Sử giữa kì I

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Trong tiến trình lịch sử thế giới, các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có ý nghĩa như thế nào?
• Đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; thủ tiêu những tàn dư phong kiến, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, mở ra một thời đại mới cho nhân loại.
• Đặt nền móng cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa:  xóa bỏ những trở ngại đối với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
• Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, xã hội: góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, xã hội, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của nhân loại.
2. Vì sao trong các cuộc cách mạng tư sản, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là "đại cách mạng"?
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc "đại cách mạng". Vì:
- Nhờ giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo, sự tham gia tích cực và sáng tạo của quần chúng nhân dân (chủ yếu là nông dân và dân nghèo thành thị), cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu rộng trong tiến trình lịch sử châu Âu và có ý nghĩa quốc tế lớn lao:
+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới (Lá cờ tự do bình đẳng, bắc ái, tuyên ngôn nhân quyền, Trào lưu Triết học ánh sáng), làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi "thế kỉ Ánh sáng".

+Khiến chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu

+Mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,...
3. Những tiềm năng và giới hạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
* Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại
Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là:
+ Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.
+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của CM KH-CN, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sx, đồng thời không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
* Tiềm năng:
Được biểu hiện trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại, phát triển,....
+ Kinh tế:
.Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học – công nghệ, cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.
.Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có nền tảng pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành kinh tế - xã hội tương đối ổn định.
.Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi để tiếp tục tồn tại, phát triển. 

+ Khoa học kĩ thuật:
. Các nước tư bản khởi đầu các cuộc CMCN => ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu
KHCN vào đời sống, xã hội
. Các nước tư bản là trung tâm KHCN của thế giới => ưu thế nghiên cứu, ứng dụng KHKT

* Thách thức: Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
- Phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu

VD: khủng hoảng năng lượng; tình trạng biến đổi khí hậu,...
- Phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải

VD: khủng bố, phân biệt chủng tộc,...
- Không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
4. Theo em, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam có thể tiếp thu những bài học gì từ chủ nghĩa tư bản hiện đại?

-Các thành tựu văn hóa, văn minh

-Kinh nghiệm quản lí, tổ chức sx

-Các thành tựu về KHKT, KHCN thông qua sự chuyển giao công nghệ

-Các lý luận tiên tiến để hoàn chỉnh, kiện toàn luật pháp

-Các chính sách, pháp luật về kinh tế để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu

- Công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... 

- Kinh nghiệm phát triển văn hóa, xã hội,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro