Kiem tra

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1  Đặc điểm chung của nấm nhầy ?Nấm nhầy Gồm những cơ thể đơn bào dạng amíp, có một nhân hoặc thông thường hơn là những khối chất nguyên sinh không có màng bao bọc và có nhiều nhân, gọi là thể nguyên hình.- Cấu tạo và sinh thái: Cơ thể Nấm nhầy là một khối nhầy không có màng gọi là thể nguyên hình, thường có màu vàng hay hồng. Có 2 loại thể nguyên hình: thể nguyên hình thực (Nấm nhầy thực) - giai đoạn sinh dưỡng là khối nhầy dạng amip nhiều nhân, không có vách tế bào riêng lẻ và thể nguyên hình giả (Nấm nhầy tế bào) - giai đoạn sinh dưỡng là khối nhầy gồm các tế bào tương tự các nguyên sinh động vật như amip). Thể nguyên hình có nhiều nhân lưỡng bội, mỗi nhân là một tế bào, như vậy cơ thể Nấm nhầy là hợp bào (plasmodium). Thể nguyên hình có khả năng di chuyển kiểu amip. Nấm nhầy thường sống hoại sinh trên tàn tích thực vật, do vậy hay gặp nấm nhầy ở các bãi cỏ, đất rừng, bãi gỗ, các đống rác hay phân của động vật ăn cỏ. Cũng có nhiều loài sống kí sinh trên Thực vật.- Sinh sản:Các hợp bào của Nấm nhầy thường sống ở trong các bề mặt giá thể ẩm ướt và tối. Thời kì sinh sản hợp bào di chuyển ra bề mặt giá thể khô ráo, tạo nên các túi bào tử.Toàn bộ nội chất của hợp bào tạo nên một túi bào tử. Trong túi có các sợi xoắn đơn hay phân nhánh, nằm đơn độc hay dính lại với nhau thành mạng lưới. Trên các sợi xoắn có rất nhiều bào tử đơn bội, được hình thành do các nhân lư ỡng bội của hợp bào phân chia giảm nhiễm tạo nên. Bào tử có màng cứng bằng cellulosa, chất dự trữ chủ yếu là glycogen. Các túi bào tử thường được nâng khỏi giá thể bằng cuống túi bào tử và thường hợp thành đám hay dính với nhau thành khối. Khi chín bào tử được phát tán ra ngoài nhờ các sợi xoắn dãn ra. Bào tử gặp điều kiện thuận lợi, glycogen chuyển thành đường làm tăng áp suất thẩm thấu, đủ phá vỡ màng bào tử. Nội chất của bào tử thoát ra phân chia làm đôi và hình thành nên hai đ ộng bào tử có hai roi không đều nhau đính ởđầu trước. Động bào tử có thể sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia. Trong khi chuyển động chúng gặp các amip đơn bội khác liền kết hợp tạo amip lưỡng bội, tất cảcác amip lưỡng kết hợp với nhau (không hạn chế số lượng), nhưng chỉ kết hợp nội chất chứ không kết hợp nhân, tạo nên hợp bào (thể nguyên hình) có nhiều nhân lưỡng bội.

Câu 2.đa dạng  và phân loại nấm nhầy. LỚP 1 – ACRASSIOMYCETESHoại sinh trên phân động vật ăn cỏ, tế bào amíp tập họp thành những thể nguyên hình giả (nấm nhầy tế bào).2.2.2. LỚP 2 – MYXOMYCETESHoại sinh, tản là thể nguyên hình thật (nấm nhầy thật), túi bào tử có cuống. Đại diện của lớp này là:- Fuligo septica L. có thể nguyên hình là một khối dínhmàu da cam nhạt. Túi bào tử có cuống, không có trụ túi, các bào tử màu tím ở trong một mạng nhánh. Khi có nước,mỗi bào tử nẩy sợi phóng thích ra một bào tử động. Hai bào tử động có thể hoạt độngnhư các giao tử, sau sự thụtinh, sinh ra một trứng. Đến lượt trứng này lại phát triển tụ họp lại thành một thể nguyên hình mới  .Fuligo septica có tên là " hoa thuộc da" vì có nhiều ở các nơi có nhà máy thuộc da, cũng sống hoại sinh trên gỗ mục, trên đất ẩm có nhiều xác thực vật  Stemonitis, sống hoại sinh trên lá, thân cây gỗ mục hoặc trên đất rừng có nhiều cặn bã thực vật. Túi bào tử hình trụ, màu nâu tím tối, mang trên cuống túi bào tử dài suốt túi và có phần tự do đính trên giá thể. Các túi bào tử thường mọc thành đám lớn 2.2.3. LỚP 3 – PLASMODIOPHOROMYCETES   Nấm nhầy thật, ký sinh, cũng có t ản là thể nguyên hình, túi bào tử không có cuống.Tản là thể nguyên hình thật. Hợp bào nhỏ, sống ký sinh trong tế bào cây chủ, thường là các loại rau cải. Khi sinh sản hợp bào hình thành nên túi bào tử ngay bên trong tế bào cây chủ. Mỗi túi bào tử có 4 bào tử. Khi chín túi bào tử vỡ ra, bào tử phát triển thành động bào tử, động bào tử phát tán sang các tế bào bên cạnh, phát triển thành amip đơn bội, kết hợp với nhau thành amip lưỡng bội rồi thành hợp bào. Cứ như thế mô bệnh phát triển thành các mùn trên rễ rồi làm cho rễ mất khả năng hút nước và chất khoáng, gây nên bệnh héo cây rồi chết. Khi cây đã ch ết các bào tử được phóng thích ra đất ẩm phát triển thành động bào tử, rồi thành amip đơn bội xâm nhập vào tế bào rễ cây chủ mới, tiếp tục chu trình kí sinh, cứ như thế gây nên dịch bệnh thối rễ cho cả cánh đồng rau. Loại nấm này ưa đọ ẩm cao (75-90%) và nhiệt độ vào khoảng 24-280C.Loài thường gặp là Plasmodiphora brassicae Wor. (hình 7.2) ký sinh trên các cây họ Cải ( Brassicaceae), gây bệnh thối rễ, tạo thành những bướu lồi màu vàng hay xám. Các cây chủ bị nhiễm bệnh do các bào tử động xâm nhập vào các lông hút của rễ.

Câu 3 ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO Nấm thực của nấm có cấu tạo cơ bản như tế bào của những Thực vật có nhân thực (Eucaryota) khác, nhưng có một số đặc điểm riêng biệt đáng chú ý sau:- Vách tế bào:Vách tế bào của Nấm có thành phần đặc trưng là các hợp chất kitin (khác với vách tế bào Thực vật). Tuy nhiên, thành phần này không cố định và thay đổi tùy lớp (hoặc phân lớp) Nấm. Về mặt cấu tạo, vách tế bào nấm vừa có cấu trúc phiến vừa có cấu trúc sợi nhỏ.- Thể nguyên sinh:* Chất tế bào: dung dịch keo có độ nhớt bằng 800 lần nước trong đó có: hệthống màng (màng nguyên sinh, màng không bào, lưới nội chất) * Bộ máy golgi* Ti thể: dạng hình que hoặc chuỗi hạt không phân nhánh, có chức năng thực hiện phản ứng oxyhoá - khử cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động sống của tếbào, tham gia vào quá trình tổng hợp protein, lipit, một số enzym.* Không bào* Glycogen- một gluxit dự trữ đặc trưng của Nấm* Các giọt lipit- Nhân tế bào:Tế bào nấm thuộc kiểu tế bào có nhân thực (Eucaryota), giữa hai lần phân bào nhân được giới hạn bởi màng nhân. Số lượng nhân thay đổi, có thể là một hai hoặc nhiều và cũng thay đổi theo điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển của Nấm.Với kính hiển vi điện tử, người ta có thể thấy màng nhân của tế bào nấm gồm 2lớp với nhiều lỗ thông. Nhân tế bào của nhiều loài Nấm không có hạch nhân, do đó sựphân bào của các loài này thiếu một số đặc điểm chung của sự gián phân.

Câu 4 CÁC DẠNG HÌNH THÁI CỦA TẢN Chúng ta có thể phân biệt được 4 dạng hình thái tản của nấm:- Tản đơn bào có roi ngoài các thành phần cấu tạo thông thường của một tế bào (vách, chất tế bào, nhân, v..v..) còn có một hoặc hai roi với các thành phần liên quan.Có 3 kiểu tản đơn bào có roi: tản đơn bào có roi sau, tản đơn bào có roi trước, tản đơn bào có hai roi. Mỗi kiểu tản đó thuộc về lớp nấm riêng biệt của phân ngành Nấm roi ( Chytridiomycotina).Soi kính hiển vi điện tử, người ta thấy mỗi roi cấu tạo bởi 11 sợi nhỏ song song với nhau, trong đó 2 sợi ở giữa, những sợi còn lại tạo thành một cái bao ở xung quanh.Các roi có thể nhẵn hoặc có lông bên. Cấu trúc này của roi đặc trưng không những đối với các tế bào sinh dưỡng, các tế bào sinh sản (bào tử động hoặc giao tử) của các loài thuộc lớp Nấm roi, mà còn đ ối với cả những tế bào có roi của tất cả các sinh vật khác.Nhờ có roi các tản này có thể di chuyển trong nước.- Tản đơn bàoNấm men và một số loài nấm khác có tản cấu tạo bởi một tế bào (không có roi).Dạng hình thái này có hai kiểu: kiểu đơn bào nguyên thủy thường có phần phụ dạng sợi bám (lớp Chytridiomycetes), tản đơn bào do kết quả của các bước tiến hóa thứ sinh, không có phần phụ đó (nấm men của nhiều lớp nấm). Giữa cấu tạo của tản đơn bào và cấu tạo chung của một tế bào nấm không có những sai khác lớn. Hình dạng và kích thước của tản đơn bào thay đổi thùy theo các loài khác nhau, và đối với một loài, tùy theo điều kiện sinh thái hoặc môi trường nuôi cấy.- Sợi nấm thông (Sợi nấm không ngăn vách) Phần lớn các loài thuộc ngành phụ Nấm roi ( Chytridiomycotina) và Nấm tiếp hợp ( Zygomycetes) có tản là các sợi nấm thông. Ở dạng tản này, các tế bào nối tiếp nhau không có vách ngang, tạo thành một ống phân nhánh hoặc không phân nhánh, trong chứa khối chất nguyên sinh với nhiều nhân tế bào. Cũng có thể coi tản này như một tế bào nhiều nhân, giữa các phần khác nhau, ít có những khác biệt về cấu tạo và cả về sinh lý, trừ phần ngọn sợi (có nhiều nhân, các thể sống nhỏ).- Sợi nấm ngăn váchTrừ trường hợp các loài nấm men, tất cả các loài Nấm túi ( Ascomycotina) Nấm đảm ( Basidiomycotina) đều có dạng hình thái này. Trong dạng tản này, sợi nấm gồm nhiều đoạn ngăn cách với nhau bởi các vách ngang. Mỗi đoạn được coi như một tế bào có một hay vài nhân. Trên vách ngang của các sợi nấm đó, có lỗ nhỏ, qua đó chất nguyên sinh và các nhân có thể đi qua. Ở Nấm túi, lỗ có một gờ nhỏ bao quanh. Ở nấm đảm, ngoài gờ, lỗ còn có nắp đậy. Dòng chất nguyên sinh của tản (chất tế bào, các thể sống nhỏ, v..v..) luôn luôn chuyển động về phía ngọn sợi nấm và các nhánh của sợi qua lỗ nhỏ ở các vách ngang này.Sự tăng trưởng về chiều dài của sợi nấm thông cũng như của sợi nấm ngăn vách chỉ thực hiện ở sát ngọn sợi hoặc sát ngọn của nhánh. Vì vậy phần non nhất của sợi bao giờ cũng ở đầu ngọn, và như vậy nếu phần này của sợi nấm bị phá hủy hay nhiễm độc, sự tăng trưởng của cả sợi nấm không tiếp tục được nữa.Một bào tử nấm nảy sợi, tạo thành một hoặc vài sợi nấm. Toàn bộ các sợi nấm đó và các nhánh của chúng tạo thành thể sợi. Về nguyên tắc, các sợi nấm tách rời nhau và không bao giờ phân hóa để tạo thành mô. Tuy vậy có những dạng hình thái trong đó các sợi nấm xếp sát nhau hoặc dính vào nhau tạo thành những mô giả. Các dạng hình thái này có hình dạng, chức năng khác nhau và có thể có kích thước từ hàng trăm micromet đến vài chục centinet (bó sợi, thể đệm, hạch nấm, thể dạng rễ). Ngoài ra, ởnhiều loài nấm kí sinh, một số đoạn sợi nấm biến đổi thành các ống mút (haustorium) đâm vào bên trong tế bào cây chủ để hút thức ăn.

 Câu 5. Sinh sản dinh dưỡng  nấm thựcRất phổ biến ở Nấm, hình thành cơ thể mới bằng cách phân chia cơ thể mẹ (hình 7.3).Nhiều loài nấm có bào tử nghỉ có màng dầy, do một đoạn sợi nấm biến đổi, gọi là bảo tử áo- Đứt khúc tạo cơ thể mới, các nấm có hệ sợi phát triển bằng các đoạn sợi nấm đã tách khỏi hệ sợi.- Các nấm đơn bào có thể phát triển bằng cách phân bào hoặc nẩy chồi, tế bào nẩy chồi chiếm một phần nhân và chất tế bào rồi ngăn vách tạo cơ thể mới, tế bào mới lại nẩy chồi và cuối cùng tạo thành chuỗi tế bào (men bia)- Bào tử dày (Chlamydosporum) trong điều kiện bất lợi trên sợi nấm hình thành tế bào dầy chứa nhiều chất dinh dưỡng gặp điều kiện thuận lợi tạo nên hệ sợi nấm mới.

câu 6 Sinh sản bằng bào tử vô tính- Bào tử kín: Là bào tử được hình thành trong các túi hoặc nang kín gồm 2 loại: bào tử động (planosporum) và bào tử nang (sporangiosporum).+ Bào tử động đặc trưng cho sự sinh sản vô tính của Nấm roi ( Chytridiomycotina). Những bào tử này có một hoặc hai roi và được tạo thành trong các túi bào tử động. Khi được giải phóng ra khỏi túi, các bào tử động thường di chuyển trong nước một thời gian, sau đó mất roi và nẩy sợi thành một tản mới (hình 7.4).+ Bào tử nang. Các bào tử kín được tạo thànhtrong các nang (“nang” để phân biệt với “túi” trong sinh sản hữu tính) và chỉ được giải phóng ra ngoài khi vỏ nang nứt vỡ hoặc hóa nhầy. Nang bào tử gồm cuống nang như một nhánh của một sợi nấm, trụ nang là phần phồng to ít hay nhiều của đỉnh cuống nang, vỏ nang bao bọc trụ nang và các bào tử nang ở bên trong. Gặp điều kiện thích hợp, bào tử nang nảy sợi thành các sợi nấm (hình 7.4). - Bào tử trần (conidium): Là bào tử vô tính của một số ít loài Nấm roi ( Chytridiomycotina) chủ yếu là của các Nấm túi, Nấm đảm và Nấm bất toàn. Bào tử trần ở các loài nấm roi tương đương với các túi bào tử động, có thể phát triển thành túi bào tử động với các bào tử động hoặc trong những trường hợp thiếu nước, có thể nảy sợi trực tiếp thành một tản mới. Ở các Nấm túi, Nấm đảm, Nấm bất toàn, bào tử trần bao giờ cũng nảy sợi trực tiếp thành các sợi nấm1. Tế bào sinh bào tử trần;2. Bào tủ trần Bào tử trần được tạo thành trực tiếp trên sợi nấm nhưng thông thường hơn trên các nhánh sợi nấm ít nhiều phân hóa về hình thái, gọi là giá bào tử trần. Tùy ở từng chi nấm, giá bào tử trần hoặc đơn hoặc phân nhánh ít hay nhiều thành các dạng hình thái đặc trưng cho chi nấm đó. Ở phần lớn các loài nấm, giá bào tử trần ngừng tăng trưởng (theo chiều dài) khi đã t ạo thành bào tử trần đầu tiên. Ở một số ít loài, giá tiếp tục tăng trưởng hoặc ở gốc giá hoặc ở đỉnh giá. Các giá bào tử trần thường đơn độc, nghĩa là mọc từng chiếc một cách xa nhau ít hay nhiều trên sợi nấm, nhưng ở một số loài, các giá ở sát nhau hoặc dính liền với nhau thành bó giả (coremium) hoặc đệm giá (sporodoc -hium). Ở nhiều loài nấm, giá bào tử trần được tạo thành trên các sợi nấm không phân hóa. Một số loài nấm có giá bào tử trần được tạo thành trong các dạng hình thái riêng biệt gọi là các túi giá (pycnidium) và các đĩa giá (acervulus).Ngoài các đặc điểm hình thái (màu sắc, hình dạng, có hoặc không có vách ngăn, v..v... ) hiện nay các bào tử trần còn đư ợc phân biệt các típ phân hóa hình thái, các típ phát sinh cá thể.

Câu 7. Sinh sản hữu tính và các loại bào tử hữu tính (hình 7.5)Một số nấm sống ở nước sinh sản hữu tính theo lối đẳng giao hoặc dị giao. Ở các lối sinh sản này, sau sự thụ tinh, hợp tử nẩy sợi trực tiếp thành sợi nấm mà không tạo www.thucvat.netthành bào tử. Ở các loại sinh sản hữu tính khác, sau thụ tinh hợp tử biến đổi hoặc trực tiếp phát triển để tạo thành bào tử, sau đó bào tử phát tán và nẩy sợi thành sợi nấm.Bào tử hữu tính của nấm gồm các loại:1. Bào tử noãn (Oosporum) do noãn giao tạo thành là cách sinh sản hữu tính của một số loài Nấm roi ( Chytridiomycotina). Ở các loài nấm này, túi noãn đư ợc tạo thành bào tử noãn. Sau một thời gian sống nghỉ, bào tử noãn phân bào giảm nhiễm, tạo thành các nhân con đơn bội, và sau đó phát triển thành các sợi nấm đơn bội.2. Bào tử tiếp hợp ( Zygosporum) là bào tử hữu tính đặc trưng của Nấm tiếp hợp ( Zygomycotina). Thoạt tiên hai sợi nấm khác dấu nhau (được giả thiết là một sợi có tính đực và một sợi có tính cái) mọc gần lại nhau theo hướng song song với nhau. Hai sợi nấm này mọc ra hai mấu lồi đối diện nhau; hai mấu lồi đó mọc dài ra vàtiến lại gần nhau. Khi đó phần đỉnhcủa mỗi mấu lồi được ngăn cách với phần còn lại bởi một vách ngang vàtạo thành tế bào đỉnh. Phần còn lại củamỗi mấu lồi được gọi là dây treo. Haitế bào đỉnh tiếp xúc và sau đó kết hợpvới nhau thành hợp tử. Hợp tử pháttriển một màng dày và có màu sẫm,trở thành bào tử tiếp hợp. Sau mộtthời gian sống nghỉ, khi gặp điều kiệnbên ngoài thích hợp, bào tử tiếp hợpnẩy sợi và tạo thành một sợi nấm đặcbiệt. Sợi nấm này phát triển ở đỉnh một túi bào tử kín với các bào tử kín ởbên trong, còn sợi nấm trở thành cuống túi.Ở các Nấm tiếp hợp khác nhau, bào tử tiếp hợp có thể có một hoặc nhiều nhân lưỡng bội hay đơn bội, tùy theo các tế bào đỉnh có một hay nhiều nhân (đơn bội), và sự phối nhân được thực hiện hoặc không được thực hiện cùng với sự phối sinh chất sau khi các tế bào này kết hợp với nhau. Các loài thuộc các chi Mucor, Absidia có bào tử tiếp hợp lưỡng bội, các loài thuộc các chi Rhizopus, Phycomyces có bào tử tiếp hợp thường là đơn bội.Bào tử tiếp hợp chứa nhiều lipit, các sắc tố màu đen (sắc tố mueorin) mặt ngoài của vỏ túi có thể nhẵn, nhưng thường gồ ghề hoặc có gai.3. Bào tử túi và bào tử đảm ( Ascosporum, Basidiosporum). Bào tử túi (hình 7.6) đặc trưng cho Nấm túi ( Ascomycotina). Các bào tử túi được hình thành và chứa trong các túi (ascus). Mỗi túi thường chứa 8 bào tử. Khi vỏ túi vỡhoặc mở ra ở đỉnh, các bào tử được giải phóng ra bên ngoài và sẽ nẩy thành các hệ sợi nấm mới. Ở hầu hết các loài Nấm túi, các túi được bao phủ một phần hoặc toàn bộ bởi các sợi nấm. Các sợi nấm này hoặc chỉ tạo thành một vài lớp sợi nấm xốp, hoặc quấnchặt với nhau tạo thành mô giả. Cơ quan gồm các túi với các sợi nấm bao bọc như vậy được gọi là thể quả túi (ascothecium). Tùy theo hình dạng, người ta phân biệt: - Thể quả kín, hình cầu hoặc gần cầu, kín hoàn toàn hoặc có một hoặc vài lỗ nhỏở phần đỉnh. - Thể quả chai, gồm một phần gốc hình cầu, gần cầu, chứa các túi và một cổthon nhỏ với lỗ mở ở miệng cổ.- Thể quả đĩa có hình dạng khác nhau, nhưng bao giờ các túi cũng ở phần mặt trên của thể quả và lộ ra ngoài.Căn cứ vào nguồn gốc của vỏ thể quả, thể quả túi còn được phân biệt thành thể quả bào tầng và thể quả xoang. Thể quả bào tầng có vỏ là những lớp mô giả gồm những sợi nấm phát sinh từ các tế bào ở gốc của thể sinh túi (ascogonium). Ở những thể quảnày, lớp trong của vỏ có các túi và các sợi bên (các sợi không sinh sản) mọc theo hướng từ đáy hoặc thành bên của thể quả ra phía lỗ mở của thể quả. Thể quả xoang không có không có vỏ riêng, vỏ của thể quả xoang hoàn toàn cấu tạo bởi mô giả của đệm nấm.Trong trường hợp này thể quả thực sự chỉ là các xoang nằm trong hoặc trên đệm nấm. Các xoang này chứa các túi và có hoặc không các sợi bên giả ( các sợi không sinh sản) phát triển từ phần lỗ mở của thể quả xuống dưới.Thông thường túi có hình trụ tròn đều, thẳng hoặc cong, hiếm hơn có hình c ầu, gần cầu. Các túi hình trụ có phần đỉnh và phần gốc. Phần đỉnh có cấu tạo phức tạp và là các đặc điểm phân loại quan trọng. Vỏ gồm hai lớp: lớp vỏ ngoài thường mỏng, không thấm nước, lớp vỏ trong thấm nước. Do đặc điểm của lớp vỏ trong người ta phân biệt hai loại túi: túi hai vỏ có lớp trong dày và khi túi mở thường bong ra khỏi lớp vỏ ngoài, túi một vỏ có lớp vỏ trong mỏng, dính chặt vào lớp vỏ ngoài và không bong ra khỏi lớp vỏ này khi túi mở.Bào tử túi cấu tạo bởi màng, chất nguyên sinh và một nhân đơn bội. Trong chất nguyên sinh có glycogen và các giọt nhỏ lipid.Bào tử đảm đặc trưng cho nấm đảm Các bào tử đảm ở trên các cuống bên ngoài của đảm (basidium). Cũng như trư ờng hợp các túi, ở phần lớn nấm đảm, các đảm ở trong các thể quả. Các thể quả của nấm đảm lúc còn non được bao bởi một bọc chung và một bọc riêng, lúc trưởng thànhthường có hình cái ô và được gọi là chụp nấm. Chụp nấm gồm có chân và mũ, mũ thường có đốm. Chân nấm có thể có một cái bao ở gốc là bao gốc (buờu), bao gốc và đốm có nguồn gốc từ bọc chung.Ở khoảng 2 phần 3 chân nấm tính từ gốc có một vành khuyên quanh chân gọi là vòng (vòng và tán có nguồn gốc từ bọc riêng). Chụp nấm kể cả bộ phận phụ như bao gốc và vòng nếu có, đều cấu tạo bởi các sợi nấm song nhân, quấn chặt hoặc dính chặt với nhau thành các mô giả. Thành phần quan trọng nhất của mũ là các bản mỏng hoặc các gai, các ống nhỏ ở mặt dưới mũ ( hoặc mặt trên trong một số ít loài). Các đảm và các bào tử đảm được hình thành và chứa ở trên mặt các bản mỏng hoặc các gai, các ống nhỏ đó.Sinh sản hữu tính bằng bào tử túi và bào tử đảm là các cách sinh sản riêng biệt ởNấm. Quá trình tạo thành bào tử túi và bào tử đảm gồm các giai đoạn liên tiếp nhau - Hai sợi nấm ( hoặc nhánh sợi) vừa được tạo thành từ các bào tử ( bào tử vô tính hay hữu tính) nảy sợi, mọc dài ra cho đến khi hai tế bào tận cùng tiếp xúc với nhau. Vì bào tử đơn bội nên các sợi nấm và tế bào tận cùng ( chứa một nhân) cũng đơn bội.- Vách tế bào ở chỗ tiếp xúc giữa hai tế bào tận cùng tự tiêu hủy: sự phối sinh chất giữa hai tế bào đó được thực hiện và tế bào song nhân đầu tiên được tạo thành.- Tế bào song nhân đầu tiên phân chia, nhưng hai nhân trong mỗi tế bào vẫn phân chia riêng rẽ. Sự phân bào này tiếp tục và tạo thành các sợi nấm song nhân. Giai đoạn này khá ngắn ở Nấm túi, nhưng chiếm phần lớn chu trình phát triển ở Nấm đảm.- Phân bào giảm nhiều ở nhân lưỡng bội trong tế bào đỉnh và tiếp sau đó tạo thành các túi với các bào tử túi hoặc các đảm với các bào tử đảm từ các tế bào có các nhân đơn bội mới hình thành đó.Sự sinh sản hữu tính này có những đặc điểm chính sau:- Các giao tử ở hầu hết Nấm túi, Nấm đảm không phân hóa hình thái, thư ờng là những tế bào ở đỉnh sợi nấm, hoặc đỉnh các nhánh của các sợi đó làm nhiệm vụ giao tử.- Sự phối sinh chất và sự phối nhân không đồng thời xảy ra ngay sau khi sự thụsinh, sự phối nhân chậm về thời gian và không gian so với sự phôi sinh chất, do đó tồn tại trạng thái tế bào song nhân trong hệ sợi nấm. Quá trình tạo thành bào tử túi và bào tử đảm khá phức tạp và đa dạng, nhưng về nguyên tắc đều gồm những giao đoạn cơ bản trình bày ở trên. Bào tử túi và bào tử đảm sau khi được giải phóng khỏi túi hoặc đảm, gặp điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi, nảy sợi và phát triển thành những cá thể mới.

Câu 8 NGÀNH NẤM ROI Tản đơn bào nguyên sơ, hoặc là các sợi nấm thông đơn giản, hoặc ở một số ít loài là tản đơn bào có roi. Sinh sản vô tính bằng bào tử động ở một số loài tiến hóa nhất túi bào tử động biến đổi thành dạng bào tử trần. Sinh sản hữu tính theo lối đẳng giao, dị giao hoặc bằng bào tử noãn. Hầu hết sống ở nước, một số ít loài sống trên cạn, ký sinh trên thực vật bậc cao. Phân ngành Nấm roi gồm 3 lớp. Lớp Nấm roi sau ( Chytridiomycetes)

Có thành phần glucid của vách tế bào là kitin - glucan: bào tử động và giao tử có một roi sau; sinh sản hữu tính theo lối đẳng giao hoặc dị giao; sống hoại sinh hoặc ký sinh ở dưới nước hoặc trên cạn, gồm các bộ Chytridiales, Blastocladiales và Monoblepharidales với 575 loài. Đại diện:Olpidium brassicae Wor., họ Olpidiaceae, bộ Chytriales thường kí sinh trên các cây họ cải , bám vào rễ cải làm cho rễ đen héo rồi chết.Chi Synchytrium De Bary et Wor., thuộc lớp Nấm roi sau (hình 7.8) có tản toàn thụ (khi sinh sản cả tản biến đổi thành túi bào tử động) ký sinh trên thực vật bậc cao, tạo thành các ổ túi, gồm nhiều túi bào tử động và cũng tạo thành các bào tử nghỉ trong các tế bào cây chủ, thường tạo thành các mụn sần sùi, màu nâu hoặc đen trên phiến lá, cuống lá và thân cây chủ. Những mụn sần sùi đó cấu tạo bởi những tế bào biểu bì (của cây chủ) phát triển hỗn loạn. Nấm ký sinh ở các tế bào bên dưới các tế bào biểu bì. Loài quan trọng nhất là S. endobioticum (Schilb.) Pers. gây bệnh mụn cóc ở củ khoai tây.2. Lớp nấm roi trước ( Hyphochytridiomycetes) Chỉ gồm một số ít loài có thành phần glucid của vách tế bào là cenlulose - kilin, bào tử động và giao tử có một roi trước, sinh sản hữu tính giống như ở lớp Nấm roi sau, sống hoại sinh hoặc ký sinh trên Tảo và một số sinh vật khác ở nước ngọt hay nước biển. Lớp này chỉ có một bộ ( Hyphochytridiale s) với khoảng 15 loài. Đại diện: Rhizidiomyces arbuscula họ Rhizidiomycetaceae bộ Hyphochytriales3. Lớp Nấm hai roi ( Dimastigomycetes)=  Lớp Nấm noãn (Oomycetes)Gồm các loài tiến hóa nhất trong lớpNấm roi, thành phần glucid của màng tế bào làcenlulose-glucan, bào tử động và giao tử đực cóhai roi, sinh sản hữu tính bằng bào tử noãn, gồmcác bộSaprolegniales, Leptomitales,Legenidiales và Peronosporales, với khoảng550 loài. Ngoài những loài sống ở nước, lớp này(Schilb . ) Pers.(chủ yếu là các loài thuộc bộ Peronosporales) 1. Tiền ổ túi bào tử (p) với độmg bào tử gồm một số loài đã thích nghi với đời sống trên (z); 2. Một ổ túi với 5 túi bào tử; 3. ổ túi cạn, nhưng sinh sản về nguyên tắc vẫn cầnbào tử chín nước.- Chi Phytophthora De Bary (hình 7.9) là nấm hai roi, thuộc họ Pythiaceae, phần lớn ký sinh trên thực vật bậc cao, có cuống túi bào tử động phân hóa hình thái khác hẳn sợi nấm sinh dưỡng. Ở các loài ký sinh, các cuống túi này phát triển qua lỗ khí của lá và tạo thành các túi bào tử động ở bên ngoài. Loài quan trọng nhất là P. infestans (Monl.) De Bary gây đốm nâu khoai tây. Bệnh làm lá và củ có những đốm nâu, sau đó thối rữa và loài P. Melongenae Sawada cũng gây các bệnh thối cà và cà chua, thường gây ra các thiệt hại khá lớn

 câu 9 phân NGÀNH NẤM TIẾP HỢP ( ZYGOMYCOTINA)Hệ sợi nấm phân nhánh phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang có nhiều nhân đơn bội, cũng có loài khi già hình thành vách ngăn ngang. Sinh sản vô tính bằng bào tử nội sinh hay còn gọi là bào tử kín (sporangiospore). Các túi thường được nâng khỏi sợi nấm nhờ một cuống gọi là cuống túi , cuống túi có thể phân nhánh hoặc không, trên đầu cuống hoặc nhánh có một túi, gồm trụ túi (phần nhình to ở đầu), bào tử túi và vỏ túi. Những loài sống kí sinh bào tử vô tính là ngoại sinh (conidium). Sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp (zyzogamy): hai cơ quan tiếp hợp hình thành trên hai sợi nấm khác dấu (sợi- và +) cùng gốc (sinh ra từ một bào tử) hay khác gốc (sinh ra từ hai bào tử)Sau khi tiếp hợp có thể kết hợp nhân ngay hoặc xếp thành đôi, sau một thời gian mới kết hợp thành hợp tử 2n. Hợp tử có vách dày phát triển, còn hai cơ quan ti ếp hợp teo đi và được gọi là đây treo, sau một thời gian nghỉ bào tủ kết hợp nẩy mầm, phân chia giảm nhiễm và tạo thành một sợi nấm đặc biệt. Sợi nấm này phát triển ở đỉnh một túi bào tửkín với các bào tử kín ở bên trong, còn sợi nấm trở thành cuống túi.- Hầu hết nấm tiếp hợp phân bố rộng, sống hoại sinh trên đất, trên tàn tích thực vật và các loại nông sản, một số nhỏ sống ký sinh trên động vật không xương sống (côn trùng, giun...).Phân ngành nấm tiếp hợp gồm 2 lớp:3.2.2.1. Lớp Nấm tiếp hợp ( Zygomycetes) Có thành phần glucid của màng tế bào là kitosan-kitin, gồm các loài sống hoại sinh hoặc ký sinh, trên cạn. Gồm các bộ Mucorales, Entomophthorales và Zoopagales.Các loài thuộc bộ Mucorales hoại sinh là một thành phần quan trọng của hệ vi nấm hoại sinh (nấm mốc). Các loài thuộc bộ Entomophthorales ký sinh trên côn trùng, các loài thuộc bộ Zoopagales ký sinh trên amíp, giun đất. Lớp Nấm tiếp hợp có khoảng 500 loài.

Đại diện:- Chi Mucor (Mich.) Link. thuộc họ Mucoraceae (hình 7.10), lớp Zygomycetes, gồm các Nấm tiếp hợp sinh sản vô tính bằng bào tử nang có trụ nang, vỏ nang nhẵn dễvỡ, cuống nang đơn hoặc rất ít khi phân nhánh, mọc thẳng đứng trên sợi nấm, sinh sản hữu tính bằng bào tử tiếp hợp sần sùi với dây treo thẳng. Các nấm tiếp hợp này chỉ có một loại túi bào tử kín, chứa rất nhiều bào tử kín; khi vỏ túi vỡ, bào tử kín được giải phóng ra bên ngoàiChi Mucor (và cả họ Mucoraceae) gồm các loài sống hoại sinh trên đất, gây mốc các sản phẩm nông, công nghiệp, v.v... Nhiều loài có hoạt tính enzym cao (chủ yếu là amylaza và proleaza) như Mucor racemosus Fres., M. javanicus Wehm. được dùng trong công nghiệp lên men rượu, v.v... Gần với chi Mucor có chi Rhizopus Ehrenb (hình 109)., phân cách với nhau chủ yếu bởi sự có mặt của các sợi nấm rất ngắn gọi là rễ giảtụ họp ở phía dưới gốc cỉa các cuống nang bào tử. Loài Rh. nigricans Ehr. có enzym hydroxyl - hóa các hợp chất steroid ở vị trí C-11, hiện nay được dùng trong công nghiệp sản xuất các hợp chất coctison, các hormon sinh dục bằng phương pháp biến đổi sinh học - Chi Entomophthora Pres thuộc họ Entomophthoraceae, lớp Zygomycetes, gây bệnh trên một số loài côn trùng, sinh sản hửu tính bằng bảo tử tiếp hợp, nhưng sinh sản vô tính bằng bào tử trần. Giá bào tử trần phát triển qua vỏ côn trùng và tạo thành bào tử trần ở bên ngoài, các bào tử trần này tung mạnh ra khỏi giá. Loài E. spherosperma Fres.gây bệnh trên côn trùng, ...Hiện nay nhiều loài nấm thuộc họ này được nghiên cứu ứng dụng trong các biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh cây trồng. Lớp Nấm thích ty ( Trichomycetes)Có thành phần glucid của vách tế bào là polygalactozamin - galactan, gồm một số ít loài ký sinh trên động vật có vỏ kitin. Lớp này gồm 4 bộ với khoảng 100 loài.

CÂU 10 PHN NGÀNH NẤM TÚI ( ASCOMYCOTINA)Cơ thể đơn bào hoặc tản dạng sợi có ngăn cách, sinh sản hữu tính bằng bào tử túi, sinh sản vô tính nếu có bằng bào tử trần, chủ yếu sống ở cạn, hoại sinh hoặc ký sinh thực vật bậc cao, trên động vật, gồm 4 lớp:1. Lớp Nấm túi trần ( Hemiascomycetes)Gồm các nấm túi nguyên sơ: chưa có thể quả số ượng bào tử túi trong mỗi túi không cố định (thường 4 hoặc 8), gồm các bộ Endomycetales và Taphrinales với khoảng 300 loài. Đại diện:- Chi Saccharomyces Meyen thuộchọ Saccharomycetaceae (hình 7.11) lànhững nấm túi trần, đơn bào, thường gọi lànấm men. Những nấm túi trần này hìnhtrứng hoặc hình cầu, sinh sản bằng cáchphân bào, tạo thành các chồi. Chồi tức là các tế bào con hoặc tách rời khỏi tế bào mẹ khi đã lớn, hoặc vẫn dính liền với tế bàokhông thuận lợi, nấm sinh sản hữu tính tạo thành túi bào tử trong có 4, đôi khi 8 bào tửtúi. Không có thể quả.Loài S. cerevisiae Meyen, thường gọi là men bia, dùng trong công nghiệp bia, nước giải khát, dùng làm "bột nở" để làm bánh mì, làm nguyên liệu cho các chế phẩm thuốc giàu vitamin (vitamin B1, B2, vitamin PP, vitamin D, v.v..) S. cerevisiae cũng được dùng làm vi sinh vật chỉ thị để định lượng vitamin B1, B3, B6,v.v... Trong họ Saccharomycetaceae, một số loài nấm men khác như Ashbya gossypii (Ash, et Now) Cif. et Frag. được dùng làm vi sinh vật chỉ thị định lượng các vitamin khác nhau..2. Lớp Nấm túi hợp ( Synascomycetes).Cũng gồm các Nấm túi nguyên sơ, các bào tử tập hợp thành đám (tương đương với túi) các đám b ào tử này lại tập hợp thành một dạng thể quả không hoàn chỉnh, khoảng 25 loài. Đại diện:- Chi Protomyces họ Protomycetaceae bộ Protomycetales 3. Lớp Nấm túi bào tầng ( Hymenoascomycetes) Gồm các nấm túi tạo thành thể quả có sợi bên, túi bào tử thuộc loại túi có vỏ một lớp, gồm các bộ Eurotiales, Elaphomycetales, Erysiphales, Meliolales, Coronophorales, Xylariales, Hypocreales, Cyteariales, Tuberales, Peziales, Phacidiales, Ostropales vàHelatiales, với khoảng một vạn loài. Đại diện:- Chi Claviceps (Fr.) Tul. thuộc họ Clavicipitaceae (hình 7.12) là những nấm túi bào tầng có thể quả chai tạo thành các trong các thể đệm hình gần cầu. Những nấm túi bào tầng này tạo thành các hạch nấm do một cơ quan của cây chủ (thường là bầu của nhụy hoa) biến đổi, trong có đầy sợi nấm và các chất dự trữ. Thể quả có sợi bên, vỏ túi bào tử một lớp, ký sinh ở một số cây thuộc họ Lúa ( Poaceae). Loài quan trọng nhất là C. purpurea (Fr.) Tul. thường được gọi là nấm cựa gà hoặc nấm cựa tím, ký sinh trên cây lúa mì, lúa khoả mạch. Về mùa xuân các sợi nấm bắt đầu phát triển trên bầu hoa của các hoa non, sau phát triển vào trong bầu, bầu bị biến đổi thành hạch nấm (thường gọi là cựa) có hình dạng một cái sừng nhỏ, rắn, màu tím. Các hạch nấm này sống qua mùa đông ở dưới đất, đến cuối mùa đông, hạch nấm nẩy sợi cho 10 - 30 thể đệm có cuống dài 1.5 - 4.0 cm. Cuống mang ở đỉnh thể đệm hình cầu, bên trong chứa những thể qủa chai, miệng quay ra ngoài. Các thể quả chứa các túi bào tử, ở đáy mỗi túi bào tử có 8 bào tử túi hình sợi chỉ, không ngăn vách. Khi túi chín vào đầu xuân, vỏ túi bị vỡ ra và các bào tử túi được giải phóng ra ngoài thể quả. Bào tử túi rơi vào bầu hoa của lúa mì hoặc lúa mạch, nẩy sợi và phát triển thành hệ sợi nấm mới. Hệ sợi nấm này có thể sinh sản vô tính ngay vào mùa xuân bằng bào tử trần, bào tử trần phát tán nhờ gió sang các bầu hoa khác và làm cho bệnh lan rộng ra nhanh chóng. Bầu hoa cuối cùng lại bị biến đổi thành hạch nấm, gây bệnh cho vụ lúa mì năm tới. Nấm cựa tím chứa nhiều ancaloit (ecgotinin, ecgotamin, v.v..) dùng làm thuốc co mạch máu các cơ trơn tử cung.Hiện nay để làm thuốc người ta cấy nấm vào lúa mì hoặc lúa mạch cách ly để thu hoạch các hạch nấm. - Chi Cordiceps Fr. kýsinh trên côn trùng kể cả ấutrùng của các côn trùng đó.Loài C. sinensis (Berk.) Sace.y học cổ truyền gọi là "đôngtrùng hạ thảo" có đệm nấmmọc ở đầu sâu bướm, màuxám, là một thuốc hiếm.- Chi Peziza (Dill.) L.thuộc họ Pezizaceae, là nhữngnấm túi bào tầng có thể quả đĩa khá lớn, sống hoại sinh trên các giá thể đó.- Chi Morchella Dill. thuộc họ Morchellaceae là những nấm túi bào tầng có thểquả đĩa dạng chụp nấm, gồm mũ và chân, s ống hoại sinh trên gỗ mục hoặc đất ẩm ở Sapa, loài Morchella sp. thường gọi là nấm dương, ăn được..4. Lớp Nấm túi xoang ( Loculoascomycetes) Gồm các nấm túi tạo thành thể quả không có sợi bên, có hoặc không có sợi bên giả, túi bào tử thuộc loại túi có vỏ hai lớp gồm các bộ Myrangiales, Dothideales, Pleosporales, Hyteriales, Microthyriales, với khoảng 2000 loài. Đại diện:- Chi Elsinoe Rac. thuộc họ Elsinoeaceae, là những nấm túi xoang có thể quảkín chứa trong thể đệm, ký sinh trên thực vật bậc cao. Loài E. fawcellii Bitanc et Jenk. gây bệnh sẹo ở các cây chanh, cam, quýt, làm lá và quả rụng nhiều. Ở những cây bị bệnh, lá có những vết nổi hình bư ớu màu trắng tro sau chuyển thành vàng nâu, quăn queo, cành và quả cũng có những bướu nhỏ màu nâu. Các bướu đó chính là các đệm nấm trong chứa các thể quả hình gần cầu.Lớp Laboulbeniomycetes gồm các nấm túi phân hóa hình thái đ ặc biệt (dạngthân sợi), tạo thành các gai nhỏ hoặc các cụm lông trên cơ thể vật chủ là côn trùng, gồm bộ Laboulbeniales với khoảng 1500 loài. Đại diện:Ceratomyces sp., họ Ceratomycetaceae, bộ Ceratomycetales

Câu 11. PHÂN NGÀNH NẤM ĐẢM  Tản là hệ sợi nấm ngăn vách, sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm, sinh sản vô tính nếu có bằng bào tử trần, thường có thể quả dạng chụp nấm (hình 7.13, 7.14), sống hoại sinh hoặc ký sinh, gồm 3 lớp:.1. Lớp Nấm đảm trần ( Teliomycetes) Gồm các Nấm đảm không có thể quả, đảm ngăn vách ngang, trong chu trình phát triển của các Nấm đảm này thường có giai đoạn bào tử nghỉ và đảm được tạo thành do sự nảy sợi của các bào tử nghỉ này. Ký sinh trên thực vật bậc cao, gồm các bộ Ustilaginales (bộ Nấm than) và bộ Uredinales (bộ Nấm gỉ) với khoảng 5000 loài- Chi Ustilago (Pers.) Rouss. thuộc họ Ustilaginaceae (họ Nấm than) có bào tử áo là giai đoạn bắt buộc trong chu trình phát triển, hình cầu hoặc gần cầu, nhẵn, có gai hoặc sần sùi, nâu hoặc nâu đen, gây bệnh than nhiều loài cây trồng như lúa mì, lúa mạch, ngô, mía, v.v...Loài U. viridis ký sinh trên cụm hoa cây niễng ( Zizania latifolia). Bộ phận bị phình ra thường gọi là củ, ăn được. Bào tử áo của một số loài thuộc chi Ustilago như U.tritici (Pers). Rostr, ký sinh trên lúa mì, lúa mạch được coi là có độc tố gây rối loạn thần kinh, gây trụy thai cho trâu bò, cừu, v.v...- Chi Puccinia Pers, thuộc họ Pucciniaceae có bào tử động màu đen, ở dưới lớp biểu bì của cây chủ phát tán ra ngoài khi lớp biểu bì bị nứt vỡ. Loài P . graminis Pers, có chu trình phát triển trên cây hoàng liên gai ( Berberis vulgaris) và cây lúa mì. Loài P.thwaitesii ký sinh trên lá cây thanh táo ( Justicia gendarussa). Trong họ Pucciniaccae còn có chi Hemileia Berk. et Br. với loài H. vastatrix Berk. et Br. gây bệnh gỉ sắt ở cây cà phê ( Coffea sp.) và thường gây tác hại lớn cho loại cây công nghiệp này. .2. Lớp Nấm đảm ngăn (Đảm đa bào) ( Heterobasidiomycetes) Gồm các Nấm đảm có thể quả. Đảm ngăn vách dọc (các bộ Tremellales, Tulasnellales, Dacrymycetales) hoặc ngăn vách ngang (bộ Auriculariales). Trên mỗi ngăn của đảm có một cuống nhỏ với một bào tử đảm ở đầu. Phần lớn hoại sinh, gồm khoảng 300 loài.

- Chi Auricularia (Bull). Fr. (Mộc nhĩ) thuộc họ Auriculariaceae (họ Mộc nhĩ) có thể quả dạng cái tai, có lớp ngoài dai, bên trong có chất keo. Đảm thường 4 ngăn nằm trong phần có chất keo, mọc trên các thân cây gỗ mục nát. Một số loài được trồng hoặc thu hái ngoài tự nhiên dùng làm thực phẩm, như A. auricales (L.ex Méz) Underw,..3. Lớp Nấm đảm mở ( Hymenobasidiomycetes) Gồm các nấm đảm tạo thành thể quả chứa các đảm lộ ra ngoài khi trưởng thành.Đảm không ngăn vách. Một số nhỏ ký sinh, phần lớn hoại sinh, có thể quả lớn, nhiều loài phá hoại gỗ, một số loài ăn được, gồm các bộ Exobasidiales (chưa có thể quả, ký sinh), Thelephorales, Clavariales, Hydnales, Polyporales, Boletales, Cantharellales và Agariales, với khoảng 4700 loài. Đại diện:- Chi Exobasidium Wor. thuộc họ Exobasidiaceae với loài E. vexans Mess gây bệnh phồng lá chè ( Thea sinensis) và gây thiệt hại nhiều cho loài cây trồng này. Nấm gây bệnh ở lá, cành non và quả non. Trên lá non, nấm tạo thành những chấm tròn màu vàng nhạt hay màu hồng, sau phồng lên ở mặt dưới lá, chứa các đảm ở có khoảng gian bào dưới lớp biểu bì của lá. Mỗi đảm tạo thành 2 - 6 bào tử đảm hình thoi không màu.Ngoài cách diệt các ổ bệnh (hái và đốt các phần cây bị bệnh), có thể dùng dung dịch Bóc đô để phun trên những cành lá còn non khi cây mới bị bệnh hoặc khi trong vùng có bệnh. - Chi Ganoderma Karst, thuộc họ Nấm lỗ ( Polyporaceae), tạo thành chụp nấm với chân dài đính lệch, mặt trên mũ và chân đỏ bóng, nâu đen, bào tử đảm có hai lớp vỏ, đầu tù. nấm Linh chi ( G. lucidum (Leyss) Karst.), loài G. australe (Fr.) Pat và các loài lân cận thường được gọi là nấm lim vì các nấm đó mọc trên thân cây gỗ lim ( Erythrophlaeum fordii) và những cây có lá rộng khác, là những nấm độc, y học cổ truyền dùng làm thuốc ngoài da, (mài ra), chữa mụn nhọt ở vú. Loài G. oregonense Fr.đã được phát hiện có chất kháng sinh oregonesin. Họ Polyporaceae và các họ lân cận gồm nhiều loài phá hoại gỗ.- Chi Amanita (Pers.) Gray thuộc họ Amanitaceae, gồm các loài có chụp nấm màu vàng xanh hoặc sặc sỡ ở mặt trên mũ, phiến mỏng trắng hoặc màu vàng xanh, trên  chân cỏ vòng (dấu vết của bọc riêng) và ở gốc chân có bao gốc (bọc chung). Chi nấm này gồm một số nấm độc nguy hiểm nhất như A. phalloides (Vaill.) Seer., A. pantherina (DC.) Quél., A. muscaria (L.) Gray, v.v…Trong các loài trên nguy hiểm nhất là loài A. phalloides gây ra 80% các vụ ngộ độc nấm chết người, vì các triệu chứng ngộ độc xuất hiện chậm (8 - 20 giờ sau khi ăn) không biết sớm để cứu chữa và cũng vì các chất độc có độc tính cao. Các chất độc chủ yếu là amanitin và phaloidin, gây ngộ độc gan và thần kinh giao cảm. Trong họ Agaricaceae và các họ lân cận trong bộ Agaricales, còn một số loài nấm độc nguy hiểm ít hay nhiều, đồng thời cũng có nhiều loài nấm ăn, có giá trị kinh tế cao như nấm hương ( Lentinus edodes (Berk). Sing.), nấm sau sau ( Lentinus tigricus Fr.), nấm rơm ( Volvariella esculenta), nấm mỡ ( Agaricus campestris L.ex Pr.), v.v...4. Lớp Nấm đảm kín (Gasteromycetes)Gồm các Nấm đảm có đảm không ngăn vách, được tạo thành trong các thể quả hoàn toàn kín. Bào tử đảm chỉ được giải phóng ra ngoài khi vỏ quả thể đã nứt hoặc vỡ. Lớp này gồm các bộ Protogastrales, Hymenogastrales, Podaxales, Sclerodermatales.Nidulariales, Lycoperdales, và Phallales. Phần lớn hoại sinh, có khoảng 700 loài. Đại diện:- Chi Lycoperdon (Tourn.) Pers. thuộc họ Lycoperdaceae gồm một số loài ăn được, thường mọc ở bãi cỏ, trên đất rừng. Loài L. pyriforme (Shaeff.) Pers. có thể quảhình quả lê, mặt ngoài nhẵn. Loài L. echinatum Pers. có thể quả gần cầu, mặt ngoài phủ bởi các gia dài, mềm.Trong họ Lycoperdaceae một số loài thuộc chi Calvati a Fr. đã đư ợc nghiên cứu chữa một số loại u ác tính, loài C. lilacina (Berk. el Mont.) Henn. thường gọi là nấm bọc, có thể quả hình cầu, hình quả đu đủ, màu trắng, sau chuyển màu hồng, thường mọc ở đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, ăn được.

Câu 12. PHN NGÀNH NẤM BẤT TOÀN ( DEUTEROMYCOTINA, FUNGI IMPERFECTI) Gồm các loài Nấm có tản là hệ sợi ngăn vách, sinh sản vô tính bằng bào tử trần.Không có hoặc chưa biết các bào tử hữu tính. Theo danh pháp quốc tế về thực vật hiện nay, các chi và loài Nấm bất toàn hiện nay đã bi ết cách sinh sản hữu tính (bào tử túi hoặc bào tử đảm) có thể mang hai tên, một tên cũ thuộc lớp Nấm bất toàn, một tên khác xếp vào lớp nấm có bào tử hữu tính tương ứng. Theo nhiều nhà nấm học hiện nay, chi và các loài ở Nấm bất toàn không phải là chi và loài trọn vẹn. (vì không có hoặc chưa biết giai đoạn hữu tính) nên không đựợc xếp vào các họ, các bộ như ở các lớp Nấm khác, Vì vậy hệ thống phân loại nấm bất toàn dùng các đơn vị phân loại riêng (trừ loài và chi): phân nhóm, nhóm. Phân ngành Nấm bất toàn gồm 3 nhóm: Nhóm Coelomycetes gồm các nấm bất toàn có giá bào tử trần ở trong các túi giá hoặc đĩa giá, hầu hết ký sinh trên thực vật bậc cao, gồm các phân nhóm Nấm đĩa giá ( Acervulomycetidae) và Nấm túi giá ( Pycnidomycetidae), có khoảng 700 loài- Chi Colletotrichum Cda. gồm các nấm đĩa giá tạo thành sợi nấm có ống mút đâm vào trong các tế bào cây chủ. Đĩa giá ở dưới biểu bì với các sợi cứng xung quanh đĩa hoặc xen lẫn với giá bào tử trần. Bào tử trần không ngăn vách, trong suốt, hình trứng. Sợi mầu nâu sẫm, có gai. Giai đoạn nấm túi thuộc chi Glomerella Schr. Loài G.Gossypii Edg. là nguyên nhân gây bệnhthán thư bông.Nhóm Hyphomycetes gồm các loài nấm bất toàn tạo thành các giá bào tử trần mọc từ các sợi nấm không nằm ở trong các dạng hình thái riêng biệt (túi giá, đĩa giá), hoại sinh ở đất và các vật liệu, sản phẩm hữu cơ, hoặc ký sinh thực vật, động vật, gồm các phân nhóm Arthrohyphomycetidae, Blastohyphomycetidae, Euhyphomycetidae, và là nhóm quan trọng nhất trong lớp Nấm bất toàn về số lượng loài cũng như v ề ý nghĩa kinh tế, có khoảng 7500 loài, gốm 3 phân nhóm:Phân nhóm Arthrohyphomycetidae - Chi Geotrichum Link có hệ sợi mầu trắng, ngăn vách; bào tử trần không ngăn vách, không màu, hình trụ tròn đầu, được tạo thành do sự phân đoạn các sợi nấm. Phần lớn các loài sống hoại sinh ở đất. Loài G. candidum ký sinh và gây bệnh ở người, động vật.Phân nhóm Blastohyphomycetidae. Phân nhóm này gồm nhiều loài ký sinh cây trồng, một số hoại sinh ở đất. Đại diện:- Chi Helminthosporium Link ex Fr. Loài H. oryzae Br. de Haan gây bệnh tiêm lửa. Bệnh làm lá lúa khô lại, màu nâu đỏ, nom như bị cháy, hạt lúa lép, màu xám. Bệnh đã gây một số thiệt hại về mùa màng ở một số vùng nước ta.- Chi Cladosporium, loài Cladosporium herbarum Link et Fr. Thường sống hoại sinh trên các loại cơ chất, đôi khi ký sinh trên thực vật - Chi Beauveria, Loài bassiana (Bals.-Criv) Vuill. Hệ sợi màu trắng hay hơi hồng; khuẩn lạc dạng bột. Giá bào tử trần thường không phân nhánh, thường tụ tập lại thành đám ở gốc, các bào tử trần được hình thành theo kiểu hợp trục, hình trứng hay hình bầu dục (hình 7.15). Thường ký sinh trên tằm và một số côn trùng và thực vật.- Chi Curvularia, Loài Curvularia lunata (Wakker) Boedijin (hình 7.16) có thể ký sinh hoặc hoại sinh trên đất trồng trọt và các sản phẩm giàu cellulose.Phân nhóm Euhyphomycetidae là nhóm lớn nhất về số lượng loài trong nhóm Hyphomycetes. Phân nhóm này gồm nhiều loài hoại sinh, cũng g ồm nhiều loài ký sinh thực vật, động vật.- Chi Aspergillus Link  là một trong những chi nấmthường gặp ở đất, không khí, nhiều cácloại cơ chất khác nhau; có giá bào tử trần mọc thẳng từ sợi nằm ngăn cách không phân nhánh, tận cùng bằng một đỉnh phồng lớn gọi là bọng đỉnh giá. Trên mặt bọng đỉnh giá có một hàng tế bào sinh bàotử trần, gọi là thể bình (phialid) hoặc một hàng cuống thể bình trên đó có các thểbình. Thể bình mang chuỗi bào tử trần ở miệng. Bào tử trần không ngăn vách phần lớn không màu hoặc màu nhạt có hình cầu hoặc hình trứng.Một số loài có hoạt tính enzym cao (amylasa, proteasa, v.v..) được dùng trong công nghiệp thực phẩm chế biến thức ăn cổ truyền như A. oryzae (Ahbl.) Cohn cúc gạo), A. niger Tiegh. (nấm cúc đen), v.v… Một số loài có độc tố (aflatoxin) có khả năng gây ung thư gan như A. flavus Link (nấm cúc vàng) hoặc gây bệnh như A.fumigatus Fres. (nấm cúc xám khói) gây bệnh lao phổi giả, v.v… Một số loài có hoạt tính kháng sinh như fumagilin do một số chủng của A. fumigatus tạo thành được dùng trong điều trị bệnh lỵ amip và một số bệnh do động vật nguyên sinh gây ra- Chi Penicillium Link (chi Nấm chổi) (hình 7.18) cũng là một trong số chi nấm thường gặp ở đất và cũng có m ặt trên nhiều loại cơ chất khác nhau, có giá bào tử trần mọc thẳng từ sợi nấm đơn độc hoặc tạo thành bó giá. Giá hoặc không phân nhánh và mang ở đỉnh một cụm thể bình hoặc phân nhánh 1 - 2 - 3 lần ở đỉnh và đôi khi ở phần ngọn thân giá. Trong trường hợp sau, mỗi nhánh ở lần phân nhánh cuối cùng cũng mang một cụm thể bình. Thể bình tạo thành chuỗi bào tử trần ở miệng. Bào tử trần không ngăn vách, phần lớn không màu hoặc màu nhạt, hình cầu hình trứng, hình trụ..v.v.. Môt số loài nấm có hoạt tính kháng sinh, đặc biệt các loài. P. chrysogenum Thom và P.notatum Westling cho penicillin là kháng sinh lần đầu tiên được dùng làm thuốc, một số loài được dùng trong công nghiệp thực phẩm (làm pho mát) như P. roqueforti Sopp hoặc có độc tố nguy hiểm như P. islandicum Soop,...- Chi Fusarium Link (chi Nấm liềm): Loài F. moniliforme Sheld. là nguyên nhân gây bệnh lúa von (hình 7.19)Nhóm Agonomycetes gồm các nấm bất toàn chỉ có hệ sợi nấm và vàihình thái  đặc biệt của hệ sợi nấm đó,không có bào tử trần nhóm này chỉ có 200loài, Đại diện:-Chi Rhizoctonia, loài Rhizoctoniasolani Kuln. là nấm phát triển ở phần cổrễ của các cây bông ( Gossypium sp. ), gây bệnh lở cổ rễ.

Câu 13 VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NẤM Vai trò chính của Nấm trong thiên nhiên là tác nhân phân huỷ: 1. Phân huỷ các mảnh vụn hữu cơ:Cũng như tất cả các tác nhân phân huỷ hữu cơ khác (Vi khuẩn, Động vật), Nấm có hoạt động thoái biến cao, tiêu hao một số lượng lớn năng lượng, khi thoái hoá các phân tử hữu cơ phức tạp, nhờ có nhiều enzym, chúng giải phóng các phân tử vô cơ.Những yếu tố này khi trở về đất hay không khí lại có thể được sử dụng lại bởi các tác nhân sản xuất cấp một (các sinh vật tự dưỡng).Nấm đóng góp tích cực vào sự hoá mùn: trong quá trình này, lớp vụn cây ở dưới tán rừng được phân huỷ.2. Tiết ra những yếu tố tăng trưởng và những chất kháng sinh: Trong tất cả các môi trường mà chúng có mặt, nấm cũng như vi khu ẩn còn là những tác nhân cân bằng, có tác dụng hợp lực hay đối kháng; sự hợp lực do tạo thành các yếu tố tăng trưởng, sự đối kháng bởi sự tạo ra các chất kháng sinh.4.2.ỨNG DỤNG CỦA NẤM TRONG ĐỜI SỐNG VÀ NGÀNH Y DƯỢC1. Nấm có ích- Nấm ăn được dùng chế biến thức ăn cổ truyền (nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm, …).- Nấm dùng trong công nghiệp thực phẩm ( Aspergillus oryzae, Saccharomyces cerevisiae, Mucor spp., v.v…) công nghiệp dược như Penicillium notatum…, dùng làm thuốc như nấm Linh chi, Ngân nhĩ, Đông trùng hạ thảo, Cựa khoả mạch, Phục linh,…) 2. Nấm có hạiMột số nấm gây bệnh đối với người và gia súc (bệnh nấm, bệnh ngộ độc do nấm, dị ứng do nấm, ngộ dộc do ăn những loài nấm độc)- Nấm gây bệnh cây ( Phytophthora infestans, Giberella fugifuroi, Hemileia vastatrix, v.v…)- Nấm phá huỷ nguyên vật liệu, các sản phẩm công nông nghiệp. (vật liệu xây dựng, thực phẩm, thuốc, vải, giấy, da, đồ dùng điện, điện tử, văn hoá phẩm, v.v…)- Nấm độc:- Các độc tố nấm như aflatoxin, avecxin, rugulosin thương có trong các thực phẩm như bột, lạc, gạo bị nhiễm nấm Aspergillus flavus..., A. versicolor,... gây độc đối với gan của gia súc và người- Nấm độc gây chết người: chỉ có rất ít nhưng rất nguy hiểm. Chất độc vẫn còn lại sau khi nấu nướng, tác dụng của chúng rất chậm. Khi dấu hiệu ngộ độc biểu hiện thì đã quá muộn để can thiệp có hiệu quả ( Amanita phalloides, Amanita virosa, Amanita verna).- Nấm không chết người: chúng cũng có kh ả năng gây độc chết người như các nấm trên, nhưng các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi ăn, cho phép người ta đối phó được. Người ta phân biệt thành 4 loại ngộ độc Nấm:• Rối loạn thần kinh và dạ dày, ruột ( Amanita pantherina)• Viêm dạ dày ruột ( Entoloma lividum)• Tiêu huyết ( Gyronema esculenta)• Tan rã các sợi cơ và co giật ( Claviceps purpurea). Phương pháp chẩn đoán tốt nhất là việc xác định nấm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro