kiến lộc 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 31
Nếu ngài muốn ta ghen, ta sẽ ghen cho ngài xem.

Cảnh Yến nghe rồi chỉ cười, qua mặt ngài không hề dễ: "Nguyên Nguyên lại dọa người ta rồi. Nàng làm như bổn vương không biết ngài đang lấy lòng bổn vương sao."

"Vương gia, ngài nhường thiếp đi mà, đừng cứng nhắc thế, có thua có thắng mới vui chứ." Nếu ngài ấy đã nhìn ra mọi chuyện thì ta cũng không ngần ngại thừa nhận, đoạn lại nói: "Thiếp đuổi cô ả về như thế, người ta vẫn chịu ngậm bồ hòn làm ngọt, không kêu gào tiếng nào. Vương gia, ngài cũng biết phải không? Người ta hẳn là đã được cao nhân chỉ điểm rồi."

Cảnh Yến khôn ngoan vô cùng, ngài lướt nhìn ta, sau đó ngài cất tiếng, nhưng là học theo giọng điệu của vị "cao nhân" kia, giả nhân giả nghĩa niệm: "A di đà phật."

Ngài làm vậy khiến ta không khỏi bật cười, mới giơ tay đánh yêu ngài: "Người ta cuối cùng cũng được như ý cưới được người tình trong mộng, thanh mai trúc mã, e là lấy làm đắc ý lắm!"

Cảnh Yến không đáp, một lát sau, khi ta lim dim sắp chìm vào giấc ngủ mới nghe thấy ngài nói một câu, như thể tiếng người trong mơ: "Nguyên Nguyên, nếu như không có nàng, có lẽ bổn vương cứ diễn kịch với Vãn Thược cả đời, cứ vậy thôi."

Cơn buồn ngủ kéo đến làm ta cũng không buồn nói chuyện. Nhưng trong lòng vẫn âm thầm vang lên một câu hỏi: Có ta thì không cần diễn sao?

Có ta cũng vẫn phải diễn, nhưng bực bội hay đau lòng chỉ là đôi lúc.

Sáng sớm hôm sau, khi ta đang tiễn Cảnh Yến thì trông thấy Vãn Thược túm cổ nha đầu bồi giá kia xông vào phòng mình. Nha đầu kia khóc lóc thảm thiết, trên mặt vẫn còn hằn năm đầu ngón tay, vừa nhìn đã biết là bị ăn no đòn.

"Nha đầu này không biết phép tắc tối qua đã mạo phạm tỷ tỷ, bây giờ muội giao lại cho tỷ tỷ toàn quyền xử lí, muốn chém muốn giết thế nào cứ làm theo ý tỷ tỷ."

Vừa vào Vãn Thược đã phủ đầu bằng câu này, mới mở mắt ra đã chém chém giết giết, đúng là có lòng quá mà. Lần này nàng ta đến đây càng củng cố niềm tin của ta. Chắc chắn có người đứng sau chỉ bảo nàng ta.

Ta lại hỏi lái sang chuyện khác: "Nghe nói muội muội trong người không khỏe, không biết đã đỡ hơn chưa?"

Ả đang cố nhẫn nhịn, cắn răng không lên tiếng.

"Không phải ra cố tình giữ, muội muội cũng biết mà, chỉ có vương gia mới quyết được chuyện của ngài. Ta nào có quản được chàng!"

"Ta biết chàng ấy không muốn đến rồi, không cần ngươi bóng gió này kia!" Ả không nhịn được nữa, đá lại một câu, rồi cố giữ cho cơn bực trong người không đến nỗi phát nổ, nói tiếp: "Ta xưa nay chỉ đọc văn thơ, tất nhiên làm sao hiểu được những mánh khóe hèn hạ dụ dỗ đàn ông!"

Văn thơ gì mà đọc xong lại khiến người ta lại trở nên cay nghiệt như ả?

Ta bật cười thành tiếng, không chấp nhất với cô ả: "Có mánh khóe dụ dỗ gì đâu. Vương gia đối với muội bằng tình cảm thanh mai trúc mã. Còn ta, chẳng qua là có tí mùi vị mới mẻ thôi."

Ta chờ đợi, rồi lại nói: "Vãn Thược, ta và muội không hợp tính lắm, nhưng nếu muội đã muốn diễn trọn vở kịch, ta cũng không cố đạp đổ bục diễn của muội."

Ta cố tình chọc đục nước, cô ả ngu ngốc này làm sao mà chịu nằm yên chờ đợi được nữa.

"Không ngờ một kẻ xuất thân tiện tì như ngươi mà làm chủ tử cũng ra dáng oai phong lắm." Nàng ta mở miệng khích bác, trong giọng nói tràn ngập sự xem thường: "Ra là ta đã đánh giá thấp ngươi, cứ nghĩ ngươi có chết cùng lắm cũng chỉ đến được danh vương tần."

Không cảnh tỉnh ả, ả lại không biết tự lượng sức mình.

"Còn ta, xem ra đã đánh giá cao ngươi rồi, cứ nghĩ ngươi thế nào cũng phải ngồi vào được chức chính phi." Ta không nhìn ả, mà khẽ cúi xuống che miệng cười.

Nghe câu ấy, quả nhiên ả ta đau lắm, nổi giận đùng đùng, miệng quát tháo: "Hôm đó đúng là sai lầm, lẽ ra ta phải lấy mạng ngươi chứ không phải chỉ dừng ở nghiệm thân."

Ta siết tay, ngẩng mặt đối diện ả, ánh mắt đanh lại: "Ta còn chưa nói xong."

Ta ghé gần lại, chạm mắt: "Ta không đạp đổ bục diễn của ngươi. Nhưng ngươi nên biết bây giờ không giống khi xưa nữa. Vãn Thược, nếu như ngươi còn muốn sống thì chuyện ban nãy tốt nhất là ngươi cấm có nhắc đến."

"Ngươi dám uy hiếp ta?"

"Sao ta lại không dám? Kẻ không dám là ngươi!" Ta nheo mắt lườm ả, khẽ nhả từng câu: "Ngươi không dám động đến ta. Dám động đến ta, đời này ngươi đừng hòng gặp được vương gia thêm lần nào nữa. Động vào ta, người chống lưng cho ngươi đẩy được ngươi lên mây thì người phía sau ta cũng có thể kéo ngươi xuống bùn."

"Ngươi! Đại nghịch bất đạo!" Vãn Thược vẫn già mồm nhưng rõ ràng ả đã biết sợ.

"Ngươi cứ hét to lên, càng ẩm ĩ càng tốt, sao cho tiếng vào tận trong cung. Để xem khi tra ra kẻ nào mới là đại nghịch bất đạo?" Ta hơi dựa vào bàn, giọng nói cũng dịu đi đôi phần: "Vãn Thược, không phải là ta cố khích ngươi, ngươi cứ thử mà xem."

Ả ôm cục tức mãi không nói được gì, thở hổn hển trừng mắt.

Ta không muốn đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm, đến đây gỡ bớt là được rồi: "Ngươi cũng không nhất thiết phải coi ta là cái đinh trong mắt mình. Ta hầu hạ vương gia đã hơn một năm rồi, đến nay vẫn chưa từng có thai, ngươi lẽ nào còn không hiểu tâm ý của ngài? Ngài ấy giữ vị trí vương phi cho ngươi, ta cũng chẳng dại gì tranh giành với ngươi."

Nàng ta vẫn nhìn ta chằm chằm, không đáp.

"Vương gia là người làm việc lớn, điều ngài quan tâm là quốc gia đại sự. Mai sau, ắt ngài còn cần sự giúp đỡ của Mạc hầu. Ngươi là quý nữ phủ Mạc hầu, còn ta phận nô tỳ hèn mọn, tranh gì với ngươi đây."

Ả cười khẩy, nói: "Coi như ngươi biết điều."

Thực ra không phải là ta biết điều, mà điều ta muốn là thông qua ả chuyển những lời vừa rồi đến tai thái hậu. Một là để thái hậu thực sự tin rằng Mạc hầu và Cảnh Yến thực sự là có mối quan hệ khăng khít. Hai là ta cũng muốn thái hậu hiểu rằng ta cũng biết giơ nanh múa vuốt, đừng có tự tiện chọc vào ta.

Những điều ấy, Vãn Thược có hiểu được hay không ta cũng không quan tâm.

Bây giờ ta mới nhòm đến nha đầu đang co quắp dưới đất: "Nếu ngươi đã giao nô tỳ này cho ta xử lý vậy thì ngươi cứ về trước đi. Hỏi xong vài câu, ta sẽ cho nha đầu này về."

Vãn Thược hừ một tiếng, nhấc chân đá nha đầu kia ra rồi bỏ đi. Cô ả bị đá đau nhưng vẫn quỳ lạy lục dưới đất, khóc hết nước hết cái: "Chủ tử, từ nhỏ nô tỳ đã đi theo người, chủ tử người đừng bỏ nô tỳ..."

Chương 32: )
"Ngu xuẩn, cầu xin nàng ta thì thà cầu xin ta." Ta nhấp một ngụm trà, phán một câu.

"Nguyên Nguyên chủ tử, người đừng giết nô tỳ! Xin người tha cho nô tỳ một mạng!"

Nha đầu này cũng lanh lẹ, vỡ lẽ ra liền quỳ ôm chân ta.

Ta cười đuôi mắt cong lên, nhìn ả, hỏi: "Có làm vương tần nữa không?"

"Không ạ! Không ạ! Chủ tử, nô tỳ sai rồi ạ! Nô tỳ ngu ngốc quá! Người chừa cho nô tỳ một con đường sống!"

Cô ả khóc nấc suýt mất cả giọng, không ngừng dập đầu cầu xin ta.

"Thân là nô bộc, hầu hạ chủ tử, một, ngươi không nên khinh thường người khác, lời ra tiếng lại chuyện của chủ tử; hai, không nên ỷ thế ức hiếp người khác, bắt nạt nô tỳ dưới trướng ta. Đến điều này còn cần ta dạy ngươi sao?" Ta ngừng lại lấy hơi, nói tiếp: "Ta và ngươi đều có xuất thân như nhau. Nếu như lúc trước ta cũng hành xử lỗ mãng như ngươi, e bây giờ chỉ còn là cái xác ném ra bãi tha ma cho chó ăn."

"Chủ tử dạy phải, sau này nô tỳ không dám nữa!"

"Đừng dập đầu nữa, ta không định giết ngươi." Ta liếc xuống, miệng nhếch lên vẽ ra một nụ cười: "Ta vẫn nhớ trước đây khi ta bị dạy dỗ, ngươi đứng bên cạnh Vãn Thược. Chính ngươi đã nói một câu nếu vương gia có hỏi tội, khó tránh khỏi xảy ra hiềm khích*." (*Chương 7)

Ta uống một ngụm trà, tiếp tục: "Mặc dù không phải là vì giúp ta, nhưng cũng đã ngăn được Vãn Thược, ta nợ ngươi một lần ấy."

"Người, người hồi ấy..."

"Sao?" Ta cười giả lả, hỏi: "Ta không giống nha hoàn thông phòng từng bị các ngươi nghiệm thân hồi trước ấy sao?"

Nô tỳ kia quỳ dưới đất, không dám nói, chỉ run rẩy khóc.

"Hai ma ma kia đã bị móc hết tim gan vứt cho chó ăn rồi mà sao ngươi vẫn chưa nhớ được thế?" Ta lắc đầu, tiếng nhỏ hẳn đi: "Đứng dậy đi, đừng có khóc lóc van xin chỗ ta nữa. Ai không biết lại tưởng ta hành hạ ngươi!"

"Người, người thực sự cho nô tỳ đi về sao?" Nha đầu đứng dậy, e dè hỏi lại.

Cô ả quả thực khiến ta hơi ngạc nhiên: "Ngu dốt! Ngươi bò ra từ chỗ ta còn muốn về? Cứ về thử xem Vãn Thược có cho ngươi ở lại không?"

Nghe vậy ả lại quỳ xuống, tiếp tục xin ta tha mạng. Khóc, khóc mãi làm ta nhức cả óc.

"Ngươi không có số vương tần rồi, về thu dọn đồ đạc rồi rời phủ đi." Ta bóp vai gáy, đúng là hơi mệt: "Nhưng ta cũng phải nói cho ngươi biết trước. Nếu như ngươi rời phủ rồi mà bị Vãn Thược bắt được thì ta cũng không giúp ngươi đâu."

Qua sự việc lần này, không biết có phải Vãn Thược thực sự đã hiểu ra hay không, nhưng nàng ta không còn đến chọc giận ta nữa, mặc dù thi thoảng vẫn không quen thói mỉa mai người khác. Nhưng ta cũng chẳng buồn quan tâm.

Chuyện trên triều Cảnh Yến am hiểu hơn ta. Ngài muốn là muốn ta sắp xếp ổn thỏa việc nhà, tránh tạo thêm mâu thuẫn hậu viện.

Nửa đêm hôm ấy ta đang ngủ bỗng nghe thấy bên ngoài có tiếng động nhẹ. Hình như tiếng phát ra từ trên mái ngói.

Trời sinh đôi tai ta thính nên nghe cũng rõ hơn đôi phần. Ta choàng mở mắt, nhìn chòng chọc lên trên trần, cất tiếng, âm thanh chỉ đủ người bên cạnh nghe: "Vương gia."

Cảnh Yến khép hờ mắt, trông như vẫn đang chìm trong giấc ngủ, nhưng tay trong chăn lại véo ta một cái.

Ngài tỉnh rồi, nhưng ngài đang đợi động tĩnh phía kẻ kia.

Đợi mãi, không gian lại dần trở nên yên tĩnh.

"Không ổn rồi, vương gia!" Ý nghĩ kia chợt lóe qua đầu, ta ngồi ngay dậy, hai mắt chạm nhau, ta và ngài đồng thanh: "Phòng bên!"

Ta và ngài ngay lập tức đẩy toang cửa chạy ra ngoài!

Bóng đen kia di chuyển rất nhanh, tựa như một cơn gió độc lao vút đến trước cửa phòng Vãn Thược.

Thấy ta và Cảnh Yến đuổi đến, hắn hơi ngập ngừng, định chạy.

Ta đang định cản y lại nhưng lại thấy Cảnh Yến vẫn đứng yên. Kẻ áo đen thấy ta chặn đường chạy bèn đẩy ta ngã, sau đó lách qua chạy mất.

Thân thủ nhanh nhẹn vô cùng, ta cũng khó lòng nhìn rõ.

Ta ngồi ngây người dưới đất. Cảnh Yến quay sang mặt mày cau có, bắt đầu quở trách.

"Nàng chán sống rồi sao, không thấy hắn cầm dao hay sao?" Tiếng quát dội vào bóng đêm thành thử vô cùng vang vọng khiến ta hơi hoảng hốt.

Chắc chắn là vì ngài ấy diễn tốt quá nên có thể đảo giả thành thật khiến ta suýt nữa cũng tin ngài thực sự lo lắng cho mình.

Nghe chừng giờ ngài cũng mới nhận ra mình đã lớn tiếng quá bèn đi đến đưa tay đỡ ta dậy: "Không phải ta giận nàng, bình thường nàng cẩn trọng vậy, sao hôm nay lại sơ ý thế!"

Ta không thèm vịn tay ngài, tự mình chống tay đứng dậy, đẩy ngài ra: "Ngài quát thiếp sao? Không phải vì ta sợ hắn làm thương ngài sao?"

Ta xoa chỗ bị thương do ngã khi nãy, thế mà trong lòng cũng hơi tủi thân, mắng ngài một câu: "Người ta lo lắng mà lại nói vậy, đúng là không có lương tâm."

Ta không chịu nhún nhường, ngài thở dài, lát sau mới dỗ dành ta: "Thôi thôi, ta không nên lớn tiếng với nàng."

Cửa phòng Vãn Thược bỗng dưng hé mở, nàng khoác áo choàng ngắn, đôi mắt ngấn lệ tìm Cảnh Yến: "Vương gia, có thích khách?"

Nàng ta sợ hãi quá nên dù nghe thấy tiếng động nhưng cũng không dám ra ngoài.

"Nàng cứ vào trong đợi một lát đã." Cảnh Yến nói.

"Nguyên Nguyên, ngươi có thù với ta, có phải nay ngươi thuê người hại ta không?"

Nàng ta vẫn còn sức chất vấn ta, giọng điệu hùng hồn lắm như quan sai xét tội vậy nhưng khuôn mặt lại lộ ra vẻ mệt mỏi.

Ta đang sẵn bực dọc, quay ngoắt lại nói cô ta một câu: "Ngươi nghĩ ai cũng như ngươi sao, rảnh rỗi sinh nông nổi?"

Nàng ta không bắt chẹt được ta lại chạy sang tỏ vẻ đáng thương với Cảnh Yến: "Tiểu Cảnh ca ca, Thược Nhi sợ lắm, chàng đừng đi."

Một tiếng Tiểu Cảnh ca ca của ả khiến ta sởn cả tóc gáy.

Cảnh Yến đương nhiên không rảnh để dỗ nàng ta, ngài hơi cụp mắt nhìn ta, trong lòng chắc đang suy tính gì đó.

"Vương gia, thiếp nói với ngài đôi câu rồi sẽ quay về phòng." Ta nói.

"Tiểu Cảnh ca ca...."

Thật là phiền mà, ta đẩy sập cửa của ả vào: "Không cướp Tiểu Cảnh ca ca của ngươi đâu mà lo, nói xong ta sẽ trả chàng cho ngươi."

Chương 33
Có lẽ là do lúc đó vội vàng quá nên ta không kịp suy xét kỹ vì sao ngài lại tức giận như vậy.

Ta kéo Cảnh Yến qua một bên. Ngài siết chặt bàn tay, không rõ đang suy nghĩ gì, chỉ thấy ánh mắt ngày càng u ám.

"Vương gia, ngài lo cản Vãn Thược, còn việc này hãy giao lại cho thiếp. Thiếp sẽ cho ngài một câu trả lời thỏa đáng, được không?" Ta kéo vạt áo ngài, vẫn không thấy ngài hó hé gì, bèn nói thêm: "Vương gia không tin thiếp sao? Thiếp sẽ đi tìm hắn nói..."

Bỗng dưng Cảnh Yến hơi giận, mãi sau ngài mới nói với ta một câu: "Trong hộp bên dưới giá sách có lệnh bài của bổn vương."

"Nguyên Nguyên đã hiểu. Vương gia, ngài yên tâm." Ta đội mũ áo choàng lên, che khuất nửa mặt: "Một lát thôi Nguyên Nguyên sẽ quay lại."

Ta mới đi được vài bước lại nghe ngài gọi. Ngài bước đến ôm ta.

"Nguyên Nguyên, ai xảy ra chuyện cũng được, còn nàng thì không. Nàng có hiểu không?"

Ta vỗ về nhè nhẹ: "Không phải thiếp đã nói rồi sao, chỉ một lát thiếp sẽ quay về."

Tuy không nhìn rõ kẻ áo đen ấy, nhưng ta cũng đoán ra được đôi phần.

Vương phủ canh phòng nghiêm ngặt, có nhiều thuộc hạ tinh anh. Vậy mà y muốn đến thì đến, muốn đi là đi như chốn không người.

Mục tiêu của hắn không phải là Cảnh Yến, không phải ta mà là Vãn Thược.

Cảnh Yến thân thủ nhanh nhẹn, mạnh mẽ nhưng lại không ngăn cản y, cũng không sai người đuổi theo.

Khi ta ngăn y lại, y chỉ đẩy ta ngã, không hề có ý làm hại.

Cảnh Yến nhận ra kẻ ấy. Đến giờ, ta cũng đã đoán ra kẻ ấy là ai.

Khi ta bước vào, Nghiêm Phòng đang ngồi im trong phòng.

"Ra ngoài nói chuyện đi, Nghiêm đại nhân. Chức Hoan đang ngủ, không nên quấy nhiễu giấc ngủ của nàng."

Bốp!

Cái bạt tai mạnh đến mức cổ tay ta thấy hơi đau.

"Đồ khốn nạn!"

Y không nhúc nhích, vẫn đăm đăm nhìn thẳng về phía trước.

"Ngươi chán sống đã đành, lại còn muốn kéo người khác chịu tội thay cho ngươi nữa!" Ta xoay cổ tay, tức giận chửi thẳng vào mặt hắn.

"Nếu như không có người ngăn cản, bây giờ ta đã giết được ả!"

Ta tức không chịu nổi, đá hắn một cú rõ mạnh: "Ngu xuẩn! Nếu như ả đang ở Hầu phủ, ngươi có đâm ả ngàn lần ta cũng mặc. Nhưng ngươi lại định giết ả tại Vương phủ! Ngươi muốn ta và Vương gia phải bồi táng cùng ngươi hay sao?"

"Nhưng ai đền cho con ta?" Hắn trợn mắt, quát lên, hung dữ như quỷ La Sát.

"Nghiêm Phong! Ta hỏi ngươi, bây giờ ngươi là chủ hay ta là chủ!"

Hắn nghiến răng, một lúc sau, hắn quỳ một chân xuống, nói: "Ty chức nguyện lấy mạng đền mạng!"

"Ngươi nghĩ mạng mình to quá nhỉ? Nghiêm Phong, ngươi có biết tiếng thối ả đều đổ lên đầu ta rồi không hả?" Ta sắp đẩy cơn tức của hắn sắp dâng lên tận đỉnh đầu rồi: "Ngươi thì thản nhiên thanh toán ân oán, sống chết mặc bay, kệ hết tất thảy. Đến lúc mà tra ra thì dây dưa đến chuyện đứa bé không phải là con Cảnh Yến mà là giọt máu của ngươi, lúc ấy, Chức Hoan cũng mất đầu vì ngươi! Ngươi nói xem ngươi có hồ đồ hay không!"

Hắn đường đường là nam nhi thân dài vai rộng, bây giờ lại rơi nước mắt. Hắn nhìn ta, đôi mắt vằn tơ máu đỏ, vẫn lặp lại câu nói ấy: "Vậy ai đền con cho ta?"

Ta nghe mà lòng cũng xót, giọng dịu lại: "Nghiêm Phong, ngươi tin ta! Ta tuyệt đối sẽ không để ngươi và Chức Hoan phải nuốt cục tức này."

Trong bóng tối, ta lấy lệnh bài của Cảnh Yến ra đưa cho hắn: "Ngay trong đêm nay ngươi đến nhà lao, thu xếp trước, còn lại vương gia và ta sẽ giải quyết nốt cho ngươi."

Ba ngày sau, canh ba giờ ngọ, một tử tù bị chém đầu tại pháp trường Thái Thị Khẩu. Gã là một tên đạo tặc ác có tiếng, đốt nhà giết người cướp của, tội chồng chất tội. Trên phố người ta xôn xao rằng, nơi hắn ra tay cuối cùng trước khi bị bắt là vương phủ. Phải đến lần này mới bắt được hắn.

Đối với ta, giải quyết chuyện này không có gì khó. Cảnh Yến cũng đã trấn an được Vãn Thược, không lo ả sẽ đi báo quan. Nói đi cũng phải nói lại, Nghiêm Phong muốn giết Vãn Thược, với ta đây chưa chắc đã là chuyện gì vô bổ.

Cuối cùng cũng yên ắng được vài hôm. Ngày nọ, Cảnh Yến đến tìm ta, ta đang thay y phục, ngài cũng không né tránh.

Ta định che lại nhưng mà chợt nghĩ, bây giờ mà thẹn thùng thì kể ra cũng muộn quá, bèn quay hẳn ra chớp chớp mắt nhìn ngài: "Nhìn thế đủ rồi, vương gia, làm như chưa thấy bao giờ vậy?"

Ngài bật cười, chọc lại ta: "Nguyên Nguyên, nàng xinh như tiên giáng trần, ta nhìn mãi cũng không muốn rời mắt."

Ta mặc y phục đàng hoàng, bước đến chỗ ngài, ánh mắt đầy trông mong, hôn ngài: "Nhớ ngài quá, lần trước chúng ta bất hòa, thiếp vẫn trằn trọc mãi đây này."

Ngài cúi xuống, chạm trán vào trán ta, cười nói: "Chưa luận thật giả vội, nhưng mấy chiêu này của Nguyên Nguyên rất đúng ý bổn vương đấy."

Hôm nay ta khá cao hứng, nên cũng vui vẻ chiều ngài, ta sáp lại bám lấy ngài, nói: "Vậy, Tiểu Cảnh ca ca, tối nay chàng đến nhé."

Ngài nghe vậy bật cười ha hả, bóp nhẹ mặt ta: "Nguyên Nguyên, nàng gọi nghe sao mà ngọt thế!"

Ta vùi mặt vào ngực ngài, giọng nói hơi nghẹt: "Nếu như ngài không phải vương gia, ngày nào thiếp cũng sẽ gọi ngài như vậy."

Ngài xoa đầu ta, rồi lại sờ đến tai, đoạn mới cất tiếng: "Thái hậu cho gọi Vãn Thược vào cung rồi."

Vừa dứt lời, tin tức từ cung truyền đến. Hoàng thượng truyền Cảnh Yến đến chơi cờ, lệnh cả ta đi cùng.

Cung nhân đi rồi, ta và Cảnh Yến bốn mắt nhìn nhau, trong lòng đều mải chạy theo những tính toán riêng. E là sự việc mấy ngày trước có thích khách xông vào vương phủ đã đồn thổi phong thanh đến tai người ấy.

Vương phủ đất rộng người đông, là kẻ nào đã truyền tin này ra ngoài đây?

Cảnh Yến vẫn vậy, không cần hỏi vẫn có thể nhìn thấu suy nghĩ của ta. Ngài nhìn ta cười: "Nguyên Nguyên, người đông tai mắt ắt phải nhiều. Chắc nàng cũng không nghĩ rằng tất cả tai mắt được gài gắm vào đây chỉ vẻn vẹn hai người phụ nữ trước kia đâu?"

Ta và Cảnh Yến ngồi trên xe ngựa, nhưng trong lòng đều đang tính toán xem lát nữa gặp hoàng thượng, hắn sẽ hỏi những gì, phải trả lời như thế nào mới thỏa đáng đây?

Chương 34
Đang yên bỗng dưng Cảnh Yến cất tiếng: "Nguyên Nguyên, bổn vương còn chưa đánh cờ với nàng bao giờ thế mà hoàng thượng lại tranh trước chứ."

Ngài ấy ghen vô cớ quá, nghe mà ta thấy buồn cười, chẳng suy nghĩ, cứ thế đáp lại luôn: "Nếu mà tính như thế thì Nguyên Nguyên và ngài còn chưa bái đường đâu."

Khi nói những lời ấy ta cũng chẳng suy xét gì, nghĩ gì nói nấy. Nói xong mới chợt thấy như thể ta đang ghen vậy, cũng hơi chột dạ.

Cảnh Yến cười vui lắm: "Nguyên Nguyên, bổn vương biết cả đấy nhé! Nàng ghen thật rồi."

"Không phải! Xem ngài kìa." Ngài chọc đúng tâm tư của ta thành ra ta cũng hơi ngại, không muốn thừa nhận: "Học theo ngài cả mà. Sao vậy, ngài không phân được thật giả nữa?"

Ta cảm nhận được tâm trạng của Cảnh Yến đương tốt. Ngài không xoáy sâu thêm, chỉ cười. Thỉnh thoảng tay ngài lại không yên phận chọc vào người ta.

Ta gặp hoàng thượng, hành lễ theo đúng quy củ, lần này hoàng thượng ban ngồi. Hắn còn nói là người một nhà cả, không cần phải khách khí quá.

"Trẫm đang có một thế cờ như thế này, Tiểu Cửu, đệ xem thử xem có thể phá thế cờ này không?"

Nghe vậy, Cảnh Yến bước lên, ngồi đối diện với hoàng đế, chăm chú quan sát toàn bàn cờ.

"Hoàng thượng, nếu muốn phá thế cờ này, e là phải chịu bị bắt mất một toán quân đen, tổn hại không hề nhỏ."

Hoàng đế lấy một quân đen đưa cho Cảnh Yến: "Đệ thử đi xem sao."

Cảnh Yến trù trừ, mãi vẫn chưa hạ nước cờ.

Ta không nhìn thấy bàn cờ đang như thế nào nên đương nhiên cũng không biết hai người họ đang đánh "nước cờ hiểm" gì.

Bỗng nhiên hoàng đế phất tay gọi ta lại: "Ngươi biết đánh cờ không?"

Trong đầu ta đang thầm gảy bàn tính, nói: "Luận về cờ vây, hoàng thượng là bậc kỳ tài... Còn nô tỳ...nếu như có người chỉ điểm, bảo đánh đâu nô tỳ đánh đấy, may ra còn được ạ."

Tiếng cười của hắn ẩn chứa thâm trầm: "Không tự mình làm chủ?"

"Bẩm hoàng thượng, không làm chủ được."

"Xem ra cũng là người biết thận trọng." Trong chốc lát, hoàng đế bỗng trầm ngâm, sau đó lại nói: "Qua đây xem đi."

Lúc ấy ta mới từ tốn đi lên, nhìn một lượt thế cờ.

Đây vốn không phải là thế cờ khó giải. Nhưng như lời Cảnh Yến nói, muốn mở đường sống bắt buộc phải bỏ cả một toán quân đen.

Hoàng đế để tay hờ hững, bỏ quân cờ trắng vào lại hộp, nói với ta: "Ngươi đánh quân trắng, chơi một ván với Tiểu Cửu đi."

Vừa nói xong đã có người bày ghế ra cho ta. Sau khi tạ ơn hoàng thượng, ta ngồi xuống, cầm một quân cờ trắng lên.

Hoàng đế đang muốn ám chỉ điều gì?

Ta đoán rằng, y muốn nói ta chính là quân cờ đen của Cảnh Yến trên bàn cờ này, buông được thì có thể thắng, không buông được chắc chắn sẽ thua.

Hắn muốn thăm dò vị trí của ta trong lòng Cảnh Yến, để xem ngài muốn giang sơn hay muốn mỹ nhân.

Hắn muốn ta nắm quân trắng, là muốn lợi dụng ta để "chơi trò" với Cảnh Yến.

Nhưng có lẽ hắn đã tính sai rồi. Thiết nghĩ, đối với Cảnh Yến, ta nào có quan trọng đến thế.

Cảnh Yến hạ quân cờ trước, không đánh nước quan trọng mà chỉ đi sát rìa, không thể đột phá thế cờ.

Ngài muốn để ta bắt quân sao.

Ta giả vờ không hiểu, đánh bừa một nước, bắt đầu vòi ngài: "Vương gia, ngài nhường thiếp đi mà."

Cảnh Yến không đáp, lại đi thêm một nước cờ vô thưởng vô phạt. Ngài ấy tỏ rõ muốn nhận thua.

Ta không do dự nữa, hạ điểm cờ cuối kết thúc ván này: "Hoàng thượng, nô tỳ đúng là mèo mù vớ phải cá rán, không ngờ lại thắng được ván này."

Cảnh Yến cũng nói: "Hoàng thượng, thần thua rồi."

Hoàng đế chẳng buồn nhếch mày, chỉ hỏi Cảnh Yến: "Tiểu Cửu, không phải đệ nói nếu bỏ lại một phiến quân đen thì có thể thắng sao?"

Cảnh Yến đẩy bàn ra, đứng lên hành lễ, nói: "Cả một toán quân đen, nếu như phải bỏ thật sự rất tiếc."

Cảnh Yến là kẻ khôn ngoan, ý tứ của hoàng thượng ngài đã rõ từ lâu. Bây giờ ngài đang diễn, đóng vai một kẻ si tình, hết lòng yêu thích ta. Như vậy, ý đã ở ngay trong câu trả lời kia: Hoàng thượng, giang sơn là của ngài, thần muốn mỹ nhân.

Hoàng thượng cười, ánh mắt chứa nhiều tâm tư khó đoán, dò xét ta: "Ngươi cưới được một lang quân tốt đấy."

Ta cũng không ngốc đến nỗi không hiểu, bèn liên miệng đáp vâng.

Bấy giờ, bỗng có tiếng thét the thé từ đâu: "Hoàng tổ mẫu, rốt cuộc người muốn con phải nhẫn nhịn con tiện nhân kia đến bao giờ!"

Ngay sau đó lại là tiếng thét, chắc là bị đánh.

Cái giọng nói này có chết ta cũng không quên, chính là giọng Vãn Thược. Không ngờ cô ta và thái hậu chỉ cách bọn ta có một bức tường.

Nguy hiểm quá, may mà chưa nói điều gì không nên nói.

Tay ta vẫn đang giơ giữa không trung, nhưng hoàng đế không dừng, hắn khiêu khích: "Xem ra ở Vương phủ, Vãn Thược không ít lần bị ngươi chèn ép."

Rõ ràng là hắn bày mưu, bây giờ lại quay ngoắt sang nói ta chèn ép Vãn Thược. Đám giả nhân giả nghĩa này đã ở mức độ khiến người ta cảm thấy tởm lợm.

Ta ép mình phải bình tĩnh, vươn tay đến hai hộp đựng cờ, nhặt một quân đen lên, hỏi: "Hoàng thượng, nô tỳ muốn hỏi rằng, quân cờ này liệu là sống hay là chết?"

Hắn mở căng mắt, động tác nhàn tản đáp lại: "Quân cờ đương nhiên là chết."

Ta lại hỏi tiếp: "Nếu như là chết, vậy hoàng thượng, liệu quân cờ có biết mình là quân cờ không?"

Ta là quân cờ. Vãn Thược cũng là quân cờ. Nhưng ả là quân cờ lại không biết mình là quân cờ.

Hoàng đế không đáp, lướt nhìn ta, rồi lại nhìn sang Cảnh Yến: "Tiểu Cửu, phu nhân đệ cũng ghê gớm đây."

Cảnh Yến cười khổ, cũng hùa theo: "Thần cũng không phải đối thủ của nàng."

Hoàng đế trầm ngâm, hỏi lại ta: "Vậy ngươi nói xem, quân đen với quân trắng có gì khác biệt?"

Ta đặt hai quân cờ lên tay, nhìn đi nhìn lại một chặp, nhưng vẫn chưa nghĩ được gì, gáy đã toát mồ hôi lạnh.

Cảnh Yến ho nhẹ một tiếng, ta nghe vậy cũng khẽ liếc sang. Ta thấy tay ngài đang mân mê ngọc bội.

Hóa ra là vậy!

Ta mới chợt ngộ ra, bèn đặt hai quân cờ xuống, đáp lại: "Quân trắng được mài từ ngọc, quân đen là đẽo từ đá. Hạt ngọc tuy quý giá nhưng lại dễ vỡ. Viên đá tuy rẻ mạt nhưng cứng rắn vô cùng."

Chương 35
Vãn Thược là quân cờ trắng trong tay thái hậu, là hạt ngọc cao quý nhưng mong manh. Còn ta là quân cờ đen trong tay hoàng đế, là viên đá rẻ mạt nhưng kiên cường.

Lần đầu tiên ta thấy hoàng đế cười như vậy. Hắn ném quân cờ về phía Cảnh Yến: "Sao vậy? Sợ trẫm làm khó phu nhân đệ hay sao mà lại dám "nhắc bài" ngay trước mắt trẫm?"

Cảnh Yến không có ý giấu. Ngài kéo ta, nói: "Hoàng huynh, người đừng dọa nàng ấy, chẳng mấy chốc nàng ấy khóc đâu."

Hoàng đế khua tay, quay qua đối diện Cảnh Yến: "Tiểu Cửu, không ngờ sau khi trẫm lên ngôi vẫn còn nghe được một tiếng "hoàng huynh" của đệ."

Hắn nói xong liền sai người dọn bàn cờ, rồi đứng dậy: "Cả hai ở lại đây cùng dùng cơm trưa đi. Hai huynh đệ ta, hình như cũng đã lâu không ngồi lại ăn bữa cơm tử tế nào với mẫu hậu."

____________________

Dùng bữa

"Trái ôm phải ấp hồng nhan tri kỉ, Tiểu Cửu, đệ có phúc thật đấy."

Khi hoàng đế nói câu ấy, Vãn Thược tưởng như sắp bóp nát cái bát trên tay.

Cảnh Yến nào có tối dạ, ngay lập tức tiếp lời y: "Tất cả đều nhờ hoàng ân."

Thái hậu múc một muôi canh vào bát Vãn Thược. Bà cười hiền từ như một bậc trưởng bối đang săn sóc con cháu: "Sao ai gia lại nghe nói, mấy ngày trước có thích khách đột nhập vào phòng Vãn Thược?"

"Chỉ là tên nhãi nhép thôi. Vãn Thược hay nhát nên đâm ra hoảng quá." Cảnh Yến nói xong, cầm lấy tay Vãn Thược, khiến nàng ta vô cùng cảm động, nước mắt suýt nữa đã rơi.

Ta im lặng, tập trung dùng bữa. Bỗng hoàng đế lại réo đến ta: "Ly rượu ấy ngươi còn uống nổi không? Hay là ta cho người đổi cho ngươi một ly giấm?" (Trung Quốc: ghen = uống giấm)

Ta không lường trước được, nghe hắn nói vậy, suýt thì sặc cơm.

"Để, để hoàng thượng chê cười rồi. Vương gia và Vãn Thược muội muội mới là cặp đôi trời định, trai tài gái sắc."

"A di đà phật. Ngươi có thể nghĩ thoáng như vậy thì tốt, đừng như trước kia hay gây khó dễ cho Thược Nhi." Điệu bộ thái hậu thực cứ như lão Phật gia, nhưng mỗi chữ nhả ra đều đang răn ta: "Giúp cây gia phả hoàng gia có thêm nhiều cành nhiều nhánh là chuyện tốt. Nhưng nếu là cành nhánh thừa thãi thì phải tỉa tót lại."

Bà ta lo ta sẽ có thai, mà lại chẳng biết, ta cũng không hề muốn có.

Hoàng đế uống một ly rượu, đặt ly rỗng xuống, lướt nhìn Cảnh Yến lại nhìn đến thái hậu: "Dạo này phương Bắc không yên. Gia tộc Phù Độc thường xuyên khơi mào chiến tranh. Nhi tử quyết định sẽ phái quân dẹp loạn, không biết ý mẫu hậu ra sao?"

"A di đà phật! Ai gia tuổi tác đã cao, không nên lo lắng những chuyện thế này." Lời ngoài miệng là như vậy, nhưng lại đảo mắt ngầm ra ám hiệu cho Vãn Thược.

Vãn Thược có máu điên. Nhưng chỉ cần là chuyện không liên quan đến Cảnh Yến thì đầu óc cô ta cũng không đến nỗi chậm chạp. Vãn Thược ngay lập tức tiếp lời: "Hoàng thượng! Phụ thân con thông hiểu chiến sự, từng lập nhiều đại công, nay nguyện dẹp loạn phương Bắc, phân ưu cùng hoàng thượng."

Nếu mà ả ta lúc nào cũng nói chuyện cho tử tế như thế, có lẽ ta còn tưởng rằng ả là một người bình thường!

Chắc chắn hoàng đế không bằng lòng để cho Mạc Hầu cầm quân. Nhưng những lời như thế không thể thốt ra từ chính miệng hắn được. Hắn muốn để Cảnh Yến nói thay. Nhưng Cảnh Yến mà nói e lại đắc tội với thái hậu. Vậy là lại rơi vào cái thế cưỡi trên lưng cọp.

Ta ngầm đợi, đến đúng thời cơ bèn kéo tay áo Cảnh Yến, giả vờ thì thầm, nói: "Vương gia, Nghiêm đại nhân..."

"Nguyên Nguyên, chuyện quốc gia đại sự không được nói bừa." Lúc này Cảnh Yến chặn lời ta, ra vẻ đang khiển trách. Sau đó, ngài nói tiếp: "Hoàng thượng, nhưng nghe vậy thần mới nhớ ra. Nghiêm Phong, thuộc hạ của thần quả thực là một vị tướng tài giỏi hiếm có."

Vãn Thược không quản được miệng, ả lắc tay Cảnh Yến làm nũng: "Vương gia, tên Nghiêm Phong kia chỉ là một thị vệ."

Thái hậu cũng nói: "Ai gia nghĩ giao cho Mạc Hầu vẫn ổn thỏa hơn."

Cảnh Yến cũng không tỏ vẻ sốt ruột, ngài chỉ nhẹ nhàng nói thêm một câu: "Thần sẽ lựa ngày dẫn Nghiêm Phong vào cung để hoàng thương đích thân xem xét và định đoạt."

Câu này của ngài đã đúng với ý của hoàng đế. Bấy giờ màn kịch mới tạm kết thúc.

Dùng bữa xong là chuyển qua đi dạo. Thái hậu nói muốn Vãn Thược ở bên bà ta mấy ngày, cũng chẳng thèm hỏi xem cô ả có lưu luyến Tiểu Cảnh ca ca của ả quá hay không. So ra hoàng thượng cũng đỡ hơn. Sau khi thưởng một số vật phẩm ngài liền cho ta và Cảnh Yến về.

Trời tháng sáu nắng nóng vô cùng, ta lại còn phải vắt óc suy tính, bây giờ mệt sắp lả đi rồi.

Có lẽ Cảnh Yến cũng nhận ra. Ngài phe phẩy tay như cái quạt quạt cho ta: "Phu nhân vất vả quá, vi phu trông mà xót lòng."

Nghe ngài đùa vậy, ta cũng không đặng khó chịu mặt mày. Ta kéo ngài lại gần, thì thầm: "Hoàng đế còn nói ta ghê gớm, ngài ấy mới là ghê gớm nhất! Lần nào nghe ngài ấy hỏi xong, lưng thiếp cũng toát mồ hôi."

Ta khúc khích cười ôm cổ ngài, thở hắt ra, khẽ nói: "Nếu không phải trong hoàng cung nhiều người xăm xoi quá, thiếp cũng muốn để ngài sờ thử..."

Nghe ta đáp lại như vậy, ngài cũng không mất bình tĩnh. Ngài chỉ cười nhìn ta, sau đó cũng quay sang thì thầm to nhỏ tiếp: "Nguyên Nguyên, bổn vương quen đường quen lối hoàng cung lắm. Lối đến nơi không người bổn vương cũng biết, có "làm gì" nàng cũng chẳng ai hay."

Ta bày trò trước mà bị ngài giở trò lại đến nỗi đỏ mặt, thẹn quá phải đánh ngài một cái: "Không thèm lý lẽ với ngài."

"Dám chơi mà không dám chịu, vậy nàng trêu chọc ta làm gì?" Cảnh Yến đang thắng thế, chả lẽ gì ngài lại chịu bỏ qua cho ta dễ thế.

Ta quyết không tiếp ngài mà bám vào cánh tay ngài rồi lảng qua chuyện khác: "Vương gia, sao hoàng cung lại rộng lớn thế, đi thôi mà thiếp cũng thấy mệt."

Ngài vỗ tay ta, dịu dàng: "Đợi ra ngoài kia rồi bổn vương cõng nàng."

Ta ngây ngốc, không biết ngài đang nói thật hay nói đùa.

Còn ngài chẳng tỏ vẻ gì lạ thường, còn hỏi ta: "Nguyên Nguyên, có ăn đá bào không? Trời nóng nực bổn vương cũng muốn giải nhiệt."

Ra khỏi cung, Cảnh Yến lại bảo cõng ta, nhưng ta không chịu.

"Kêu nóng còn cõng gì mà cõng?" Ta kéo tay ngài, nói nhẹ: "Từ nhỏ có việc gì mệt việc gì bẩn mà thiếp chưa làm đâu, mấy bước chân thế này sao làm mệt nổi thiếp?"

Chương 36
Cảnh Yến cũng không miễn cưỡng, ngài chỉ cười: "Không phải Nguyên Nguyên sợ nóng đâu, nàng sợ bổn vương đối xử với nàng tốt quá, nàng sẽ không cầm được lòng."

Tưởng như ngài vẫn tiếp tục những trò đùa thường lệ, nhưng ta biết, những lời ngài nói là thật.

Ngài ấy hiểu ta tựa như đã rõ trong lòng bàn tay.

Ta cũng cười, trỏ vào đầu, nói với ngài: "Vương gia, ngài đúng là thổ phỉ sinh ra trong hoàng gia, cả đời sống dựa vào chỗ này này."

"Chỉ dựa vào cái đầu chẳng sống được đâu." Lời ngài thoáng qua, không rõ ngài có còn cười hay không: "Nàng nghĩ xem sinh ra trong chốn hoàng cung, mấy ai là không có đầu óc? Nhưng đến nay còn lại mấy người?"

Chỉ còn lại hai người - hoàng đế và ngài. Và vòng xoáy sinh tử vẫn chưa dừng lại.

"Đừng nói chuyện này nữa, chúng ta đi ăn đá bào nhé." Ta kéo tay ngài, nói: "Chẳng mấy khi ra ngoài được, không biết phố xá bây giờ sao, có cái gì hay ho không."

Hôm ấy Cảnh Yến dẫn ta đi dạo. Vì cũng không trùng vào dịp lễ hội gì nên đường cũng không nhiều người.

Ta và ngài dừng lại để ăn đá bào. Ngài bảo ta nếm thử quả sơn trà trong bát ngài, rao rằng vừa vào miệng là cảm nhận được vị chua man mát, ăn rồi lại đượm ngọt, đáng để ăn! Ta nghe ngài tả vậy cũng hơi ứa nước bọt, cho đến khi cắn vào quả sơn trà, vị chua xộc cả khoang miệng. Ta bị ngài lừa chứ!

Chủ sạp bán kẹo đường bên cạnh dòm trông Cảnh Yến không giống nhân vật tầm thường, hẳn không thiếu tiền bèn ghé sang chào hàng. Gã nói phu nhân, tiểu nhân vẽ cho người một con thỏ trắng được không ạ? Cảnh Yến đáp, trả ngươi hai xâu tiền vẽ cho nàng một một con sói xám. Người bán hàng rong liền rơi vào thế bí. Đoán rằng cả đời gã mở sạp này cũng chưa từng gặp khách nào muốn vẽ sói xám. Gã vội xin lui, nói rằng lão gia ơi, vẽ bằng đường không vẽ được đâu. Cảnh Yến vẫn chẳng từ bỏ ý định. Ngài nói sao mà không vẽ được, ngươi đứng sang một bên để ta vẽ! Rồi ngãi vẽ mãi vẽ mãi, được một cái...bánh đường! Ta và ngài chia đôi, mỗi người ăn một nửa.

Trên phố bày bán các loại son. Son được đựng trong những hũ nhỏ, khắc hoa nạm ngọc tinh tế, mời gọi người đến mua. Cảnh Yến bảo ta xem thử có ưng ý hũ nào không. Ta bèn cầm lần lượt lên đưa lên mũi ngửi thử. Sau đó ta quay lại, phụng phịu: Phu quân, chỗ này chẳng cái nào có xạ hương cả, không hiểu bán hàng thế nào nữa, thiếp không mua đâu! Chủ sạp nghe ta nói mà ngỡ ngàng đến há hốc mồm, như thể ông vừa mới đụng trúng một cô ngốc hàng thật giá thật.

Bên cạnh son trang điểm là các loại son dưỡng. Ta xem thử vài màu, ưng ý hai màu. Cảnh Yến phụ trách trả tiền. Ta bám dính Cảnh Yến đòi ngài thoa cho ta nhìn. Ban đầu ngài nhất quyết không chịu. Nhưng ta đã giở chiêu trò làm nũng ra, sau đó ngài cũng ậm ừ đồng ý. Da trắng lại điểm môi đỏ! Dù trên phố đèn đuốc sáng trưng, người qua lại cũng đã khá đông nhưng không ai dám nhìn ngài.

Khi trời tối hẳn, trên phố bắt đầu tưng bừng các trò tạp kỹ. Một con khỉ đeo những vòng hoa đội đầu đỏ thắm trên tay. Hoa đong đưa khỉ lắc lư nhảy qua đám đông đến tặng hoa cho ta, còn muốn đội lên cho ta nữa. Những người đến xem đều cười rộ cả lên, chỉ có Cảnh Yến đuổi nó, liên miệng đi ra đi ra, không đến lượt mày, đồ khỉ ho cò gáy.

Dạo chơi mãi cho đến khi chân đã rã rời, bụng như sắp nứt cả ra, ta và Cảnh Yến mới chịu ngừng. Cảnh Yến hỏi ta: "Nguyên Nguyên, nàng có vui không?"

Ta có vui không?

Ta vui lắm! Trong những giây phút ấy ta gần như không còn để ý ngài là ai. Khi ngài gọi ta là phu nhân, ta cũng gọi ngài là phu quân, tự nhiên như là vẫn vậy. Ta không đứng phía sau ngài cũng không sao. Ta có thể kéo tay ngài, đi bên ngài đầy trìu mến, đầy thân mật. Ta không cần phải suy xét xem giọng điệu, lời nói của ngài ẩn chứa hàm ý gì. Ta có thể để ngài đút đồ ăn cho mình, bảo ngài lấy cái này cái kia, quấn lấy ngài vòi ngài làm mặt xấu rồi cười vô tư lự...

Chúng ta là một đôi vợ chồng bình thường nhất trên đời, không có những biến cố bất ngờ, không có máu và nước mắt. Đôi ta chỉ như phù du trôi giữa biển đời, như những hạt muối rải suốt biển khơi.

Ta thực sự vui lắm!

Nhưng đây chỉ là một giấc mộng thoáng qua. Mộng rồi sẽ tỉnh.

Thế là ta ngắm nhìn ngài, tiếng khẽ như gió thoảng, hỏi ngài: "Phu quân, chàng có vui không?"

Là do ta nhìn nhầm hay là do ngọn đèn hắt lên khuôn mặt ngài nên vậy? Mắt Cảnh Yến đo đỏ.

"Nguyên Nguyên, ta hứa với nàng, ta sẽ cho nàng tự do."

Ta cúi đầu, thì thầm, không biết ngài có nghe thấy hay chăng.

"Không ổn rồi. Cảnh Yến, cả ta và chàng đều khổ rồi."

Không nên, không nên, không nên rung động.

Khôn ngoan cả đời, dại lòng phút chốc. Giấu mình cả đời, khó giấu nổi lòng. Giờ đây, bộ giáp, con dao của cả hai đã có kẽ nứt, đã có chỗ cùn, cả hai e là đều lao đao.

Ngài nói ngài muốn cho ta tự do.

Ta nhìn ngài nhưng nụ cười đã tắt: "Cảnh Yến, thiếp khuyên ngài, nếu như đây là mánh lới lùi một tiến ba của ngài, thì ngài nên dừng ngay lại."

Ta nhìn thẳng vào mắt ngài, nói rõ từng chữ một: "Ngài còn nhớ thiếp từng nói gì không? Thiếp không lưu luyến ngài. Ngài cho thiếp tự do, thiếp sẽ đi thật."

Cảnh Yến vẫn như thường ngày, khuôn mặt lúc nào cũng thoảng ý cười: "Nguyên Nguyên, khi đó bổn vương cũng nói rồi, nàng làm vậy là đúng. Nói thẳng ra, mặc dù thế cuộc cũng chẳng dễ dàng, nhưng nếu khi nàng mới vào phủ, dù nàng không sống nổi ba ngày thì một mình bổn vương vẫn đối phó được."

Ngài bước đến, lấy lệnh bài từ trong hộp dưới gầm bàn, nói với ta: "Nguyên Nguyên, nàng hãy đi luôn trong đêm nay. Đường bộ không an toàn, nàng hãy đi đường thủy. Bây giờ bổn vương sẽ sắp xếp thuyền cho nàng. Hoàng thành không phải bến đỗ, cũng đừng đi về phía Bắc, phương Bắc đang có chiến tranh. Nàng nhớ đi về phía Đông, cứ đi mãi theo hướng đó, rồi cập vào bờ đến nước khác. Cả đời đừng quay trở lại."

Ta nhìn ngài, không khóc, không cười, cũng không nói.

Ngài lại đến giá sách lấy thứ gì đó, không nhìn ta, lại nói tiếp: " Vừa hay hôm nay Vãn Thược đang ở trong cung, quả là ông trời cũng giúp. Đồ đạc thì không cần mang đâu, cứ đi lặng lẽ thôi, tránh thu hút chú ý. Bổn vương sẽ chuẩn bị cho nàng 5 thỏi vàng, 10 lá vàng, đủ để nàng sống nhàn tản thảnh thơi, cả đời không cần lo cơm ăn áo mặc. Nàng mau chóng về phòng chuẩn bị ít đồ cần thiết, đến đêm là đi ngay, trời sáng rồi không đi được đâu."

"Ngài nói thật sao, Cảnh Yến?" Ta hít vào rồi thở ra một hơi thật sâu: "Đừng có lừa gạt thiếp, thiếp sẽ đi thật đấy."

Ngài bước đến dang tay ra, nhưng lại lần lữa, cánh tay khựng lại giữa không trung, rồi lại bỏ xuống: "Thôi, không ôm nữa. Sợ nàng và ta đều không nỡ rời. Nguyên Nguyên, nàng hỏi bổn vương có vui hay không. Vui lắm, vui lắm, được ngày hôm nay vậy là mãn nguyện rồi."

Chương 37
Ta siết tay thành nắm đấm, cắn chặt răng, nhìn ngài thêm một lúc rồi im lặng lui ra.

Có lẽ đây là cơ hội duy nhất của ta. Bây giờ tình cảm chưa thực sâu đậm, đi rồi, lâu ngày có lẽ sẽ vẫn quên được.

Cảnh Yến nhìn hành trang của ta: 5 thỏi vàng, 10 lá vàng, 1 bộ đồ để thay và 2 hũ son mới mua hôm nay.

Cảnh Yến thở dài, hình như muốn vỗ về, nhưng lại không dám chạm vào ta.

"Đi đi, Nguyên Nguyên. Chúng ta đều tự dối lòng mình. Kiếp này...không gặp lại."

Sau khi bước ra khỏi cánh cửa này, nếu còn nghe được tin tức của ngài, e là khi ấy, ngài hoặc là hoàng đế hoặc là tử tù.

Ta nhìn ngài, không nói gì, lặng lẽ nhận lấy bọc đồ, không ngoảnh đầu lại bước lẫn vào bóng đêm.

Thực ra ta muốn hỏi ngài rất nhiều điều.

Ta đi rồi, ngài sẽ nói với người ta như thế nào? Làm sao để đối phó với hoàng thượng?

Ta đi rồi, vậy nước cờ từng có mặt ta, sau này phải đi tiếp như thế nào?

Ta đi rồi, ngài sẽ yêu Vãn Thược sao?

Ta đi rồi, ngài có nhớ ta không? Nghĩ đến ta, ngài có đau lòng không?

Nhưng ta không dám hỏi. Ta không đối diện nổi với những câu trả lời. Ta vô cùng khát khao được sống tiếp, khát vọng được tự do, đây là cơ hội duy nhất.

Đêm hè oi ả, tiếng bước chân gần như tan lẫn màn đêm. Cách cửa lớn vài bước ta thấy Nghiêm Phong đã đứng sẵn ở đó để giúp ta. Ngài thật sự đã phái hắn đến.

Trái tim ta chưa bao giờ tràn đầy sức sống, chưa bao giờ đập rộn ràng đến vậy, cũng chưa bao giờ đau đớn đến vậy.

Gió thi nhau gào rít bên tai. Đến khi bình tâm trở lại, ta mới nhận ra mình đang chạy thục mạng trên đường quay trở lại vương phủ.

Ta cố gắng chạy như bay, như thể không màng cả mạng sống nữa. Bấy giờ trong đầu là chỉ bùng lên một suy nghĩ duy nhất là phải chạy. Ta chạy như thể ta muốn bỏ lại hết cả thân xác phía sau, chỉ có linh hồn không ngừng gào thét phá tan những ràng buộc, xé rách màn đêm đặc quánh và băng xẹt qua.

Ta lừa được người khác, nhưng không lừa được chính mình.

Khi ta đẩy toang cửa phòng Cảnh Yến ra, bấy giờ lưỡi dao chỉ còn cách ngài một li.

"Ngài làm gì vậy? Cảnh Yến, ngài ác độc quá! Ngài làm như vậy là muốn làm ai cảm động chứ? Ngài nghĩ ai sẽ nhớ đến ngài? Ngài nghĩ ai sẽ hiểu được sự tốt đẹp của ngài!?"

Mắng xong, ta suýt quỳ sụm xuống đất, nôn khan. Thân xác bị vứt bỏ phía sau, hình như bây giờ mới dần đuổi kịp, mới bắt đầu có cảm giác.

"Ai bảo nàng quay lại? Nguyên Nguyên, nàng mau đi đi." Ngài đẩy ta ra: "Nguyên Nguyên, bổn vương thu xếp cho nàng mọi chuyện, sau này nàng nhớ phải cảm kích."

"Ai cảm kích ngài! Ta đi để lại mình ngài ở đây tự tay đâm mình sao?"

"Không thế không được, Nguyên Nguyên, không thế không được. Nếu không nàng không đi xa được." Ngài nắm tay ta, vồ nhè nhẹ lên lưng: "Vương phủ có thích khách, bổn vương bị ám sát, nàng cũng bị giết, Vãn Thược không ở phủ. Tránh được một kiếp, mới gọi là qua được."

"Nguyên Nguyên, đợi nàng đi rồi, sẽ có người khiêng xác nữ từ bãi tha ma về, rồi để tên nàng, nàng không phải sợ. Còn nhớ bổn vương từng nói với nàng không, đâm dưới xương sườn, không chết được đâu."

"Không cho! Thiếp không cho đâu!" Bây giờ như thể mới cảm nhận được trọn vẹn mọi cảm giác, nước mắt ta rơi lã chã: "Đao kiếm không có mắt, nhỡ đâu, nhỡ đâu..."

Ta không dám nghĩ tiếp, càng không dám nói ra.

"Nguyên Nguyên, không phải lần đầu bổn vương dùng cách "mượn chết để sống", ta ra tay ắt sẽ chuẩn." Ngài nhẹ nhàng lau khô nước mắt ta, nói: "Đi đi, Nguyên Nguyên. Bổn vương bắt nạt nàng bao nhiêu lâu, đến cuối, để nàng thắng một lần."

Ta không nói nên lời, chỉ lắc đầu.

"Nguyên Nguyên, nàng hãy nghe ta!" Ngài đối diện với ta, nói: "Không phải bổn vương ghét nàng nên đuổi nàng đi, mà vì bổn vương thích nàng nên mới để nàng đi."

Cuối cùng ngài cũng nói ra.

Ta và ngài cũng thăm dò lẫn nhau không biết đã bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng vẫn là ngài nói trước.

Ngài nói đúng, có lẽ ta thắng rồi. Lẽ ra ta phải thấy vui sướng mới đúng, nhưng sao lại đau thế này? Sao lại đau thế này?

"Thích thiếp thì sao lại để thiếp đi? Ngài từng dạy thiếp, một khi đã thích là sẽ muốn ở bên người ấy ngay tức khắc, không chờ nổi một phút một giây. Ngài nói đi, tại sao ngài thích thiếp mà lại để thiếp đi?" Ta nhào vào vòng tay ngài, khóc nức nở, ấn chặt tay đang cầm dao của ngài xuống.

Ngài đưa tay lên xoa đầu ta, khẽ nói: "Ngốc quá! Ta sợ ta tự mình đa tình. Ta sợ nàng không thích ta."

Rạng sáng.

"Trời sáng rồi, bây giờ cũng không đi được nữa." Cảnh Yến ôm lấy ta, vuốt ve làn tóc ta, bỗng ngài hỏi: "Nguyên Nguyên, nàng thực sự không sợ đây cũng là kịch sao?"

"Không biết nữa! Biết vậy hôm qua không ăn rõ nhiều, không chạy thục cả mạng, lúc nãy vừa khóc còn vừa buồn nôn." Ta dựa vào người ngài, thì thầm.

Sao lại không sợ? Ta sợ chứ! Ta cũng từng nghĩ, đây có thể chỉ là một nước cờ lui để tiến của ngài.

Nhưng ta cũng sợ không phải là kịch. Ta sợ lần này đi không phải là sinh ly mà là tử biệt. Truyện Trọng Sinh

"Nguyên Nguyên, con đường chúng ta đi còn dài lắm." Ngài ôm ta, vỗ đều đều, nhè nhẹ lên lưng: "Bổn vương vẫn hay nghĩ đợi đến Trung thu sẽ đưa nàng đi xem hoa đăng. Năm ngoái chúng ta đón Trung thu như thế nào?"

"Năm ngoái... Trung thu năm ngoái, thiếp còn đang quỳ dưới đất cầu xin ngài tha mạng."

"Tết đến, Tết đến chúng ta sẽ đi xem pháo hoa. Tết năm ngoái chúng ta làm gì?"

"Tết năm ngoái...ngài bị hoàng đế tra tấn, thiếp quỳ ở từ đường." Ta nói xong mà cũng tự bật cười: "Ngày tháng trước đây sống thật là haha khổ, haha."

"Vậy là, cũng đã lâu bổn vương không đón lễ Tết gì rồi."

"Cảnh Yến," Ta khẽ gọi tên ngài: "Thiếp không muốn buộc mệnh mình vào mệnh ngài. Nhưng thiếp cũng không thể để ngài đơn độc trầm luân trong bể khổ. Đợi khi ngài, đợi khi thiếp và ngài đều được an toàn, đến khi ấy, thiếp sẽ đòi lại ngài, đòi lại ngài sự tự do của mình."

Chương 38
Mãi không thấy Cảnh Yến nói gì nên ta thử ngẩng lên xem sao. Ngài khóc.

Đi ra ngoài, ta trông thấy hai người đang thậm thà thậm thụt khiêng cái gì được cuộn trong chiếu. Nếu như ta không đoán sai thì trong đó chính là xác nữ không dùng đến kia.

Cảnh Yến thực sự nghiêm túc. Ngài thực lòng tính toán giúp ta thoát được trót lọt. Làm sao ta rời đi được?

Đại kế của ngài đã thất bại vì ta, mà ta thì sao? Ngài thất bại, đó là điều ta không muốn thấy nhất.

Ngài từng nói hai người chúng ta, thoát được người nào hay người nấy. Có lẽ, hồi ấy là như vậy, nhưng bây giờ thì không.

Bây giờ, ngài thất bại cũng chính là ta thất bại. Ta muốn ngài thành công, kể cả công danh đạt được không hề liên quan gì đến ta đi nữa.

Cả hai đều nhanh chóng ổn định lại cảm xúc. Nếu không phải chính mắt ta thấy ngài khóc, thì lúc này ta cũng chẳng thể nào tin nổi. Chúng ta còn phải làm rất nhiều việc. Là quân cờ phải có sự tự giác của quân cờ.

Khi ta bàn chuyện chính sự với Nghiêm Phong, hắn rất sẵn sàng. Nhưng Chức Hoan lại hơi trách ta. Nàng nói Nguyên Nguyên, ta còn có mỗi chàng, sao muội còn đẩy chàng ra chiến trường?

Ta nói: "Tổ chim bị lật, có quả trứng nào không vỡ? Nếu như lần này Mạc hầu lại lập công, cục diện e sẽ trở thành mình y một tay che trời. Đến lúc đó không chỉ hai người, không chỉ vương gia và ta, mà đến cả hoàng đế cũng phải thấp thỏm."

"Đạo lý thì đúng là như vậy, nhưng ta..." Nàng cúi xuống, khuôn mặt hiện rõ sầu muộn, nói: "Trên chiến trường, đao kiếm vô tình."

Ta lắc đầu, nói với cô ấy: "Chức Hoan, đao kiếm không ở chiến trường lại càng khó phòng."

Ta đưa Nghiêm Phong đến gặp Cảnh Yến. Từ lần bị Nghiêm Phong "hành thích", Cảnh Yến bực bội lắm nhưng không nói ra. Nên, giờ đây bầu không khí giữa hai người rất kỳ quặc. Trước đó ta đã thử dò xét ý ngài, ngài cũng có ý muốn ta làm trung gian hòa giải.

Ta nói Nghiêm Phong, lần trước ta quá nóng vội nên đã ra lỡ ra tay với ngươi, dẫu sao mong ngươi đừng để bụng.

Nghiêm Phong vẫn chất phác như vậy, y đáp lại vô cùng nghiêm túc: "Người quá lời rồi. Ty chức suýt nữa đã gây ra đại họa, may có vương gia và người suy nghĩ chu toàn."

Ta lại nói: "Nghiêm Phong, ngươi đi theo vương gia sớm hơn cả ta. Ngài rất coi trọng tấm lòng của người, vốn đã coi ngươi thân như thủ túc."

Nghiêm Phong trầm lặng lúc lâu, mới cất tiếng: "Người và vương gia...thực sự vô cùng giống nhau."

Ta cười, không định nói sâu hơn: "Phải không? Có lẽ là do ở với nhau lâu đấy."

Khi trông thấy Nghiêm Phong, Cảnh Yến vẫn còn hơi giận. Ngài không chịu nói chuyện với hắn. Nghiêm Phong thì cứ trơ ra như khúc gỗ, chỉ biết đứng đấy còn im thin thít. Đúng là tức chết mất!

"Dỗ ngọt phụ nữ thì chẳng kém cạnh ai, đến khi gặp huynh đệ thì ai cũng kém cạnh. Đúng là phục hai người quá." Ta cười, mắng cả hai một câu, rồi từ phía sau đá Nghiêm Phong một cái: "Ai không biết con tưởng ngươi là tiểu nương tử đang giận dỗi phu quân, ngươi còn đợi gì nữa? Đợi vương gia bế ngươi lên kiệu hoa sao?"

Nghiêm Phong không nhanh miệng. Ta mắng vậy, hắn đỏ lựng cả mặt, đột nhiên quỳ xuống hét lớn "Ty chức chết cũng không từ" làm ta giật cả mình.

Cảnh Yến xua xua tay, ý là chuyện này đến đây thôi. Sau đó, ngài nói: "Mấy ngày nữa hoàng thượng và bổn vương sẽ đi săn. Mạc hầu cũng đi cùng. Đến khi ấy, bổn vương sẽ tiến cử ngươi với hoàng thượng. Ngươi nhớ thể hiện cho tốt."

Nghiêm Phong cũng chẳng nói được lời gì khác, lại lặp lại: "Ty chức chết cũng không từ!"

Qua hôm sau, hoàng thượng cho truyền khẩu dụ, hôm ấy ta cũng phải đến.

Ta và Cảnh Yến mới yên bình được vài hôm, nước chưa kịp trong lại bị hoàng thường khuấy cho vẩn đục.

Đi thì đi vậy. Cưỡi ngựa cũng không khó lắm. Cảnh Yến dạy ta, chưa đến nửa ngày ta đã có thể điều khiển ngựa chạy chầm chậm được rồi. Nhưng ngài lại có vẻ lo lắng, dặn ta đừng ham vui, không được chạy lung tung phải đi sát bên ngài.

Sau cùng, ngài còn cợt nhả: "Dù gì nàng cũng thích bổn vương đến vậy, bảo nàng theo sát ta, chẳng phải nàng vui nhất rồi sao."

Gần đây ngài có một tật xấu. Hở ra là lại ghé vào người ta, tí ta tí tửng hỏi ta, nàng thích bổn vương từ lúc nào vậy? Nàng thích điều gì nhất ở bổn vương? Cực kì phiền! Mà nói đến chuyện này, rõ ràng là ngài thừa nhận trước, sao bây giờ cứ như ta thổ lộ tình cảm trước vậy?

Ngài làm ta bực quá. Ta dùng phần tay cầm của roi ngựa chọc vào người ngài: "Vương gia, sao ngài phiền thế, bao giờ mới chịu thôi đây!"

Ngài cười thích chí, thoắt cái đã leo lên lưng ngựa, vòng tay qua người ta, ghìm chặt dây cương, áp sát vào bên tai. Giọng ngài vừa khiêu khích lại vừa câu dẫn: "Sao vậy bảo bối? Mới mấy ngày đã chê ta phiền?"

Ta thấy tai mình nong nóng, tim suýt chút nữa nhảy cả ra ngoài. Ta huých ngài một cái: "Đừng, đừng có gọi linh tinh!"

Cảnh Yến cực kì xấu xa, ngài gieo vào tai ta tiếng cười gian lắm, như thần chú mê hoặc: "Ta chưa gọi ai như thế bao giờ. Nàng là người đầu tiên đấy, vui không?"

Xem ra ta không nhận ngài không chịu buông, đành hùa theo ngài: "Vui, vui được chưa. Ngài đừng có chọc thiếp như thế, ngứa tai lắm."

Ngài lại được voi đòi tiên, không yên phận bắt đầu khẽ ngậm vành tay ta: "Vui sao? Vậy sau này sẽ gọi nàng như vậy, được không?"

Rõ ràng là đã "làm" hết rồi, sao ta lại bị ngài trêu cho đến nỗi này chứ?

Ta quay lại vùi mặt vào người ngài: "Ngài lại bắt nạt thiếp. Thiếp chịu lui ngài lại lấy lui để bắt chẹt thiếp. Ngài xem thiếp rộng lượng biết bao, có mang chuyện ngài khóc ra trêu ngài bao giờ."

Nhưng mà, lời này xem ra lại vẽ thêm đường cho hươu chạy. Ngài cười nham nhở, nhướn mày, không chịu bỏ qua cho ta: "Nói đến khóc, Nguyên Nguyên, đêm qua là ai khóc bên tai, cầu xin ta, gần như cầu xin ta cho nàng..."

"Dừng dừng!" Ta áp tay lên khuôn mặt đã nóng bừng: "Ngài, ngài còn nói là thiếp khóc đấy!"

Chương 39
Hôm ấy, mặt ta đã nóng bừng cả lên, nhưng nỡm lưu manh nhà ngài vẫn tiếp tục trêu ta. Đúng là tồi tệ mà! Ta không cho ngài gọi mình là bảo bối, thế là ngài thúc ngựa chạy vút đi thật nhanh, ta buộc phải ôm ngài, càng ôm chặt chặt bao nhiêu ngài càng hí hửng bấy nhiêu, còn bảo rằng khi ấy ta rất đáng yêu.

Yêu cái con của khỉ!

Hôm nay, Vãn Thược đã về. Ta phải ra sức đẩy đến đuổi Cảnh Yến thì mới lôi được ngài đến phòng nàng ta.

Khoan hãy xét đến cảm nhận của ta, bởi lẽ điều ta không muốn xảy ra nhất, đó là ngài bị liên lụy vì mấy chuyện ghen ghét nữ nhi thường tình.

Đêm còn chưa qua đã thấy phòng bên vọng sang tiếng cãi nhau, hình như Vãn Thược còn khóc. Ta cứ tưởng tại Cảnh Yến không biết lựa, mạnh bạo quá, nhưng thoáng cái thấy ngài đã chạy sang. Mặt ngài đỏ lựng nhưng lại tái dại cả đi, hình như ngài ngượng lắm.

Vãn Thược chạy theo ra đến cửa ấm ức khóc, rồi đóng sầm cửa lại, sau đó không nghe thấy gì nữa.

"Sao vậy, vương gia? Nàng ta cắn ngài sao?"

Nhìn ngài mà ta lại buồn cười. Ta rót cho ngài miếng nước, ngồi bên cạnh, vỗ lưng ngài.

"Nguyên Nguyên, nàng ta, nàng ta... Ôi trời, phải nói thế nào..." Ngài vừa nói vừa khua tay khua chân, khua như thể muốn cho da gà gai ốc tróc hết đi vậy, vừa nói vừa run run: "Nàng ta mặc cái ngữ gì, mặc như không mặc! Nghênh Xuân lầu còn chẳng bao giờ có kiểu đó!"

Ta nghe ngài miêu tả, không nhịn được, vỗ tay một cái, rồi bật cười: "Ôi vương gia, người ta nhọc tâm vì ngài cả đấy! Không ngờ rằng nàng ta ở với thái hậu mấy hôm lại học được cả bí thuật cơ đấy!"

Lúc này, thái hậu hẳn đã sốt ruột lắm rồi, cái cách "làm như không làm" này mà bà cũng bắt nàng ta thử.

Ngớt cười, ta cố điều chỉnh lại vẻ mặt, bới vết trong lời vương gia: "Vương gia, Nghênh Xuân lầu có những kiểu gì thế?"

Rất hiếm khi ta hỏi mà Cảnh Yến cứng miệng không trả lời nổi, giống như bây giờ, mặt mày xây xẩm.

Ta thấy ngài á khẩu, phải nhân cơ hội báo thù, bèn cười rõ tươi, ghẹo ngài: "Vương gia, ngài còn chịu được không? Khéo mai thiếp phải bảo nhà bếp ninh canh thập toàn đại bổ cho ngài."

Ngài bị ta ghẹo, nghiến răng, nhìn ta, ánh mắt toát lên vẻ lưu manh, cái giọng sặc mùi ngạo nghễ: "Nguyên Nguyên, nếu như nàng chịu được, bổn vương sẽ tự biết đường tẩm bổ."

Quả nhiên được nước lấn tới là dễ vỡ bờ, ta thức thời ngậm miệng lại, ảo não đi vào trong buồng ngủ.

Đùa vui thì vui vậy, nhưng từ chuyện lần này, ta và Cảnh yến đều có thể nhìn ra được sự lo lắng đang lấn át thái hậu, hình thành suy nghĩ có bệnh phải vái tứ phương. Hoàng đế không bằng lòng để Mạc hầu dẫn binh đánh trận, rõ ý là muốn chèn ép y. Nếu như Vãn Thược còn không chiếm được trái tim Cảnh Yến, vậy cục diện sẽ rơi vào thế bí.

Hôm sau là ngày đi săn cùng hoàng thượng. Vãn Thược vốn đã tức anh ách chuyện kia, giờ hoàng đế lại cho gọi ta nhưng không gọi ả, lúc này, ả nổi giận đùng đùng, dữ tợn y như ôn thần ai mà dám chọc vào ả.

Sự xuất hiện của ta như bôi tro trát trấu lên mặt Mạc hầu. Hoàng đế rõ ràng biết Vãn Thược gả cho Cảnh Yến, nhưng lại chỉ đích danh ta đi cùng, rõ ràng là muốn làm khó ông ta.

Mặc dù Mạc hầu là võ tướng, nhưng ông ta lanh trí hơn Nghiêm Phong nhiều. Biết rõ, trong những người ở đây, ông ta không dám đụng vào ai, ngoài ta.

Thông minh thì thông minh, nhưng những năm nay, ông ta ỷ vào chiến công của mình, tự dưng sẽ dễ sinh ra kiêu ngạo. Nói chi đến, con gái rượu bị ta cướp mất hào quang, không chọc ngoáy y không chịu được, nên ắt sẽ kiếm cớ châm chọc ta.

"Lần trước vẫn chưa nhìn thấy rõ, hóa ra đây chính là con chim hoàng yến Cửu vương gia quyến luyến không rời sao? Đúng là như hình với bóng, sủng ái hết mực."

Ta biết ông ta muốn gây sức ép cho ta, nhưng cũng không muốn chuyện vỡ lở ra to. Hoàng đế không lên tiếng, đành đợi Cảnh Yến đỡ lời.

Thứ nhất, y muốn xem xem liệu Cảnh Yến có ra mặt thay ta không; thứ hai, y cũng muốn mượn danh Cảnh Yến để tăng thêm nhuệ khí Mạc hầu.

"Mạc hầu, nàng không phải hoàng yến gì đâu, mà là con sói con do chính tay bổn vương dạy, một khi đã cắn là chảy máu đấy."

Cảnh Yến còn không thèm gọi một tiếng nhạc phụ đại nhân. Nhưng khi ngài nói, ngữ điệu nửa thật nửa đùa, thậm chí còn mang đến cảm giác mập mờ, làm người khác cũng phải ái ngại, không đào sâu thêm được.

Đến bấy giờ, hoàng đế mới giả vờ làm người tốt đứng ra giảng giải: "Tiểu Cửu, sao cứ dính đến phu nhân đệ là đệ lại nhỏ nhen thế? Trẫm khéo phải lo lắng về đằng Vãn Thược trong phủ đệ quá."

Hoàng đế đúng là thâm độc, lôi con gái ra để mỉa mai phụ thân.

Chào hỏi xong xuôi, cũng đã đến lúc, Cảnh Yến bèn giới thiệu Nghiêm Phong.

Hoàng đế nói mấy câu: "Nghiêm Phong, nhiều lần Cảnh Yến khen ngươi là tướng tài hiếm có. Còn Mạc hầu, cũng là tướng tài, là trọng thần trẫm tin tưởng. Cả hai đều là võ tướng, nhân cơ hội hôm nay chi bằng tỉ thí một phen, ai thắng sẽ được trẫm trọng thưởng."

Cả hai hành lễ, sau đó giơ roi thúc ngựa, chạy vào bãi săn trong rừng.

Hoàng đế lại nói: "Tiểu Cửu, hai huynh đệ ta, cũng không ham gì thắng thua, cứ coi như dạo bộ cho khuây khỏa."

Cảnh Yến đáp "vâng", kìm ngựa chạy chậm ngay sát phía sau, đi bên hoàng thượng. Ta giữ một khoảng cách nhất định với hai người họ. Ba người cứ thế rong ngựa nhẩn nha.

"Có hươu." Ta nói.

Hoàng đế đánh mắt qua, rút một mũi tên từ ống tên phía sau ra, kéo căng dây cung. Con hươu kia rất nhạy người, khẽ động nó đã chạy tuột vào trong rừng, để lại mũi tên cắm trỏng trơ dưới đất.

Hoàng đế cười: "Tiểu Cửu, trẫm không muốn tỷ thí với ngươi cũng không được, hay là thử xem, con hươu này chết dưới tay ai?"

Cảnh Yến chỉ cười: "Hoàng thượng, thần chưa bao giờ thắng."

Nhưng hoàng đế có vẻ rất kiên quyết: "Con hươu sao này hoa văn tuyệt đẹp, Tiểu Cửu, bắt về làm thảm cho phu nhân nhà đệ!"

Nói xong, hai người thúc ngựa đuổi theo, Cảnh Yến quay lại nhìn ta, ta cười nói với ngài: "Đừng nhìn thiếp, nhìn con hươu kìa."

Ta cưỡi ngựa hãy còn chậm, khi đuổi đến, thấy cả hai tay đều đang giương cung, không chút lơ là. Ta im lặng quan sát, hươu bất động, người cũng bất động.

Chương 40
Cảnh Yến cố tình bắn chệch, đến cả ta cũng nhận ra. Vở kịch này ngài chọn diễn cho bằng được vai bề tôi tài mọn.

Thình lình hoàng đế cất tiếng cười, quay ngoắt lại, mũi tên chĩa thẳng phía ta.

"Vù" một tiếng, hoàng đế buông tay xuống, mũi tên bay vút.

Gió rít lên, ngay sau đó đầu ta chảy đầy máu, cả người đờ ra.

Mũi tên ấy ngắm bắn thẳng vào ta, nhưng cuối cùng lại hơi lệch trọng tâm. Lông đuôi mũi tên sạt qua cổ ta, chỉ vừa vút qua, máu đã ứa ra thành giọt.

Không thể nào! Mũi tên ấy rõ là muốn đoạt mạng!

Ta hơi xoay đầu nhìn sang, thì ra chính Cảnh Yến đã bắn một mũi tên khác, làm trật hướng mũi tên kia, còn xé toạc cả mảng tay áo hoàng đế, giờ đang ghim chặt trên thân cây.

Chỉ một chút nữa thôi là đâm vào tay hoàng đế.

"Quỳ, quỳ...Cảnh, vương gia, mau quỳ xuống!" Ta vội trượt xuống khỏi lưng ngựa, thực ra giống ngã hơn, quỳ xuống, kéo mạnh áo Cảnh Yến, mồ hôi đổ ra tự lúc nào.

Cảnh Yến từ từ quỳ xuống, nhưng vẫn nghiến chặt răng, không nói câu gì.

"Tiểu Cửu, phu nhân ngươi cũng tự biết, quân cờ là chết, cho nó đi, nó mới được đi." Hoàng đế không nổi giận, chỉ cưỡi ngựa thong dong đi vòng quanh hai ta: "Lo mà đi quân cờ của ngươi, Tiểu Cửu, quân cờ của trẫm, ngươi cấm có động."

Không ngờ hắn biết Cảnh Yến giúp ta trốn!

"Hoàng thượng, nô tì không đi, nô tỳ làm quân cờ, không bao giờ đi nữa."

Ta cúi gằm mặt xuống, giọt máu nhỏ xuống trong im lặng, thấm vào cổ áo, mồ hôi trên trán nhỏ xuống đất, ngấm vào đất tựa như chưa từng có.

Bấy giờ hoàng đế cười rộ lên, gỡ mảnh tay áo kia xuống: "Trẫm đã nghĩ rằng một trong hai ngươi, nhất định có một kẻ đang diễn trò, không ngờ lại sai. Tiểu Cửu, xưa nay ngươi vẫn luôn là con sói đơn độc, bây giờ cuối cùng cũng lộ ra sơ hở, chưa hẳn đã là điều tốt."

Cảnh Yến vẫn quỳ, im lặng.

"Thôi vậy, trẫm đùa hơi quá rồi, hai ngươi đừng để tâm." Hoàng đế nắm chặt dây cương, bỏ lại hai người bọn ta vẫn quỳ dưới đất: "Tiểu Cửu, còn không lên ngựa e là con hươu kia sẽ không rơi vào tay đệ đâu."

Vó ngựa xoáy vào trảng cỏ làm cỏ nát bấy lẫn lộn với đất. Hoàng đế đã xa khuất bóng.

"Nguyên Nguyên, nàng có sao không? Nàng đừng khóc!"

Ta không khóc, ta có khóc đâu?

Giơ tay chạm lên má, nước mắt đã đẫm tự lúc nào.

"Ừm, sợ quá, sợ nên khóc." Ta hơi sụt sịt, định đứng dậy, nhưng chân không nghe lệnh: "Không sao, hơi mất lực thôi, nghỉ một lát..."

Nhưng ta không cố được đến cuối, ôm mặt, nước mắt chảy qua kẽ tay, không kêu gào, nhưng bả vai run rẩy.

"Còn không bằng lúc chưa thích. Cảnh Yến, hay là ngài đừng thích thiếp nữa!" Hễ khóc là ta lại bắt đầu suy nghĩ lung tung: "Hôm nay, nếu thực sự xảy ra chuyện, chỉ còn lại một người, biết phải sống sao..."

"Nguyên Nguyên đừng khóc, không đâu, không có ngày ấy đâu."

Ngài cũng run run, nhưng vẫn ôm chặt lấy ta.

"Đừng để ta liên lụy đến ngài! Cảnh Yến, cả đời ngài phải sống vì mình, đừng có để ta liên lụy đến ngài..."

"Nói linh tinh! Nguyên Nguyên, không được phép nói như vậy, sau này cũng không được nói vậy." Ngài khiển trách ta, cuối cùng lại thành ra dỗ dành: "Nàng không liên lụy gì đến ta, là ta liên lụy đến nàng, là ta liên lụy đến nàng..."

Liên lụy nhẫn nhau, làm khổ lẫn nhau, hai kẻ sáng suốt chẳng sao hiểu sao lại hồ đồ như vậy.

Nghỉ một lát, ta lại leo lên lưng ngựa. Rớt đài bị thương vẫn phải trở lại vì kịch vẫn phải diễn, phải diễn sao cho hoàn hảo nhất.

Mặt ngài vẫn còn hơi tái, ta bèn nghĩ cách làm ngài phân tâm, không vướng bận chuyện kia nữa. Đúng lúc phía trước có con thỏ trắng, ta liền bảo ngài: "Vương gia, Nguyên Nguyên muốn nuôi thỏ."

Ngài hơi sửng sốt, nhưng cũng nhảy xuống: "Bổn vương bắt cho nàng."

Ngài nằm bò dưới đất bắt thỏ, y phục màu xanh lấm lem bùn đất, chỉ lát sau, ngài tóm hai tai thỏ, quay lại cười khoe ta: "Đây, Nguyên Nguyên, thỏ đây."

Chẳng hiểu sao ta thấy mắt cay cay.

Khi tất cả tập hợp lại, ta trông bên mình ngựa Nghiêm Phong đang treo một con hươu. Tên ngốc ấy cười ha hả nói sẽ mang da hươu về cho Chức Hoan.

Hoàng đế vẫn như mọi khi, hào sảng ban thưởng cho hắn, khi quay qua nhìn đến bọn ta, bỗng chốc hắn sựng lại.

"Tiểu Cửu, sao vậy, không phải đệ ghét thỏ nhất sao?"

Ta chưa từng nghe ai kể chuyện này.

Cảnh Yến không để lộ gì bất thường, như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra: "Con sói con này thích, thần cũng hết cách."

Sau này ta mới biết, khi tiên hoàng còn sủng ái mẫu phi ngài, hay gọi bà ấy là Thố Nhi. (Thố - âm Hán Việt, nghĩa là thỏ)

Xe ngựa vừa dừng trước của vương phủ, nha đầu Giai Thuần đã đến đỡ ta, bồn chồn không yên báo với ta.

"Vương gia, chủ tử, Vãn Thược chủ tử nổi giận, giờ đang đập đồ đạc trong kia! Không ai khuyên được, có đến bốn nha đầu bị thương rồi."

Ta thở dài, đẩy thỏ con sang tay ngài: "Nàng ta đã giận dỗi vì hoàng thượng không gọi nàng ta đấy, hôm qua ngài lại làm nàng bẽ mặt, thôi mau đi dỗ đi."

Cảnh Yến ôm thỏ con, nhìn ta một lúc, hỏi: "Nguyên Nguyên, lúc đòi bổn vương bắt thỏ cho nàng, nàng đã có ý định này rồi sao?"

Ta biết sẽ làm ngài phật ý, bèn nhẹ nhàng đáp lại: "Dỗ nàng ta một chút có sao? Vương gia, coi như ngài làm vậy vì thiếp đi, không có nàng ta lại gây phiền phức cho thiếp."

Cảnh Yến trả thỏ con lại cho ta, chỉ nói: "Nàng mà không nói nàng thích, bổn vương cũng chẳng thèm bắt."

Nói xong ngài đi thẳng vào phòng ta, nhưng không thèm để ý đến ta, cũng chẳng đoái hoài gì đến Vãn Thược vẫn đang điên điên khùng khùng.

Thực ra, đúng là ta cũng chẳng thích gì mấy con thỏ, bảo ngài bắt, là để ngài chuyển sự chú ý sang chuyện khác, không nghĩ đến chuyện kia nữa, vả lại ta cũng đoán được Vãn Thược sẽ phát điên lên như thế này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#readoff