kiem toan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ KIỂM TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI XYZ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC (AISC) CHI NHÁNH MIỀN TRUNG TẠI ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN

I.NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN TẠI CHI NHÁNH:

1.Nhận xét chung về công việc thực hiện kiểm toán Báo Cáo Tài Chính:

Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) - Chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng là một trong hai đơn vị kiểm toán độc lập đầu tiên trong khu vực Miền Trung, có trụ sở tại Thành Phố Đà Nẵng. Tuy là đơn vị được thành lập và hoạt động trong thời gian chưa lâu nhưng Chi nhánh đã có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển chung của Công ty và của ngành.

v     Công việc kiểm toán đã được các kiểm toán viên ở đây tiến hành theo đúng các chuẩn mực, các qui định về kiểm toán độc lập của Bộ Tài Chính ban hành. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán được Giám Đốc Chi nhánh giám sát chặt chẽ trong quá trình tiến hành cuộc kiểm toán.

v     Kiểm toán viên có kinh nghiệm, trách nhiệm nghề nghiệp cao, làm việc năng động nhiệt tình. Bên cạnh những cố gắng của kiểm toán viên, Chi nhánh cũng đã tạo điều kiện đáng kể để nâng cao năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên tại Chi nhánh.

v     Kiểm toán viên đã tiến hành công việc kiểm toán với năng lực chuyên môn cao, đã có những đánh giá, nhận định sắc sảo về khách hàng, qui mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán đối với từng khách hàng. Trong quá trình tìm hiểu về khách hàng, nhóm (tổ) kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đã có những nhận định riêng biệt đối với từng khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ đó việc lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành thuận lợi, đảm bảo thời gian và tiết kiệm được chi phí, và cách thức tiến hành kiểm toán đối với từng khách hàng được vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm từng đơn vị. Chính những điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công việc kiểm toán tại Chi nhánh.

v     Khách hàng của Chi nhánh nói riêng và Công ty kiểm toán độc lập nói chung thường hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, khi các đơn vị này mời kiểm toán, có thể đơn vị đang hoạt động hoặc đang ở trong tình trạng ngưng hoạt động chờ xử lý... Và một số yếu tố khác thuộc về thái độ, phong cách làm việc của nhân viên Công ty khách hàng. Do vậy đòi hỏi kinh nghiệm trong ngành của kiểm toán viên, những nhận xét đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát, sự vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm tra khi kiểm toán Báo Cáo Tài Chính của các đơn vị. Vì vậy, tại Chi nhánh các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đã thường xuyên có những ý kiến trao đổi, đóng góp kinh nghiệm giữa các thành viên tạo điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn.

v     Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán Báo Cáo Tài Chính cho các đơn vị khách hàng trên địa bàn khu vực, thuộc mọi thành phần kinh tế, giúp các đơn vị này có được các số liệu chính xác, tin cậy, phục vụ cho mục đích khác nhau của nhiều đối tượng có liên quan. Góp phần nâng cao vị trí, uy tín của Chi nhánh.

v     Khi thực hiện kiểm toán Báo Cáo Tài Chính cho Công ty khách hàng, bên cạnh việc phát hành báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến của kiểm toán viên về sự trung thực hợp lý của số liệu trên Báo Cáo Tài Chính thì các kiểm toán viên cũng đã tiến hành tư vấn cho các đơn vị này về kế toán trong đó có cả việc tổ chức hồ sơ chứng từ, ghi chép và hạch toán một số nghiệp vụ không thường xuyên...Điều này đã giúp Chi nhánh có mối quan hệ công việc tốt với khách hàng và tạo thuận lợi cho các lần kiểm toán sau. Và vì thế, số lượng khách hàng thường xuyên của Chi nhánh ngày càng tăng.

v     Ngoài việc thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đầy đủ, có giá trị để trình bày ý kiến của mình và phát hành báo cáo kiểm toán...Sau mỗi cuộc kiểm toán Báo Cáo Tài Chính tại một đơn vị khách hàng nào cũng vậy, các kiểm toán viên tiến hành kiểm toán đã thực hiện sắp xếp giấy tờ - hồ sơ làm việc của mình một cách khoa học, hợp lý và lưu trữ hồ sơ của từng đơn vị khách hàng theo từng năm kiểm toán, từng loại hình doanh nghiệp...đã thuận lợi cho kiểm toán viên khi cần kiểm tra và tham khảo. Việc sắp xếp, đánh số, lưu trữ hồ sơ được Chi nhánh thực hiện theo các qui định chung của toàn Công ty kiểm toán AISC, theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

2.Đối với kiểm toán mua hàng và thanh toán trong doanh nghiệp thương mại:

Kiểm toán mua hàng và thanh toán trong các doanh nghiệp thương mại là một phần công việc quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị này. Vì vậy, Kiểm toán đúng mua hàng và thanh toán có ý nghĩa quan trọng, giúp các đối tượng có liên quan có cái nhìn sát thực về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán... và có quyết định cần thiết trong giao dịch với đơn vị khách hàng. Do đó, khi thực hiện kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán trong doanh nghiệp thương mại nói chung và kiểm toán tại Công ty thương mại XYZ nói riêng, tổ kiểm toán viên đã căn cứ vào kế hoạch kiểm toán Báo Cáo Tài Chính, kế hoạch kiểm toán cụ thể cho mua hàng và thanh toán để tiến hành các thủ tục kiểm tra sự chính xác, hợp lý của số liệu, tiến hành phân tích, đánh giá, phát hiện những sai sót trong việc hạch toán mua hàng và thanh toán của kế toán tại đơn vị khách hàng. Và trong quá trình thực hiện tùy theo đặc điểm của từng đơn vị khách hàng mà tổ kiểm toán đã thực hiện kiểm tra theo các cách thức khác nhau, từ đó đảm bảo thời gian thực hiện kiểm toán chung, thời gian tiến hành kiểm toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán với người bán, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán, chất lượng kiểm toán phục vụ khách hàng.

Hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, trong thực tế vừa làm vừa nghiên cứu, hoàn thiện. Chính vì thế mà khi thực hiện kiểm toán Báo Cáo Tài Chính, kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán tại doanh nghiệp do AISC - Chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực hiện bên cạnh những điểm nêu trên vẫn còn một số điểm kiểm toán viên cần quan tâm như: điều kiện làm việc tại đơn vị khách hàng, việc thực hiện thủ tục kiểm tra chứng từ chưa kết hợp kiểm tra cùng hợp đồng...Thực tế, kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán công việc chủ yếu là tiến hành kiểm tra trên cơ sở kinh nghiệm làm việc và sự thành thạo nghiệp vụ kế toán, các vấn đề như trọng yếu, các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán chưa được kiểm toán viên sử dụng phổ biến để tăng hiệu quả công việc.

II.MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP:

1.Điều kiện làm việc tại đơn vị khách hàng cần thảo luận cụ thể hơn với Ban Giám Đốc Công ty khách hàng.

Mặc dù khi thảo luận với Ban Giám Đốc Công ty khách hàng, Giám Đốc Chi nhánh cũng như tổ kiểm toán đã thỏa thuận một số vấn đề cơ bản về điều kiện làm việc tại đơn vị khách hàng. Tuy nhiên khi thực hiện kiểm toán thì tổ kiểm toán vẫn còn một số vấn đề khó khăn do điều kiện làm việc, tinh thần hợp tác của nhân viên Công ty khách hàng. Thực tế cụ thể như sau: Trong khi thực hiện kiểm toán phần lớn công việc được tiến hành ở các đơn vị khách hàng, kiểm tra chứng từ, xem xét số liệu, thời gian làm việc tại đơn vị khách hàng tương đối lâu, trong thời gian đó kiểm toán viên phải làm việc trực tiếp tại văn phòng làm việc ngay Công ty khách hàng. Đối với các khách hàng đang hoạt động kinh doanh, việc trao đổi và tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn nhân viên thực hiện công việc liên quan sẽ thuận lợi hơn và giờ giấc làm việc của kiểm toán viên tại đơn vị khách hàng được đảm bảo.Nhưng bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi trường hợp các kiểm toán viên gặp phải thái độ khó chịu của các nhân viên đơn vị khách hàng hay là tinh thần hợp tác không thành thật,cố ý che dấu hay bao che lẫn nhau giữa các nhân viên trong đơn vị.Mặt khác, đối với một số đơn vị ngừng hoạt động việc tiếp xúc gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp nhân viên khó khăn hơn, giờ giấc tại các đơn vị này không ổn định. Vì vậy trong khi thảo luận và tìm hiểu về đơn vị khách hàng, kiểm toán viên quan sát và đánh giá thái độ của các nhân viên liên quan để thảo luận cụ thể hơn về những vấn đề: thời gian mở cửa văn phòng làm việc, Ban giám đốc phải đảm bảo rằng những người kiểm toán viên cần phỏng vấn sẽ được triệu tập khi kiểm toán viên yêu cầu, địa chỉ những người giao dịch với đơn vị được cung cấp kịp thời... khi ký kết hợp đồng với Ban giám đốc Công ty khách hàng, đề nghị Ban Giám Đốc khách hàng ghi nhận và thực hiện yêu cầu của kiểm toán viên sau mỗi buổi làm việc. Tạo thuận lợi cho kiểm toán viên thực hiện công việc và đảm bảo điều kiện làm việc, thời gian làm việc, để thực hiện công việc kiểm toán nhanh chóng, đúng tiến độ thời gian trong hợp đồng và đồng thời tạo tâm lý làm việc thoải mái cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán tại Công ty khách hàng, nâng cao hiệu quả làm việc. 

2.Ý kiến đóng góp liên quan đến kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán:

a.Kết hợp kiểm tra chứng từ và kiểm tra hợp đồng:

Trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán tại các doanh nghiệp thương mại nói chung và tại các Công ty thương mại XYZ nói riêng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, khối lượng chứng từ nhiều. Trong khi đó rủi ro kiểm soát cao, kiểm toán viên phải kiểm tra tổng thể mẫu lớn, thời gian kiểm tra khá lâu. Do đó khi thực hiện kiểm toán kiểm toán viên chỉ có thể kiểm tra các chứng từ, sổ sách mua hàng như: hoá đơn của người bán, phiếu nhập kho,các chứng từ thanh toán, các bảng kê, sổ cái...Tuy nhiên trong khi mua hàng các doanh nghiệp thương mại thường sử dụng nhiều hình thức mua khác nhau, có loại mua theo hợp đồng và mua không theo hợp đồng. Đối với các loại mua không theo hợp đồng, kiểm toán viên chỉ có thể kiểm tra các chứng từ sổ sách như trên.Trong trường hợp những mặt hàng đơn vị mua theo hợp đồng và thanh toán bằng tiền mặt, hoặc thanh toán chậm trả, trên hoá đơn của người bán chỉ ghi bán hàng theo hợp đồng số: ...Nên có thể có sự không hợp lệ của chứng từ ở việc thanh toán không đúng với số tiền trong hợp đồng, thanh toán trùng...Do vậy, khi thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán với người bán kiểm toán viên thực hiện cần kết hợp kiểm tra chứng từ và kiểm tra hợp đồng.Đối với các loại hàng hoá mua theo hợp đồng, kiểm toán viên cần yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp đầy đủ các hợp đồng mua hàng liên quan để kiểm tra đối chiếu, xem xét số hợp đồng, ngày tháng ký kết hợp đồng, các điều kiện giao nhận, thanh toán trong hợp đồng,...Đặc biệt kiểm toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên hợp đồng với các phiếu chi tiền thanh toán, số lượng, giá trị giữa hợp đồng và các hoá đơn của người bán để phát hiện sai sót.

b.Vận dụng kỹ thuật phân tổ trong chọn mẫu kiểm toán:

 

Khi kiểm toán nghiệp vụ mua hàng nói riêng, và thực hiện kiểm toán các chu trình, khoản mục khác trên Báo Cáo Tài Chính của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên tại Chi nhánh AISC Đà Nẵng thường vận dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Cụ thể kiểm toán viên đã chọn mẫu theo phương pháp xét đoán - dựa vào kinh nghiệm trong nghề và phán đoán, đánh giá của mình về khách hàng. Do vậy trong trường hợp phán đoán của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát cao (thực tế rủi ro kiểm soát được đánh giá qua phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên Công ty khách hàng, khảo sát ban đầu về cách thức ghi chép, lưu giữ hồ sơ và nhận định dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên), kiểm toán viên sẽ mở rộng mẫu bằng cách kiểm tra toàn bộ chứng từ  - sổ sách có liên quan (tại Công ty thương mại XYZ). Điều này dẫn đến công việc kiểm toán không thật sự hiệu quả, tốn kém thời gian và chi phí. Tại các đơn vị khách hàng mặc dù đánh giá về rủi ro kiểm soát đứng trên góc độ tổng quát cao, tuy nhiên trong hệ thống kiểm soát của đơn vị khách hàng đặc biệt ở những Công ty có nhiều đơn vị phụ thuộc, do năng lực và trách nhiệm công việc của nhân viên khác nhau nên có thể có đơn vị, bộ phận có tổ chức kiểm soát theo dõi công việc của nhân viên liên quan nên có thể rủi ro kiểm soát thấp hơn so với các bộ phận khác. Dựa vào đặc điểm này cộng với việc xem xét đặc điểm riêng của từng chu trình, khoản mục trong mối quan hệ với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị mà khi kiểm toán nghiệp mua hàng kiểm toán viên có thể không cần mở rộng mẫu tối đa mà vẫn thu thập đủ bằng chứng có giá trị để đưa ra ý kiến của mình bằng cách vận dụng kỹ thuật phân tổ để chọn mẫu.Kỹ thuật phân tổ là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành các phân nhóm tương đối đồng nhất gọi là tổ.Cụ thể:

Với số liệu trên sổ sách Công ty thương mại XYZ cung cấp, kiểm toán viên sẽ tập hợp các số liệu trên theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc của Công ty thương mại XYZ. Sau đó sẽ tiến hành đánh giá, phân tích xu hướng của chuỗi số liệu để có cách thức chọn mẫu và sử dụng phương pháp kiểm toán.

Đơn vị: Công ty XYZ

Chi nhánh: Cửa hàng XYZ2

Qua bảng số liệu tập hợp được ở trên kiểm toán viên có thể nhận xét và rút ra xu hướng trong hoạt động mua vào bán ra tại cửa hàng này như sau: Trong tháng 1, tháng 2 và tháng 12 lượng hàng mua vào - bán ra cao hơn tháng các tháng còn lại, do các tháng này gần tết và mặt hàng kinh doanh của Cửa hàng này chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu. Do vậy, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tổ để kiểm tra. Với xu hướng của số liệu trên kiểm toán viên sẽ phân thành ba tổ:

Tổ thứ nhất gồm các tháng 1, 2 và tháng 12.

Tổ thứ hai gồm các tháng: 3, 4, 5, 11.

Tổ thứ ba gồm các tháng còn lại 6, 7, 8, 9, 10.

Như vậy, với cách phân tổ như trên kiểm toán viên có thể dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra tổ 1 (có thể kiểm tra toàn bộ), trong những tháng này, nghiệp vụ phát sinh nhiều nên có thể có nhiều sai sót trong việc ghi chép - tổng hợp - tính toán, ở tổ 2 các tháng này giá trị mua vào bán ra tương đối nhiều nên  kiểm toán viên sẽ chọn mẫu với cở mẫu tương đối để kiểm tra và suy rộng ra cho cả tổ này. Đối với tổ 3 gồm các tháng mà nghiệp vụ phát sinh ít, thêm vào đó giá trị không nhiều, nếu xảy ra sai sót vẫn có thể không ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình mua hàng và thanh toán nên kiểm toán viên có thể chọn những lần mua hàng có số tiền lớn để kiểm tra hoá đơn, chứng từ mua hàng. Như vậy dựa vào đặc điểm của tổng thể các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong năm để phân chia ra thành nhiều tổ có đặc tính tương đối giống nhau, áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thích hợp và tuỳ mức độ quan trọng của các tổ để sử dụng phương pháp kiểm tra khác nhau, do vậy sẽ vẫn đảm bảo việc thu thập bằng chứng đầy đủ, có giá trị và tiết kiệm được thời gian, nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán.

3.Xây dựng mức trọng yếu:

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn quan trọng khi tiến hành kiểm toán Báo Cáo Tài Chính của Công ty khách hàng. Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên cần xác định mức độ trọng yếu - mức độ trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến tính xác thực của việc trình bày thông tin trên Báo Cáo Tài Chính, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Báo Cáo Tài Chính. Việc xác định mức độ trọng yếu là vấn đề phức tạp đòi hỏi những đánh giá chuyên môn dựa trên sự hiểu biết về khách hàng, mức đánh giá rủi ro, yêu cầu về kiểm toán Báo Cáo Tài Chính...

Như phần thực tế đã trình bày, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên Chi nhánh AISC tại Đà Nẵng đã đánh giá rủi ro kiểm soát và trên cơ sở  xét đoán của kiểm toán viên có kinh nghiệm để quyết định cở mẫu cần kiểm tra,  đảm bảo thu thập bằng chứng đầy đủ, có giá trị để trình bày ý kiến của mình về Báo Cáo Tài Chính của Công ty khách hàng. Đối với các đơn vị có nhận xét, đánh giá ban đầu là có khả năng phá sản (ví dụ như Công ty thương mại XYZ) - rủi ro kiểm soát cao thì kiểm toán viên quyết định kiểm tra toàn bộ chứng từ sổ sách kế toán liên quan của đơn vị. Do vậy cuộc kiểm toán thực hiện đạt được hiệu lực cao nhưng không thực sự hiệu quả - chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Thực tế, tuy mức rủi ro kiểm soát cao nhưng nếu kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ Báo Cáo Tài Chính và phân bổ mức ước lượng cho từng khoản mục dựa trên việc đánh giá rủi ro đối với các khoản mục này và chi phí phân bổ cho từng khoản mục thì việc lập kế hoạch thu thập bằng chứng được dựa trên mức ước lượng về trọng yếu và đánh giá rủi ro đối với khoản mục đó, đảm bảo Báo Cáo Tài Chính sau khi được kiểm toán không có sai sót trọng yếu. Việc đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục và vận dụng trọng yếu có thể làm tăng hiệu quả thực hiện công việc kiểm toán.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên sẽ xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn và ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, sau đó phân phối ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng khoản mục.

            Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu có thể vận dụng linh hoạt cho từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, từng loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại (Công ty XYZ) dựa vào đánh giá, nhận xét ban đầu và mục đích kiểm toán của đơn vị, kiểm toán viên mong muốn mức rủi ro kiểm toán thấp. Do đó đòi hỏi số lượng bằng chứng nhiều và có giá trị. Trên những yếu tố đó có thể đưa ra phương pháp ước lượng ban đầu về tính trọng yếu như sau:

Qua kết quả của bước phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của công ty thương mại XYZ trong hai năm 2005, 2006, tại các doanh nghiệp thương mại nói chung và công ty XYZ nói riêng doanh thu có tầm quan trọng đặc biệt,có liên quan đến các chỉ tiêu hàng tồn kho, hàng mua vào, công nợ và các tài khoản tiền nên các kiểm toán viên có thể xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo Cáo Tài Chính của công ty XYZ trên cơ sở doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong hai năm 2005,2006 và tỷ lệ được sử dụng để tính ra mức trọng yếu là 10%.(Vì phân tích sơ bộ về số liệu ở phần thực tế cho thấy: năm 2005 và năm 2006 không có sự biến động lớn nên có thể ước lượng ban dầu về trọng yếu với mức tỷ lệ như trên)

            Dựa vào số liệu mà công ty thương mại XYZ cung cấp, mức ước lượng ban đầu về trọng yếu sẽ là:           

                                                                                       ĐVT: Đồng

 Như vậy nếu sai sót trên toàn bộ Báo Cáo Tài Chính năm 2005 nhỏ hơn 10.908.865 đồng và năm 2006 nhỏ hơn 16.891.621.808 đồng là không trọng yếu và có thể bỏ qua.

Ngoài việc ước lượng (định lượng) về tính trọng yếu, đối với các doanh nghiệp thương mại nói chung và tại Công ty thương mại XYZ, kiểm toán viên còn phải quan tâm đến sai sót trong việc hạch toán, ghi sổ các nghiệp vụ doanh thu.Đây là các khoản mục có số tiền lớn trên Báo Cáo Tài Chính.

Trên cơ sở ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, kiểm toán viên dựa vào tầm quan trọng của khoản mục trên Báo Cáo Tài Chính, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, mức rủi ro kiểm toán mong muốn và tiếp tục đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục và dựa vào mức chi phí dự tính phân bổ cho từng khoản mục (kinh nghiệm khi thực hiện kiểm tra đối chiếu), kiểm toán viên sẽ tiến hành phân bổ mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho từng khoản mục như sau:

            Đối với tài khoản tiền trên bảng cân đối kế toán, theo kinh nghiệm của kiểm toán viên sai sót sẽ không vượt quá 1%, các khoản phải thu kiểm toán viên dự đoán rằng sẽ biến động trong khoản từ  - 197.790.342 (đồng) đến 265.580.684 (đồng), riêng đối với hàng tồn kho do Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc nhiều kho hàng, loại hàng nên phí kiểm tra sẽ cao hơn.,do đó mức trọng yếu cho hàng tồn kho sẽ cao hơn, các tài sản lưu động khác kiểm toán viên có thể dự đoán mức sai lệch trong khoản từ - 13.000.000 đến 7.000.000 (đồng),...Bên phần nguồn vốn kiểm toán viên sẽ phân bổ: Đối với các khoản phải trả khả năng khai khống cao hơn là khai thiếu nên có thể dự đoán mức sai sót từ  - 345.653.964  đến 677.614.552 đồng, đối với nguồn vốn chủ sở hữu mức ước lượng dự đoán trong khoản - 351.487.667 đến 19.527.093 đồng. Có thể tổng hợp những phân bổ trên theo bảng sau:

Sau đó kiểm toán viên sẽ tiếp tục phân bổ cho các tài khoản trong chu trình, khoản mục kiểm tra: cụ thể đối với kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán, kiểm toán viên sẽ phân bổ cho tài khoản 331 dựa vào nhận xét đánh giá rủi ro đối với khoản phải trả, phí kiểm toán và tầm quan trọng của nó. Kinh nghiệm của kiểm toán viên cho thấy các khoản phải trả ( phải trả người bán) có khả năng khai khống hơn là khai thiếu.Do vậy kiểm toán viên sẽ dự đoán sai sót từ :- 157.563.435 đồng đến 298.678.900 đồng.

Trên cơ sở mức trọng yếu phân bổ đó, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thu thập bằng chứng để kiểm tra, phương pháp kiểm toán áp dụng, và trong quá trình thực hiện kiểm toán có thể có những điều chỉnh cho thích hợp, đảm bảo thu thập bằng chứng đầy đủ, có giá trị tiết kiệm thời gian, chi phí nâng cao hiệu quả kiểm toán.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#trang