Kiểm toán

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.        Hệ thống những quy định, quy trình, hướng dẫn về công tác huy động vốn không đc ban hành đầy đủ là dấu hiệu của RR tiềm tàng?

Sai, hệ thống những quy định, quy trình, hướng dẫn về công tác huy động vốn không đc ban hành đầy đủ là dấu hiệu của RR kiểm soát.

2.        Các NH ko cần phải kiểm toán hoạt động HĐV vì nó ko tạo ra lợi nhuận cho NH?

Sai, HĐV là nghiệp vụ căn bản trong hoạt động của NH, là nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động KD NH để tạo ra lợi nhuận. Hơn thế nữa, bản thân nghiệp vụ HĐV tiềm ẩn rất nhiều RR do vậy kiểm toán nghiệp vụ HĐV là 1 nghiệp vụ không thể thiếu trong KTNB NHTM.

3.        Xem xét, đánh giá mô hình giao dịch trong khi kiểm toán hoạt động HĐV là 1 cách tiết kiệm CF kiểm toán?

Đúng, việc xem xét, đánh giá mô hình giao dịch trong khi kiểm toán hoạt động HĐV giúp cho KTV có cái nhìn tổng thế, tìm ra ưu nhược điểm từng mô hình, định hướng được những rủi ro tiềm ẩn từ đó giới hạn được quy mô chọn mẫu , tiết kiệm đc CF kiểm toán. 

4.        KTNB hoạt động TTQT chỉ đc kiểm toán tại HSC của NH?

Sai, khi KTNB hoạt động TTQT là phải kiểm toán toàn bộ các hoạt động liên quan đến hoạt động này mà hoạt động TTQT không chỉ diễn ra ở HSC của NH mà nó diến ra tại cả các chi nhánh do đó cần phải kiếm toán ở cả những chi nhánh diễn ra hoạt động này.

5.        Các xác nhận do bộ phận tất toán kiểm tra thực hiện trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ đc thực hiện trên cơ sở chọn mẫu?

Sai, 1 trong những thủ tục của KSNB là phải xác nhận cho tất cả các kinh doanh giao dịch, đây là 1 phần trong quy trình kiểm toán, đặc biệt đặc điểm của kinh doanh ngoại tệ là chủ yếu bằng điện thoại, không thực hiện đc nguyên tắc 4 mắt, và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do đó cần phải xác nhận tất cả các giao dịch xảy ra nếu không sẽ dẫn đến rủi ro cao.

6.        Nếu NH chỉ kinh doanh chênh lệch giá mà không thực hiện các hoạt động đầu cơ kiếm lời (thực hiện giao dịch theo yêu cầu của KH, duy trì trạng thái ngoại hối = 0) thì sẽ không gặp RR?

Sai, Nếu NH chỉ kinh doanh chênh lệch giá mà không thực hiện các hoạt động đầu cơ kiếm lời (thực hiện giao dịch theo yêu cầu của KH, duy trì trạng thái ngoại hối = 0) thì sẽ không gặp RR về tỷ giá song vẫn có thể gặp nhiều RR khác, như RR về đối tác nếu đối tác bị phá sản hay không thực hiện hợp đồng, hoặc có thể gặp RR về quốc gia,…

7.        Đối tượng của Kiểm toán hoạt động là RR hoạt động?

Sai,

8.        KTNB không có trách nhiệm về hiệu quả hoạt động quản lý RR?

Đúng, trách nhiệm về hiệu quả hoạt động quản lý RR không thuộc về KTNB mà trách nhiệm cao nhất thuộc về HĐQT, BLĐ của NH, KTNB có nhiệm vụ đó là xem xét, đánh giá tính hiệu quả hoạt động quản lý RR từ đó phát hiện và chỉ ra những nguyên nhận của những sơ hở, yếu kém trong hoạt động từ đó đề xuất và tư vấn với HĐQT, BLĐ các biện pháp để cải tiến.

9.        Chức năng chính của bộ phận KTNB là ngăn chặn gian lận?

Sai, KTNB là hoạt động xác nhận và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra GTGT, nâng cao hiệu quả hoạt động của 1 tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức đạt đc các mục tiêu của mình thông qua việc tạo ra 1 cách tiếp cận có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, nâng cao hiệu kực của quy trình QTDN, quy trình KS và việc quản lý RR.

10.     KTNB nhất thiết phải là 1 bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của 1 NH?

Sai, tùy theo quy mô của từng NH mà KTNB có thể nằm trong cơ cấu tổ chức của NH hoặc có thể thuê ngoài, những NH có quy mổ nhỏ không cần thiết phải tổ chức bộ phận KTNB.

11.     KTNB là 1 loại hình KS của NH do HĐQT thiết kế nên?

Sai, KTNB là hoạt động trợ giúp cho HĐQT, BLĐ đánh giá, nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB, KTNB không tham gia vào hoạt động KS hàng ngày, nó là 1 hoạt động tách biệt, không thuộc về KS.

12.     KTNB không chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động hữu hiệu của HTKSNB mà chính ban lãnh đạo cấp cao phải chịu trách nhiệm?

Đúng, KTNB là hoạt động trợ giúp cho HĐQT, BLĐ đánh giá, nâng cao tính hiệu lực của HTKSNB, nó không chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động hữu hiệu hiệu của HTKSNB mà chính ban lãnh đạo cấp cao phải chịu trách nhiệm.

13.     Chỉ có nhân viên thuộc bộ phận kiểm soát của NH mới tiến hành hoạt động KSNB?

Sai, mọi nhân viên trong NH đều cần tham gia vào hoạt động kiểm soát, do đó cũng nằm trong hoạt động kiểm soát.

14.     Những phát hiện, kiến nghị của bộ phận KTNB bắt buộc các đơn vị đc kiểm toán phải khắc phục sửa chữa?

Sai, trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, KTNB có thể đề xuất và tư vấn giải pháp để khắc phục sửa chữa nhằm cải tiến và giúp NH đạt đc mục tiêu của mình nhưng  không phải tất cả những phát hiện, kiến nghị đều bắt buộc phải đc khắc phục sửa chữa mà BLĐ cần cân nhắc giữa lợi ích mà nó mang lại so với CF để sửa chữa nó mà ra quyết định.

15.     Điều lệ kiểm toán đảm bảo vị trí và quyền hạn của chức năng KTNB trong NH?

Đúng,

16.     Ban TGĐ có trách nhiệm phát triển các quy trình để nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát các RR của NH?

Đúng, quá trình KSNB bao gồm 5 nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau, 1 trong các nhân tó đó là Giám sát quản lý và văn hóa kiểm soát, trong đó phân định rõ chức năng của Ban TGĐ là thực hiện các chiến lược và chính sách đã đc HĐQT phê duyệt, xây dựng, phát triển các quy trình để nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát RR xảy ra với NH.

17.     KTV NB áp dụng PP kiểm toán hệ thống để đánh giá tính trung thực, hợp lý của dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý?

Sai, PP kiểm toán hệ thống là PP kiểm toán trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán đc thiết lập để thu thập các BC vè tính hiệu quả của HTKSNB của đơn vị đc kiểm toán. Để đánh giá tính trung thực, hợp lý của dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý KTV NB cần phải áp dụng PP kiểm toán cơ bản.

18.     Kết quả của KTNB NHTM chủ yếu để phục vụ chính NHTM đó?

Đúng, KTNB là hoạt động kiểm toán do các KTV nội bộ tiến hành theo yêu cầu của BLĐ của đơn vị đc kiểm toán, kết quả của KTNB chủ yếu phục vụ công tác quản lý của HĐQT, BLĐ của NH tức phục vụ chính NH đó. Ngoài ra, kết quả của KTNB còn phục vụ cho: Kiểm toán độc lập, những cá nhân tổ chức có liên quan khác…

19.     Xác minh số dư tiền gửi từ KH luôn là công việc phải làm khi kiểm toán nghiệp vụ tiền gửi?

Đúng,

20.     Kiểm toán TSTC nói chung nhằm chuẩn bị cho việc phát mãi TSTC để thu nợ?

Sai, TSTC/ TSBĐ là nguồn trả nợ thức cấp của KH cho NH, ở VN hiện nay việc cho vay vẫn dựa trên  TSBĐ nên việc kiểm toán TSBĐ là 1 ND quan trọng, nhằm: Đánh giá hiện trạng TSBĐ (ai đang sd, Chất lượng TSBĐ); Giá trị TSBĐ có được xác định chính xác (cơ sở định giá, có định kỳ đánh giá lại); Quyền hợp pháp của NH đối với TSBĐ (có thể tiến hành phát mại khi cần thiết, và có quyền hợp pháp về bù đắp từ nguồn thu phát mại TSBĐ?) Như vậy, việc kiểm toán TSTC nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động TD, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại cho NH nếu khoản TD có RR.

21.     KTV NBNH không đc và không nên tham gia vào việc xây dựng chơ chế KSNB và giám sát sự hoạt động của cơ chế này?

Đúng, 1 trong những nguyên tắc hoạt động của KTNB là tính khách quan và công bằng, bộ phận KTNB cần luôn công bằng và khách quan đưa ra các NX của mình, tính khách quan cũng yêu cầu KTNB không tham gia vào các hoạt động KD của NH hoặc lựa chọn hay triển khai các biện pháp KSNB, ko đc và ko nên tham gia vào việc xây dựng cơ chế KSNB và giám sát hoạt động của cơ chế này để đảm bảo tính kahchs quan và công bằng.

22.     Theo 1 nguyên tắc KSNB thì 1 người không nên vừa chịu trách nhiệm cho việc giám sát, bảo quản vừa chịu trách nhiệm cho việc lưu giữ hồ sơ kế toán cho cùng 1 TS?

Đúng, theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, 1 HTKSNB hiệu quả cần có sự phân tách trách nhiệm thực hiện 1 nghiệp vụ cho nhiều người, nhiều bộ phận với mục đích là không để cá nhân hay bộ phận nào đó có thể kiểm soát đc mọi mặt của 1 nghiệp vụ để thực hiện hành vi gian lận gây RR cho NH. Vì vậy trách nhiệm cho việc giám sát, bảo quản và trách nhiệm cho việc lưu giữ hồ sơ kế toán cho cùng 1 TS cần đc giao cho 2 người. 

23.     Kiểm toán số liệu ghi chép trên các TK vay vốn không là ND quan trọng nhất trong kiểm toán TD?

Sai,  ND của kiểm toán các khoản TD bao gồm: xác nhận nợ vay, kiểm toán việc sử dụng tiền vay, kiểm toán khả năng trả nợ của KH, kiểm toán tình trạng TSBĐ, kiểm toán số liệu kế toán về khoản TD, phân loại nợ và trích lập DPRR. Những ND kiểm toán này, mỗi ND có tài liệu căn cứ xem xét khác nhau, mục đích khác nhau, cách tiến hành khác nhau và tất cả đều cần thiết, có tầm quan trọng như nhau, không thể thiếu 1 ND nào.

24.     Xác minh số dư nợ cho vay từ KH vay vốn là việc làm không nhất thiết phải tiến hàng khi kiểm toán nghiệp vụ TD?

Sai, 1 trong những ND của kiểm toán các khoản TD là xác nhận nợ vay từ KH, theo đoa căn cứ vào sao kê khế ước, sổ kế tóa, các khế ước đang còn nợ để xác định số tiền KH đang còn nợ NH, trên cơ sở đối chiếu với xác nhận số dư từ KH để so sánh, nếu có chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân.

25.     MĐ cơ bản của HTKSNB là ngăn chặn các gian lận?

Sai, mục đích chính của HTKSNB là: hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động; tính tin cậy, đầy đủ và kịp thời của các thông tin TC và thông tin quản lý; và tuân thủ các quy định và luật lệ hiện hành.

Or (HTKSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị đc kiểm toán XD và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ PL và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập BCTC trung thực, hợp lý, nhằm bảo vệ quản lý và sử dụng có hiệu quả TS của đơn vị)

26.     Bộ phận KTNB là 1 phần quan trọng trong môi trường KS của công ty?

Đúng, môi trường KS bao gồm: đặc thì về quản lý, cơ cấu về tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ phận KTNB, các nhận tố bên ngoài " Bọ phận KTNB là 1 phần quan trọng trong MTKS. 

27.     Bước cuối cùng trong phần lớn các cuộc kiểm toán là xem xét về HTKSNB. Việc này sẽ giúp KTV đánh giá xem xét phạm vi điều tra của họ có đầy đủ ko?

Sai, tìm hiểu xem xét HTKSNB áp dụng trong đơn vị được kiểm toán là 1 trong các bược được áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của HTKSNB.

" Xem xét về HTKSNB là 1 trong những bước đầu tiên trong phần lớn các cuộc kiểm toán. (Xem them câu 33)

28.     Để tạo điều kiện tốt nhất cho KTVNB hoạt động thì bộ phần này phải luôn nhận đc sự ủng hộ cao nhất từ phia BLĐ?

Đúng, một trong những nguyên tắc hoạt đọng của KTNB là phải đảm bảo tính độc lập. Bộ phần KTNB và các KTV không bị chi phối bởi các điều kiện, đe dọa tính khách quan và công bằng trong NX của KTNB. KTNB phải có 1 vị thế phù hợp trong NH và thực hiện các nhiệm vụ của mình khách quan và công bằng. Bộ phận KTNB phải có quyền chủ động trong việc thực hiện công việc của mình tại bất cứ bộ phận, phong ban và chức năng nào của NH, do đó để có thể hoạt động 1 cách hiệu quả nhất thì KTNB phải luôn nhận đc sự ủng hộ từ phái BLĐ. Nguyên tắc về tính độc lập cũng nhấn mạnh rằng bộ phận KTNB nên thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của UBKT trực thuộc HĐQT.

29.     Các thư trả lời xác nhận từ KH, từ đối tác nên đc gửi trực tiếp về bộ phận thực hiện nghiệp vụ để tiện so sánh, đối chiếu?

Sai, để đc coi là BC đáng tin cậy, thư xác nhận đc KTNB thảo, BLĐ của đơn vị đc kiểm toán ký sau đó KTNB gửi đi và đc gửi về ban KTNB. Thư xác nhận phải do Ban KTNB kiểm soát, kể từ khi thư đc thảo đến khi đc gải lại KTNB. Nếu đơn vị đc kiểm toán, cụ thể là bộ phận thực hiện nghiệp vụ đảm nhiệm việc thảo thư, gửi thư và nhận thư phúc đáp thì KTNB sẽ không kiểm soát đc tính độc lập của thư đó và do đó độ tin cậy của BC kiểm toán sẽ giảm đi.

30.     Bộ phận kế toán nên là người thực hiện việc giám sát và quản lý các giao dịch KD của NH?

Sai, theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm cần có sự phân tách trách nhiệm phù hợp, các nhân viên ko đc giao những trách nhiệm gây xung đột. Bộ phận kế toán làm nhiệm vụ ghi chép các giao dịch phát sinh, còn việc giám sát và quản lý các giao dịch do bộ phận kiểm soát của NH thực hiện. Ko thể giao đồng thời cả việc ghi chép giao dịch lẫn giám sát quản lý giao dịch cho 1 bộ phận vì có thể xảy ra những gian lận gây thiệt hại cho NH.

31.     KTVNB và KSVNB của 1 NHTM có thể do 1 cán bộ kiêm nhiệm?

Sai, 1 trong những nguyên tắc hoạt động của KTNB là nguyên tắc khách quan và công bằng. Bộ phận KTNB cần luôn công bằng và khách quan đưa ra các NX của mình…(tương tự câu 21)

KSNB: trong quy trình và đi cùng quy trình

KTNB: ngoài quy trình và đi sau quy trình

32.    Khi kiểm toán ngiệp vụ TD, kỹ thuật xác nhận số dư TK đc KTV sử dụng đối với tất cả các khoản CV KH?

Sai, 1 chi nhánh, 1 NH có hàng trăm hàng nghìn các khoản cho vay, KTV không thể kiểm toán hết tất cả mà họ sử dụng các tiêu chí lựa chọn ra các khoản vay để tiến hành kiểm toán và tiến hành xác nhận số dư TK (các khoản vay có giá trị lớn theo xác định của KTV), tức kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu.

Nếu áp dụng với tất cả các khoản vay thì tốn kém CF, thời gian, con người…

33.     Khi tiến hành kiểm toan bất cứ 1 đơn vị nào, 1 nghiệp vụ nào, KTNB có thể không cần xem xét đến các thủ tục KSNB?

Sai, HTKSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát.

Theo chuẩn mực kiểm toán 400: KTV phải có đủ hiểu biết về HTKSNB của đơn vị đc kiểm toán để lập KH kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiệu quả.

Như vậy, khi tiến hành kiểm toán bát kỳ 1 đơn vị nào, 1 nghiệp vụ nào, KTV phải nghiên cứu, đánh giá HTKSNB, bao gồm thủ tục kiểm soát để xác định mức độ tin cậy đối với HT này, trên cơ sở đó xác định hợp lý ND, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

34.     Phân tích, đánh giá quy trình giao dịch thu chi tiền mặt của NH giúp KTV kiểm toán định hướng theo RR khi kiểm toán chi tiết?

Đúng, PP kiểm toán dựa trên RR là PP tập trung vào RR từng đơ vị KDnhawmf xác định tần suất kiểm toán, các nguồn lực cần thiết và xây dựng chương trình kiểm toán. Việc phân tích, đánh giá quy trình giao dịch thu chi tiền mặt giúp KTV đánh giá đc RR của hoạt động này và từ đó có thể kiểm toán định hướng theo RR khi kiểm toán chi tiết.

35.     Báo cáo kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán bắt buộc phải đc thông qua bởi lãnh đạo cao nhất của đơn vị đc kiểm toán?

Sai, BCKT đặc biệt chứa những thông tin nhạy cảm, đặc biệt quan trọng mà lại liên quan đến lãnh đạo cao nhất của đơn vị đc kiểm toán ko cần lãnh đạo cao nhất của đơn vị đc kiểm toán thông qua mà có thể gải trực tiếp lên HĐQT or Ủy ban của HĐQT.

36.     Phân tích, đánh giá quy trình cấp TD giúp KTV kiểm toán định hướng theo RR khi kiểm toán chi tiết các KH vay vốn?

Đúng (tương tự câu 34)

37.     Người sử dụng các BC của KTNB nhiều nhất là các KTV độc lập?

Sai (tương tự câu 18)

38.     Bản kế hoạch kiểm toán năm (dài hạn) là cơ sở để đoàn KTNB thực hiện kiểm toán tại các đơn vị đc kiểm toán?

Đúng, đối tượng của KTNB là toàn bộ các hoạt động, các đơn vị của NH, để thực hiện nhiệm vụ của mình 1 cách hiệu quả, ngoài việc làm tốt từng cuộc kiểm toán cụ thể, KTNB cần có 1 cái nhìn tổng thể và dài hạn dựa vào bản kế hoạc kiểm toán năm. Kế hoạch kiểm toán năm bao gồm thời lượng và mức độ thường xuyên của tất cả các hoạt động kiểm toán cần thực hiện, đc xây dựng trên cơ sở đánh giá RR và đánh giá HTKSNB của tất cả các đơn vị và là định hướng hoạt động của bộ máy KTNB theo chính sách KTNB.

39.     Khi kiểm toán nghiệp vụ KD ngoại tệ là KTNB đã góp phần tạo ra lợi nhuận cho hoạt động KD này của NH?

Đ/S

Khi kiểm toán nghiệp vụ KD ngoại tệ nói riêng hay kiểm toán bất kì 1 nghiệp vụ nào của NH nói chung thì mục tiêu của KTNB là tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. GTGT đc hiểu là giá trị đc tạo ra thông qua việc cải thiện các cơ hội để đạt đc các mục tiêu của NH, xác định những tiến bộ trong hoạt động, và giảm RR tiềm ẩn thông qua hoạt động xác nhận và hoạt động tư vấn.

40.     KTNB, KTNN, KTĐL làm những việc giống nhau nên hoàn toàn có thể thay thế công việc của nhau trên thực tế?

Sai, căn cứ vào chủ thể kiểm toán có thể chia công việc kiểm toán thành 3 loại: KTNN, KTNB, KTĐL.

KTNN: là hoạt động kiểm toán do cơ quan KTNN tiến hành, chủ yếu thực hiện kiểm toán tuân thủ và đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị vó sử dụng vốn, kinh phí của NN

KTNB: là hoạt động kiểm toán do các KTVNB của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của GĐDN or thủ trưởng đơn vị, chủ yếu thực hiện kiểm toán hoạt động.

KTĐL: là hoạt động kiểm toán đc tiến hành bởi các KTV độc lập thuộc các tổ chức KTĐL và chủ yếu kiểm toán BCTC.

3 loại kiểm toán khác nhau với chủ thể, tổ chức, hoạt động, kết quả khác nhau và không thể thay thế công việc của nhau.

41.     Cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB có ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập của KTV NB trong quá trình làm việc của mình?

Đúng, cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB đc thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của UBKTNB ban hành và HĐQT NHTM phê duyệt. để đảm bảo tính độc lập cho các KTVNB thì UBKTNB nên trực thuộc HĐQT - cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị. nếu UBKT ko trực thuộc HĐQT mà trực thuộc các cấp lãnh dạo thấp hơn thì khó có thể đảm bảo đc tính độc lập của KTVNB. Vì khi đó họ sẽ chịu nhiều tác động sức ép và khó có thể đảm bảo kết luận kiểm toán là khách quan, trung thực và hợp lý.

42.     Để đảm bảo tính độc lập cho các KTVNB thì UBKTNB NHTM nên trực thuộc HĐQT của NH?

Đúng (tương tự câu 41)

43.     HTKSNB thường bị vô hiệu trong việc phát hiện những gian lận của các nhà quản lý cấp cao?

Đúng, HTKSNB là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do BGĐ của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Chính vì do đc thiết lập và vận hành bởi các nhà quản lý mà 1 trong những hạn chế cố hữu của HTKSNB là khả năng HTKSNB ko phát hiện đc những gian lận trong ban quản lý cấp cao của đơn vị.

44.     KTNB đơn thuần chỉ là kiểm toán hoạt động?

Sai, KTNB là hoạt động kiểm toán do các KTVNB của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của BLĐ của đơn vị, chủ yếu là kiểm toán hoạt động, ngoài ra có thẻ cá kiểm toán BCTC hay kiểm toán tuân thủ nếu BLĐ yêu cầu.

45.     Vì là cấu thành của HTKSNB nên bộ phận KTNB không thể đánh giá đc tính hiệu quả của HTKSNB?

Sai, chức năng của KTNB ở các đơn vị là giám sát, kiểm tra và đánh giá 1 cahcs thường xuyên về toàn bộ hoạt động của đơn vị, trong đó có cả HTKSNB. Bộ phận KTNB hoạt động có hiệu quả sẽ giúp đơn vị có đc những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động nói chung, chất lượng công tác kiểm soát nói riêng.

(or trả lời như câu 47)

46.     Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những nguyên tắc mà KTV đc khuyến khích thực hiện để nhận đc sự khen thưởng?

Sai, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những nguyên tắc mà KTV phải thực hiện và duy trì khi thực hiện công việc kiểm toán. Tất cả các KTV phải kí vào bản cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trc khi gia nhập vào phòng KTNB và hàng năm phải ký lại. nếu ko thực hiện đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, KTV có thể chịu kỷ luật đối với những vi phạm của mình, còn việc thực hiện là điều tất nhiên, không có thưởng.

47.     Do KTVNB là 1 bộ phận trong hệ thống quản lý RR tổng thể của NH nên tự nó không thể đánh giá đc tính hiệu quả của HT quản lý RR?

Sai, KTNB hoạt động trên các nguyên tắc: liên tục, độc lập, khách quan và công bằng, năng lực chuyên môn. Theo đó, KTVNB mặc dù là 1 bộ phận trong hệ thống quản lý RR tổng thể của NH nhưng nó vẫn đảm bảo đc sự khách quan, công bằng và độc lập, do đó nhiệm bụ đầu tiên của KTNB là phải kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả của HTKSNB, HT quản lý RR, các biện pháp đảm bảo an toàn TS và sử dụng nguồn lực của NH.

48.     Bộ phận tiếp nhận HS vay vốn của KH nên là bộ phận thẩm đinh TD vì học hiểu rõ nhất về KH?

Sai, 1 trong những RR tiềm ẩn trong giai đoạn thẩm định TD là HSTD bị lập khống (có sự thông đồng giữa cán bộ TD và KH nhằm rút vốn của NH). Để giảm thiểu RR này, các NHTM cần đảm bảo sự phân tách chắc năng giữa bộ phận tiếp nhận HS và bộ phận thẩm định KH.

49.     Vai trò của Điều lệ kiểm toán là caamr nang hướng dẫn nghiệp vụ của KTNB?

Sai

50.     Các KTV áp dụng PP kiểm toán cơ bản để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của HTKSN?

Sai  (tương tự câu 17)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ktnb