Bài 6: Kiểm soát nội bộ (KSNB)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm: Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi con người (người lao động, hội đồng quản trị, nhân viên,...) của đơn vị, cung cấp một sự đảm bảo (không đảm bảo nhưng đạt được) hợp lý rằng đơn vị sẽ đạt được các mục tiêu bao gồm:

- Mục tiêu báo cáo: KSNB phải giúp nâng cao tính trung thực và đáng tin cậy/ BCTC trung thực

- Mục tiêu hoạt động: KSNB giúp hoạt động của đơn vị hữu hiệu và hiệu quả

- Mục tiêu tuân thủ: Tuân thru các quy định của luật pháp và các quy định của đơn vị

2. Các bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB bao gồm:

   + Đánh giá rủi ro

   + Hoạt động kiểm soát

   + Thông tin và truyền thông

   + Giám sát

   => Bốn bộ phận này do các bộ phận của KSNB thực hiện, và đây không phải là tiêu chí quyết định mục tiêu đã đặt ra là đạt được hay không đạt được 

   + Môi trường kiểm soát: Nhân tố quyết định sự đạt được hay không đạt được của mục tiêu đặt ra

2.1.  Đánh giá rủi ro

- Xác định rủi ro/ Nhận diện mục tiêu của đơn vị. Không phải mục tiêu của đơn vị nhưng là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro

- Đánh giá khả năng xảy ra/ Nhận dạng và phân tích rủi ro

   + Nhận dạng: Xác định các sự kiện ảnh hưởng đến việc không đạt được mục tiêu của đơn vị. Để nhận dạng rủi ro, NQL thường dùng nhiều phương pháp khác nhau như: dự báo, phân tích dữ liệu quá khứ, rà soát,..

   + Phân tích rủi ro: 

      ▪ Xem xét khả năng, tần suất xảy ra rủi ro

      ▪ Mức độ ảnh hưởng/ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra cho đơn vị

      ▪ Các biện pháp quản trị rủi ro: (1) Chấp nhận rủi ro, (2) Né tránh rủi ro, (3) Giảm thiểu rủi ro, (4) Chia sẻ rủi ro

- Phân loại rủi ro: Có thể đối phó => Hoạt động kiểm soát, không thể đối phó, khả năng xảy ra quá thấp

2.2. Hoạt động kiểm soát

- Hoạt động kiểm soát là các hành động cần thiết giúp giảm thiểu các rủi ro đe dọa việc đạt mục tiêu đặt ra của đơn vị

- Hay nói cách khác, hoạt động kiểm soát là quá trình Nhận định, ghi chép, đo lường giá trị các giao dịch bằng tiền tệ

- Hoạt động kiểm soát đảm bảo:

   + Có chính sách ủy quyền, xét duyệt phù hợp;

   + Ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ:

      ▪ Biểu mẫu chứng từ rõ ràng, nhất quán, được đánh số thứ tự trước khi sử dụng...

      ▪ Quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý: Ghi chép không bị thiếu xót...

   + Kiểm soát vật chất: Tránh thất thoát, hư hao, lỗi thời,...

   + Đối chiếu và chỉnh hợp

   + Soát xét và rà soát

   + Áp dụng nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Xét duyệt # Thực hiện # Ghi chép # Bảo quản tài sản

2.3. Thông tin và truyền thông

- Thông tin và truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin giữa bên trong và giữa bên trong với bên ngoài

2.4. Giám sát

- Giám sát là quá trình người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB qua thời gian

- Mục tiêu: Xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và có cần sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị hay không

- Nguyên tắc:

   + Lựa chọn, triển khai và thực hiện giám sát thường xuyên và định kỳ

   + Đánh giá và truyền thông kịp thời các khiếm khuyết của KSNB cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa.

2.5. Môi trường kiểm soát

- Môi trường kiểm soát bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình cấu trúc cung cấp cơ sở cho việc thực hiện kiểm soát trong một đơn vị

- Môi trường kiểm soát thể hiện quan điểm của HĐQT, người quản lý cấp cao về các vấn đề kiểm soát, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị

- Nguyên tắc:

   + Văn hóa công ty;

   + Tính chính trực, phong cách điều hành của nhà quản lý

   + Chính sách nhân sự

   + Cách thức đánh giá kết quả công việc

   + Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý

   + Chính sách giám sát của HĐQT và ủy ban kiểm toán

Thành viên HĐQT nên có những người chuyên môn/độc lập bên ngoài: kế toán, nhân sự,...

3. Kiểm toán viên tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách thực hiện 04 bước sau:

- Bước 1: Đánh giá thiết kế/ Tìm hiểu và lập hồ sơ về sự hiểu biết KSNB

- Bước 2: Đánh giá sơ bộ RRKS

- Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

- Bước 4: Đánh giá lại RRKS / Kết luận

3.1. Đánh giá thiết kế:

- Mục tiêu: Phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC

- Đặc tính:

   + Thiết kế phù hợp?

   + Hiện hữu?

- Đánh giá thiết kế là t ìm hiểu hệ thống KSNB của công ty: tìm hiểu 5 bộ phận cấu thành của hệ thống bao gồm:

   + Môi trường kiểm soát;

   + Đánh giá rủi ro

   + Thông tin và truyền thông

   + Giám sát

   + Hoạt động kiểm soát

- Tìm hiểu theo từng chu trình, nghiệp vụ:

   + Ảnh hưởng lên nơi nào trên BCTC;

   + Liên kết từng khoản mục với từng thủ tục, số liệu trên BCTC

   + Cơ sở dẫn liệu

- Phương pháp thực hiện:

   + Kiểm tra tài liệu

   + Phỏng vấn

   + Quan sát

   + Kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị (KTV tiền nhiệm)

- Lưu trữ: Ghi chép/Lập hồ sơ về sự hiểu biết KSNB:

   + Bảng tường thuật

   + Bảng câu hỏi

   + Lưu đồ

3.2. Đánh giá sơ bộ RRKS

- Đánh giá sơ bộ RRKS rất quan trọng vì dựa vào đó, KTV có thể đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC

- Khi đánh giá sơ bộ RRKS, KTV cần chú ý các rủi ro đó ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu (Chi tiết Điều 4) nào trên BCTC

- RRKS Cao => Thực hiện thử nghiệm cơ bản nhiều

- RRKS Thấp => Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

   + Thử nghiệm kiểm soát cao:

         ▪ Tính hiện hữu của hệ thống KSNB
         ▪ Quan sát
         ▪ Phỏng vấn
         ▪ Kiểm tra tài liệu
         ▪ Thực hiện lại
      ○ Thử nghiệm kiểm soát thấp: Thử nghiệm cơ bản nhiều

3.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: bằng các phương pháp như:
     ● Ký hiệu;
     ● Kiểm tra tài liệu;
     ● Phỏng vấn;
     ● Quan sát;
     ●Thực hiện lại.
Note:
○ Thử nghiệm kiểm soát: do kiểm toán viên thực hiện => Thủ tục kiểm toán để đánh giá tính hữu hiệu
○ Thủ tục kiểm soát: do nội bộ đơn vị công ty/khách hàng thực hiện => Là 1 phần của KSNB giúp đơn vị đạt được mục tiêu
○ Khi các KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

   ▪ Ý tưởng ban đầu: Chi phí thấp (CP thử nghiệm < CP kiểm tra thực tế, tiết kiệm)

   ▪ Đánh giá sơ bộ RRKS thấp

3.4. Đánh giá lại RRKS/ Kết luận

4. Cơ sở dẫn liệu

- Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra _Theo VSA 200

- Các loại cơ sở dẫn liệu:
   + Số dư
   + Số phát sinh
   + Trình bày và thuyết minh

4.1. Theo số dư:
- Hiện hữu;
- Đầy đủ;
- Quyền và nghĩa vụ;
- Đánh giá.

4.2. Theo số phát sinh và các giao dịch
- Hiện hữu
- Đầy đủ
- Ghi chép chính xác
- Đúng kỳ lập BCTC
- Phân loại

4.3. Trình bày và thuyết minh

- Hiện hữu
- Đầy đủ
- Chính xác và đánh giá
- Phân loại và dễ hiểu

4.4. Phương pháp thu thập bằng chứng
- Kiểm tra vật chất
   + Hiện hữu (ưu tiên)
   + Đầy đủ: ghi chép hay chưa, thực tế so với sổ sách thế nào...
   + Đánh giá:
    => Nhằm đạt mục tiêu đặt ra
- Kiểm tra chứng từ: kiểm tra hợp đồng, tài liệu,....
   + Hiện hữu
   + Đầy đủ
   + Quyền và nghĩa vụ
- Xác nhận bên ngoài: Xem xét tính hữu hiệu
   + Đóng thư xác nhận
   + Mở thư xác nhận
   + Đóng phủ định/khẳng định
   + Hiện hữu
   + Đầy đủ: Số dư lớn, phát sinh thấp
- Kiểm tra bình quân (Phương pháp phân tích): 
   + Phù hợp
   + Đầy đủ
   + Hiện hữu
- Kiểm tra thực tế (Phương pháp tính toán lại)
   + Chính xác
   + Đầy đủ
   + Hiện hữu
- Phương pháp phỏng vấn

Note:
Một BCTC gồm:
- CĐKT/ BC THTC: Số dư --> CSDL: Khẳng định tính trung thực và hợp lý của BCTC
- KQKD: Số phát sinh
- LCTT: Số dư, Số phát sinh
- Thuyết minh


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro