khong tu dao ma o trong dao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyển Pháp Luân, quyển II

Không tu Đạo mà đã ở trong Đạo

Tu luyện sở dĩ có thể được gọi là tu luyện, chính là [vì] có một phương pháp tu luyện, có một con đường mà đi. Quá khứ có một câu như thế này: Người này không tu Đạo vậy mà đã ở trong Đạo. Chiểu theo tiểu Đạo, họ giảng 'Vô', giảng 'Không'. Sống ở thế gian mà hết thảy đều tuỳ duyên. Họ không tranh với đời, 'gì tôi đáng được thì hãy đưa tôi, không đáng được thì tôi không lấy'. Họ cũng không dùng hình thức tu luyện thông thường, thậm chí không hiểu tu luyện [là sao]; nhưng là có sư phụ đang quản; cũng rất ít phát sinh mâu thuẫn với người khác. Đó chính là điều người ta giảng trong quá khứ là 'không tu Đạo mà đã ở trong Đạo'. Một người thông thường, họ cũng có thể làm được 'vô sở cầu', nhưng loại người ấy cuối cùng không đắc quả vị. Họ không thể đắc công, họ chỉ có thể đi tích đức cho mình một cách vô hạn độ, tích được rất nhiều đức. Chẳng qua là rất nhiều người sẽ làm hại họ; làm người tốt là rất khó làm. Càng như thế sẽ càng tích rất nhiều đức. Nếu muốn luyện công, thì đương nhiên sẽ chuyển hoá thành rất nhiều công. Nếu không muốn luyện công, thì có thể đời sau đắc phúc báo, làm đại quan, phát đại tài. Tất nhiên, đại đa số người thuộc loại 'không tu Đạo mà đã ở trong Đạo' này, đều là có lý do đằng sau, có người đang quản họ. Họ cũng ở trạng thái không tu Đạo, nhưng tư tưởng và cảnh giới của họ, là ở trong Đạo; như vậy, tương lai họ sẽ quay trở về nơi nguyên lai của mình. Không tu Đạo nhưng họ là đã tu rồi đó, chính là có người diễn hoá công cho họ; tự họ cũng không biết. Một đời có nhiều tai nạn, chịu khổ hoàn trả hết nghiệp, tâm tính sẽ đề cao trong suốt một đời mà không tự biết; họ luôn ở trạng thái đó. Đó đều là có lý do đằng sau. Là người thường thì rất khó làm như thế.

Khổng Tử lưu lại cho con người một biện pháp làm người, tư tưởng 'trung dung'. Lão Tử giảng là phương pháp tu luyện. Nhưng trên thực tế, người Trung Quốc lấy tư tưởng Nho gia và tư tưởng Đạo gia hợp cả lại. Tư tưởng Phật gia từ thời nhà Tống trở đi cũng liên tục lẫn vào đó. Vậy nên, tư tưởng Phật gia sau này cũng sai khác lắm rồi. Từ sau thời nhà Tống, trong Phật giáo đã bị thêm vào những thứ của Nho giáo Trung Quốc rồi. Hiếu kính phụ mẫu, v.v. rất nhiều đều là loại này. Phật gia [nguyên] không có những thứ đó. Phật gia coi những thứ của thế gian con người là rất nhẹ; nó nhìn nhận rằng con người sống ở thế gian, đời tiếp đời mà chẳng biết có bao nhiêu cha mẹ. Chư vị vứt bỏ hết tâm chấp trước đó đi, hãy thật thanh tịnh mà tu, thì chư vị mới có thể tu thành. [Đó] đều là tâm chấp trước; sau khi đưa tư tưởng Nho gia vào trong đó, liền xuất hiện vấn đề chấp trước vào tình thân [quyến].

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch ngày 14-2-2008.

▪ dữ thế vô tranh: bài này dịch là 'không tranh với đời'.

▪ vô sở cầu: không truy cầu, không có chỗ truy cầu, không cầu gì cả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dwad