Đề cương Ngôn ngữ học Đối chiếu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Phần lý thuyết :

1. Trình bày đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp của Ngôn ngữ học đối chiếu

ü Đối tượng : xác định những tương đồng và dị biệt giữa hai hay nhiều NN.

ü Phạm vi : nghiên cứu sự khác biệt và tương đồng giữa hai NN thông qua xác định quan hệ tương đương trong: Hệ thống, kết cấu, quy tắc

Phạm vi đối chiếu được phân định theo các nguyên tắc sau:

§ Đối chiếu các phạm trù ngôn ngữ (thời, thể, xác định hay không xác định, giống-số, đa nghĩa, đồng âm, trái nghĩa...)

§ Đối chiếu cấu trúc, hệ thống (các đặc điểm cấu tạo âm vị, hình vị, từ loại, cú pháp...)

§ Đối chiếu hành chức (các đặc điểm hành chức của các hiện tượng, phạm trù ngôn ngữ trong giới hạn các cấp độ)

§ Đối chiếu phong cách (phong cách chức năng của các ngôn ngữ được đối chiếu )

§ Đối chiếu tiến trình phát triển (làm sáng tỏ các quy luật phát triển và các quá trình biến đổi trong nội bộ ngôn ngữ được nghiên cứu)

ü Nhiệm vụ :

- Giải thích bao quát những khác biệt và tương đồng giữa hai hay hơn hai NN;

- Cung cấp mô hình so sánh thích hợp với những NN liên quan, xác định yếu tố nào có thể so sánh và phương pháp so sánh;

- Xác định những khái niệm như tương đẳng (congruence), tương đương (equivalence), tương đồng (correspondence)...,

ü Phương pháp :

- So sánh lịch sử :Xác định nguồn gốc chung của các ngôn ngữ, nghiên cứu lịch đại

- So sánh loại hình : Nhóm các ngôn ngữ theo các đặc trưng chung, nghiên cứu đồng đại

- Không phân loại : Ghi nhận và miêu tả những tương đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ, không phân nhóm các ngôn ngữ so sánh

2. Các nguyên tắc phải tuân thủ khi đối chiếu 2 ngôn ngữ ( 5 quy tắc )

- Nguyên tắc 1:Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả đầy đủ, chính xác và sâu sắc ® tìm ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa các phương tiện đó.

-Nguyên tắc 2:Các phương tiện ngôn ngữ phải được miêu tả trong hệ thống

Ví dụ: khi so sánh "tôi" và "Je", ta phải đặt trong hệ thống các phương tiện chỉ vai giao tiếp.

- Nguyên tắc 3:Các phương tiện ngôn ngữ phải không chỉ được miêu tả trong hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp.

Ví dụ: So sánh đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Pháp và tiếng Anh:

Il/Elle He/She/It hệ thống NN

Phải miêu tả cách sử dụng của những đại từ này.

- Nguyên tắc 4: Bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.

- Nguyên tắc 5: Phải chú ý đến đặc trưng loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu để có cách tiếp cận phù hợp.

Ngoài ra, các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội, chính trị...cần được tính đến khi đối chiếu ở bình diện từ vựng hay ngữ dụng.

3. Trình tự các bước khi đối chiếu 2 ngôn ngữ ( có ví dụ minh họa )

a. Miêu tả: bất kỳ NCĐC nào cũng phải miêu tả một cách độc lập những đơn vị liên quan của các ngôn ngữ được so sánh, đòi hỏi cơ bản là việc miêu tả phải được thực hiện trong cùng một khung lý thuyết

b. Xác định những cái có thể so sánh đối chiếu :Đây là bước quan trọng trong việc so sánh cái gì với cái gì, dựa trên khả năng song ngữ của người nghiên cứu. Dựa trên trực giác song ngữ, nhà nghiên cứu xác định sự tương đương giữa yếu tố X trong L1 và yếu tố Y trong L2.Nếu giữa X và Y tương đươngÞ tự thân so sánh được.

Ví dụ:

1. I didn't go to bed until 11 o'clock last ngiht.

2. Đêm qua 11 giờ tôi mới đi ngủ.

=>Người song ngữ Anh-Việt dễ dàng xác định (1) và (2) là cặp đôi tương đương.

=>Rõ ràng, việc (1) và (2) được xem là tương đương để có thể so sánh hoàn toàn dựa trên trực giác.

§ Tuy nhiên, bước tiếp cận theo cách này không theo bất kỳ nguyên tắc nào làm cơ sở cho quyết định yếu tố nào so sánh được và tại sao như vậy.

§ Việc đối chiếu sa vào sự luẩn quẩn: sự giống nhau đã được tiền giả định trước khi thao tác so sánh mang lại kết quả để khẳng định sự giống nhau đó.

§ Sự tương đồng hình thức (cấu trúc bề mặt) trái ngược với sự khác biệt về nghĩa đến mức so sánh dựa trên hình thức là điều vô lý.

§ Ví dụ: 3. I said to be sure.

4. J'ai dit être sur(e) (= I said I was sure)

§ Hình thức có thể giống nhau, nhưng (3) và (4) hoàn toàn khác nhau về ngữ nghĩa.

c. So sánh, đối chiếu:

Ba trường hợp có thể xảy ra trong quá trình so sánh:

XL1 = XL2

Đơn vị X trong L1 có thể giống một số thuộc tính nào đó với đơn vị tương đương của nó trong L2.

XL1 ≠ XL2

Đơn vị X trong L1 có thể khác ở một số thuộc tính nào đó với đơn vị tương đương của nó trong L2.

XL1 ≠ ÆL2

Đơn vị X trong L1 không có tương đương trong L2.

(3a) Không xác lập được quan hệ tương đương ® Không thể so sánh:

So sánh thanh điệu tiếng Việt với tiếng Anh.

(3b) So sánh, đối chiếu = Biểu hiện của X trong L2

Cách biểu hiện của hình thái tiếp diễn (progressive form) tiếng Anh trong tiếng Việt:

a. Miêu tả hình thái này.

b. Xác định hình thái này có thể được biểu thị bằngyếu tố nào trong tiếng Việt.

c. Hệ thống các cách biểu đạt của Progressive form

2. Phần thực hành

So sánh âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh

Ø Đặc điểm âm tiết tiếng Việt:

a. Có tính độc lập cao

- Thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.

- Một âm tiết mang một thanh điệu

- Phân định ranh giới dễ dàng.

b. Có khả năng biểu hiện nghĩa : Âm tiết = Từ® Đơn vị từ vựng, đơn vị ngữ pháp ® đặc trưng loại hình của tiếng Việt

c. Có câu trúc chặt chẽ

- Ba yếu tố cuả âm tiết phát sinh đồng thời: thanh điệu, âm chínhtính chất cuả mối quan hệ cấu âm.

- Sự kết hợp phi tuyến tính như vậy cho thấy là âm tiết tiếng Việt không phải là một kết hợp cùng tính chất như trong các ngôn ngữ Ấn Âu.

Ø Đặc điểm âm tiết tiếng Anh :

Cấu trúc tầng bậc của âm tiết tiếng Anh:

So sánh cấu tạo từ tiếng Việt và tiếng Anh:

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Đơn vị cấu tạo

- Tiếng

- Tự thân có nghĩa (Có quy chiếu.

- Tự thân không có nghĩa.

- Hình vị

- Từ = kết hợp các hình vị

Phương thức cấu tạo

- Một tiếng = Từ đơn

- Ghép từ:

§ Ghép đẳng lập

§ Ghép chính phụ

§ Chuyển loại

Ví dụ :

- Căn từ + Phụ tố (tiền tố và hậu tố)

- Ghép từ

- Blending

- Conversion

- Backformation

Ví dụ :sing + er = singer

class + mate = classmate

moto + hotel = Motel

Phương thức ngữ pháp :

Phương thức phụ tố (Affixation):

- Tiền tố: Prefixation

- Hậu tố: Suffixation

Biến dạng chính tố:

- pay → paid

- woman → women

Thay căn tố:

- go → went

- foot → feet

§ Phương thức trọng âm

- record (n) → record (v)

- present (n,a) → present (v)

§ Phương thức lặp (Reduplication) : tự cho ví dụ

§ Phương thức hư từ (functional words):tự cho ví dụ

§ Trật tự từ : tự cho ví dụ

§ Ngữ điệu: tự cho ví dụ

------------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro