kiemtoanhdfull

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG I. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN.

*K/niệm KTHĐ: Là một loại hình KD hướng vào việc đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ, hiệu quả của hoạt động và hiệu năng của quản lý các hoạt động đã, đang và diễn ra trong một tổ chức, cơ quan.

* KTHĐ có thể có cả các yếu tố của kiểm toán thông tin, cả các yếu tố của kiểm toán tuân thủ.

 KTHĐ được hiểu như sau:

KTHĐ thuộc kiểm toán, do đó cũng có chức năng bày tỏ ý kiến. Tuy nhiên chức năng này được cụ thể theo hướng thẩm định và đánh gía

Đối tượng của KTHĐ là những hoạt động cụ thể.

Mục tiêu của KTHĐ:

+ KT hiệu lực hệ thống thông tin và quản trị nội bộ (kiểm toán hiệu lực).

+ KT hiệu quả hoạt động (kiểm toán hiệu quả).

+ KT hiệu năng quản lý (KT hiệu năng), chú ý cả hiện tại và tương lai.

T/hiện chức năng đánh giá các mặt nhằm “ cải thiện tình hình” hay “tối đa hóa hiệu quả, toàn dụng hóa thông tin và tối ưu hóa các mô hình kiểm toán ra quy định”.

Tính chất: KTHĐ chủ yếu mang tính chất nội bộ

KT Nhà nước: quản lý tài sản Nhà nước, kiểm tra, đánh giá khách quan.

KT Nội bộ: đánh giá hoạt động trong doanh nghiệp, phục vụ quản lý.

Quan hệ chủ thể khách thể

KT Nhà nước: lĩnh vực công với các hoạt động huy động, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, các tài sản công khác.

Kiểm toán Nội bộ: lĩnh vực tư kiểm toán các hoạt động KD của DN

*Sự khác biệt của KTHD và KTTC: ở đối tượng KT cụ thể, chức năng KT

2. Đặc điểm của chức năng KTHĐ, ứng dụng phương pháp KT trong KTHĐ

+ Chức năng chung: Xác minh và bày tỏ ý kiến.

+ Với từng đối tượng cụ thê: là những hoạt động tác nghiệp của DN hoặc toàn bộ hoạt động hành chính công thì chức năng chính thường xác định là thẩm định, đánh giá.

    Nội dung của thẩm định, đánh giá:

1) Mô tả, lý giải sự có mặt hoặc vắng mặt (tần suất mức độ của đặc tính cần đánh giá (số lượng, thái độ, ký năng, nhu cầu

2)Đo lường mức độ tồn tại cụ thể của một vật, một hiện tượng làm cơ sở cho kết luận của cuộc kiểm toán đã đạt được

3) Nhận xét tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của phương án

- Hình thức thực hiện: lưu ký, lưu đồ.

- Thử nghiệm nội vụ sử dụng phổ biến trên cả 2 phương diện: thực

 nghiệm đạt yêu cầu và thực  nghiệm độ tin cậy.

- Thử nghiệm tần suất và thực nghiệm về tính thường xuyên của các trình tự tạo ra kết quả.

- Thử nghiệm đạt yêu cầu và thực nghiệm độ tin cậy thường xuyên thực hiện. Đặc biệt thử nghiệm phân tích cũng được thực hiện không chỉ cho những trình tự (về số lượng) mà cả cho những trình tự quản lý những phương án điều hành. Do đó, phương thức kiểm toán hoạt động thường là phương thức kiểm toán chi tiết.

- Phương pháp kỹ thuật được thực hiện: quan sát kết hợp khảo sát, thăm dò, phỏng vấn, gửi phiếu xác nhận hoặc xem xét từ đầu.

Đến cuối và ngược lại … được sử dụng rất phổ biến.

 

Từ bước một các thông tin đã được lượng hóa, khái quát hóa hoặc chi tiết trình tự hóa cùng với kết quả khảo sát tính thường xuyên của các trình tự.

- tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn cụ thể

+ Thuộc tính có thể lượng hóa được: tiêu chuẩn cần phải có một trị số cụ thể.

+ Thuộc tính không thể lượng hóa được: là một qua tắc cụ thể.

- Đo lường trong kiểm toán hoạt động như một quá trình ứng dụng các phương án đối chiếu trên cơ sở số lượng hóa hoặc quy tắc hóa vận động của sự vật hiện tượng cần đánh giá.

Trình tự thực hiện:

1) Xác định mục tiêu đo lường (trên cơ sở mục tiêu chung của kiểm toán cụ thể)

2) Xác định đối tượng đo lường (trên cơ sở nghiên cứu các thuộc tính đặc trưng cho đối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán).

3) Xác định hệ thống tiêu chí để xác định tiêu chuẩn đo lường thích hợp với mục tiêu và đối tượng đo lường. Tiêu chuẩn này không chỉ là những số gốc mà cả những “quy tắc gốc”.

4) Chọn mẫu các đơn vị đo lường cùng các kỹ thuật đo lường phù hợp với từng loại mẫu trong từng trường hợp cụ thể.

5) Tổ chức thực hiện.

Quá trình hình thành ý kiến đánh giá về mức độ đạt được và kiến nghị các giải pháp cải tiến các trình tự.

+ Phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng.

- Cần phân tích soát xét.

+ Thử nghiệm tần suất để đánh giá chất lượng của các trình tự, các phương pháp điều hành và các phương pháp tổng  hợp.

 

 

3. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động.

* Soát xét và nhận định hiệu lực của kiểm soát quản trị nội bộ.

Hiệu lực: Quy định sức mạnh gây nên một kết quả; hiệu lực việc có giá trị điều tiết chi phối. Cụ thể như sau:

- Nhận định hiệu quả và thành  tích của các hệ thống thông tin và tổ chức được thiết lập cho hoạt động của doang nghiệp về các phương pháp điều hành.

- Nhận định đi đến ý kiến về chất lượng của công cụ,dó đó đề xuất về các trình tự, đườn truyền, chu trình…

Nhằm nâng cao hiệu quả; độ tương xứng của tổ chức và các phương pháp điều hành.

Sự khác biệt về đánh giá kiểm soát nội bộ trong KTHD và KTTC

Chỉ tiêu

Kiểm toán taichinh

Kiểm toán hoạt động

Về mục tiêu

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ là phương tiện để đạt tới đích của kiểm toán tổ chức. Kiểm toán tổ chức đánh giá hệ  thống kiểm soát nội bộ là nghiên cứu sự hiện diện và hoạt động của quy chế kiểm soát với các yếu tố và cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá trọng yếu và rủ ro, xây dựng kế hoạch và lựa chọn thủ tục kiểm toán

Đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ là đích của mục tiêu kiểm toán. Kiểm toán hoạt động đi sâu vào tổ chức thường xuyên của các nhiệm vụ tạo nên các quy trình cùng các cách thức đã và đang áp dụng để tạo ra hiệu lực( qua điểm mạnh và yếu ) của kiểm soát.

 

Đối tượng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Quan tâm tới toàn bộ hoạt động tổ chức trong toàn bộ quy chế kiểm soát nội bộ

Quan tâm tới nguồn lực đã có và cần có để đảm bảo hệ quả của hoạt động, của thông tin và của quản lý.

Trình tự đánh giá

Kiểm toán tổ chức thường bắt đầu từ kết quả để lựa chọn thử nghiệm áp dụng

Kiểm toán hoạt động xem xét tuần tự diễn biến của các nhiệm vụ đó.

Phạm vi khảo sát

Kiểm toán tổ chức trước hết quan tâm tới diện rộng(toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán).  

Kiểm toán hoạt động tập trung chú ý tới các nhiệm vụ xảy ra trong bộ phận được lực chọn kiểm toán.

Về hướng kết luận

Kiểm toán tổ chức quan tâm tới tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát đối với độ tin cậy của thông tin.

Kiểm toán hoạt động hướng tới hiệu quả cụ thể của các quy trình và phương pháp kiểm soát.

*Xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động:

- Hiệu quả: mối tương quan đầu vào khan hiếm với đầu ra là hàng hóa và dịch vụ.

- Mối tương quan này được đo lường:

+ Theo hiện vật: hiệu quả kỹ thuật.

+ Theo chi phí: hiệu quả kinh tế.

- Khái niệm hiệu quả được dùng làm một tiêu chuẩn để xét xem các tài nguyên được các thị trường phân phối như thế nào?

- Hiệu quả gắn liền với tính kinh tế. Nhận định hiệu quả và tiết kiệm là nhận định về sức sản xuất và sức sinh lời của các nguồn lực qua việc tìm hiểu, xem xét những điều kiện hoạt động.và những quy định cùng việc tổ chức mua sắm, huy động, sủ dụng các nguồn lực trong quan hệ với đầu ra.

* Nghiên cứu và nhận định hiệu năng quản lý.

1) Mức đảm bảo các nguồn lực trong hiện tại và tương lai so với yêu cầu của các mục tiêu đã đặt ra.

2) Mức phù hợp giữa các kết quả cả trong hiện tại và tuơng lai so với các mục tiêu đã đặt ra

- Hiệu năng là một khái niệm, định lý, ứng dụng trong các mục tiêu cụ thể có thể đo lường, nhận định, cải tiến.

- Hiệu năng chỉ rõ mối quan hệ nguồn lực và kết quả; giữa mức độ thực hiện với mức độ dự kiến của các mục tiêu.

* Mối quan hệ giữa các mục tiêu.

-   3E   có mối quan hệ hữu cơ trong một cuộc kiểm toán hoạt động. Đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề cho đánh giá hệ quả hoạt động và hiệu năng quản lý.

 -  3E     có tính định lý tương đối song giữa chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ trong nghiên cứu đánh giá một hoạt động cụ thể.

4. Quan hệ giữa kiểm toán hoạt động và kiểm toán tổ chức.

Tiêu chí / Loại hình

Kiểm toán tài chính

Kiểm toán hoạt động

Mục tiêu tổng quát

Chất lượng thông tin (độ tin cậy, hợp lý, hợp pháp).

3E

Đối tượng cụ thể

Các bảng khai tổ chức (Các BTTC, quyết toán phương án, công trình, quyết toán ngân sách…) đã hoàn thành.

Các hoạt động cụ thể (hoạt động cung ứng, snar xuất, tiêu thụ, thanh toán…) về tổ chức và phi tổ chức đã và đang được thực hiện.

Vận dụng phương pháp kiểm toán

Vận dụng tổng hợp các phương pháp chứng từ và ngoài chứng từ để hình thành các trắc nghiệm, thử nghiệm thủ tục kiểm toán về chất lượng (độ tin cậy, hợp lý, hợp pháp) của thông tin).

Vận dụng tổng hợp các phương pháp kiểm toán kết hợp phương pháp thống kê, dự báo để hình thành các trắc nghiệm ( kể cả thử nghiệm tần suất, đo lường , phương thức kể cả phương thức trình tự).

Phạm vi khảo sát

Chủ yếu là các yếu tố liên quan đến chất lượng thông tin tổ chức đã qua trong toàn bộ khách thể kiểm toán.

Toàn bộ hoạt động đã và đang thực hiện trong phạm vi được kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu điển hình hoặc trọng điểm

Đối tượng sử dụng kết quả.

Tất cả những người quan tâm (chủ sở hữu, cơ quan nhà nước).

Chủ yếu cho nhà quản lý trong đơn vị.

 

 

 

 

Chương 2: Chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động:

Chuẩn mực chung của kiểm toán như một hệ thống pháp lý làm thước đo, điều tiết kiểm toán trong mối quan hệ với các hoạt động khác, là cơ sở tổ chức kiểm toán hoạt động. Do kiểm toán hoạt động có đối tượng cụ thể nên chuẩn mực chung cần được cụ thể hóa với những phương pháp kỹ thuật cụ thể và với mục tiêu cụ thể của kiểm toán hoạt động.

Đối tượng cụ thể của kiểm toán hoạt động rất đa dạng nên chuẩn mực kiểm toán hoạt động không thể xây dựng chung làm cơ sở cho mọi cuộc kiểm toán.

Kiểm toán hoạt động cần có những chuẩn mực định hướng chung cho những cuộc kiểm toán riêng biệt. Chuẩn mực này gồm có 2 phần:

+ Phần chung cho mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực chung được chấp nhận phổ biến.

+ Phần đặc thù cho từng loại hoạt động theo quy định có liên quan đến hoạt động được kiểm toán.

Kiểm toán hoạt động cần chuẩn mực để hướng  dẫn hành  vi, đo lường chất  lượng hoạt động, tiêu chuẩn để đánh giá trình tự, phương pháp điều hành, kết quả hoạt động.

Tiêu chuẩn là những quy cách kỹ thuật, thuộc tính, đặc tính thống nhất cho 1 sản phẩm, dịch vụ làm mẫu mực, cơ sở để đo lường, đánh giá hoặc làm căn cứ để thực hiện. Là kết quả cụ thể của công tác tiêu chuẩn hóa do một cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, gồm tiêu chuẩn kỹ thuật,  tiêu chuẩn tính năng.

Tiêu chuẩn hóa là việc quy định, áp dụng định mức, quy tắc nhằm điều chỉnh lĩnh vực hoạt động nhất định của con người để đạt mức tiết kiệm tối ưu, tuân thủ những điều kiện hoạt động, yêu cầu của kỹ thuật an toàn…

Trong kiểm toán hoạt động có nhiều đối tượng cụ thể thiếu vắng những chuẩn mực, trong trường hợp này kiểm toán hoạt động phải lựa chọn thước đo tương đương, thậm chí phải xây dựng dù mang tính chủ quan tiêu chuẩn làm căn cứ để xem xét, đánh giá.

Những chỉ tiêu, tiêu chí hình thành tiêu chuẩn Kiểm Toán Hoạt Động:

Chỉ tiêu là xác  định về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất một hiện tượng kinh tế, xã hội cụ thể. Chất lượng là nội dung kinh tế của chỉ tiêu, mang tính ổn định tương đối, số lượng là trị số của chỉ tiêu, thường xuyên thay đổi. Nhưng chỉ tiêu cần đảm bảo tính so sánh được giữa trị số thực tế -  trị số tiêu chuẩn vì vậy phải cùng nội dung, phương pháp tính, phạm vi, đơn vị tính, các đơn vị có điều kiện tương tự nhau hay cần phải lượng hóa được. Nếu không lượng hóa được dùng quy tắc để đưa ra đánh giá định tính.

Để đánh giá 1 hoạt động có những thuộc tính khác nhau với nhiều bộ phận cấu thành và theo những mục tiêu khác nhau cần có những phân hệ tiêu chí khác nhau đó là những chỉ tiêu hay quy tắc được phân loại theo tiêu thức hay thuộc tính được chọn để nghiên cứu.

Chuẩn mực kiểm toán hoạt động

Nguyên tắc chung trong việc cụ thể hóa và áp dụng chuẩn mực chung:

Thực hiện KTHĐ là thực hiện chức năng thẩm định đánh giá độc lập, khách quan trung thực về hiệu lực của hệ thống quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. KTHĐ trước hết cần đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến về kiểm toán viên, về thực hành kiểm toán và về báo cáo kiểm toán.

Hoạt động cụ thể thuộc đối tượng  kiểm toán bao gồm cả hoạt động tài chính và hoạt động phi tài chính lại được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên ngoài chuẩn mực còn có những văn bản pháp lý khác điều tiết kiểm toán hoạt động.

Chuẩn mực chung về kiểm toán viên trong KTHĐ:

Tính độc lập: độc lập với ý nghĩa thoát khỏi mọi ràng buộc để kết luận kiểm toán đảm bảo tính khách quan

+ Về mặt pháp lý: KTHĐ do kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên bên ngoài thực hiện:

Với kiểm toán viên nội bộ cần tránh sự lệ thuộc vào đơn vị được kiểm toán

Với kiểm toán viên bên ngoài: địa vị pháp lý này cần được khẳng định trong luật kiểm toán hoặc luật ngân sách

       + Về hiệu lực tổ chức và hoạt động: trên cơ sở hệ thống pháp lý nói trên KTHĐ có          thể được thực hiện độc lập hoặc liên kết với kiểm toán tài  chính.

Trình độ nghề nghiệp đòi hỏi trên cả hai mặt: năng lực và kỹ năng (kinh nghiệm)

+ Phương pháp kỹ thuật chung của kiểm toán: Từ chọn mẫu kiểm toán qua so sánh đối chiếu đến kỹ thuật trình bày qua sơ đồ, bảng, biều…

+ Phương pháp kỹ thuật chuyên biệt hơn của kiểm toán hoạt động: đặc biệt là các cách thức thực hiện phương pháp luận nhìn nhận, xem xét vấn đề, hiểu biết về hoạt động và tổ chức khảo sát, kiểm tra đánh giá trình tự hoặc phương pháp điều hành và kết quả hoạt động.

+ Đạo đức và tác phong đặc thù cần có của kiểm toán viên trong KTHĐ: dễ dàng trong việc tiếp xúc  để dễ nắm bắt tình hình và cũng thấy trước vấn đề cần quan tâm đồng thời giữ quan hệ tốt với khách thể kiểm toán.

Chuẩn mực thực hành:

Chất lượng KTHĐ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình kiểm toán với những công việc cụ thể trong mỗi bước của quá trình đó. Có 3 chuẩn mực thực hành: Lập kế hoạch chu đáo và giám sát người giúp việc; Hiểu biết hệ thống kiểm soát nội bộ và lựa chọn các phép thử nghiệm thích hợp; Thu thập bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực

Lập kế hoạch chu đáo và giám sát người giúp việc

Lập kế hoạch kiểm toán chu đáo cùng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp chủ yếu phải được thể hiện qua chương trình kiểm toán. So với kiểm toán tài chính, KTHĐ là 1 phương án mềm dẻo, yêu cầu cung cấp cho các thành viên một nhãn quan rộng và cụ thể, rõ ràng về các mục tiêu cần và có thể đạt được trên mỗi mặt của một nghiệp vụ cụ thể.

Giám sát công việc là chuẩn mực hết sức quan trọng của KTHĐ trên cả 2 ý nghĩa: hỗ trợ và kiểm soát

+ Về mặt hỗ trợ: Người cộng sự nào cũng phải được đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết. Cơ cấu một đoàn phải đảm bảo cả 2 mặt: tính tập thể và tính cá nhân

+ Về kiểm soát những người cộng sự: KTV và người phụ trách luôn luôn hướng vào những mục tiêu chính như: công việc được thực hiện theo đúng những chuẩn mực KTHĐ; Nội dung cơ bản của chương trình kiểm toán được tôn trọng; Hồ sơ cùng giấy làm việc được lập thỏa đáng. Tính chuẩn mực ở đây đòi hỏi cả 3 yếu tố trên cho điều kiện đủ để đảm bảo các mục tiêu kiểm toán đã đạt được ở mức thỏa đáng.

Hiểu biết hệ thống kiểm soát nội bộ có thể cần được thực hiện qua các bước:

Bước đánh giá sơ bộ chỉ hướng vào việc giúp người phụ trách KTHĐ hiểu được tình hình chung của đơn vị và những vấn đề cần kiểm toán.

Bước đánh giá chi tiết hiệu lực kiểm soát nội bộ do kiểm toán viên nghiên cứu đầy đủ và chi tiết trên cả 2 mặt:

+ Một là hiệu lực của quy chế kiểm soát tại hoạt động được kiểm toán

+ Hai là tác động của kiểm soát nội bộ đến kết quả hoạt động

Bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực: bao gồm một hệ thống đồng bộ từ các văn bản giao nhiệm vụ đến  giấy làm việc của KTV và cả các biên bản cuộc họp từ sơ bộ đến kết thúc cuộc KTHĐ

Chuẩn mực báo cáo: Báo cáo bằng văn bản khi kết thúc, báo cáo bằng miệng từng phần trong quá trình kiểm toán

Trình bày trung thực, chính xác, kết luận đúng đắn dựa tren báo cáo

Trình bày thuyết phục, khách quan

Thuật ngữ trong sang, đơn giản, xúc tích, rõ ràng

Trình bày toàn diện đầy đủ, kịp thời

Trình bày mục  đích, phạm vi, phương pháp, kỹ thuật sử dụng, kết quả, những vấn đề đang nghiên cứu sâu hơn hoặc chưa nghiên cứu, ý kiến KTV, bộ phận được kiểm toán về kết luận kiểm toán, nhấn mạnh vào kiến nghị, có tính xây dựng.

Trao đổi ý kiến với nhà quản lý hữu quan trước khi ra báo cáo.

Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động được kiểm toán

Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống tiêu chí: mỗi thuộc tính của hoạt động cần được cụ  thể hóa qua chỉ tiêu, quy tắc gọi chung là tiêu chí. Tiêu chí là tiêu thức, dấu hiệu được chọn làm cơ sở để xác định, phân loại, tổng hợp các chỉ tiêu, quy tắc theo 1 nhóm xác định. Mỗi hoạt động cần đánh giá theo nhiều tiêu chí. Với những tiêu chí định lượng, mỗi tiêu chí gồm nhiều chỉ tiêu định tính thì gồm các quy tắc. Tiêu chuẩn là mực thước để đo lường, tiêu chuẩn là thước đo cụ thể trên đó thường có những mức khác nhau.

Yêu cầu của hệ thống tiêu chí:

- Một là đảm bảo phản ánh khái quát và đồng bộ đối tượng kiểm toán

- Hai là đảm bảo tính hiệu lực và thực tiễn của hệ thống

- Ba là kết hợp nhiều loại tiêu chí theo yêu cầu KTHĐ

- Bốn là đảm bảo yêu cầu cụ thể kết hợp với yêu cầu đơn giản

- Năm là đảm bảo tính so sánh được giữa các tiêu chuẩn thể hiện qua tiêu chí

Kết cấu của hệ thống tiêu chí: lấy thuộc tính cơ bản nhất của KTHĐ làm trung tâm

Nhóm 1: Đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản lý bằng việc đánh giá tác động của các quy trình, cách thức điều hành để mang lại kết quả:

+ Tiêu chí tổng quát cấp I: Phản ánh tổng quát toàn bộ một trong 3 mục tiêu tổng quát của kiểm toán hoạt động.

+ Tiêu chí tổng quát cấp II: Phản ánh khái quát từng mặt của mục tiêu kiểm toán

+ Tiêu chí cấp III: Tiêu chí trung gian cụ thể cho tiêu chí tổng quát cấp II vào từng yếu tố cấu thành mỗi mục tiêu của KTHĐ.

+ Tiêu chí cấp IV: Cụ thể hóa tiêu chí trung gian, giả định đã đến mức đo lường trực tiếp. (Mức chi tiết hóa cụ thể của mỗi mục tiêu hoạt động ở cấp dưới, mức đảm bảo nguồn lực tương ứng với mục tiêu…)

Nhóm 2: Đánh giá tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt động:

+ Cấp 1: Sức sản xuất gồm: sức sản xuất của chi phí, sức sản xuất của lao động, sức sản xuất của TSCĐ

+ Cấp 2: Sức sinh lợi hoặc mức tiết kiệm gồm: sức sinh lợi (mức tiết kiệm) của chi phí, sức sinh lợi của lao động

+ Cấp 3: Mức tiết kiệm (vượt chi cho hoạt động) gồm: mức tiết kiệm tuyệt đối cho hoạt động, mức tiết kiệm tương đối cho hoạt động.

Nhóm 3: Đánh giá hiệu năng quản lý được xem xét trên cả 2 mặt: mức đảm bảo nguồn lực (xây dựng như loại sức sản xuất), mức phù hợp giữa kết quả đạt được và mục tiêu.

Mỗi mục tiêu cùng tiêu chí đánh giá chúng có tính độc lập tương đối, quan hệ chặt chẽ liên hoàn.

Kiểm toán từng phần việc cụ thể không thể thực hiện đầy đủ mục tiêu kiểm toán qua đầy đủ các tiêu chí trong hệ thống tiêu chí. Hệ thống tiêu chí cần thiết kế phù hợp với thực tiễn đơn vị, tận dụng chỉ tiêu trên bảng tổng hợp của kế toán quản trị trong đơn vị.

 

CHƯƠNG 3 : Tổ chức KTHĐ

I. Đặc điểm chung của tổ chức kthd :

- KTHĐ có tính độc lập tương đối từ đối tượng cụ thể qua mục tiêu tổng quát đến hoạt động trong thực tiễn.

- xét trên 1 phân hệ độc lập, kthđ càn được tổ chức thích hợp với : đối tượng cụ thể, mục tiêu xác định và cách thức KT khoa học.

1. Về đối tượng cụ thể : theo lĩnh vực hđ và trong mỗi đvị cụ thể.

a. Theo lĩnh vực hđ :

- HĐKD : LN là mục tiêu hàng đầu -> mục tiêu cơ bản của kthđ là đánh giá hiệu quả hđ xuát phát từ hiệu lực quản trị nội bộ trong mqh với hiệu năng quản lý.

- HĐ hành chính công : là hđ sử dụng tiền thuế do dân đón góp -> đánh giá hiệu quả sd ngân sách : không thể đo lường cụ thể qua các con số -> mục tiêu về đánh giá hlqtnb và hiệu năng quản lý cần sử dụng các định mức, chuẩn mực, quy tắc làm tiêu chuẩn đánh giá.

- HĐ sự nghiệp : có thể mang đặc trưng của HĐKD hoặc hđ hành chính.

b. Trong mỗi đvị cụ thể : có thể thực hiện :

- KT toàn diện : với tất cả các hđ.

- KT hđ thuộc chức năng cơ bản của đvị.

- KT những chương trình mục tiêu mới, đang được thực hiện.

- KT trọng điểm : KT hđ chưa đc KT kì trước.

2. Về mục tiêu kt :

Có 2 hướng thực hiện :

- KT đồng bộ : thực hiện đồng thời cả 3 mt cơ bản : hlqtnb, hqhđ, hiệu năng quản lý.

- KT trọng diểm : + Thực hiện chỉ 1 mt cấp bách nhất.

+ thực hiện 1 mặt cụ thể của mt.

3. Cách thức KT :

a. Phạm vi kt : - toàn bộ cơ quan, tổ chức.

- một vài đvị cụ thể.

b. Cách thức : - tổ chức 1 cuộc kt độc lập ( kt toàn bộ hđ, kt từng mặt, từng lĩnh vực hđ )

- tổ chức cuộc kt liên kết giữa kthđ với kt tài chính.

c. Bộ máy kt : quan tâm tới tính chuyên môn hóa trên 2 khía cạnh :

- kinh nghiệm và kĩ năng của ktv theo lĩnh vực.

- yêu cầu về trình độ và cơ cấu của đội ngũ chuyên gia trong bộ máy kt.

II. Đặc điểm của quy trình kthđ :

1. Đặc diểm chung : các gđ :

- Lập KH kt.

- thực hiện kt

- tổng hợp và báo cáo.

- theo dõi thực hiện két luận, kiến nghị kt

2. Đặc điểm gđ lập khkt :

a. Đối với hđ qui mô nhỏ : yêu cầu đảm bảo hiểu biết về đối tượng, định hình được công việc chuẩn bị kt, xác định đc những mặt cần giải quyết.

Công việc cần làm :

- Tìm hiểu hđ được kt tại đvị : thu thập thông tin về đvị, tiếp xúc bước đầu với đvị, tham quan đvị.

- Thu thập tài liệu : tiếp cận 1 số tl về quản lý và điều hành. Nếu đã có cuộc kt trước, cập nhập thông tin mới bổ sung vào hồ sơ kt lần trước.

- Tổng hợp việc n/cứu sơ bộ và lập khkt : xđ lĩnh vực phải đi sâu, xây dựng khkt.

b. Đối với hđ qui mô lớn :

- Khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Xác định mục tiêu kt.

- Xác định vấn đề trọng tâm của cuộc kt :

+ tính hệ trọng của vấn đề.

+ rủi ro quản lý

+ dự kiến tác dụng của kt vấn đề hệ trọng cần đc lựa chọn : đc đo lường bằng lợi ích của việc kt. Lơi ích của việc kt đc đo lường = các tiêu chí về mức độ hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng. VD : Tiêu chí đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ : nâng cao đc hiệu lực kiểm soát quản trị nội bộ, tăng tính kiểm soát đc của hệ thống thông tin, tăng tính toàn dụng của thông tin... Tiêu chí đánh giá hqhđ : loại bỏ đc chi phí bất hợp lý, tăng đc chất lượng sp, dv đầu ra…

+ Khả năng kt : số lượng và chất lượng đội ngũ ktv, khả năng tài chính,…

- XD hệ thống tiêu chí và mức tiêu chuẩn đánh giá hđ.

- XD chương trình kt : hướng tới các mt chủ yếu :

+ Thiết lập mqh giữa mt kt với nội dung, pp kt cần sd.

+ Trên cơ sở mqh giữa mt kt với nd, pp cần xd hệ thống thủ tục kt thích ứng với từng nội dung kt.

+ Tạo lập cơ sở để giám sát và đánh giá chất lượng kt.

3.2.2.Đặc điểm gđ lập KHKT trong KTHĐ

a) Đv hđộng quy mô nhỏ

+) Thứ nhất, tìm hiểu hoạt động kiểm toán tại đơn vị

    -Thu thập thông tin hiện có tại đơn vị

   -Tiếp xúc bước đầu với đvị đc kiểm toán

   -Tham quan

+)Thứ 2: Thu thập tài liệu

   -Kiểm toán tiếp cận 1 số tài liệu về quản lý và điều hành trong đvị cần cần cho công việc kiểm toán.

  -Nếu đã có cuộc KT trước: cập nhật thông tin mới bổ sung vào hồ sơ kiểm toán lần trước.

 +)Thứ 3: Tổng hợp việc nghiên cứu sơ bộ và lập kế hoạch kiểm toán

Một là, xác định lĩnh vực đi sâu : đây là cơ sở cho quyết định hướng trọng tâm của kiểm tóan hđ và do đó có ý nghĩa qđ hquả ktoán. Qđ tùy thuộc vào hai yếu tố: mức độ am hiểu đối tượng và khách thể kiểm toán; và nghệ thuật tổng hợp.

Hai là :xây dựng kế hoạch ktoán:kế hoạch cần dự kiến tầm rộng của những công việc phải làm đvới mỗi lvực phải phân tích chuyên sâu.

b)Đv hđộng quy mô lớn

+)Thứ nhất: Khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ

  ->mục tiêu: có thông tin về hđ giao dịch chính và thu thập những tài liệu cần thiết

  -> Chủ yếu thu thập thông tin về chức năng và nhiệm vụ của ĐV được kiểm toán

+) Thứ hai: Xác định mục tiêu kiểm toán

Thông thường mục tiêu ktoán nằm trong văn bản chính thức về hđộng kiểm toán năm hoặc trong 1 qđ cụ thể về kiểm toán hđ

Mục tiêu cần cụ thể hóa từng bước theo các hướng khác nhau

Mức độ rõ ràng cụ thể cần quán triệt đầy đủ kịp thời

+) Thứ 3:Xác định vấn đề trọng tâm của cuộc KT

Tính hệ trọng của vấn đề : chủ yếu đc xem xét và định tính nhằm lựa chọn vđề cốt yếu để kiểm toán

Rủi ro quản lý: đây là những kquả bất thường và ko mong đợi trong quản lý.Điểm yếu của hệ thống đã ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các mục tiêu của kiểm toán hđ.

Dự kiến tác dụng của ktoán vđề hệ trọng cần đc lựa chọn: Tác dụng của ktoán vđề hệ trọng đc đo lường bằng kết quả của việc ktoán vđề trọng yếu đc lựa chọn.

Khả năng kiểm toán: cần tính đến số lượng và chất lượng đội ngũ ktoán viên và nhân viên khác cùng khả năng tài chính cho các vđề cần đc któan gắn vs mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán.

+) Thứ tư: Xây dựng hệ thống tiêu chí và mức tiêu chuẩn đánh giá hđộng

  => Tùy theo yêu cầu chung và mục tiêu KT đã xác định cùng đk thực tế . Hệ thống tieu chí kèm theo tiêu chuẩn này cần đc thảo luận với ĐV đc KT

+) Thứ năm: Xây dựng chương trình kiểm toán  =>hướng tới các mtiêu chủ yếu:

Thiết lập mối qhệ giữa mtiêu KT và phương pháp KT

Trên cơ sở MQH giữa mtiêu, ndung để xây dựng hệ thống thủ tục KT thích ứng với nội dung KT

Tạo lập cơ sở để giám sát và đánh giá chất lượng kiểm toán.

3.2.3.Đặc điểm gđ thực hiện KHKT hoạt động

a) Đv hđộng quy mô nhỏ

+) Thứ nhất :Nghiên cứu kiểm soát qtrị nội bộ

Nắm trình tự công việc bằng cách sử dụng lưu đồ, lưu kí

Theo dõi một số khoản giao dịch trọng yếu

Đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ

Khẳng định hiệu lực  của kiểm soát nội bộ

Kết luận những điểm mạnh yếu của KSNB để hình thành BCTH

+) Thứ hai: Đánh giá hquả hđộng và hiệu năng qlý

B1 : Nghiên cứu những tiêu chuẩn hiện có

B2: Xác định những tiêu chuẩn có thể áp dụng

B3:Đánh giá thông tin và cách thức xác định tiêu chuẩn

B4:Đánh giá hiệu quả hđ và hiệu năng qlý

b)Đv hđộng quy mô lớn :

+) Với mục tiêu đánh giá hiệu lực của hệ thống quản trị nội bộ cần:

Nghiên cứu mtrường kiểm soát về nhận thức, quan điểm, chính sách

Đánh giá hiệu lực của các quy định và các trình tự trọng yếu đã lựa chọn

+) Với mục tiêu đánh giá hiệu quả hđ và hiệu năng qlý, đặc thù của công việc thể hiện trên 2 mặt :

Đo lường hiệu quả hđộng và hnăng qlý: dựa trên hệ thống tiêu chí đã xây dựng để có đc thông tin cần thiết.

Phân tích kết quả đo lường: Phân tích theo hệ thống tiêu chí đã định sẵn và đi sâu vào các nhân tố và nguyên nhân dẫn đến kết quả hoặc chênh lệch giữa thực tế và tiêu chuẩn đánh giá

3.2.4.Đặc điểm của gđ tổng hợp và báo cáo

=> Là sự kết hợp tích lũy và khái quát và khái quát với chọn lọc những điểm nổi bật và bản chất nhất

+) Tổng hợp xây dựng báo cáo:

Xác định một kế hoạch tổng thể qua đánh giá tổng quát tình hình và kquả ktoán

Tổng hợp thông tin theo kế hoạch tổng thể

Soạn thảo báo cáo với những đánh giá KT và những bình luận của nhà quản lý

Trao đổi với đvị đc KT về các phát hiện KT, thống nhất các kết luận và kiến nghị hoặc những thông tin cần bổ sung.

Hoàn tất báo cáo và chuyển đến đúng địa chỉ theo phương thức đã xác định.

+) Báo cáo kiểm toán thường do KTV chịu trách nhiệm về cuộc kiểm toán soạn thảo

+) Nội dung cơ bản của báo cáo:

Báo cáo về các mục tiêu và phạm vi của cuộc KT

Tóm tắt chung các công việc hoàn thành trong công cuộc KT

Kiến nghị để cải thiện tình hình.

Bình luận của khách thể KT

3.2.5.Đặc điểm của gđ theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị ktoán

+) Theo dõi thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán đã đc thống nhất giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là gđ đcác thù của kiểm toán hđ.

+) Công việc này mang lại lợi ích cho hai bên :

    - Với khách thể kiểm toán ,theo dõi thực hiện kluận và knghị ktoán cũng là quá trình trao đổi, học hỏi và sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia vào việc nâng cao hiệu lực quản trị nội bộ và hquả hđộng cùng hnăng qlý của mình.

    -Với chủ thể ktoán, gđ này ko chỉ góp phần nâng cao hiệu lực của bcáo ktoán mà còn là cơ hội đúc rút và tích lũy kinh nghiệm cho những cuộc kiểm toán lần sau

=> Cần và có thể thực hiện với sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 4: KTHĐ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

 

 

I- HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC VỚI KIỂM TOÁN

Nguồn nhân lực là 1 trong 3 yếu tố sản xuất, hao phí nhân lực trong sản xuất kinh doanh là một yếu tố chi phí trong tổng chi phí, việc tuyển dụng và bố trí nhân lực có ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra, điều chỉnh về yếu tố nhân lực thường dễ hơn các yếu tố khác. Vì vậy, quản lí và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề thiết yếu đối với các nhà quản lí

Yêu cầu kit hoạt động quản lí và sử dụng nhân lực với mục đích tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các đơn vị được kit

Hoạt động quản lí nhân lực diễn ra ở 2 cấp độ: phát triển doanh nghiệp, phòng tổ chức nhân sự

Tìm hiểu chức năng của 2 cấp độ

1.Phòng tổ chức nhân sự

a.Tuyển dụng

- là việc tìm người có trình độ nhằm đáp ứng được nhu cầu mà lực lượng hiện tại ko thể đáp ứng được

-DN thiết kế chương trình tuyển dụng: kỹ năng cần thiết, phạm vi trách nhiệm, điều kiện làm việc

-cách thức thông báo: quảng cáo, qua các trung tâm giới thiệu việc làm, ngày hội việc làm

-lựa chọn ứng cử viên: xét duyệt hồ sơ, liên lạc với người xác nhận, thi, phỏng vấn trực tiếp

 b.Lập ké hoạch và bố trí nhân sự

-dựa vào thông tin từ nhà lãnh đạo

- xác nhận nguồn nhân lực: bên trong, bên ngoài

- thực hiện: tuyển thêm, cắt giảm, thay đổi vị trí

 c.Đào tạo và phát triển

-là phát triển kỹ năng và kiến thức của nhân viên để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

- chương trình đào tạo tốt: đáp ứng mong muốn của người học, tài liệu đào tạo tốt, thời gian đào tạo phù hợp, sự tham gia tích cực của người học, sự nhận thức của nhà quản lí đối với năng lực gia tăng qua đào tạo của người học

-Muốn có chương trình đào tạo tốt: sự hỗ trợ và tham gia của nhà quản lí, thiết kế các chương trình đào tạo, quản lí chương trình đào tạo

d.Đánh giá hoạt động

- cách thức: xếp hạng lao động, so sánh kết quả hoạt động với mục tiêu đã xác định

- yêu cầu: đảm bảo độ tin cậy và tính ổn định vững chắc

- cơ sở: thường xuyên và định kì

- kết quả: để đề bạt, tiền lương, lựa chọn nhân sự, khắc phục nhược điểm hiện tại, sử dụng nhân lực hiệu quả trong tương lai

e.Chính sách lương khen thưởng và phúc lợi

- thiết kế kế hoạch tiền lương khen thưởng phúc lợi

- giám sát việc thực hiện

- điều chỉnh mức lương, thưởng, phúc lợi

g.Các quan hệ lao động:

- liên hệ ban đầu với công đoàn trong quá trình đàm phán về hợp đồng lao động

- điều phối chiến lược đàm phán hợp của doanh nghiệp

- bảo đảm sự giám sát các điều khoản hợp đồng

- đại diện cho doanh nghiệp để giải quyết mâu thuẫn

h.Tư vấn cho người lao động:

Nhân viên bị lạm dụng về tinh thần thể xác hay các vấn đề cá nhân có thể  giải quyết bởi chương trình tư vấn, được thực hiện bởi nhân viên tư vấn, cần đảm bảo: thu hút và giúp đỡ người cần tư vấn

i.Y tế và bảo hộ lao động:

- DN thiết kế và duy trì môi trường làm việc an toàn là do: những qui định pháp lí, muốn trtánh được những tai nạn và thương tật lao động

-Nhiệm vụ của nhân viên an toàn lao động: nhận định nguy cơ đối với nhười lao động, điều tra những tai nạn xảy ra, khuyến cáo cho nhà quản lí các hoạt động chỉnh sửa

-Tại mức độ cơ bản nhất, chương trình y tế phải gồm: các phương tiện sơ cứu ban đầu, các thiết bị giám sát sức khoẻ cho người lao động

k.Các qui định pháp lí: buộc DN cải thiện chất lượng diều kiện làm việc, buộc các hoạt động khẳng định tính liêm chính của các kế hoạch tiền lương

l.Các hoạt động hành chính:

- các hoạt động của phòng tổ chức phải được thể hiện trong văn bản đầy đủ

- nhiệm vụ duy trì các ghi chép và tài liệu thích đáng mà ko bị sa lầy trong khối tài liệu quá nhiều

- để tối thiểu hoá vấn đề này, rất nhiều DN áp dụng hệ thống thông tin nhân sự bằng máy tính để lưu trữ và tra cứu thông tin

2.Phát triển DN

- khái niệm: việc giới thiệu, thiết lập, tăng cường và phổ biến một cách có xchủ định và hợp lí những thay đổi để cải tiến tính hiệu quả và sức mạnh của DN

-  trả lời các câu hỏi:

+ chúng ta đang ở đâu ?

+ chúng ta muốn đi đến đâu ?

+ chúng ta có thể đạt tới đích bằng cách nào ?

-các phương thức thay đổi:

+thay đổi cơ cấu

+ quyết định theo nhóm

+ thảo luận về số liệUs

+ giải quyết vấn đề theo nhóm

II.TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN

1.Đối với phòng tổ chức nhân sự:

a.Xuất phát từ nội dung bên trong doanh nghiệp:

-Thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và của phòng tổ chức nhân sự: Mức độ đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và của phòng tổ chức nhân sự là nội dung cơ bản phản ánh kết quả hoạt động của phòng nên cần được đánh giá.Các câu hỏi có thể sử dụng để đánh giá gồm:

+ Phòng tổ chức nhân sự có các nhiệm vụ được xác định rõ ràng hay không?

+ Những mục tiêu chủ yếu nào được xác lập cho phòng, các mục tiêu này có nhất quán với nhiệm vụ của phòng hay không?

…..

-Sự thừa nhận của các bộ phận khác trong doanh nghiệp đối với phòng: Phòng tổ chức nhân sự chỉ có thể hoạt động hiệu quả thực sự nếu có thể duy trì sự cộng tác của nhà quản lý cấp cao cũng như các bộ phận khác trong doanh nghiệp.Nếu phòng nhân sự được đánh giá cao thì hoạt động của phòng sẽ có nhiều thuận lợi,như:  nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn về tài chính, các kế hoạch chính sách của phòng đề ra sẽ dễ dàng được thông qua và phối hợp thực hiện tốt hơn…

Các câu hỏi có thể sử dụng để đánh giá sự thừa nhận đối với phòng nhân sự:

+ Phòng tổ chức nhân sự có giúp thiết lập các chính sách và kế hoạch trong doanh nghiệp không?

+ Các mục tiêu của phòng nhân sự và doanh nghiệp có hỗ trợ cho nhau không?

….

b. Xuất phát từ các vấn đề bên ngoài doanh nghiệp:

-Thực tiễn quản lý nhân sự được chấp nhận phổ biến: Thực tiễn quản lý nhân sự được chấp nhận phổ biến là cơ sở vững chắc để thiết kế các tiêu chí đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp. Các tiểu chuẩn đánh giá có thể sử dụng bao gồm:

+ Liệu có đủ dự trù về kỹ năng làm việc của nhân viên không?

+ Thực tế tuyển dụng và đào tạo có mang lại cho doanh nghiệp những người lao động phù hợp cả về số lượng và chất lượng hay không?

+ Các chương trình đào tạo có trang bị cho lực lượng lao động của doanh nghiệp những kỹ năng cần thiết hay không?

…….

-Các yêu cầu của luật pháp:

+ KTV có thể xác định mức tuân thủ các yêu cầu về tuyển dụng và bố trí công việc đối với người thiểu số.

+ Xác định mức tuân thủ các yêu cầu về giám sát về an toàn lao động ở các khu vực làm việc.

+ Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của phòng để khẳng định việc tuân thủ chế độ lập và gửi các báo cáo cần thiết về lao động.

-So sánh với thị trường và so với ngành: Các chỉ tiêu có thể sử dụng để so sánh:

+ Tiền lương và phúc lợi của doanh nghiệp.

+ Chương trình đào tạo và phát triển doanh nghiệp

+ Tình trạng thôi việc, sự vắng mặt không có lý do chính đáng của người lao động

+ Chi phí của các chương trình về nhân sự.

Khi so sánh cần chú ý hoạt động đặc thù của các doanh nghiệp để nhận định đưa ra không bị sai lệch.

-Yêu cầu điều tiết: Đánh giá quản lý nguồn nhân lực nên hướng vào các vấn đề:

+ Quyết định liệu có tồn tại các cơ hội hiện tại hay tương lai để giảm thiểu các chi phí về nhân sự.

+ Định lượng các khoản tiết kiệm có thể và các kết quả có thể xảy ra làm giảm chi phí.

+ Tìm các cơ hội cải thiện mong đợi đối với dịch vụ.

+ Khuyến nghị những thay đổi hay nghiên cứu bổ sung cho những cải thiện.

+ Mô tả bằng văn bản việc quản lý nguồn nhân lực nhằm phục vụ cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

+ Đề cập đến những vấn đề cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về lao động đề ra.

2.Đối với phát triển doanh nghiệp:

-Năng suất lao động: Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động cao phản ánh hiệu quả sử dụng lao động tốt về mặt lượng.

Các tiêu chí đánh giá năng suất xuất phát từ mục tiêu doanh nghiệp, sự thừa nhận của phòng tổ chức nhân sự, thực tế quản lý nhân sự đượcn chấp nhận phổ biến và so sánh ngành.

Cac câu hỏi có thể sử dụng:

+ Số liệu thống kê nào hiện đang được sử dụng để đo lường năng suất lao động?

+ Có những chương trình nào về năng suất lao động?

+ Những người giám sát có được đào tạo thích đáng về phương pháp khuyến khích người lao động, việc áp dụng các quy định làm việc đúng và nhất quán, kiến thức về nhất trí đàm phán tập thể?

-Độ thoả mãn:

 Doanh nghiệp là một hệ thống xã hội và cần quan tâm đến lợi ích nhận được bởi những người tham gia, khách hàng và cộng đồng. Để doanh nghiệp phát triển bền vững không chỉ dựa trên số lượng đầu ra mà còn phải quan tâm đến chất lượng đầu ra (độ thoả mãn mang lại cho khách hàng), không tạo ra ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực (độ thoả mãn cho cộng đồng), môi trường làm việc tốt cho người lao độ.Bao gồm: độ thoả mãn của nhân viên, độ thoả mãn của khách hàng và cộng đồng

-Tính linh hoạt:

DN linh hoạt có khả năng chuyển đổi nguồn lực nhanh chóng để đáp ứng những thay đổi tạm thời nhưng đáng kể của môi trường.Đánh gía tính linh hoạt là vấn đề mang nặng tính chủ quan. Tuy nhiên, có thể vận dụng các tiêu chí để đánh giá:

+ Các điều khoản hợp đồng lao động có linh hoạt không?

+ Có các kế hoạch sử dụng với các tình huống khẩn không?

……

-Tính thích nghi:

Khả năng cảm nhận của DN về những thay đổi lâu dài và khả năng điều chỉnh của DN theo những điều kiện ràng buộc mới rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN.Những thay đổi trong các chỉ tiêu khác của phát triển DN đòi hỏi nhà quản lý phải có những điều chỉnh phù hợp.

Tính thích nghi là vấn đề mang tính dài hạn, ít thước đo, phụ thuộc vào nhận định của KTV.

KTV có thể xem xét đánh giá qua:

+ chính sách khuyến khích tính thích nghi của doanh nghiệp.

+Khả năng điều chỉnh của các nhà quản lý…

 

III.CÁC KỸ THUẬT THU THẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

1.Các kỹ thuật thu thập dữ liệu

a.Phỏng vấn: là những cuộc trao đổi được thiết kế theo trật tự nhất định phù hợp với mục tiêu thu thập dữ liệu

Ưu điểm: giúp thu thập các thực tế, thái độ và ý kiến của người được hỏi, có thể chú thích nhưng vấn đề xảy ra trong pv

Nhược điểm: tốn kém, mất thời gian

b.Lập và gửi bảng câu hỏi

- bảng câu hỏi là văn bản chứa các câu hỏi sẽ được trả lời bởi người dc hỏi mà người pv không cần có mặt.( câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi xếp hạng)

-Ưu điểm: chi phí thấp, thu thập dữ liệu lớn

-Nhược Điểm: thời gian lâu, không chi tiết được câu hỏi

c.Xem xét tài liệu: thông qua quan sát , co thể thẩm định liệu các chính sách và thủ tục được thiết kế logic, coa hoạt động và được tuân thủ trong thực tế hay không

d.Thực nghiệm:

Các hệ thống và các thủ tục trong qly nhân sự có thể thực hiện lại với vài hđ nhằm xem xét xem liệu chung có hoạt động như thiết kế và có mang lại kết quả như mong đợi hay ko

2.Phân tích dữ liệu

a.Phân tích thống kê: phân tích các lĩnh vực như năng suất, tk nhân sự và phân tích kết quả điều tra

-Phân tích mô tả: cung cấp số liệu tổng hợp về xu hướng chung của dữ liệu, về sự phân tán trong dữ liệu so vs xu hướng chung

-Suy luận thống kê: dữ liệu thu thập từ mẫu chọn ra từ tổng thể dc pt bằng pp toán học để ước lượng các gtri tổng thể

b.Trình baỳ và biểu thị dữ liệu

kết quả phân tích dữ liệu từ các kỹ thuật nêu trên có thể ở bảng biểu hay đồ thị

IV.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

1.Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán : ( là bước đầu tiên của tổ chức kito có ý nghĩa quyết định tới chất lượng kito)

a.Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán :

- Mục tiêu : +đánh giá và nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng của hoạt động được kito.

                    + những việc cần làm để xác định mục tiêu : KTV thu thập thong tin về thực trạng hoạt động được kito, so sánh thực trạng này vs các tiêu chuẩn đánh giá và nhận định về tính hiệu quả và hiệu năng ,xác định nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp khắc phục hay nâng cao cho doanh nghiệp.

-Phạm vi kito đề cập đến hoạt động quản lý ở bộ phận nào, thời gian của cuộc kito( nếu k hạn chế về thời gian và nguồn kinh phí , có thể kito tất cả các chức năng của phòng tổ chức nhân sự và các khía cạnh của phát triển doanh nghiệp)

b.Thu thập thông tin : để thu thập thông tin KTV thực hiện các công việc : xác đinh thời gian và phạm vi trao đổi vs nhà phụ trách phòng tổ chức nhân sự, xem xét các báo cáo , giấy tờ làm việc và kết quả theo dõi kiến nghị kito trong hồ sơ kito lần trước(nếu có), xem xét tài liệu về kế hoạc nhân sự, chính sách và thủ tục tuyển dụng,chính sách đào tạo,trả lương ,khen thưởng và kỷ luật,quy định liệu có nhân sự nào khác cần liên hệ ngoài nhà quản lý Phòng tổ chức nhân sự và nhân sự liên quan để thu thập.

c.Lập kế hoạch kito: +là quá trình cân đối giữa nhu cầu và khả năng kito,bao gồm các công việc, xác định các thủ tục kito cần thực hiện các thủ tục đó và người thực hiện

                                  +Tùy theo nội dung hoạt đọng cần kito, các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác nhau được lựa chọn cho phù hợp (cụ thể SGT)

d.Lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá : tiêu chuẩn đánh giá đc lựa chọn phụ thuộc vào đối tượng kito, số lượng tiêu chuẩn đánh giá phụ thuộc vào nguồn lực của cuộc kiểm toán.

2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện các kỹ thuật thu thập dữ liệu để thực hiện các thủ tục kito được thiết kế trong kế hoạch và chương trình kito

-Khi kito,KTV cần lưu ý các đầu mối kiểm toán trong giấy làm việc để tập trung thu thập bằng chứng ( giấy làm việc của KTV trong kito hoạt động quản lyys và sử dụng nhân lực gồm các loại : liệt kê các thủ tục kito được sử dụng;bảng hỏi;mô tả các thủ tục hoạt động của doanh nghiệp;các hoạt động rà soát ,các đánh giá cụ thể,các phân tích của KTV đối với hoạt động quản lý nhân sự được kiểm toán ; tài liệu của doanh nghiệp được kito , bản thảo báo cáo kiểm toán , và những lưu ý của người phụ trách kiểm toán)

- Do phạm vi kiểm toán rộng nên cần sử dụng các pp kỹ thuật đặc biệt như chọn mẫu thống kê, phỏng vấn… sử dụng những máy móc kĩ thuật như máy tính để phục vụ quá trình thực hiện kito

3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán

a.Lập dự thảo báo cáo

b.Thu thập bình luận của người có trách nhiệm

c.Lập báo cáo chính thức

V.MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA VỀ PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN NGHỊ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

-Giảm bớt nhân sự hành chính

-Bố trí tốt hơn người tham gia khóa đào tạo

-Tiết kiệm thong qua các khóa đào tạo trong DN

-Sử dụng thời gian thừa

-Giảm thời gian làm them giờ

          CHUONG 5: HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG

Mục tiêu

Đáp ứng tốt nhất yêu cầu hàng hóa đầu vào với đầy đủ ý nghĩa cả về số lượng,chủng loại,chất lượng,giá cả và thời điểm phù hợp với mục tiêu từng chương trình cụ thể.

Chức năng

Ước tính nhu cầu và hình thành đơn đặt hàng

Xét duyệt nhu cầu

Tìm kiếm thị trường với nững nhà cung ứng tiềm năng

Lựa chọn nhà cung ứng chính thức

Chuyển giao đơn đặt hàng

Tiếp nhận hàng

Thanh toản khoản phải trả

ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ NỘI BỘ TRONG QUAN HỆ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG,HIỆU NĂNG QUẢN LÝ

1.Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng

- Phân cấp quản lý hoạt động cung ứng

+ Xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc của từng đơn vị đã hình thành các mô hình phân cấp: đầy đủ hay từng măt.

+ Trao quyền hạn và trách nhiệm cụ thể về cung ứng cho từng loại đối tượng đơn vị

quan hệ giữa bộ phận vật tư và bộ phận khác

+ bộ phận trực tiếp tiêu dùng vật tư,dịch vụ từ bộ phận cung ứng

+ các bộ phận kỹ thuật và nghiên cứu

+ Bộ phận tiêu thụ

+ Bộ phận kế toán

+ Hoạt động dự trữ

- Thống nhất quản lý  hoạt động cung ứng

Mục tiêu của việc quản lí này laf tạo ra sự kết hợp tối ưu trên cơ sở sở dụng hữu hiệu các quy trình và phương pháp kỹ thuật đã dự tính cùng những két quả nghuieen cứu vè nghiệm vụ , giảm thiểu chi phi mua và nâng cao chat lượng, hiệu quả của toàn bộ hoạt động đồng thời tạo đươcj sự đồng thuận nội bộ và tăng cường trách nhiệm cùng năng lực và kỹ năng của nhân viên

- Địa vị pháp lý của người phụ trách hoạt động cung ứng

Người phụ trách chung hoạt động này phải là một trong những người thuộc bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị, thường là phó tổng giám đốc

- Vấn đề bất kiêm nghiệm

Cách ly thích hợp các trách nhiệm trước các nghiệp vụ có liên quan trong cùng một chu trình  nghiệp vụ

2.Đánh giá quản trị hoạt động tác nghiệp hoạt động cung ứng

- Ước tinhs nhu cầu

Khẳng định tính khoa học của phương pháp ước tính nhu cầu từng trình tự và phương pháp điều hành trong quan hệ với thông tin kịp thời cho bộ phận cung ứng cũng như tính pháp lý của nhu cầu:

+ Chương trình mục tiêu

+ Định mức sử dụng và dự trữ cùng các tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Những dự án riêng cần đến những vật tư,dịch vụ đặc biệt

+ Nhu cầu dự trữ đặc biệt hoặc bình thường được tình  toán trên cơ sở khoa học

+ Nhu cầu khác do các bộ phận trong đơn vị đặt ra

Xét duyệt yêu cầu mua

+ Mức đầy đủ của các chương trình,dự án có nhu cầu mua

+ Độ tin cậy của những thông tin cơ sở về nhu cầu mua

+ Mức đầy đủ,kịp thời của việc cung cấp thông tin liên quan đến nhu cầu

+ Mức công khai hóa và khả năng thay thế(trên thị trường)

+ Lợi ích chung của hoạt động cung ứng cùng những lợi ích và khả năng thay thế

+ Khả năng thanh toán trong kỳ này và tương lai

 Nếu ủy quyền mua cần xem xét:

+ khẳng định hàng hóa trong yêu cầu mua không có trong đơn vị

+ khả năng sản xuất tại chỗ loại hàng cần mua

+ Khả năng mua được loại hàng theo yêu cầu

+ Xét duyệt trước khoản ngân sách mua hàng

+ Nguồn tài chính cho việc chi trả tiền hàng

+ Thủ tục ủy quyền

Tìm kiếm thị trường

      + Tìm hiểu hồ sơ về các nhà cung ứng chiến lược của đơn vị

       + cập nhật những thông tin mới về thị trường qua quảng cáo

+ tiếp xúc với đại diện nhà cung ứng

+ tìm hiểu số lượng người cung cấp thông tin về nhà cung ứng

Lựa chọn nhà cung ứng chính thức

Tiêu chuẩn chính lụa chọn nhà cung ứng: +số lượng

                                                                    + chất lượng

                                                                     + giá cả

Các dịch vụ cung ứng thuộc vào các yếu tố:

+đặc điểm địa lý ảnh hưởng dến cự li,địa hình,chi phí vận chuyển

+ khả năng sản xuất

+ các dịch vụ gia tăng

+các dịch vụ bảo hành

+các yếu tố về cơ sở hạ tầng hoặc môi trường đòi hỏi những dịch vụ ngoài dự kiến

+thỏa thuận với nhà  cung ứng về tăng trình tự hoặc phương pháp kiểm soát để tránh rủi ro có thể xảy ra trong hoàn cảnh đột biến

+ dịch vụ cho những nhu cầu về thông tin nói chung vầ phân tích tính chất của nhà cung ứng nói riêng.

Cần xem xét các phương pháp đánh giá nhà cung ứng

chuyển giao đơn đặt hàng

đơn đặt hàng được xây dựng chinhd thức và chuyển giao cho nhà cung ứng,nhà cung ứng chuyển giao lại một bản sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục chấp nhận

theo dõi thực hiện  đơn hàng,trình tự thuộc mức hệ trọng của việc cung ứng cụ thể

Bộ phận cung ứng phải thực hiện phải việc theo dõi khi  nhận hàng để thực hiệ n đúng thời hạn đã được thỏa thuận

tiếp nhận hàng

Bộ phận tiếp nhận hàng chụi trách nhiệm xem xét vật tư hoặc dịch vụ được cung cấp cả về số lượng cả về chất lượng , cần định rõ cách thức kiểm soát mỗi loại hàng hóa tùy theo đặc điểm của hàng hóa đó cùng yêu cầu của người sử dụng

-Thanh toán tiền mua

Bộ phận vật tư cần tập hợp và chuyển đủ cho bộ phận thủ quỹ những giấy tờ hợp lệ minh chứng cho sự hoàn tất của hoạt động

II.tiêu chí đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ

Tùy theo tinhd chất,mục tiêu của từng cuộc kiểm toán,việc xây dựng chuong trình kiểm toán và thực hiện dánh giá này có thể bao gồm đầy đủ cả nội dung đánh giá theo những tiêu chí cụ thể hoặc đánh giá sơ bộ theo từng hoạt động cụ thể.

-căn cứ vào đặc điểm của hoạt động và của kiểm toán họat động cụ thể  đê xây dựng và thử nghiệm.

-Tiêu chí cần dặt ra trên cả hai mặt:vừ đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ vừa góp phần đánh giá chung toàn bộ hoạt động.Do đó các tiêu chí cần được cụ thể động thời nhất quán vơi định hướng chung của cuộc kiểm toán

III đánh giá hiệu quả hiệu năng quản lí

Cần quan tâm nghiên cứu tính đa dạng của các loại hình hoạt động và phân laoij chúng theo những tiêu thức khác nhau

Để đánh giá có thể áp dụng một trong 2 cách:trực tiếp,gián tiếp

-trực tiếp:đo lường trên cơ sở kết quả của chính sức sản xuât

-gián tiếp:các chỉ tiêu kết quả trên được đo lường bừng các chỉ tiêu kết quả cuois cùng:doanh thu,thu nhập, lợi nhuận,

Chương 6: Kiểm toán hoạt động sản xuất

 

Đặc điểm của hoạt động sản xuất

Bản chất và vai trò của sản xuất:

+ Bản chất:

Là quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng hoặc tiêu thụ nội bộ.

→ Theo nghĩa hẹp: quá trình một hoạt động sản xuất bắt đầu khi một hoạt động có sử dụng kết hợp các loại nguyên vật liệu hay được biến đổi theo một cách thức nhất định do những cán bộ công nhân viên trong đợn vị thực hiên trên cơ sở sử dụng những phương tiện và thiết bị thíc hợp  tạo ra sản pẩm hàng hóa dịch vụ cung câp cho khách hàng.

Quá trình sản xuất thường liên quan tới việc tạo ra những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Quá trình này thường đa dạng luôn có sự thay đổi mà không tuân theo một mô hình cứng nhắc.; có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn mang những đặc điểm khác nhau.

Thực tế thì không có một mô hình mẫu nào cho một hoạt động sản xuất ở các đơn vị khác nhau

Như vậy đặc điểm chung của hoạt động sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào cho sản xuất như: nguyên vật liệu, lao động, sử dụng các pương tiện, thiết bị. Kết quả của hoạt động này là tạo ra sản phẩm dịch vụ hoàn thành cung cấp cho KH.

+ Vai trò: Vai trò của quá trình SX trong mỗi dn là khác nhau.

Trong một số trường hợp cụ thể, hoạt động sản xuất có ảnh hưởng không đáng kể tới hoạt độngKD nói chung của DN. Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp khác hoạt động SX lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ hoạt động này  các chức năng của DN được duy trì và tối đa hóa lợi ích cho dn.

như vậy do tầm quan trọng và tính phức tạp của hoạt động SX, quản lý hoạt động SX luôn dc xem là vấn đề quan trọng trong công tác quản lí nói chung của dn. Điều này yêu cầu đặt ra là pải đánh giá hđ sx hiện tại và quá trình kiểm soát cùng n~ ảnh hưởng của quá trình này tới sx và kq hoạt động kd nói chung.

-  Quy trình sản xuất của DN:

+ B1:xác định chung loại và chất lượng sp cần thiết pục vụ cho sx:

→ Theo quan điểm truyền thông: trong bước này Ban quản lý sẽ xác định chủng loại và chất lượng sp, dv sẽ sx.khi đó bộ pận sx chỉ có thể thực hiện các hđ sx sau khi kết thúc xđ sự cần thiết đối với sp

→theo quan điểm hiện đại: bộ pận sx là đối tác trong việc thực hiện bước này, có nhiệm vụ: - tư vấn cho bp quản lí đưa ra quyết định về khả năng sx sp mong muốn.

cung cấp lựa chọn mới cho dn trên cơ sở ccap thông tin ban đầu về pát triển kĩ thuật mới có thể làm tăng công suất hay giảm chi pí.

Nghiên cứu, xem xét tính khả thi của những nghiên cứu trong liên quan tới sử dụng pương tiện, các thức xử lí và kiểu dáng sp

+B2: lập kế hoạch sx sp,dv:

Sau khi xđ loại sp cần thiết và thời gian sx thíc hợp, dn bắt tay vào lập kh.trong bước này cần thực hiện các công việc:

đánh giá công suất hiện có của mmoc tbi

xác định công suất hiện có và khả năng pải tăng thêm thông qua việc sd nhiều tb hơn, sd thêm nhân công…

xây dựng hay thu mua những pương tiện mới cùng vs những nhân tố liên quan pục vụ sx.

Xác định những quá trình sx đặc biệt để sx ra các sp,dv theo yêu cầu nếu có.

xđ sự cần thiết về công cụ, mmoc.tb và các tb khác trong quan hệ vs hđ mua sắm đáp ứng nhu cầu của sx

thực hiện sắp xếp hợp lí trong việc sd tb hỗ trợ cần thiết

xác đinh nhu cầu nhân sự

xác đinh nhu cầu NVL

bố trí các dv hỗ trợ cần thiết

+B3: thu mua đầu vào cần thiết cho sx: thu mua được thực hiện đúng trình tự, thu mua có hiệu lực

+B4: nhận hàng hóa lắp đặt kiểm tra: thủ tục kiểm soát pải đảm bảo hoạt động này dc thực hiện đúng cách, có hiệu lực. các yếu tố đầu vào bao gồm như:NVL, công cụ, mmoc tb được bộ pận tiếp nhận hàng lắp đặt, kiểm tra sẵn sang cho việc thực hiện sx=> đây là giai đoạn quan trọng, có thể pát hiện n~ sai pạm trong các hđ có liên quan tới sx, ảnh hưởng tới hiệu quả và hiệu năng trong sx

+B5: thực hiện sx: trong gđ này bps x sử dụng các yto đầu vào cùng mmoc nhân công để tạo ra sp,dv cung cấp cho KH. Giai đoạn này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bp chức năng chuyên nghiệp

+B6: chuyển giao sp: sp hoàn thành có thể chuyển trực tiếp cho ng mua hoặc lưu kho cất trữ. Do đó vấn để nảy sinh thương là về:

Bảo quản về mặt vật lý

Kiểm soát sự chính xác về số lượng, trọng lượng

Chuyển giao trách nhiệm cho bp khác

 

2. Nội dung kiểm toán hđ sx( đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ)

- đánh giá tổ chức hoạt động sx:

+ đánh giá việc phối hợp giữa bộ pận sx với bộ pận thiết kế và ptrien sp: kiểm toán viên nên tập trung vào vai trò hợp tác của bộ pận sx vs các bp có liên quan. Ngoài ra thì có thể tập trung vào việc tìm kiếm n~ giải páp mới cải tiến các trình tự hay pp trong quy trình sx đem lại hiệu quả hơn

+ đánh giá pương thức xử lí:đòi hỏi pải có nhiều kiến thức kĩ thuật, nvu hoặc kinh nghiệm từ hđ sx trc đó. Tuy nhiên, cách đánh giá thông thường là đánh giá trên cơ sở xác định các yếu tố ahuong tới chi pí liên quan từ việc lựa chọn pương thức xử lý

+ đánh giá các pương tiện, trang thiết bị:nên tập trung vào những vđ sau

→ yêu cầu về không gian và loại hình, chi pí để thực hiện dk này

→ nếu cty hiện có khoảng không, ktvien cần xem xét tính hợp lý của việc ưu tiên n~ mục đích sd khác và biến động cp nếu sd nhu cầu sx

→nếu không đi thuê hay mua cần xđ tính sẵn có và cp để biến đổi cho pù hợp

→ ktvien đánh giá vai trò của các pương tiện, tbi trong quan hệ vs dk cung cấp, dk sống của cộng đồng…

→ ktv đánh giá mức độ sử dụng các pương tiện được xd mới cho mục đích đặc biệt hiện tại và cho n~ mục đích sd sau này

→ xđ và đánh giá n~ dv cần thiết cho vận hành pương tiện, tb cũng như khả năng cung ứng sẵn sàng cho sx

→xem xet đánh giá yêu cầu kac pát sinh

 →xem xét đánh giá n~ vđ xã hội pát sinh

+ đánh giá việc quy hoạch và bố trí nhà máy: dưới góc độ quản lý, vấn đề này được đánh giá toàn diện. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động sx để từ đó bố trí sx đem lại hiệu quả=>kiểm toán viên pải kiểm nghiệm tính toàn diện trong việc thiết kế, bố trí nhà máy, có tính tới các nhân tố khác nhau

+ đánh giá việc quản lý NVL:: mục tiêu của hoạt động quản lý NVL là tối thiểu hóa chi pí quản lý NVL nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sx diễn ra liên tục, hiệu quả.bao gồm các yếu tố sau:

→ sự pối hợp nhịp nhàng giữa chức năng mua hàng sx thể hiện trong pương thức giao nhận

→ quản lý sd NVL trên dây truyền sx, yto này chịu ảnh hưởng của người trực tiếp sd, công nhân viên, pương tiện máy móc tb sd trong ql và sx

+ Đánh giá việc lập kế hoạc sx và kiểm soát sx: là giai đoạn cb sẵn sang cho các hđ sx thực sự

+ đánh giá kiểm soát các hđ:thực chất đây là đánh giá hiệu quả hđ sx bao gồm:

→sử dụng NVL

→sử dụng lao động

→sử dụng các DV hỗ trợ

+ đánh giá thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát cl

+ đánh giá hoạt động kiểm soát chất thải: bao gồm thay đổi nvl chế biến, pương thức xử lý chất thải; tái sử dụng đồ pế thải; pát triển cách thức xử lý nvl hoặc giảm bớt tính độc hại

+ đánh giá vấn đề an toàn lao động

+ đánh giá pp tổ chức sx hiện đại

Đanh giá hiệu năng và hiệu quả hoạt động sx

+ đánh giá việc xác định nhu cầu đối với sx: sử dụng 3 tiêu chí: khả năng sáng tạo, kế hoạc chiến lược, pát triển kế hoạch sx hiện có

+ đánh giá hiệu quả, hiệu năng quả hđ lập kế hoạch sx: sử dụng các tiêu chí:

→ quy trình sx

→ trang bị pương tiện

→trang bị máy mọc, công cụ cho sx

+ đánh giá các hoạt động sx hiện đại:sử dụng các nhóm tiêu chí

→nhóm tiêu chí đánh giá việc sử dụng nvl

→ nhóm tiêu chí về sd lao động

→ nhóm tiêu chí về sd các dv hỗ trợ k

→ nhóm tiêu chí về kiểm soát sx

→ nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát chi pí

+ đánh giá các hđ khác trong sx:kiểm soát chất thải, an toàn trong sx

 

 

 

CHƯƠNG 7: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG MARKETING

1.Tầm quan trọng, mục tiêu và đặc điểm chung  của KTHĐ Mar.

*Tầm quan trọng: Tất cả các công ty, tổ chức đều có lợi từ vc KT hoạt động Mar của họ. 1 cuộc KT Mar thường mang lại lợi ích Max cho những trường hợp:

  -Các công ty hướng theo sản phẩm và hướng theo kĩ thuật

  - Các chi nhánh có vấn đề

 - Các chi nhánh hoạt động tốt

 - Các công ty trẻ

 -Các tổ chức phi lợi nhuận

*Mục tiêu của KT Mar:

 - Chỉ ra hoạt động kinh doanh cần gì ở Mar

 - Hiểu rõ chiến lược và chiến thuật Mar hiện tại

 - Hiểu rõ và dự báo các hành vi của tất cả những đối tượng bên trong và bên ngoài liên quan tới Mar và những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đó.

  - Chỉ ra môi trường hoạt động của Mar cả bên trong lẫn bên ngoài.

 - Thích nghi chiến lược Mar hiện tại để phù hợp với môi trường Mar như dự báo và sau đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của Mar, phát hiện ra cơ hội và thách thức về Mar trong tương lai dưới góc nhìn của kinh doanh cần ở Mar.

* Đặc tính chung của hđ Mar: Tính toàn diện, hệ thống, độc lập và định kỳ.

 *K/niệmKTHĐ Mar: Một cuộc KT Mar là quá trình kiểm tra một cách toàn diện, hệ thống, độc lập và định kì đối với môi trường, mục tiêu, chiến lược, và các hoạt động của Mar nhằm phát hiện ra các cơ hội cũng như các vấn đề tồn tại để từ đó đưa ra một kế hoạch hành động(tư vấn) nhằm nâng cao kết quả hoạt động Mar cho công ty hoặc tổ chức được KT.

2. Bản chất và chức năng hoạt động của Mar ảnh hưởng tới KT.

*Mar có vai trò quan trọng trong DN…

* K/niệm hoạt động Mar: Mar là 1 quá trình lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch về sản phẩm, định giá, quảng cáo khuyến mại và phân phối, những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra và duy trì các mối quan hệ để nhằm thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân và tổ chức.

* Phạm vi hoạt động Mar: mô hình 4P(giá, sản phẩm, quảng cáo khuyến mại, phân phối) và các môi trường pháp luật, ktế, chính trị, văn hóa xã hội, công nghệ.

* Chức năng của hđ Mar:

- Xác định chiến lược sp hoặc chiến lược thị trường

-Lập kế hoạch và phát triển sp

-Khuyến mại bán hàng +quảng cáo

- Bán+phân phối sp

-Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

3. Quy trình và nội dung KT Mar.

*Quy trình:

+Lập KH KT: xác định mục tiêu, phạm vi, thời gian+p.pháp, xây dựng chương trình KT.

+ Thực hiện KT: Thực hiện chương trình KT đã xây dựng để thu thập BCKT

+Kết thúc KT: Chuẩn bị báo cáo+trình bày kết quả KT.

*Nội dung của KT Mar:

+KT môi trường Mar: -Môi trường vĩ mô(các yếu tố về kinh tế, địa lý,dân số, chính trị, sự phát triển của KHKT, các yếu tố văn hóa XH). KTV phải đánh giá đc: những xu hướng chủ yếu đang diễn ra, những a/hưởng của nó tới hdkd của DN, đưa ra những kiến nghị về biện pháp+ phản ứng của hoạt động Mar của DN.

-Môi trường cụ thể(thị trường, khách hàng,đối thủ cạnh tranh, các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp dvu Mar cho DN). KTV thực tế hiện trường+ gặp gỡ các bên liên quan để đánh giá.

+KT chiến lược Mar: Là xem xét mục tiêu,mục đích tổng quan của DN, mục tiêu hđ Mar. KTV xem xét chiến lược Mar hiện tại của DN có phùhợp+đúng đắn ko với cơ hội+ thách thức mà DN phải đối mặt hay ko?

+KT tổ chức Mar: KT Mar toàn diện gồm ktra về tính hiệu lực của tổ chức Mar+bán hàng, chất lượng sự hợp tác giữa chức năng Mar và chức năng quản trị khác trong DN.

+KT hệ thống Mar: hướng tới những thủ tục trong hệ thống: dự báo doanh số, cách thức đặt ra mục tiêu doanh số, lập KH Mar, kiểm soát Mar+hàng tồn kho, quá trình xử lí đơn đặt hàng, hệ thống phân phối sp, quy trình phát triển sp mới, cắt bớt 1 dòng sp..

+KT hiệu quả Mar:KT ktra thông tin dữ liệu xác định xem DN có thực sự tạo ra lợi nhuận ?và LN tạo ra ntn nếu những chi phí về Mar đc bớt đi.KTV chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả của các cơ hội trong hđ Mar

           +KT chức năng Mar:KTV tập trung rà soát 1 vài chức năng Mar chính yếu hiện tại đang kém h.quả. KTV có thể tập trung KT lực lượng bán hàng và đi rất chi tiết hđ này. Ktra dự báo cho vc quảng cáo thiếu minh bạch+thời điểm tiến hành KT ko đc đánh giá 1 cách nghiêm túc về tính hiệu lực của nó.

4. Chỉ dẫn KT hoạt động Mar.

*KT môi trường Mar:

+Môi trường ktế-dân số: Điều gì mà DN kỳ vọng trong ngắn hạn, trung và dài hạn khi có lạm phát, sự thiếu hụt NVL đầu vào, sự thất nghiệp gia tăng và nguồn vay sẵn có? Xu hướng đã đc dự báo về dân số như quy mô, sự phân bổ, quá trình di cư a/hưởng tới hdkd của DN

+ Môi trường công nghệ: Sự thay đổi chính yếu nào đang diễn ra trong công nghệ sp, sản xuất? Loại hình sp nào có k/năng thay thế sp hiện tại?

+Môi trường chính trị-pháp luật:Luật nào đang thảo luận và soạn thảo có k/năng làm a/hưởng đến chiến lược+p.pháp Mar của DN.Động thái nào của chính phủ  hay chính quyền địa phương cần đc chú ý?Lĩnh vực kiểm soát m.trường, cơ hội công bằng …có a/hướng tới kế hoạch Mar hay ko?

+Môi trường văn hóa-xã hội:Thái độ của XH với hdkd và sp của DN?sự thay đổi nào về xu hướng tiêu dùng đang tồn tại?

+Thị trường: Điều j đang diễn ra với thị phần, sự tăng trưởng, kênh phân phối theo vùng địa lí và lợi nhuận? Đâu là đoạn TT chính yếu?Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng?..

+Khác hàng(KH): KH hiện tại và tiềm năg xếp hạng DN và đối thủ cạnh tranh ntn?đặc biệt về danh tiếng, chất lượng, giá cả? Các nhóm KH khác nhau ra q.định mua ntn? Loại hình mua hàng đang đc KH tìm kiếm?

+Đối thủ cạnh tranh: Phân tích đối thủ: Ai, mục tiêu chiến lược của họ là j? Điểm mạnh, yếu của họ, quy mô+xu hướng thị phần trên thị trường?

+Các nhà phân phối+đại lí bán lẻ: Kênh phân phối chính mang sp tới tay KH là j?Hiệu quả+tiềm năng của các kênh phân phối này.

+Các nhà cung cấp: Đâu là những nguồn lực chính yếu của DN?Xu hướng đang diễn ra trong các nhà cung cấp?

+Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Chi phí+sự sẵn sang đối với dvu vận tải, dịch vụ kho, dịch vụ tài chính?Mức độ hiệu lực của tổ chức quảng cáo đến đâu? …

*KT chiến lược Mar:

+Mục tiêu Mar: Mục tiêu của công ty có đc thể hiện rõ ràng, có liên kết logic với các mục tiêu Mar ko?mục tiêu có dựa trên nguồn lực+cơ hội có sẵn của DN hay koi? Mục tiêu để xây dựng, duy trì,hay thu hep mảng KD này?

+Chiến lược:Đâu là chiến lược cốt lõi? Liệu đó đã là 1 chiến lược tốt chưa?Công ty có đủ các nguồn lực thực hiện? Nguồn lực có đc phân bổ tối ưu cho các đoan thị trường hoặc sp chủ chốt, …

*KT tổ chức hoạt động Mar:

+Cấu trúc chính thống:Ng phụ trách Mar có đủ quyền lực+trách nhiệm để quán xuyến các hđ Mar? Các vị trí Mar đc sắp xếp và bố trí tối ưu?

+Sự h.quả của các chức năg:Hệ thống quản lý sp có quản lý 1 cách hiệu lực ko?Liệu còn nhóm nào cần tới vc đào tạo, giám sát ko?...

+Tính h.quả của sự phối hợp:Mối quan hệ bộ phận Mar và hđ ng/cứu phát triển ntn, với bộ phận tài chính ra sao?

*KT các hệ thống của hđ Mar:

+Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin có đc cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời ko? Các ng.cứu về Mar có đc sử dụng đầy đủ ko?

+Hệ thống lập KH Mar:Lập KH có hoạt động hiệu lực ko?dự báo doanh số, đánh giá thị trường có hợp lý ko?

+Hệ thống kiểm soát Mar: Thủ tục kiểm soát có bảo đảm mục tiêu kế hoạchko? Có định kì ktra và rà soát tính hợp lệ?

+Hệ thống phát triển sp mới: DN có ng/cứu thị trường và phân tích KD trc khi đầu tư ý tưởng mới? DN có thực hiện thử sp mới, thị trường mới hay ko?

*KT tính hiệu quả của hđ Mar:

+Phân tích LN: LN của các thị trường, sp, kênh phân phối ntn?DN nên thâm nhập, mở rộng hay rút khỏi đoạn thị trường nào?

+Phân tích mqh Chi phí-hiệu lực: có hđ Mar nào có chi phí quá lớn ko?Chi phí này có hợp lệ? Có cách nào để giảm?

*KT các chức năng Mar tổng hợp

+Sản phẩm:Mục tiêu của sp? Dòng sp hiện tại có đạt đc mục tiêu này?Có sp nào nên loại bỏ khỏi chu kì KD?

+Giá cả:Mục tiêu về giá? Chính sách+chiến lược giá?KH phản ứng về giá ntn? Sử dụng giá khuyến mại có hiệu lực ko?

+Phân phối:Mục tiêu của phân phối?DN đã phủ đủ thụ trường và dịch vụ của công ty ra sao?Mục tiêu với lực lượng bán hàng?Lực lượng bán hàng có đc chuyên môn hóa?thủ tục thiết lập chỉ tiêu bán hàng, có bao nhiu nhân sự bán hàng…

+Quảng cáo khuyến mại và quan hệ công chúng: Mục tiêu quảng cáo?Có hợp lí ko?Số tiền sd cho quảng cáo có hợp lí ko? Ngân sách cho quảng cáo đc quyêt định ntn?Kênh quảng cáo đã phù hợp chưa? KH nghĩ ntn?Khuyến mại có phù hợp ko? Chương trình quan hệ công chúng đã tốt chưa?...

 

 

 

Chương 8: Kiểm toán hoạt động thu chi và thanh toán

8.1.Kiểm toán hoạt động thu chi tiền mặt

8.1.1.Đặc điểm của hoạt động thu chi tiền mặt với KTHĐ

Tiền tệ là vật ngang giá chung với các chức năng cơ bản là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông trao đổi, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, phương tiện trao đổi quốc tế và tiền tệ thế giới. TM gồm tiền VN, tiền ngoại tệ, tín phiếu có giá, vàng bạc đá quý

*Đặc điểm

-TM có đặc điểm chung là gọn nhẹ, tiện lợi trong bảo quản, vận chuyển, cất trữ nhưng cũng vì thế nên dễ xảy ra mất mát

-NVu về TM psinh nhiều, do đó sai phạm( bao gồm sai sót và gian lận) dễ nảy sinh và tồn tại. Do đó công tác kiểm soát và kế toán TM là nội dung quan trọng đối với nhà quản lý. Để kiểm soát TM liên quan đến 2 vấn đề:

+Công tác kiểm soát: Trong đơn vị phải có những nguyên tắc quản lý TM như quy định về phạm vi sử dụng tiền, quyền hạn duyệt chi,… các quy định này cần rà soát thường xuyên và đổi mới cho phù hợp đặc biệt các tiêu chuẩn định lượng, bên cạnh đó cần có chính sách kế toán phù hợp như cập nhật liên tục, xây dựng chương trình luân chuyển chứng từ TM… cần phải triển khai cụ thể hữu hiệu các quy định này trong thực tiển

+Tổ chức bộ máy: Cần chú ý tới những vấn đề sau

thực hiện nguyên tác bất kiêm nhiệm giữa người giữ tiền và người ghi sổ

đảm bảo tính độc lập của người điều hòa tiền gửi NH và hd thu chi

duy trì mối liên hệ giữa các nhân viên tham gia vào công đoạn bất kỳ của quá trình thu- chi tiền

tận dụng tối đa sự trợ giúp của máy tính trong điều kiện hiện đại

Với tất cả các khía cạnh trên, kiểm toán hoạt động cần quan tâm đến cả hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng quản lý TM của đơn vị phù hợp với đặc thù của đối tượng này trên cả 3 hoạt động cụ thể: thu TM, cất trữ TM và chi TM.

8.1.2. Đánh giá chung hoạt động thu- chi qua kiểm toán TM tồn quỹ

TM tồn quỹ phản ảnh hiệu lực và hiệu quả quản lý hoạt động TC. Do đó TM thường là đối tượng được chọn làm điểm bắt đầu kiểm toán.

KTV thường thực hiện khóa sổ với kiểm kê tiền tồn quỹ để đối chiếu phát hiện sai lệch. Đồng thời phải đối chiếu trực tiếp giữa sổ quỹ và sổ cái với định mức tồn quỹ để xác định  tính xác thực và hiệu lực của định mức. KTV cần đánh giá thông qua 1 số tiêu chí khác như:

Đảm bảo an toàn trong cất trữ và di chuyển TM. Nếu TM cần sử dụng không nhiều và môi trường trong và ngoài đơn vị tốt thì TM an toàn hơn

Chia sẻ rủi ro và trách nhiệm trong quản lý TM, có thể mua bảo hiểm TM nếu cần thiết hoặc thuê tổ chức tư vần về những vấn đề phức tạp như xem xét chất lượng kim loại quý, đá quý

Giảm thiểu mức tồn quỹ và di chuyển, tiền để nhiều tại 1 chỗ cố định hay vận chuyển đi nhiều rất rủi ro. Do đó duy trì tiền tồn quỹ tối thiểu là tôt nhất

Đánh giá được cả những khoản tiềm năng như các khoản tiền lãi TGNH… những khoản tiền này ảnh hưởng tới lượng tiền tồn trong tương lai

8.1.3. Kiểm toán hoạt động thu TM

Trên góc độ quản lý, thu TM là quá trình chuyển giao trách nhiệm giữa các bên có liên quan đồng thời là bước quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động của đơn vị. Do đó, thu tiền cần được nghiên cứu như 1 quá trình khai thác và sử dụng những nguồn tiền cần và có thể thu. Theo đó, các nguồn tiền cần được xem xét chi tiết theo địa điểm psinh và từng nguồn thu cụ thể. KTV thường xem xét trên một số khía cạnh:

Các hình thức và trình tự thực hiện hoạt động thu tiền: tùy theo hoạt động thu đơn vị có thể thực hiện 1 trong 2 hình thức phổ biến là:

+sử dụng phiếu thu có đánh STT liên tục và phát hành đồng thời nhiều bản, hình thức này có tác dụng tự kiểm soát cao và được sử dụng trong giao dịch với bên ngoài

+ghi lại các giao dịch tại quầy tính tiền hoặc 1 loại giấy trung gian  được phát hành thay cho nhận tiền trực tiếp, chủ yếu sử dụng trong giao dịch nội bộ hay trung gian giữa người giao tiền và kế toán.

Thời điểm lập và chuyển giao các giấy tờ thu tiền: KTV xem xét thời điểm lập và chuyển giao giấy tờ thu tiền. việc lập có được quy định ngay sau khi hoạt động thu tiền được thực hiện

Gắn trách nhiệm quản lý tới quá trình thu tiền: quá trình thu tiền liên quan tới trách nhiệm của từng người và chuyển giao trách nhiệm đó. Ví dụ khoản phải thu quá hạn có thể là trách nhiệm của người duyệt bán chịu hay nhân viên bán hàng hay bộ phận tài chính không nỗ lực

Đảm bảo mục tiêu hợp lý và hiệu quả trong thu tiền: tức là hướng đến việc sử dụng tối đa quyền được thu tiền để định hướng và xử lý nhanh chóng, hợp lý những tình huống cụ thể tạo khả năng tăng thu và thu nhanh, thu đủ…

Tổ chức  hợp lý các điểm thu tiền: số điểm thu tiền càng ít với số nhân viên đông càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và tự kiểm soát giữa các nhân viên

Tách biệt giữa hoạt động thu và hoạt động chi: khoản chi thường là áp lực của thu tiền mà hoạt động thu chi có tính chất khác nhau. Tách biệt làm giảm áp lực thu và quản lý tốt hơn

Cập nhật kế toán và thu ngân tại trung tâm: KTV xem xét chính sách thu, công tác tổ chức mạng lưới thu và phân cấp quản lý có phù hợp với thực tế hoạt động, đông thời đánh giá phương thức và điều kiện chuyển tiền có phù hơp. Tiền và chứng từ liên quan có được chuyển về trung tâm nhanh chóng hiệu quả

ổn định thủ tục bàn giao trách nhiệm trong việc chuyển tiền: việc chuyển tiền, thu tiền liên quan đến nhiều cá nhân và trách nhiệm của các cá nhân được xác định cụ thể. KTV sẽ đánh giá thủ tục bàn giao trách nhiệm có được quy định chinh thức, cụ thể và ổn định.

Tách biệt trách nhiệm giữa người chịu trách nhiệm trực tiếp và người kiểm soát. Kiểm soát độc lập này cần được tiến hành đột xuất thường kì và đưa ra đánh giá độc lập.

8.1.4. Kiểm toán hoạt động chi tiêu TM

Chi tiền là quá trình sử dụng tiền để mua sắm vật tư hàng hóa…. Mục tiêu tổng quát của hoạt động chi tiền là giải quyết tốt mqh kte trong mua sắm chi trả trên cơ sở quy định của pháp ;uật và chế độ TC. Do đó, các tiêu chí phổ biến được sử dụng là các quy tắc quản lý chi tiêu được xác định trong các luật pháp nói chung hoặc trong quy chế TC.

Đảm bảo tính hiệu lực của các thủ tục trong chi tiêu. Tính hiệu lực liên quan tới quá trình kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát lẫn nhau giữa các bước kế tiếp nhau.

Cần phân  cách rõ rang giữa hoạt động thu với hoạt động chi cũng như giữa các hoạt động chi với nhau nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện các mục tiêu riêng biệt của mỗi khoản chi cũng như nguồn tiền dùng để chi.

Không bỏ qua các khoản chi tiêu nhỏ lẻ, trực tiếp, các khoản này thường được thanh toán trực tiếp trên cơ sở các hệ thống chứng từ ngoài hệ thống. KTTC thường ít quan tâm tới những khoản chi này nhưng KTHĐ thì không thể bỏ qua. KTV có thể yêu cầu tăng kiểm soát với những khoản này

Đảm bảo hiệu lực trong quản ly séc, tránh việc giao séc cho nhân viên thực hiện chi tiền, cần thiết duy trì các chữ kí trên séc

Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ rang, hợp lý trong quản lý chi.

8.2. Kiểm toán hoạt động thanh toán

8.2.1. Kiểm toán hoạt động thanh toán các khoản pthu

Phải thu là các khoản tiền tiềm năng đang tồn tại ở khâu trung gian. Phải thu bao gồm: thu người mua chịu, tạm ứng cho công nhân viên, ứng trước cho người bán…. Dù nguồn gốc có khác nhau nhưng trong quá trình kiểm toán đều gồm các nội dung:

Hình thành các khoản pthu: chủ yếu hình thành từ chính sách bán hàng của đơn vị, bán chịu gắn với thủ tục về tác nghiệp và kế toán. Để đánh giá hoạt động này cần trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau:

+kiểm tra độc lập và duyệt bán chịu

+xác định và huy động khả năng cung cấp hàng hóa

+quyết định và khuyến mại

+lập đúng và đủ hóa đơn theo yêu cầu quản lý

Quản lý các khoản pthu: gồm những công việc chính là:

+theo dõi những phản ứng của khách hàng

+kiểm soát độc lập từng khoản pthu

+ghi sổ và kiểm soát kịp thời những biến động

+báo cáo đủ và đúng thời hạn

+lập riêng và gửi trực tiếp độc lập các bảng kê khai cho từng khách hàng

KTV cần xem xét các hoạt động này được thực hiện nhu thế nào, đưa ra các tiêu chí phù hợp

Xử lý các khoản pthu. Cơ sơ để xử lý là chính sách về khoản pthu gồm những nội dung:

+có mức bán chịu phù hợp

+có quan hệ tốt với khách hàng

Trên cơ sở các chính sách này pthu có thể được: thu tiền, nhận hàng trả lại hay phải xóa sổ. KTV cần kiểm tra các quá trình này đặc biệt là khoản xóa nợ

8.2.2. Kiểm toán hoạt động thanh toán các khoản ptra

Phải trả là nghĩa vụ của đơn vị, kiểm toán phải trả bao gồm 1 số nội dung:

Hình thành khoản ptra: KTV quan tâm tới hiệu lực quản trị nội bộ bao gồm hiệu lực của chính sách quản lý đầu vào và hiệu lực điều hành thực thi chính sách. Để đạt được mục tiêu đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ KTV xem xét các nội dung:

+tính phù hợp của khoản ptra trong tương quan chung với mục tiêu và tình hình hoạt động. các quan hệ kinh tế liên quan tới ptra có thể bị che giấu 1 phần hay toàn bộ khi đó KTV  cần thu thập thông tin để đánh giá tính hợp lý.

+độ tin cậy về quy mô khoản nợ ptra

+mức đúng đắn của giá cả và điều kiện mua hàng. Vấn đề này rất nhạy cảm và nhiều rủi ro nên đánh giá cần thận trọng

+độ tin cậy của giá trị tiếp nhận được, không chỉ đánh giá qua số lượng hàng hóa mà còn qua đặc tính, cơ cấu, chất lượng và các điều kiện khác

+tính đầy đủ và tin cậy của bằng chứng cho việc đánh giá. KTV cần xem xét lại các trình tự cơ bản trong điều hành, trước hết là trình tự luân chuyển chứng từ

Quản lý các khoản ptra: gồm một số nội dung

+kiểm soát đồng bộ liên hoàn các chứng từ thanh toán. Kiểm soát tốt khi mọi chứng từ thanh toán được chuyển trực tiếp cho bộ phận thanh toán

+kiểm tra sổ sách kế toán. Sau khi trả tiền cần phan loại và ghi sổ chi tiết và sổ cái. Định kỳ đối chiếu các sổ này, mọi sai sót cần được điều chỉnh kịp thời. KTV cần kiểm tra xem các quy định này được thực hiện như thế nào từ đó đề xuất các giải pháp

+tính toán và kết chuyển đầy đủ các khoản chi tiêu và chiết khấu

+thực hiện đúng thời hạn thanh toán

KTV chọn ra một số hồ sơ mua hàng thanh toán và xem xét việc tuân thủ các quy định trên

Xử lý các khoản nợ

+ktra lại sự đồng bộ và khớp đúng giữa các yếu tố trong mỗi bộ tài liệu, chứng từ liên quan cần được tập hợp thành bộ hồ sơ. Trước khi xử lý nợ cần xem xét kỹ các hồ sơ này, đặc biệt là tính hợp pháp của việc phê chuẩn và tính hợp lý của trình tự điều hành

+xem xét lại các khoản khấu trừ

+kiêm tra điều kiện và quyết định thanh toán

+trả tiền và xử lý cuối cùng hồ sơ thanh toán

8.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động

Hoạt động thu chi và thanh toán TM là hoạt động TC cơ bản mang tính chất tổng hợp trong phản ảnh kết quả và chi tiết cụ thể và cả tính quy tắc trong tác nghiệp, đồng thời gắn chặt với các hoạt động cụ thể. Do đó hiệu quả và hiệu năng khó tách rời đánh giá hoạt động thu chi thanh toán với các hoạt động khác trong chu trình hoạt động. tuy nhiên luôn có quy định riêng về TC nên hiệu lực quản trị nội bộ cần và có thể đánh giá riêng. Từ đó có thể xây dựng các tiêu chí theo hướng:

Tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ

Tùy theo mục tiêu cụ thể và yêu cầu quản lý để xây dựng tiêu chí thích hợp

Các mục tiêu phải thống nhất với mục tiêu chung của KTHĐ

Cần phối hợp chỉ đạo thống nhất của người phị trách kiểm toán và các bộ phận để điều chỉnh kip thời các mục tiêu cụ thể phù hợp với thực tiễn.

Chương 9: KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN

1.  Vai trò của HTTT

HTTT giữ vai trò quan trọng trong HĐ of DN vì cung cấp TT làm cơ sở ra QĐ cho nhà quản lý.  Các HĐ máy tính hay HĐ xử lý dự liệu điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất hỗ trợ NQL. Các HĐ máy tính quan trọng đvới NQL và KTV bởi các lý do:

Thứ nhất: chi phí cao của việc đầu tư vào kỹ thuật thông tin trong đó có chi phí thiết lập dẫn đến sự quan tâm về tính hiệu quả của khoản đầu tư ngân quỹ này.

Thứ 2: HTTT có tác động đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. trong DN, rất nhiều các hoạt động nghiệp vụ phụ thuộc vào các hoạt động máy tính. HTTT hỗ trợ cho việc chuyển đổi dữ liệu thô thành cơ sở đáng tin cậy và đảm bảo cho việc ra QĐ.

2. Kiểm toán quanh máy tính và kiểm toán qua máy tính

KT quanh máy tính : KTV điều chỉnh cách tiếp cận thông thường mà k vận dụng thêm các kiến thức chuyên môn về các áp dụng máy tính. KT quanh MTính là cách thức KT dựa vào NQL để có đc những lịch trình và thông tin ktra. KT quanh máy tính đc gọi là KT với cách tiếp cận hộp đen, trong đó MT đc xem như 1 vật thể lạ nà KTV sẽ ko đề cập đến. cách thức này ko thúc đẩy tính độc lập của KTVcũng như k nâng cao đc hiểu biết của KTV về hthống đc KT, khiến KT bị lạc hậu so với yêu cầu quản lý về phát hiện sai phạm và những vấn đề ko hiệu quả.

KT qua máy tính: là cách thức Kt mà trong đó KTV có thể tích hợp tệp dữ liệu có khả năng rà soát các kiểm soát các hệ thống trong phần mềm để thu thập các thông tin cần thiết. hơn nữa, các mô phỏng song song có thể đc sử dụng để thiết lập mô hình của KTV về ctrình đang HĐ. Phần mềm thẩm vấn có thể đc sử dụng để có đc các mẫu KT phù hợp cho vc phân tích trong khi Ktra dữ liệu có thể đc sử dụng để Ktra tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát liệt kê trong  tài liệu.

3. Các hoạt động máy tính

3.1. Hoạt động phát triển hệ thống. Phát triển hệ thống là khía cạnh quan trọng nhất của bất cứ ctrình máy tính nào, bảo đảm nhiều tiêu chí đc thoả mãn. Phần lớn các HThống mới là HThống nâng cao hoặc thay thế, trong khi các phần mềm mới mở rộng HThống hiện tại.

Khi phát triển hệ thống, cần đảm bảo phát triển 3 yếu tố:Nhân sự, thông tin, công nghệ.

+ Nhân sự: đề cập đến cách thức bố trí nhân sự, kỹ năng và năng khiếu của nhân viên, cách thức hệ thống mới đc bán cho họ, cách thức sắp đặt HĐ của HThống mới, nhu cầu hợp lý hoá các quá trình hoạt động, đặc biệt là đối với sự luân chuyển các tệp thông tin qua các thủ tục xử lý dữ liệu, cách lấy và chuyển thông tin đến người y/cầu từ bên trong và bên ngoài tổ chức.

+Thông tin: đề cập đến loại báo cáo chuẩn tắc đc ycầu, mô hình hệ thống thông tin hỗ trợ cho vc ra QĐ đòi hỏi đặc điểm này phải linh hoạt và kiểm soát đc bới ng sử dụng; loại dữ liệu sẵn có và trạng thái chung của dữ liệu; dữ liệu mới đc yêu cầu và cách chúng có thế đc tạo ra,mức độ lưu dữ lịêu thủ công hay trên máy.

+ Công nghệ: sự căng thẳng hay sự nhấn mạnh vào HT và knăng cần để xử lý vẫn đề này; loại Ht hoat động và cấu hình máy cần thiết, các sắp đặt tiêu chuẩn máy mới, giao diện giữa kiến trúc CNTT hiện tại bao gồm các mạng và các liên kết; các kĩ năng của nhân viên CNTT và mức độ phụ thuộc nhà cung cập.

+ Mối quan hệ: các vấn đề nhân sự QĐ giải pháp thông tin và điều này QĐ các yêu cầu về công nghệ.

+ vai trờ của KT phát triển hệ thống thông tin:

Đảm bảo: đảm bảo với các nhà quản lý DN rằng các cơ chế phát triển hệ thống là hoạt động

Cảnh báo: thông báo với NQL khi có rủi ro đáng kể

Tư vấn: khuyên NQL cách quản lý rủi ro

Hành động: xúc tiến các HĐ nhằm đảm bảo quản lý rủi ro tốt hơn

3.2. Áp dụng HTTT. Chiến lược HTTT, an ninh hệ thống và phương pháp thông qua đó các hệ thống mới và nâng cao đc phát triển và đưa vàp HĐ đều đóng góp vào môi trường HTTT. Có thể Kt các áp dụng HTTT bằng cách xem xét các ksoát chuẩn tắc đvới đầu vào, xử lý dữ liệu và đầu ra của hệ thống, và danh mục các kiểm soát đó có thể dùng để đảm bảo thông tin là đầy đủ, đáng tin cậy, được phép , được xử lý đúng và lưu trữ.

An ninh hệ thống là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tính ổn địng of môi trường của các HTTT. Những nguy cơ như gian lận bằng máy tính, gián điệp, phá hoại, thảm họa tự nhiên có thể làm suy yếu hệ thống mạng cuat DN và phá hoại các cơ sở dữ liệu quan trọng. một cách thức để đảm bảo AN hệ thống là  lập KH về thảm hoạ thông tin. Đó là sự chuẩn bị về khả năg xảy ra những sự cố ko mong muốn trong HTTT có thể gây hậu quả tiêu cực đến giá cổ phiếu,DT, đơn đặt hàng, các nhà cung cấp và các vấn đề ảnh hưởng đến uy tín của DN.  Các kế hoạch về đảm bảo an ninh hệ thpnsg ên đc thảo luận thường xuyên, và đề ra cách xử lý.

4. Tiêu chi đánh giá HTTT

4.1. Tiêu chí đánh giá PTriển hệ thống

Các HT có thể bị thất bại khi vc xác định hệ thống ko bảo đảm thích đáng, và khi HT HĐ vượt quá dự toán, NQL sẽ bắt đầu lảng tránh khỏi những thất bại có thể. Hai kĩ thuật chính để đảm bảo một HT tốt sẽ đi vào HĐ là các chuẩn mực phát triển HT và chuẩn mực quản lý dự án. Thực tế quản lý dự án vững chắc đc đánh giá qua các tiêu chí:

Các KS thích đáng đc XD trong HT mới tại GĐoạn phát triển

Đánh giá bắt buộc với các KS trc khi HĐồng đc kí kết

HT phát triển nhất quán với chính sách của DN

Có KH sử dụng máy tính trong DN và KH đc rà soát bởi NQL

Các công vc phát triển đc thể hiện thích đáng trong tài liệu

Nhân sự của HĐ máy tính đc sử dụng đúng đắn và khai thác tổt khả năng

4.2. Tiêu chí đánh giá vc áp dụng HTTT

4.2.1. các kiểm soát đầu vào cơ bản: các thủ tục với ng sử dụng; hạn chế tiếp cận; mã hoá, mật khẩu; kiểm soát tiếp cận, an ninh và mật khẩu; cảnh báo về lỗi mắc phải…

4.2.2. KS xử lý dữ liệu: kiểm tra sự tương thích; KS thất bại hệ thống; KTra đầu vào có bị lặp lại, KTra trình tự đvới các số liệu liên tiếp; kiểm tra tính đầy đủ, dữ liệu bị mất, giới hạn…

4.2.3. kiểm soát đầu ra: các báo cáo phù hợp; tài liệu công việc, cơ chế bảo đảm đầu ra; quy định về tài liệu đc lưu trên máy tính…

5. Kỹ thuật thu thập bằng chứng

KTV sử dụng các KThuật KT với sự hỗ trợ của máy tính. Các bằng chúng phải đầy đủ và tin cậy.  bằng chứng đc thu thập bởi KTV từ HTTT.

Quy trình áp dụng các chương trình thẩm vấn KT: KTV đưa ra MTiêu KT, chương trình sẽ xác định các loại kiểm tra cần thực hiện, sau đó thu thập các tệp thông tin cần kiểm tra và tiến hành thẩm vấn tệp thôgn tin lựa chọn, ktra Kquả và KLuận và cung cấp đầu ra của ctrình là KLuận để kết nối với các phần hành kiểm toán khác.

Các kỹ thuật KT với sự hỗ trợ của máy tính cần đc áp dụng nhằm đánh giá mục tiêu kiểm soát . khi lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất, KTV có thể cân nhắc một số các yếu tố:

Mức độ đảm bảo mà KTV yêu cầu

Mức độ chuyên môn kỹ thuật sẵn có ở KTV

Tầm quan trọng của HTTT

Việc rà soát một lần rồi thôi hay còn tiếp diễn

Chi phí và thời gian thiết lập, duy trì các kỹ thuật

Tính phức tạp của các thủ tục kiểm toán

KTV sử dụng phần mềm thẩm vấn để phân tích dữ liệu thu thập từ các tệp thông tin trong máy tính. Quan trọng khi áp dụng thủ tục ktra từ đầu đến cuối, thử nghiệm tuân thủ, thử nghiệm cơ bản. sử dụng phần mềm cơ bản hữu dụng khi dữ liệu có khối lượng lớn, thiếu dấu vết KT…

Ngoài ra, KTV còn sử dụng KThuật phỏng vấn. kĩ thuật này giúp thu thập BCKT ngoài  HTTT

6. Quy trình kiểm toán

6.1. Chuẩn bị kiểm toán

+ Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán: mục tiêu KT là đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của HTTT. Phạm vi KT là sự giới hạn về TGian và Kgian của  HTTT đc KT, đề cập đến những HTTT cụ thể đc phát triển.

+ chỉ định ng phụ trách công vc KT: KTV cần có các kỹ năng về máy tính để xác định và thẩm tra được các kiểm soát máy tính mà không phải dựa nhièu vào phòng máy tính

+ thu thập TT: TT về thủ tục và quá trình phát triển HTTT, vè sự phàn nàn hay các bác cáo trục trặc của HTTT

+ Lập KH KT: cuộc KT HTTT cần đc lập KH và giám sát chu đáo. Cuộc KT ko có KH rất khó KSoát. Đánh giá rủi ro đc sử dung để lập KH sử dung nguồi lực kiểm toán thông qua vc xem xét các yếu tố:

Tính liêm chính, kinh nghiệm và kiến thức của NQL HTTT

Bản chất của HĐ kinh doanh và của hệ thống

Mức độ ảnh hưởng của bên thứ 3 đối với vc kiểm soát hệ thống đc KT

Các phát hiện từ cuộc KT trước

Các công vc KT HTTT cần đc lập KH và NQL KT cần xác định phương pháp , cách tiếp cận KT, thủ tục đc thực hiện, lĩnh vực sẽ KT.

+ Lựa chọn tiêu chuẩn đnáh giá: tiêu chuẩn đánh giá cần đc lựa chọn phù hợp với đối tượng kiểm toán, số lượng tiêu chuẩn đánh giá phụ thuộc vào nguồn lực của cuộc KT. Tiêu chuẩn đánh giá đc chọn cần đc thảo luận với bộ phận đc đánh giá để co đc sự nhất trí về tiêu chuẩn đánh giá trc khi sử dụng

6.2. thực hiện KT

+ KT phát triển hệ thống: KTV nên xúc tiến vc sử dungk các nguyên tắc  quản lsy dự án tốt. có 2 cách tiếp cận:

-Xem xét cách thức DN KSoát sự phát triển hệ thống nói chung. Để ktra tính tuân thủ, một số dự án đc phát triển trong quá khứ và hiện tại đc chọn để kiểm tra để xem xét mức độ áp dụng trong thực tế quá trình phát triển hệ thống xác định.

- đảm bảo kiểm toán đối với tất cả các dự án phát triển chính. KTV có thể tư vấn về những hệ quả của những KSoát thích hợp với hệ thống đnag phát triển. vai trò của KTV như ng phát hiện các lõ hổng về KSoát. KTV có trách  nhiệm bảo đảm hệ thống đc kiểm soát vũng chắc. NQL chịu trách nhiệm về KS và vai trò của KT là rà soát và tư vấn về những nhược điểm of KSoát.

+ kiểm toán các áp dụng HTTT: cần nhận thực mỗi quan hệ giữa các HĐKD và các hệ thống máy tính nhằm hỗ trợ cho quá trình lập và thực hiện các mục tiêu KD. KTV có thể tập trung vào các rủi ro liên quan đến đầu vào, quá trình xử lý thông tin hoặc két quả đầu ra của HTTT. Các kiểm soát vc áp dụng cần phải đc kiểm tra bới KTV theo yêu cầu rằng tất cả các phát hiện kiểm toán đều có bằng chứng KT thích đáng .

6.3. kết thúc kiểm toán

KTV cần cân nhắc rằng các mục tiêu kiểm toán đã đạt đc và ko còn lĩnh vực nào bị bỏ sót khi KTV ra khỏi hệ thống. BCKT cần đc gửi cho lãnh đạo đơn vị và NQL bộ phận HTTT, ng sử dụng các HTTT.

 

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro