúng đùng đùng phá cửa lao vào phòng anh và biết các anh đã chạy thoát bằng lối sân thượng nên bọn chúng đã đuổi theo và chẳng thấy động tĩnh gì nữa cả.

- Ừm! Cảm ơn em. À! Anh nghe tiếng thét của tụi em, có ai bị làm sao không?

- Vâng! Tụi em ổn cả, quan trọng là các anh hãy cẩn thận. Mà bọn chúng là ai?

- Giá như anh biết!? Mà thôi để khi khác anh sẽ giải thích. Bye nha.

- Dạ!!!

- Vậy cẩn thận, à! Nhớ khóa cửa lại giúp anh.

Sau một vài lời đối thoại Việt Luân nhận ra là Khang Anh đang gọi cho Phụng Nhi, cô bé sinh viên năm hai khoa ngoại ngữ ở phòng kề bên. Điều quan trọng là sau cuộc gọi cả hai anh chàng đều không có thêm được thông tin bổ ích nào. Bọn chúng là ai? Động cơ hại người của bọn chúng là gì? Liệu sau khi dứt dây động rừng bọn chúng có dừng lại hay không? Và còn rất rất nhiều câu hỏi khác nữa nhưng chỉ là cả hai tự vấn chứ không thể tự trả lời.

Sau một hồi lặng im suy nghĩ, Việt Luân bổng đưa ra một ý kiến.

- Hay là mình nhờ bác Ba đi mua hộ 2 vé xe rồi đến tối mình mới …

- Hai vé? Không được, cậu không thể đi với mình – Khang Anh cắt ngang lời của Việt Luân.

- Tại sao? mình không thể để cậu đi một mình. Hơn nữa đã từ lâu mình coi hai bác là cha mẹ, coi gia đình cậu là mái ấm của mình. Cậu nỡ lòng nào mà bỏ lại mình ở nơi đây. Cậu tàn nhẫn đến mức không cho mình nhìn họ lần cuối sao?

- Thôi đi! Cậu có biết tình hình của mình bây giờ như thế nào không? – Khang Anh bổng hét lên thật lớn.

- Gì thế!?? Hai đứa cãi nhau chuyện gì à? Bà Ba Sương ở ngoài phòng khách tỏ vẻ lo lắng khi nghe tiếng hét của Khang Anh nên vừa gõ cửa vừa hỏi vọng vào.

- Dạ đâu có, tại tụi cháu đang diễn tập văn nghệ đó bác ạ, con xin lỗi vì làm bác sợ ạ - Việt Luân chạy lại mở hé cửa và nói ra.

- Ra thế, thế mà làm bác hết hồn. À! Hai đứa ra ăn sáng luôn nè.

- Dạ thôi, bác cứ ăn đi ạ, đừng lo cho tụi cháu - Việt Luân cười hì hì rồi đóng cửa lại.

Cả hai lại im lặng, Việt Luân không rời mắt khỏi cậu bạn thân của mình, anh tỏ ra hết sức thông cảm khi thấy sự tìu tụy của Khang Anh. Mà chính anh cũng đã đau buồn không kém. Việt Luân đã không còn người thân khi anh lên lớp mười một. Đối với anh năm đó là năm khủng khiếp nhất cuộc đời mình, mùa lũ năm đó đã cướp đi sinh mạng của người mẹ, người thân duy nhất của anh. Bố anh thì đã bỏ đi khi mẹ anh vừa mang thai anh. Việt Luân vào đại học bằng chính sự nỗ lực của mình và anh là người kiên cường, là người đã vấp phải nhiều chông gai sóng gió của cuộc đời. Chính sự cô độc đã khiến Việt Luân tìm đến Khang Anh và coi gia đình Khang Anh như là một gia đình thực sự của mình vậy. Lần này nhận được hung tin này, chính bản thân anh cũng đau đớn, đau đớn như cái ngày mẹ anh bị cuốn theo dòng nước vậy.

- Mà không được, phải giải thích thế nào với bác Ba đây? Hơn nữa mình nghĩ kỹ rồi, ban ngày ở nơi đông người như bến xe bọn chúng sẽ không làm gì được chúng ta đâu. Đi! Chúng ta ra bến xe.

- Không được, như thế quá nguy hiểm. Hay cậu cứ ở nhà, để tớ đi một mình.

- Tớ không thể giam mình ở trong căn phòng này nữa, tớ phải làm cái gì đó.

Nước mắt đau thương lại trào dâng trên vẻ mặt nhợt nhạt của người bạn thân đã làm Quân không nói thêm một lời gì nữa.

Chỗ nào càng đông người thì chỗ đó càng an toàn nên cả hai đều chọn cách đi xe buýt để đến bến xe. Từ nhà bà Ba Sương ra bến xe cũng khá xa nên phải mất gần một tiếng đồng hồ xe buýt mới tới được bến xe. Vừa bước xuống cả hai đều rất thận trọng, bốn mắt đều quay quanh ba trăm sáu mươi độ để quan sát mọi động tĩnh xung quanh.

- Chúng ta không nên tỏ ra quá thận trọng như thế này, cứ tự nhiên thì có khi bọn chúng không để ý và phát hiện ra chúng ta – Khang Anh vừa bước chầm chậm bên Việt Luân vừa nói.

- Có lẽ cậu nói đúng, ban ngày bọn chúng chắc có lẽ không dại gì đến đây chờ chúng ta đến để ra tay.

Cả hai vẫn bước thận trọng và mắt quan sát về phía trước thì bổng một bàn tay nặng trịch tựa đến ngàn cân đặt lên vai Khang Anh. Khang Anh bổng giật thót tim nhảy ào về phía trước để tránh khỏi bàn tay ma quái kia và ngoái đầu lại nhìn về phía sau. Thì ra đó là một anh phụ xe muốn chạy đến hỏi thử Khang Anh và Việt Luân về đâu.

- Xin lỗi đã làm hai em giật mình, không biết hai em về đâu? Xe anh chạy Vũng Tàu khoảng nữa nửa tiếng nữa là xuất bến đấy.

Có vẻ hơi bực mình với gã phụ xe này nên Khang Anh nói thẳng thừng cộc lốc:

- Không đi, đi Phú Yên.

Không muốn mất nhiều thời gian để hành hạ trái tim mình nữa cả hai vội tiến thẳng vào phòng vé. Khang Anh chọn quày vé của hãng xe Toàn Tâm vì anh vẫn hay đi hãng xe này.

- Chuyến sớm nhất là 7h30 tối nay - Chị nhân viên nhìn Khang Anh và nói sau khi lướt mắt một lượt qua các sổ sách.

- Chuyến 5h30 chiều thì sao ạ? – Khang Anh hỏi lại.

- Xin lỗi, chuyến này đã hết vé rồi em ạ.

- Thôi thì đi chuyến 7h30 tối cũng được mà - Việt luân chen vào.

- Đành vậy.

Lúc này chỉ mới giữa trưa, cả hai chưa tính được là sẽ làm gì cho tới khi lên xe. Vì đuối sức quá Khang Anh ngồi phịch xuống hàng ghế ngồi đợi. Việt Luân nhìn bạn mà lòng cảm thấy xót thương vô cùng. Bản thân anh đã từng trải qua nổi đau mất người thân nên anh rất hiểu cảm giác bây giờ của người bạn mình.

- Mình về lại nhà bác Ba đi - Việt Luân ý kiến.

Khang Anh nhìn Việt Luân với vẻ mặt tìu tụy, ánh mắt long lanh với những giọt nước mắt sẵn sàng trào ra bất cứ lúc nào. Bây giờ thì anh còn nghĩ được gì nữa đâu, rất may là bên cạnh còn có một người bạn tốt như Việt Luân.

Cả hai cùng bước ra khỏi phòng đợi và hướng về phía cổng. Cũng giống như lúc đến, khi ra về hai chàng trai cũng bước những bước chậm rãi và quan sát mọi động tĩnh của thế giới xung quanh  như một con Se Sẻ đang lạc vào địa phận của những con Đại Bàng. Dừng lại ở ngay cổng hai người chưa kịp qua bên kia đường chỗ trạm xe buýt thì bổng có một giọng âm trầm ma quái cất lên từ phía sau như cố ý để cho Khanh Anh nghe.

- Cậu, sắp gặp đại họa.

Khang Anh bổng rùng người quay về phía giọng nói kia. Một lão già với ngoại hình thật gớm ghiết. Tóc lơ phơ bạc xù và quắn. Khuôn mặt nhăn nheo bẩn thiểu, đôi môi khô trắng da, bộ quần áo lão mặt dơ bẩn và rách rưới vài chỗ. Đôi mắt kiến râm lại càng tô thêm vẻ bí hiểm trên con người lão. Nhìn lão không khác gì một lão phù thủy trong các câu truyện cổ tích. Ngồi bệch vào một góc nhỏ nơi cổng bến xe, trước có một cái thau nhôm và có mấy đồng tiền lẻ. Quan sát tới đây Khang Anh thoáng hiểu lão là một người ăn xin. Chưa thể xác định được lão đang nói ai, nhưng vì sự tò mò đã khiến cảm giác sợ hãi trong Khanh Anh tiêu biến, anh bước lại gần hơn. Bổng lão ngước thẳng mặt nhìn Khang Anh đồng thời vung tay chỉ thẳng vào mặt anh nhắc lại câu vừa nãy.

- Cậu, sắp gặp đại họa.

Hành động và lời nói của lão khiến chút nữa làm Khang Anh bật ngã, anh bổng xanh mặt thấy rõ. Mồ hôi tuôn ra, hơi thở dồn dập, ánh mắt ngây thơ sợ hãi đăm chiêu nhìn lão với tư thế sẵn sàng chiến đấu để tự vệ khi lão có hành động gì khác bất lợi cho mình. Việt Luân thấy bạn mình hốt hoảng nên cầm lấy tay để trấn an.

- Sao ông biết mà nói vậy? Đại họa nào? - Ngay cả Việt Luân cũng cảm thấy tò mò về  người ăn xin này.

 - Cậu không sống được tới sáng mai - Với khuôn mặt lạnh lùng nhìn Khang Anh và lão buông ra những lời lạnh lùng như thế.

Khang Anh càng lúc càng suy sụp. Anh muốn hỏi lão rất nhiều điều nhưng anh không biết bắt đầu từ câu hỏi nào? Về phần Việt Luân thì anh chàng cũng hốt hoảng không kém khi nghe lão ăn xin phán như vậy nhưng anh cố tự trấn an mình để tìm hiểu cho ra lẽ.

- Thế sao ông lại biết điều đó? - Một câu hỏi theo phản ứng tự nhiên được Việt Luân đặt ra với lão.

- Hai cậu có tin tôi hay không thì tùy, nếu muốn sống thì trước khi lên xe hãy uống viên thuốc này và nhớ là 11h tối nay lúc xe dừng nghỉ ăn cơm hai cậu phải cùng xuống xe với mọi người chứ không được ngủ quên trên xe.

Lão đứng dậy và để lại 2 viên thuốc trong tay Việt Luân. Lão bước đi chậm rãi với vóc dáng khòm lưng, sau đôi kiếng râm kia chỉ có lão mới biết là lão có bị mù hay không nhưng trên tay có một khúc gậy trúc giúp lão tìm đường khi lão di chuyển. Và cả hai chàng trai không cố hỏi theo câu gì nữa chỉ đứng nhìn lão già bí ẩn này từ từ khuất dần.

Đã đến giờ xe xuất bến, cả Khang Anh và Việt Luân lúc này không biết là có nên làm theo những gì lão ăn xin kia nói hay không. Ai mà biết được lão có phải là một trong những người đang tìm cách hãm hại Khang Anh hay không. Nhưng nếu như những lời lão nói là sự thật thì không lẽ ta lại từ bỏ đi cái cơ hội sống sót của mình. Hai viên thuốc kia được hai chàng trai kiểm định là thuốc ngủ, uống một viên như thế thì chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả nhưng dù nghĩ nát óc thì cả hai vẫn nghĩ không ra tại sao uống thuốc ngủ lại có thể cứu được mạng sống của Khang Anh. Tính đi tính lại dù chưa biết lão là ai, mục đích của lão là gì nhưng hai viên thuốc kia không phải là thuốc độc nên Khang Anh quyết định uống và đương nhiên Việt Luân cũng đồng cam cộng khổ với người bạn thân của mình. Xe bắt đầu lăn bánh và Khang Anh vẫn không quên lời tiên tri của lão ăn xin. Anh lấy chiếc điện thoại ra và canh báo thức lúc 10h45 vì sợ với viên thuốc ngủ kia sẽ làm anh quên xuống xe lúc 11h. Tinh thần lúc này của Khang Anh cũng đỡ hơn nhiều, anh muốn chợp mắt một chút nhưng nghĩ về những người thân của mình anh lại muốn khóc và không sao ngủ được. Việt Luân ngồi bên cạnh đã ngủ liệm đi ngay khi xe vừa lăn bánh có lẽ là vì cả ngày sống trong sợ hãi nhiều quá nên anh chàng đã đuối sức.

Chiếc xe lao đi trong đêm một cách lặng lẽ trong sự im ắng của những vị hành khách. Dường như tất cả mọi người đã chìm trong giấc ngủ, Khang Anh cũng đã lịm đi vì sự mệt mỏi…

Chiếc điện thoại đúng giờ lại reo lên từng hồi chuông báo thức nhưng Khang Anh và người bạn ngồi bên cạnh vẫn không hề hấn gì cả. Có lẽ vì quá ồn ào mà một bác trai ngồi hàng ghế bên kia đã cố lay vào vai Khang Anh.

-  Cậu ơi! Cậu gì ơi!!! Có điện thoại kìa…

Khang Anh bổng giật mình tỉnh giấc sau những tiếng gọi của người đồng hành kia. Anh cũng đã khẽ gọi Việt Luân và hai người đã thực sự tỉnh giấc. Chỉ sau đó vài phút thì xe ghé vào một quán cơm quen thuộc mà nhà xe vẫn hay ghé tại một nơi gần thành phố Phan Thiết. Mọi người xuống xe nghỉ ngơi và đương nhiên là hai chàng trai cũng bước xuống theo đúng như lời cảnh báo của lão ăn xin kia vì giờ là lúc đồng hồ đã điểm đúng 11 tiếng chuông…

Mọi người cùng đi vệ sinh rửa mặt, xong thì người nào cần ăn gì thì ngồi vào bàn gọi cho mình những món theo đúng sở thích. Riêng hai chàng trai thì chẳng muốn cho thứ gì vào miệng nên đành kiếm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Phía bên hông quán cơm có một số chiếc võng treo cùng những chiếc ghế đá đã bài trí sẵn cho hành khách nghỉ ngơi. Nơi này cũng khá cách biệt so với bên trong, vào lúc nữa đêm thế này thì nơi này càng tối vì không có điện. Những người cùng đi xe với Khang Anh thì đều ở phía trước quán vì trước đó cũng bố trí vài chiếc ghế đá. Vậy là chỉ có hai chàng Khang Anh và Việt Luân chọn những chiếc võng này để ngã lưng. Có vẻ vì mệt mỏi quá độ mà khi vừa đặt lưng xuống thì cả hai đều ngủ một cách say sưa…

Đến giờ xe lại lên đường anh phụ xe kêu mọi người lên xe, tất cả đều bước lên và chẳng biết xui khiến sao hôm nay anh phụ xe lại quên nhiệm kiểm tra số lượng hành khách đã đủ chưa. Thế là chiếc xe mang theo mấy chục người lại lao đi trong đêm tối.

Nói về phần Khang Anh và Việt Luân từ lúc chiếc xe kia rời khỏi quán cơm cho tới lúc tuyến xe sau tới ghé vào quán cũng đã hơn ba mươi phút nhưng cả hai đều say sưa trong giấc ngủ. Cũng giống như những hành khách bước xuống từ chiếc xe trước, những hành khách trên chiếc xe này cũng chọn cho mình một góc nghỉ ngơi chờ đợi lúc xe lại lăn bánh. Trong số đó có một người đàn ông đứng tuổi lại không thích vào nhà vệ sinh mà lại tìm một nơi tối để đi tiểu. Thoáng thấy hai chàng trai vẫn đắm mình trên hai chiếc võng ông thoáng nghĩ có lẽ là người đi xe đã ngủ quên.

Đến lúc chiếc xe này chuẩn bị lên đường, bác tài xế và anh phụ xe kêu gọi mọi người lên xe. Trong phút giây người đàn ông kia chuẩn bị bước lên xe thì ông lại nhớ đến hai chàng trai đang say sưa thả hồn ngoài kia. Ông bước đến nhắc nhở người phụ xe dù ông không biết hai chàng trai kia đã từng đi trên chuyến xe nào. Trong lúc chưa kiểm tra số lượng hành khách anh phụ xe kia chạy đến nơi những chiếc võng  kia đánh thức Khang Anh và Việt Luân. May là vẫn còn giữ lại hai tấm vé nên khi hỏi ra mới biết là cả hai đều đi chuyến xe trước cùng hãng xe Toàn Tâm. Bác tài xế đã quyết định cho hai chàng trai cùng theo xe này về bến Tuy Hòa. Dường như  cơn buồn ngủ vẫn chưa dứt, khi xe vừa lăn bánh một đoạn thì Khang Anh và Việt Luân lại ngủ ngất đi không còn biết trời trăng mây gió gì nữa cả..

7h30” sáng ngày hôm sau xe đã cập bến. Cũng như những người trên toàn đất nước Việt Nam khi nhận được thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, tất cả hành khách trên chuyến xe này mà nhất là Khang Anh và Việt Luân đều thất kinh khi biết chuyến xe rời bến xe miền Đông vào lúc 7h30” tối qua của hãng xe Toàn Tâm đã lao xuống đèo Cả vào lúc 4h30” sáng nay, toàn bộ năm mươi người trên xe đã thiệt mạng.

Chương 2: Giấc mơ kinh hoàng

Ngỡ ngàng là thế nhưng Khang Anh vẫn không quên việc quan trọng bây giờ cả hai phải nhanh chóng về nhà. Nơi mà bốn người thân nhất của Khang Anh đang nằm chờ anh trở về. Nhà Khang Anh không thuộc trung tâm thành phố, từ bến xe về nhà Khang Anh khoảng chừng bốn kilomet, như mọi khi thì anh đứng đợi xe buýt để về nhưng lần này anh không đủ sự nhẫn nại đó nữa, Việt Luân hiểu ý nhanh nhạu liền gọi một bác xe ôm gần đó. Đây không phải là lần đầu Việt Luân về nhà Khang Anh, mọi cảnh vật trên con đường nhỏ về nhà người bạn thân không có gì xa lạ đối với anh, chỉ là mọi thứ từ hàng cây, bầu trời và cả con người xung quanh đây đều trở nên xám xịt, u tối và buồn bã…

Hai bác xe ôm không hề biết là mình đang đưa hai chàng trai tuấn tú này về căn nhà tang tóc kia. Chỉ có Khang Anh là đang ngồi phía sau lắng lặng không một lời và chỉ mong ước một điều là mọi chuyện vừa xảy ra chỉ là một cơn ác mộng và chính Việt Luân cũng đang nguyện ước về điều này. Nhưng không, phía xa xa nơi căn nhà thân thương chứa đầy chuỗi ngày tháng hạnh phúc của Khang Anh đang dần hiện ra. Làn khói lan tỏa từ những nén hương, những cây cờ, tiếng trống quen thuộc trong một đám tang đang dần hiện ra trước mắt của Khang Anh. Trong lúc này trong lòng anh chợt muốn kêu bác xe ôm cho xe quay đầu lại nhưng làm vậy đâu thay đổi được gì, bố anh, mẹ anh, anh trai anh và cả đứa em gái nữa vẫn không thể sống lại mà. Điều duy nhất anh cần làm bây giờ là đối mặt với sự thật và về gặp họ lần cuối, anh chợt nhận ra điều đó là nước mắt lại long lanh trên khóe mi như chực chờ tuôn trào.

- Cháu là con cái trong nhà này à?

Khang Anh bùi ngùi không nên lời, dòng lệ thản nhiên lăn xuống gò má và anh rút tiền ra đưa cho bác xe ôm. Anh và Việt Luân bước vào cổng trước bao ánh nhìn của những người thân dòng họ và hàng xóm đến làm lễ tang. Trong lúc này anh không nhận ra một ai trong số họ, anh không nhìn một ai cứ lẳng lặng tiến vào bên trong, nơi những người thân anh đang nằm đó. Anh đứng lặng nhìn những thân xác bất động kia rồi bất thần đổ quỵ xuống, anh gào thét lên của những người thân thật thảm thương:

- Ba ơi! Mẹ ơi! Anh hai.. Bé út. Sao mọi người lại thế này. Sao lại rủ nhau đi bỏ lại một mình con thế này.. Ba ơi! Mẹ ơi!...

Tiếng khóc quá đau thương, nó lan tỏa cả một khu phố nhỏ. Một sự mất mát quá lớn, một đám tang quá đổi đặc biệt khi tất cả những người của thân mình cùng ra đi, cùng bị giết hại một cách thảm thương thế này. Đâu đó trong nhà ngoài sân cũng có những tiếng khóc tiếc thương, những tiếng khóc bàng hoàng vang lên thật chua xót. Việt Luân từ nãy giờ cũng ôm chặt Khang Anh khóc lấy khóc để, cái cảm giác mà tự nhiên mất hết người thân chính anh cũng quá rõ nó đau đớn như thế nào.

Khang Anh dường như đã đuối sức với nổi đau này, anh ấm ức khóc không thành tiếng nữa rồi. Anh muốn dở khăn che mặt để nhìn những người thân lần cuối, thế là anh chọt khóc ồ lên:

- Trời ơi!!! Sao mọi người lại chết thảm thế này…hơ.. trời ơi..

Khang Anh đã ngất đi sau tiếng khóc, anh không thể ngờ những người thân của anh lại chết thảm đến vậy. Cả bốn người đều bị cắt cổ.

Mọi người đưa Khanh Anh vào trong nghỉ sau khi anh ngất. Từ sáng hôm qua lúc phát hiện ra cái chết của bốn người thân của Khang Anh cho tới giờ các cán bộ tỉnh, phường, công an tỉnh luôn túc trực hiện trường để điều tra vụ việc. Đương nhiên là họ cũng chờ sự xuất hiện của Khang Anh để hỗ trợ họ điều tra, nhưng tình hình hiện tại thì họ phải tiếp tục chờ. Các thầy cúng dường cũng luôn có mặt đó để làm lễ, theo phán xét của họ thì bốn giờ chiều nay sẽ hạ huyệt chôn cất.

Sau sự ngất đi của Khang Anh thì không khí trở nên im lặng hơn. Cảnh tang gia này đã nhanh chóng lan rộng ra cả thành phố Tuy Hòa mà dường như là cả tỉnh Phú Yên. Mọi góc chợ, góc phố, con hẻm ai ai cũng xôn xao về cái chết của bốn người trong một đêm định mệnh. Không những thế nó còn lay động cả đất trời khi những giọt mưa bắt đầu đổ xuống tô thêm vẻ u ám cho căn nhà đầy nổi bi thương này.

- Cậu và Khang Anh biết sự việc khi nào?

Trong lúc Khang Anh vẫn chưa tỉnh thì Việt Luân được những cán bộ công an gọi vào phòng riêng để hỏi vài lời để hỗ trợ điều tra.

- Sáng hôm qua, lúc khoảng năm giờ sáng anh họ của cậu ấy có điện vào báo tin – với nét mặt buồn rười rượi Việt Luân trả lời.

- Các anh có thể về sớm hơn thế sao giờ mới về tới.

- Đã xảy ra rất nhiều chuyện … - Việt Luân nhớ lại và kể mọi chuyện kinh hoàng xảy ra với anh và Khang Anh ở đất Sài Gòn.

- Được rồi, cảm ơn em đã giúp chúng tôi. Nếu nhớ được điều gì rất mong em gặp chúng tôi để bổ sung.

Chú công an đứng dậy bắt tay Việt Luân và không quên dặn dò:

- Anh cũng nên nghỉ ngơi một lúc đi, cảm ơn.

Việt Luân bước ra và giật mình khi bắt gặp ánh mắt của Nhất Quân đang nhìn mình chầm chầm. Thoáng thấy Việt Luân phát hiện nên Nhất Quân đã dịu xuống và bước tới:

- Em cũng nên nghỉ ngơi chút đi, trông em mệt mỏi lắm.

- Cảm ơn anh, em không sao.

Đối với Việt Luân mà nói thì anh luôn mến phục Nhất Quân, những lần về trước đó anh cùng Khang Anh, Nhất Quân và anh trai của Khang Anh chơi rất thân. Cả bốn người rất hợp với nhau trong nói chuyện, mõi lần về cả bốn đều dắt nhau đi chơi đủ nơi, đi cà phê, đi bia da, đi nhậu  hay karaoke. Lần này về trong bối cảnh tang gia thế thế này Việt Luân có thể hiểu được tâm trạng của Nhất Quân thế nhưng với ánh mắt vừa rồi không khỏi khiến anh bất an về một điều gì đó.

- Anh Nhất Quân, chúng tôi có thể hỏi vài câu được không?

Đang mãi mê suy nghĩ về vẻ khác lạ của Nhất Quân thì tiếng gọi của các anh công an đã cắt ngang dòng suy nghĩ của Việt Luân.

- Vâng! Tất nhiên rồi.

Nhất Quân theo sau anh công an bước vào phòng, Việt Luân cũng lờ đi, anh hướng mắt về bốn thi thể đang nằm dưới nền nhà. Chỉ vài phút nữa thôi là các thi thể sẽ được cho vào các quan tài và đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng.

- Hôm qua anh nói là đã phát hiện ra vụ thảm sát này lúc 6h00” sáng đúng không? – Một anh công an nhìn thẳng vào mắt Nhất Quân và đặt một câu hỏi khá lạnh lùng.

- Vâng! – Với ánh mắt vẫn đỏ hoe và rưng rưng lệ Nhất Quân đáp lại.

- Anh còn nói là đã báo cho Khang Anh biết vào lúc 6h30”?

- Vâng! Đúng là như vậy.

- Thế nhưng theo lời khai của Việt Luân thì anh đã gọi vào Sài Gòn khoảng lúc 5h00”? Anh có giải thích gì không? – Vẫn thái độ khá lạnh lùng.

Nhất Quân không phản ứng gì nhiều, anh đưa tay vào túi quần và lấy ra chiếc điện thoại kiểm tra nhật ký cuộc gọi, quả đúng là anh đã gọi cho Khang Anh lúc 5h18”.

- Hôm qua lính quính quá nên tôi không nhớ rõ, tôi xin lỗi.

- Anh có thể cho biết hôm qua sáng sớm mà anh đã tới nhà ông Nguyễn Hùng có việc gì không?

Nhất Quân bổng tức giận, anh đứng dậy đôi mắt tuy ướt đẫm lệ nhưng vẫn trừng trừng:

-  Các anh hỏi vậy là có ý gì hả? Nhà chú tôi, tôi không thể tới chơi sao? Trước giờ tôi vẫn thường tới sớm về khuya đấy thôi.

Nhất Quân đã không kiểm soát được và la toáng lên, mấy anh công an có vẻ thông cảm:

- Thôi được anh hãy nghỉ ngơi, khi nào bình tĩnh tôi mong anh sẽ lại hợp tác với chúng tôi.

Lúc này đã là cuối ngày, trời đã ngớt mưa chỉ còn những hạt lớt phớt  bay bay cùng những cơn gió nhẹ nhàng đưa những làn khối hương bay mù mịt cả khu nghĩa địa. Sau khi bốn thi thể người nhà của Khang Anh đã được chôn cất thì mọi người đã ra về. Nhất Quân cùng những người dòng họ khuyên Khang Anh hãy ra về cùng nhưng anh muốn ở lại bên những người thân một chút. Việt Luân cũng muốn nán lại cùng với bạn nhưng Khang Anh không chịu và anh cũng đành theo về với mọi người. Trời mỗi lúc một tối hơn, không gian âm u của khu nghĩa địa cùng những tiếng gió rít lên càng tạo cho con người ta cảm giác ớn lạnh nhưng đối với Khang Anh điều đó giờ không là gì hết. Anh đứng lặng đó nhìn những phần mộ vừa mới đắp mà không nói một lời nào, và anh cũng không còn nước mắt để rơi nữa. Bổng Từ phía sau lưng anh một ánh sáng lóe lên chiếu sáng cả một không gian mà trước đó vốn tối mịt. Anh không khỏi rùng mình nhưng cái phản ứng tự nhiên của con người đã khiến anh quay người lại. Trước mắt anh chính là người mẹ hiền thân yêu đang đứng nhìn anh với ánh mắt đầy sự đau đớn. Với vóc dáng gầy guộc hơn xưa và một dòng máu đỏ tươi đang chảy xuống ước đẫm chiếc áo dài trắng phau đang lóe sáng bà kêu lên:

- Con traa traiii… Con conn hãy trả thù cho mẹ… Mẹ ..đau đớn lắm con có biết khônggg…

Khang Anh lúc đầu thoáng chút sợ hãi nhưng sau đó anh liền nhận ra nét mặt hiền hậu của mẹ mình anh đã khóc lên và như muốn chạy tới ôm bà. Nhưng bổng chốc bóng dáng của người cha, người anh trai và đứa em gái út cũng hiện ra. Tất cả họ đều mặt trên người những chiếc áo dài trắng ước đẫm máu đỏ vì những dòng máu chảy ra từ phía cổ không ngớt.

- AnhAnhhh.. Anhh Ba ơiii… Em đau lắm.. Anh hãy trả thù cho nhà chúng taaa..

Khang Anh không chút ngần ngại chạy đến bên họ nhưng trong chốc lát bốn người họ đều tan biến theo làn khói nơi khu nghĩa địa và trả lại một không gian u tối tĩnh mịt. Khang Anh bổng kêu lên:

- Ba ơi, má ơi, mọi người đâu cả rồi? Mọi người đừng bỏ con mà…

- Khang Anh!!! Khang Anh! Em tỉnh lại đi, Khang Anh – Biết là Khang Anh đang gặp ác mộng nên Nhất Quân cố gọi anh tỉnh giấc.

Khang Anh tỉnh lại với toàn thân nhễ nhại mồ hôi, anh thở dồn dập là kêu lên:

- Anh Nhất Quân! Ba em đâu rồi? Mẹ em đâu? Cả anh hai và bé út nữa? Em vừa mới gặp họ đây mà.

- Khang Anh! Cậu hãy bình tĩnh đi, chỉ là giấc mơ thôi mà – Việt Luân đứng đó chen dô.

Vẫn hơi thở nhanh đều hổn hển phát ra nơi lồng ngực Khang Anh ngồi dậy lặng im. Nước mắt lại từ từ trào ra lăn dài xuống đôi gò má hốc hác. Anh chầm chậm đứng dậy và bước ra chỗ bốn cỗ quan tài, nơi mà các nhà sư đã làm xong bổn phận của mình chỉ còn chờ giờ tốt là hạ huyệt.

Lúc đó là khoảng 12h trưa, mọi người cũng đã chuẩn bị đâu vào đó những công tác cho một tang lễ. Ai ai cũng mệt rã người và giờ họ ngồi lại bật chiếc tivi lên coi tin thời sự buổi trưa. Tất cả đều kinh hoàng khi bản tin đề cập đến vụ chiếc xe khách tuyến Sài Gòn – Phú Yên đã mang theo năm mươi người xuống vực sâu đèo Cả và không một ai sống sót. Khang Anh khẽ đưa ánh nhìn vào tivi khi đang phát đoạn cảnh hiện trường vụ tai nạn, anh bổng rùng mình khi thấy một ông cụ đang đứng trong đám người chen lấn tại hiện trường. Ông cụ đó chính là ông già ăn mày tại cổng bến xe ở Sài Gòn mà anh đã gặp.

Chương 3: Ba người đàn ông lạ mặt

Dĩ nhiên là Việt Luân cũng thấy kinh hồn, ánh mắt anh ngớ ra và quay sang nhìn Khang Anh. Khang Anh đưa mắt nhìn lại và những những giọt mồ hôi bắt đầu toát ra trên trán anh thể hiện sự bàng hoàng và kinh ngạc về lão ăn xin đầy bí ẩn kia.

Tạm gác suy nghĩ về lão ăn xin Khang Anh đi một vòng từ phòng khách ra ngoài sân, anh điểm qua những gương mặt bà con hàng xóm mà khi nãy vừa về anh chưa kịp biết có những ai. Ông nguyễn Đình đứng chỗ bậc thềm đưa tay vỗ vai Khang Anh như có ý chia sẻ nổi buồn:

- Chuyện đã thế rồi, thôi cháu cũng đừng quá đau lòng – với ánh mắt rưng lệ, ông hic hic mấy hơi rồi tiếp – Cố gắng lên cháu à..

Khang Anh không nói gì, anh cũng hic hic.. rồi nhìn ông Nguyễn Đình với vẻ đầy biết ơn.

Ông Đình là anh ruột của ông Hùng bố của Khang Anh và cũng là bố của Nhất Quân. Ông có ba anh em, ông là anh cả rồi tới ông Hùng và cô em gái đã mất lúc nhỏ. Cha mẹ ông mất từ sớm nên hai anh lúc nào cũng quấn quýt nương tựa nhau mà dựng nên cơ nghiệp như ngày hôm nay. Người dân tỉnh Phú Yên biết đến Nguyễn Đình với cái tên “ông hai đồ gỗ”. Còn Nguyễn Hùng bố của Khang Anh là giám đốc công ty xây dựng Nam Yên. Tuy không phải là công ty lớn nhất ở đất “sứ nẫu” nhưng Nam Yên cũng có tiếng tăm trong làng xây dựng của tỉnh nhà. Lần này ông Hùng mất cũng không ít các cơ quan đã tới để tiễn đưa ông. Khang Anh đưa mắt nhìn những nhân vật quen thuộc thường qua lại với bố mình, trong đó có một số vị giám đốc của các công ty xây dựng khác, người đại diện của ủy ban thành phố, kho bạc, ngân hàng, nhà báo,.. Họ nhìn Khang Anh với ánh mắt đầy thông cảm nhưng không biết  nói gì.

Không có gì là lạ với sự hiện diện của những người đó. Nhưng Khang Anh đã để ánh nhìn dừng lại với ba người lại mặt mà anh chưa hề gặp một lần nào. Ba người đàn ông đã đứng tuổi chọn cho mình một góc khá khuất ở cuối sân. Một người trông có vẻ lớn tuổi nhất trong số đó có khuôn mặt lớn, mắt sâu, bộ râu vai nón đen rậm và làn da ngâm đen dứng nhìn Khang Anh không hề chớp mắt khi ông phát hiện Khang Anh cũng đang nhìn mình.

- Tôi chưa từng gặp chú thì phải? – Khang Anh bước đến gần người đàn ông có bộ râu vai nón này.

- Chú là bạn làm ăn với ba cháu, ở đây mọi người không ai biết chú, ban đầu họ không cho chú vào nhưng chú đã xin mấy cán bộ công an..

- Khoan đã – Khang Anh cắt ngang lời người lạ mặt – Chú là bạn làm ăn thế nào với ba tôi? Tôi chưa nghe ba tôi nói về chú.

- Chuyện dài lắm, hay là để lo lễ tang người nhà cháu xong chú sẽ kể đầu đuôi cho cháu biết, dù sao chú cũng định nán lại vài ngày ở đây mà.

Đang mãi mê hỏi chuyện Khang Anh không biết phía sau mình có một anh công an bước tới.

- Tối qua ông Cao Đại đây nói là bạn của ba cháu nên chúng tôi cho ông ta vào viếng.

Khang Anh cũng muốn phớt lờ đi mọi chuyện:

- Được rồi, không sao đâu, cảm ơn.

Từ nãy giờ Việt Luân cũng luôn đăm chiêu nhìn ba gã đàn ông lạ mặt đầy bí ẩn này. Nhưng anh vẫn chưa phát hiện ra điều gì, chỉ là cảm giác trong anh cho biết ba người này không đơn giản là bạn của ông Nguyễn Hùng đến để tiễn đưa ông.

Trời cũng dần tạnh mưa, lúc này ông Đình đã nhờ mấy thanh niên đến nghĩa địa trước để đào huyệt.  Chỉ khoảng một tiếng nữa là họ sẽ cùng tiễn đưa bốn người nhà Khang Anh về nơi an nghỉ. Khang Anh đứng lặng trước bốn cổ quan tài, anh không khóc mà ấm ức lắm, anh nhớ lại từng lời mẹ anh đã nói trong giấc mơ khi nãy, anh đau đớn lắm khi thấy họ chết thảm đến vậy nhưng anh vẫn không khóc, anh không muốn khóc nữa, trong anh bây chỉ giờ muốn đi tìm câu trả lời cho cái chết của họ mà thôi. Việt Luân đứng ngoài sân nhìn bạn mà đau đớn thay, anh biết rồi đây với cá tính của Khang Anh thì anh nhất định tìm ra sự thật để trả thù. Đương nhiên là anh muốn nhìn thấy một Khang Anh cứng cỏi như thế chứ không phải một Khang Anh gục ngã khi biết tin người thân mình qua đời. Nhưng nghĩ đi thì cũng nghĩ lại, Việt Luân có thể hiểu và thông cảm điều đó.

Việc chôn cất tiếng hành cũng khá nhanh, lúc này trời đã nhá nhem tối. Mọi người ai nấy đều rút về lo chuyện gia đình họ vì cả hai ngày nay họ đã luôn ở nhà Khang Anh lo chuyện ma chay. Ông Đình và Nhất Quân khuyên Khang Anh cùng về rồi có gì quay lại thăm mộ người nhà sau nhưng anh không để ý. Anh muốn được cảm giác yên tĩnh trong lúc này, cả Việt Luân Khang Anh cũng kêu về trước. Thật sự mà nói người lo lắng nhất trong lúc này chính là ông Nguyễn Đình, sống ở mảnh đất này hơn nữa đời người ông đã nghe đi và kể lại các câu chuyện ma quỷ trong những khu nghĩa địa, mà nhất là nơi bốn người nhà Khang Anh đang yên nghỉ. Ông còn nhớ lúc nhỏ có một lần ông được bà ngoại ông kể về những oan hồn hay lang thang quanh những ngôi mộ vào mỗi buổi tối. Những oan hồn chết oan này cứ khóc than thảm thiết và đòi về báo thù. Thường những ai đi qua khu nghĩa địa vào lúc đêm khuya mà nghe được tiếng khóc than từ các oan hồn thì về nhà đều lâm bệnh và chết một cách bí ẩn. Biết là vậy nhưng ông không thể khuyên được Khang Anh cùng về, ông chỉ hy vọng là một chút nữa thôi ông sẽ thấy Khang Anh có mặt ở nhà.

Khang Anh đứng lặng trước bốn ngôi mộ vừa mới đắp, ánh mắt nhìn đi đâu về đâu chỉ có anh mới biết, làn khói hương cứ ngùn ngụt bốc lên thổi vào khuôn mặt hốc hác của anh làm anh chợt bừng tỉnh và nhớ lại giấc mơ sáng nay của mình, hoàn cảnh và không gian không khác gì trong giấc mơ nhưng duy chỉ sự hiện diện của bốn người thân anh thì chưa thấy. Anh thật sự muốn được nhìn thấy họ trong lúc này, anh khao khát điều đó là sự thật chứ không phải là trong giấc mơ. Mãi mê nghĩ về điều đó thì bổng từ phía sau Khang Anh một ánh sáng chói lên phá tan cái không gian tăm tối nơi khu nghĩa địa . Như chuẩn bị trước điều đó anh không cảm thấy sợ, anh chậm rãi quay người lại và hướng mắt về nơi phát ra ánh sáng. Một người cầm cây đèn pin điện đang hướng ánh sáng về Khang Anh, anh chưa thể nhận ra người cầm cây đèn pin kia là ai.

- Trời sắp mưa rồi, cháu hãy về nhà đi.

Một giọng vừa quen vừa lạ Khang Anh vẫn chưa thể xác định được là ai, anh hỏi lại:

- Ông là ai?

- Mới nói chuyện lúc trưa mà cháu không nhận ra chú hay sao?

Lúc này Khang Anh chợt nhận ra có hai người khác nữa đứng sau phía sau ánh đèn, Khang Anh đã biết ba người đàn ông kia là ai.

- Tôi muốn được yên tĩnh, tại sao ông chưa về?

- Cháu muốn biết chú là bạn thế nào với ba cháu đúng không? Bây giờ chú sẽ nói cho cháu biết.

Khang Anh không nói gì quay lưng lại phía ánh đèn.

- Chú tên là Cao Đại, là giám đốc một công ty xây dựng ở Nha Trang. Trước ngày ba cháu mất có đưa gia đình đi Nha Trang du lịch chắc cháu biết điều đó chứ?

Khang Anh vẫn không nói gì, sau lời ông Cao Đại nói anh mới chợt nhận ra là trước đó mẹ anh có gọi nói là cả nhà sẽ đi Nha Trang để nghỉ mát sẵn tiện ba anh bàn chuyện làm ăn một dự án nào đó.

- Ba cháu cùng với chú đây – Ông Cao Đại nói tiếp -   lần đầu gặp nhau ở thành phố Nha Trang để bàn về chuyện liên doanh xây dựng một khu đô thị mới gồm các biệt thự, các cao ốc chung cư văn phòng, khu nghỉ dưỡng resort... Hợp đồng đồng thì đã ký, vậy mà…

- Chú đến gặp tôi chỉ để nói điều đó thôi sao?

- Thật ra có một điểm nghi vấn mà chú chưa thể nói ra với ai.

- Sao? Ý chú là có liên quan đến cái chết của người nhà cháu?

- Đúng vậy, bữa đó sau khi ăn cơm với ba cháu xong chú có nghe ba cháu nói là giờ phải đi gặp một người nào đó. Chú hẹn với ba cháu là sáng mai cùng đi uống cà phê nhưng sáng mai lúc chú gọi ba cháu thì ba cháu nói đang chuẩn bị về Tuy Hòa.

Thấy Khang Anh đang tỏ ra bị lôi cuốn bởi câu chuyện, ông Cao Đại không muốn dừng lại.

- Thật ra với một người như ba cháu thì không thể quên cuộc hẹn đi uống cà phê với chú, nếu có việc quan trọng phải về thì ít ra ba cháu cũng phải gọi điện để chú biết.

- Chú không biết người ba cháu đi gặp đêm hôm đó là ai sao?

- Chính vì chưa đoán ra nên chuyện này chú chỉ có thể kể với cháu.

Lúc này thì Khang Anh thực sự bị lôi cuốn.

- Chú có thể nhớ kỹ lại được không, cháu xin chú.

- Được rồi, có gì chú sẽ cố nhớ lại. Bây giờ cháu hãy về nhà cùng chú, ở đây lạnh lắm.

Khang Anh đưa mắt nhìn lại một lượt bốn ngôi mộ và tự nhủ rằng sẽ tìm ra sự thật. Lúc này thì anh đã cùng theo ông Cao Đại quay về.

Đêm hôm đó Cao Đại và hai người đàn ông kia đã quay về khách sạn để nghỉ ngơi. Khoảng đâu 10h hơn điện thoại Khang Anh đổ chuông.

- Chú nhớ ra rồi, chú biết người mà ba cháu đi gặp là ai rồi – Ông Cao Đại nói vội vã khi Khang Anh vừa bắt máy.

- Là ai? Cháu có quen không?

- Chú nghĩ cháu không quen, có gì ngày mai chú sẽ đến gặp cháu để nói rõ về người này.

- Dạ! Vậy cũng được.

Ngày hôm sau Khang Anh ở nhà chờ mãi nhưng không thấy ông Cao Đại đến. Đã mất nữa buổi sáng mà vẫn chưa thấy tin tức gì Khang Anh không đợi được nữa nên đã gọi điện nhưng máy ông Cao Đại không liên lạc được. Anh cảm thấy nóng lòng nhưng không biết làm gì hơn ngoài việc chờ đợi. Việt Luân đứng gần đó vỗ vai như trấn an bạn như muốn nói không có gì đâu. Việt Luân bước đến bật tivi định để Khang Anh thư giản đôi chút nhưng khi tivi vừa được mở thì chương trình thời sự điểm ngay tin có ba nạn nhân đã bị giết trong một khách sạn, máy quay đã đưa ngay vào khuôn mặt ông Cao Đại.

Chương 4: Chiếc khăn tay màu vàng

Khang Anh chưa kịp hết bàng hoàng thì Việt Luân bổng ú ớ như muốn nói điều gì đó nhưng không sao phát ra lời, giống như anh đang nhìn thấy ma vậy. Nhìn thấy bạn chỉ tay vào tivi Khang Anh đưa mắt nhìn theo và anh cũng không khác gì Việt Luân trớ mắt lên kinh ngạc và đưa tay lên che miệng khi thấy người trong tivi được các phóng viên vô tình quay hình đó chính là lão ăn xin nơi bến xe mà cả hai đã gặp.

Khang Anh bổng nảy ra ý định sẽ gặp lại lão một lần, anh nghĩ lão chắc chắn phải có liên quan gì đến trong chuyện này, khi mà cả ba vụ án án lớn đều sự hiện diện của lão. Không thể nào có sự trùng hợp lạ kỳ đến thế, nghĩ vậy anh quay sang nói với Việt Luân:

- Cậu có nghĩ là chúng ta nên gặp lại lão ta một lần.

Dường như điều đó cũng đang nằm trong sự tính toán của Việt Luân, anh khẻ gật đầu và cả hai cùng nhau đến khách sạn.

Hình ảnh lúc nãy trong đoạn tin tức mà có sự hiện diện của lão ăn xin, Khang Anh không khó để nhận ra đó chính là không gian trước cổng khách sạn. Nhưng khi cả hai đến nơi thì khách sạn rất hỗn độn, đưa mắt nhìn một lượt nhưng cả hai không thấy bóng dáng của lão đâu cả. Lúc này công an đã phong tỏa khu vực bên trong khách sạn nên không ai được phép vào. Cũng may là người tạm thời phụ trách vụ án này là anh Kiến Minh, là một thiếu tá nhận phụ trách vụ cái chết bốn người thân Khang Anh nên vừa gặp hai người Kiến Minh đã cho phép cả hai cùng vào nơi hiện trường. Nghĩ cũng phải thôi khi nạn nhân trong vụ này là người tự xưng là bạn của ông Nguyễn Hùng và mới hôm qua đã đến đưa tiễn ông. Hơn nữa, cả ba nạn nhân đều chết do một nhát dao cắt ngang qua cổ giống như cái chết bốn người nhà Khang Anh.

Khi cả hai bước vào hiện trường thì vợ con ông Cao Đại đã có mặt ở đó, dường như họ đã được thông báo từ sơm, từ Nha Trang ra Tuy Hòa chỉ mất khoảng hơn một giờ nên sự hiện diện của họ thì cũng không có gì là khó hiểu.

Theo suy đoán ban đầu từ phía công an thì hung thủ đã trèo từ nhà bên cạnh bước qua ban công và phá cửa để vào bên trong sát hại ba nạn nhân. Vì tầng dưới chỗ khu đại sảnh lễ tân có lắp đặt camera nhưng sau khi coi lại đoạn phim thì không có gì nghi vấn. Khách sạn nơi ông Cao Đại cùng hai người trợ lý ở thường vắng khách, đoạn phim phát lại cho thấy ngày hôm qua cũng không ngoại lệ. Từ chiều hôm qua tới giờ ngoài ba nạn nhân ra chỉ có hai người khách khác đến thuê phòng, nhưng sau khi hợp tác với phía công an thì họ đã có đầy đủ nhân chứng cho biết họ vắng mặt hiện trường. Ngoài ra các khóa cửa ở ban công của phòng ông Cao Đại và phòng của hai người trợ lý đều có dấu hiệu bị phá hỏng.

Về cái chết của ba nạn nhân thì phía pháp y cho biết hoàn toàn giống với cái chết của bốn người nhà Khang Anh, đó là chỉ một nhát dao cắt ngang cổ duy nhất, hung khí có thể là một con dao rất sắc bén và dài khoảng 40cm. Sau khi đo nhiệt độ gan ba thi thể phía pháp y cũng cho biết họ đã chết cùng một thời gian đó là vào khoảng 3h30” sáng.

 Khang Anh cũng đi một vòng nhưng không phát hiện ra điểm gì nghi vấn, anh vô tình nhìn thấy một cán bộ công an nhặt một chiếc khăn tay màu vàng cho vào túi nilon, có lẽ đó là một vật chứng mà phía công an ngờ vực cần thu thập. Biết không thể tìm thấy điều gì anh quay lại nơi ông Cao Đại cùng hai người trợ lý đang nằm, qua ánh mắt anh chia sẻ nổi buồn và sự tiếc thương với những người thân của ông dù bản thân anh giờ đây cũng rất đau lòng sau cái chết của người thân. Bản thân anh đang thầm tự trách mình khi nghĩ đến cái chết của ông Cao Đại là do anh. Nếu không vì bí mật người đàn ông kia thì có lẽ ông Cao Đại không chết thảm như những người thân của anh. Rồi anh nghĩ rốt cuộc người đàn ông kia là ai? Lão ăn xin là ai? Sẽ có thêm bao nhiêu người ra đi nữa? Bản thân mình có thoát được bàn tay của lũ sát nhân kia hay không? Đang mãi mê suy nghĩ về những câu hỏi do chính bản thân mình đặt ra thì có một giọng nói cắt ngang dòng suy nghĩ đó của Khang Anh.

- Xin lỗi Khang Anh. Chúng tôi muốn anh theo chúng tôi về đồn để hợp tác điều tra .

Khang Anh quay người lại thì ra đó chính là Kiến Minh.

- Em có thể giúp được gì hay sao?

- Xin lỗi, về đồn hãy nói – Kiến Minh tỏ ra chút gì đó hơi lạnh lùng.

Thế là Khang Anh buộc phải đi theo Kiến Minh, anh bước đến nhắc Việt Luân về nhà trước.

- Tối qua ông Cao Đại có gọi cho anh vào lúc 10h hơn, chúng tôi muốn anh cho biết hai người đã trao đổi vấn đề gì?

- Sao thế? Tôi nghĩ các anh kêu tôi về đây để hỏi về vụ những người thân tôi mới phải?

- Anh không cần bức xúc, chúng tôi nghĩ hai vụ này đều do một hung thủ ra tay. Và đương nhiên chúng tôi cũng cần anh cung cấp về chuyện đã xảy ra với anh ở Sài Gòn nữa.

Cũng không có gì cần dấu diếm, Khang Anh kể hết mọi chuyện anh đã trao đổi với ông Cao Đại nơi nghĩa địa và nội dung cuộc điện thoại tối qua, cũng như tất cả những nổi kinh hoàng xảy ra với anh ở đất Sài thành. Anh ngừng một chút rồi bổng reo lên:

- Phải rồi lão già ấy, lão già ăn xin, chúng tôi thấy lão ở trước cổng khách sạn trong đoạn tin thời sự nhưng khi đến thì lão đã mất hút.

- Lão già nào cơ?

- Các anh hãy coi lại đoạn tin tức, tôi sẽ chỉ cho các anh biết, lão ta cũng đã xuất hiện trong vụ tai nạn xe khách khiến năm mươi người thiệt mạng ở đèo Cả.

Dường như có được đầu mối quan trọng, hai anh công an nhìn nhau vừa mừng vừa kinh ngạc.

- Được rồi. Chúng tôi sẽ tìm lại hai đoạn tin này. Hy vọng lúc đó anh sẽ đến đây để hộ trợ chúng tôi?

- Tất nhiên rồi.

- Thôi vậy đi, giờ anh về nghỉ được rồi. Cảm ơn!

Khang Anh bước vào nhà ngồi ịch xuống ghế salon với tinh thần rối bời, biết bao nhiêu là nghi vấn vẫn chưa được giải đáp. Cái chết của ông Cao Đại càng đúng vào lúc này càng khiến anh hoang mang hơn. Việt Luân đặt ly nước xuống bạn cạnh chỗ Khang Anh với vẻ mặt có chút lo lắng.

- Không có gì chứ?

- Việt Luân… Cậu có tin vào số phận không?

- Khang Anh!? Có chuyện gì vậy? Tại sao cậu lại hỏi như thế?

- Hay là mình cứ mặc cho số phận, mình thật sự mệt mỏi quá, hoang mang quá… mình không biết phải làm gì trong lúc này nữa..

Nước mắt Khang Anh chợt lăn dài trên má, nước mắt của một người quá đổi bất hạnh lại tiếp tục rơi, mọi chuyện cứ tới tấp xảy ra khiến anh không thể nào chịu đựng được nữa. Anh hít hít mấy hơi rồi lại tiếp:

- Phải chi mình cũng bị ..

- Khang Anh! – Việt Luân cắt ngang – Cậu cứng rắn chút đi, trong lúc này mình biết là cậu hoang mang lắm. Nhưng cậu không được suy nghĩ như thế chứ. Cậu không phải là người như thế, Khang Anh mình từng quen biết là một người mạnh mẽ và có sức sống mãnh liệt lắm cơ mà.

- Cậu nói đi, trong lúc này cậu nói đi, tớ làm sao còn đủ sức để làm được gì chứ?

- Thôi được rồi, có vẻ cậu quá mệt mỏi, nằm nghỉ chút đi, tớ sẽ nấu chút gì đó rồi chúng ta sẽ bàn tính tiếp - Việt Luân cũng không biết khuyên thế nào chỉ biết nói thế rồi bỏ xuống bếp.

Còn Khang Anh ngã người trên chiếc salon mắt nhìn thẳng lên trần nhà. Anh muốn phân tích một vài điều gì đó nhưng khi nghĩ đến thì lòng anh lại rối bời, anh không biết bắt đầu từ đâu vì dù bắt đầu từ mắt xích nào thì cũng không thể dẫn anh đến một mắt xích có liên quan tiếp theo. Anh nhắm mắt lại như muốn không nhìn thấy điều gì cả, như muốn đánh giấc thật sâu cho quên đi những nghi vấn cứ lẫn quẩn trông đầu. Thế nhưng mọi chuyện cứ hiện ra làm anh không thể nào ngủ được. Khẽ lay người nhìn về bốn bức ảnh trên bàn thờ Khang Anh lại không thể ngăn dòng nước mắt đang từ từ trào dâng. Tự trong lòng anh căm phẫn bọn sát nhân đến tột cùng, anh bóp chặt lòng bàn tay lại, nghiến chặt răng, anh nhìn thẳng vào những đôi mắt trên trên bàn thờ như thầm hứa sẽ trả thù cho họ.

Khang Anh ngồi dậy định bước xuống bếp làm gì đó phụ Việt Luân nấu ăn, vừa chòm người anh phát hiện ra dưới đáy bàn có một mảnh vải nhỏ màu vàng, tự dưng anh lại có cảm giác mảnh vải này vừa quen lại vừa lạ, nhếch người tới Khanh Anh nhặt lên thì ra đó là một chiếc khăn tay, anh nhận ra ngay đó là chiếc khăn tay giống như chiếc khăn tay mà cán bộ công an đã thu thập tại hiện trường nơi bọn hung thủ đã giết ông Cao Đại.

Chương 5: Hồ sơ vụ án

- Nó có mùi nước hoa, dường như là của phụ nữ, cậu đang nghĩ nó có liên quan đến hung thủ hay sao? – Việt Luân đặt ra câu hỏi mà chính bản thân anh cũng cảm thấy hơi thừa.

- Đúng vậy – Khang Anh nhìn bạn và trả lời rất quả quyết – cậu thử nghĩ có thể có chuyện trùng hợp đến vậy sao? Đầu tiên là những vết cắt cổ chí mạng, rồi giờ là chiếc khăn giống y hệt nhau…

- Nhưng không lẽ bọn chúng ngu ngốc đến mức để lại một sơ hở như thế sao?

- Mình không biết, cậu nhìn kỹ chiếc khăn đi.

Việt Luân ngắm đi nghía lại chiếc khăn tay nhưng vẫn không hiểu ý của Khang Anh muốn nói gì. Chiếc khăn cũng không có gì đặt biệt ngoài cái biểu tượng cây thánh giá màu xám nhạt, toàn bộ còn lại là màu vàng. Có một điểm đáng chú ý là chiếc khăn rất nặng mùi nước hoa, một mùi giống như mùi hoa phong lan rất mộc mạc, nhưng cũng rất lôi cuốn.

- Cậu đang nghĩ điều gì? – Việt Luân vẫn thắt mắt về “vật chứng” mà Khang Anh vẫn mãi mê suy nghĩ.

- Mình đang nghĩ hung thủ có thể là phụ nữ, nhưng có điều mình thật sự không hiểu một tiểu thư thì sao có thể ra tay mạnh mẽ và dứt khoát đến vậy?

- Sao cậu nghĩ hung thủ là một tiểu thư?

- Người xài loại nước hoa ấy chắc hẳn là một người có thừa tiền. Mùi nước hoa này mình đã từng ngửi qua rồi – Thấy Việt Luân đang bị hấp dẫn Khang Anh kể tiếp – trong một lần dự tiệc sinh nhật cô bạn trong lớp có một cô bé con của một chủ tịch một ngân hàng ở Sài Gòn đã dùng loại nước hoa này. Lúc ấy cả đám đông đều xôn xao về cô ấy, chính vì vậy mà mình mới biết điều đó.

Việt Luân có vẻ hơi sửng sốt về sự phân tích của người bạn thân.

- Nếu như vậy chắc hẳn người con gái này có học qua những khóa võ thuật, cũng rất có thể là … kiếm đạo.

- Phân tích của cậu không sai nhưng vẫn còn thiếu, người này còn theo đạo thiên chúa nữa.

Lúc này Việt Luân mới bắt đầu để ý đến cái biểu tượng được thêu màu xám nhạt trên chiếc khăn tay. Anh tỏ vẻ đồng ý với nhận xét của người bạn khi vừa nhìn vào chiếc khăn vừa khẽ gật đầu.

- Nhưng chừng ấy cũng chẳng nói lên được điều gì cả?

- Không biết trên chiếc khăn có để lại dấu vết vân tay hay chút gì đó hay không? Thôi đành chờ phía công an họ xét nghiệm trên chiếc khăn ở hiện trường giết ông Cao Đại vậy.

Không gian bắt đầu chùng xuống khi cả Khang Anh và Việt Luân đang mãi mê theo đuổi những dòng phân tích cho riêng mình. Cái không khí lặng im đó bổng nhiên được phát tan bởi những tiếng sủa vang dội và dồn dập của con Menly. Khang Anh phút chốc giật mình thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhếch người đưa ánh nhìn qua khung cửa chính hướng về phía cổng. Một người phụ nữ tuổi trung niên vừa lùn vừa mập đang mở cánh cổng khép hờ để bước vào, Khang Anh nhận ra ngay đó chính là bà Ba Tú người giúp việc nhà anh mà anh thường gọi là dì Ba. “Sao lạ vậy nhỉ? Sao hôm nay con Menly lại điên rồ như thế? Dì Ba là người giúp việc, là quản gia cho gia đình mình đã hơn hai mươi năm, bà xuất hiện trong ngôi biệt thự này còn sớm hơn con menly đến mười mấy năm và bà cũng chính là người thường xuyên chăm sóc nó vậy sao hôm nay nó lại nhìn bà với những nanh vút thế kia.” Một dòng suy nghĩ vừa bất ngờ vừa khó hiểu chạy ngang qua ngang lại trong đầu Khang Anh rồi vụt tắt khi anh phát hiện theo sau dì Ba còn có những vị khách không mời mà đến. Anh nhận ra ngay người khoác trên mình chiếc áo chiến sĩ công an kia chính là thiếu tá Kiến Minh, người phụ trách điều tra vụ án giết bốn người thân của anh. Theo sau Kiến Minh còn có thêm hai đồng sự cũng trong trang phục màu xanh quen thuộc. Chỉ vài phút trước, khi anh còn đang ở sở công an thì mọi dữ liệu anh cung cấp không mang lại một manh mối nào để giúp phá án, chẳng lẽ chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà phía công an đã tìm ra được điều gì đó, một cảm giác vui mừng chợt nổi dậy trong lòng Khanh Anh, anh nghĩ thầm như thế và đứng dậy hồ hởi bước ra sân định chạy đến bên cạnh Kiến Minh nhưng anh bị ánh mắt đẫm lệ cùng vẻ mặt buồn rũ rượi của dì Ba chặn lại. Vòng tay bà xiết chặt lấy cậu “con trai” đôi môi bà run run lên như muốn nói điều gì nhưng bà không thể phát thành lời, điều đó khiến Khang Anh cũng bùi ngùi không cầm được nước mắt, bổng chốc nổi đau lại tràn ngập thể xác anh.

- Khang Anh, chúng tôi có lệnh bắt anh vì tình nghi anh là hung thủ giết chết ông Cao Đại cùng hai trợ lý của ông ta.

Lời nói đanh thép lạnh lùng của thiếu tá công an Kiến Minh đã dứt nhưng nó vẫn còn vang dội lại nơi màng nhĩ Khanh Anh

 Còn nữa ....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro