Bài 3: Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

- Sản phẩm của giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán Kế hoạch (What?) kiểm toán

- Để hoàn giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, cần trả lời được hai câu hỏi:
      + What?_Kế hoạch
      + How?_Bằng cách nào

1. What?_Kế hoạch kiểm toán bao gồm xác định 4 công việc:
- Nội dung: Loại thủ tục/ Các thủ tục kiểm toán
- Phạm vi: Số lượng thủ tục/ Số lượng bằng chứng cần phải thu thập
- Lịch trình: Thời điểm thực hiện các thủ tục kiểm toán
- Phân công nhân sự: Phân công cho thành viên nhóm kiểm toán thực hiện các thủ tục
=> Nhằm mục đích là đánh giá rủi ro

2. How?_Bằng cách nào: Bằng cách
- Đánh giá rủi ro
- Xác lập mức trọng yếu

   2.1. Đánh giá rủi ro:
- Đánh giá rủi ro bao gồm 4 loại:
      + Rủi ro kiểm toán (RRKT)
      + Rủi ro tiềm tàng (RRTT)
      + Rủi ro kiểm soát (RRKS)
      + Rủi ro phát hiện (RRPH)

RRKT = RRTT x RRPH x RRKS

=> RRPH = RRKT / (RRTT x RRKS)

- Đánh giá rủi ro cao hay thấp thì đánh giá rủi ro phát hiện, do rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng bằng chứng thu thập.

2.1.1. Rủi ro kiểm toán (RRKT)

- Là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp khi BCTC dẫn đến không thể phát hiện ra các sai lệch trọng yếu trên BCTC

- Là khả năng BCTC không trung thực và hợp lý, kiểm toán viên cho rằng BCTC trung thực và hợp lý

- Rủi ro kiểm toán = BCTC có sai sót trọng yếu x Kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp

- Nguyên nhân kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp:
● Trình độ chuyên môn yếu
● Gian lận, mánh khóe, tinh vi
● Kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán bị thiếu, bị sai,..=> Không thể phát hiện ra các sai lệch trọng yếu => Đưa ra ý kiến không phù hợp

- Muốn tính rủi ro kiểm toán thì phải tính rủi ro hợp đồng

- Rủi ro hợp đồng dựa vào rủi ro kinh doanh của công ty được kiểm toán để đánh giá

- Rủi ro hợp đồng tỷ lệ nghịch với tính hiệu quả

2.1.2. Rủi ro tiềm tàng (RRTT):

- Là rủi ro tiềm ẩn vốn có trên BCTC có sai sót trọng yếu

- Dựa vào bản chất vấn đề để đánh giá: Số dư tài khoản, bản chất giao dịch, ngành nghề kinh doanh, sự phức tạp của nghiệp vụ, số lượng giao dịch,..

2.1.3. Rủi ro phát hiện (RRPH):

- Chủ quan so với đơn vị lập báo cáo

- Khách quan so với đơn vị lập báo cáo

- Kiểm toán viên có thể chi phối

- Khả năng KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán thiếu hoặc sai các thủ tục kiểm toán, dẫn đến không thể phát hiện ra các sai lệch trọng yếu trên BCTC

- RRPH = RRKT/ (RRTT x RRKS)

2.1.4. Rủi ro kiểm soát (RRKS):

- Là kiểm toán viên đi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của đơn vị được kiểm toán/khách hàng để đánh giá tính hữu hiệu/ không hữu hiệu. Tuy nhiên, không nhằm đánh giá sai sót để cải thiện hệ thống KSNB của khách hàng, mà nhằm mục đích lập kế hoạch kiểm toán đề phục vụ công việc kiểm toán của mình

- Khách quan do nguyên nhân từ đơn vị được kiểm toán

KSNB:                                  Hữu hiệu                   Không hữu hiệu

                                             RRKS thấp                      RRKS cao

Kiểm tra BCTC:                       Ít                                  Nhiều

   2.2. Xác lập mức trọng yếu:

- Trọng yếu: thông tin làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính (ảnh hưởng đến quyết định của bên thứ 3, và ảnh hưởng trọng yếu)

- Đánh giá là trọng yếu hay không là do người sử dụng thông tin trên BCTC

- Tính trong yếu phải được xem xét trên cả 2 phương diện định lượng định tính

- Mức trọng yếu tỷ lệ nghịch với số lượng thu thập bằng chứng: ví dụ MTY cao, thu thập bằng chứng thấp,...

- Xác lập mức trọng yếu dựa vào quy mô/lợi nhuận kinh doanh: doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận * Tỷ lệ % ngành nghề kinh doanh

- Mức trọng yếu bao gồm:
      + Mức trọng yếu tổng thể: là mức giá trị mà KTV xác định ở cấp độ tàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Là cơ sở để KTV kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không.
      + Mức trọng yếu thực hiện: là một số tiền được xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể của BCTC. Được sử dugnj trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm=> Hạn chế rủi ro khi tính riêng lẻ, khi tổng hợp lại thì lớn hơn mức trọng yếu tổng thể


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro