KIẾN THỨC BLOGER 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một số lời khuyên cho newbie Blogger

Tag:

Tips For Blogger

24/08/2011

Thời gian ước tính để đọc bài viết này: 3:27

Là một Blogger, chắc chắn bạn sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong việc tùy chỉnh giao diện và nội dung bài viết. Một điều hiển nhiên là ít nhiều chúng ta cũng sẽ mắc phải một vài khuyết điểm. Nhưng đó chỉ là một vấn đề nho nhỏ mà thôi. Bạn phải học những khuyết điểm đó để có thể thành công trên mọi phương diện mới thực sự là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình viết blog.

Để sở hữu được một blog chuyên nghiệp và ấn tượng, các bạn cần tuân thủ theo một số điểm lưu ý sau:

1. Đừng chọn đề tài mình không thích:

Nhiều bạn đọc được những bài viết hết sức hay trên những blog khác và cũng bắt chước những blog này viết những chủ đề tương tự; nhưng họ nào biết rằng để có những bài viết chất lượng thì điều quan trọng nhất là phải có niềm đam mê với đề tài đó, kết quả tất yếu thì chắc hẳn các bạn đều đoán được.

2. Đừng "nghiện" quan sát thống kê lượt xem:

Việc quan sát thống kê lượt xem trên blog mình là một điều cần thiết để biết xem blog mình phổ biến ở mức độ nào. Nhưng bạn nên nhớ rằng việc xem thống kê lượt xem thường xuyên sẽ khiến bạn bị "nghiện" trong vấn đề này. Bạn bỏ ra một ngày gần 2 hoặc 3 tiếng đồng hồ để xem thống kê thì liệu nó có thay đổi được kết quả hay không? Thay vì để lãng phí thời gian như vậy, bạn hãy tập trung vào nội dung của blog mình thì có lẽ đó mới là điều thiết thực nhất. Vậy làm sao để không "nghiện"? Đơn giản là bạn chỉ cần lên kế hoạch cụ thể cho mình mỗi ngày chỉ cần xem thống kê một lần là cũng đủ để nắm tình hình rồi.

3. Đừng quá theo đuổi lượng traffic trên các mạng xã hội:

Việc đưa tất cả các bài đăng lên các mạng xã hội sẽ giúp tăng lượng traffic cho blog của bạn nhưng đó cũng chính là một trở ngại. Việc dành quá nhiều thời gian cho vấn đề này sẽ làm giảm sút khả năng viết blog của bạn. Bạn nên nhớ rằng, nội dung mới là điều quan trọng nhất. Nếu bài viết của bạn có chất lượng thì còn lo gì mà không có lượng độc giả đông đảo thường xuyên ghé thăm blog của mình. Qua đây mình cũng khuyên bạn chỉ nên đưa những bài viết hay nhất lên các mạng xã hội, có như thế bạn mới dễ dàng tạo được uy tín đối với những khách ghé thăm thông qua các link liên kết mà bạn đã đưa lên.

4. Hãy chăm chút cho template:

Nhiều bạn vẫn còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng giao diện blog mình. Khách ghé thăm nếu nhìn thấy blog bạn thiết kế rối tung, chứa toàn các widget dư thừa thì chắc chắn họ sẽ chán ngấy ngay và bỏ đi một nước.

5. Đừng đặt quảng cáo khắp mọi nơi:

Nhiều Blogger chỉ mải mê tìm lợi nhuận, đặt quảng cáo khắp mọi nơi, điều này sẽ dễ ảnh hưởng đến khả năng SEO và gây bực bội đối với đọc giả khiến họ tạm biệt với blog bạn ngay lập tức.

6. Hãy viết bài đều đặn:

Nhiều Blogger viết bài rất nhiều vào những ngày đầu, có khi 2 hoặc 3 bài trong một ngày nhưng sau đó lại giảm dần, có khi cả tháng không có lấy một bài. Điều này hết sức tai hại, bạn sẽ khó lòng thu hút khách vì trong một khoảng thời gian khá dài blog của bạn không có cập nhật gì mới. Hãy tạo cho mình một kế hoạch viết bài đều đặn và có sắp xếp lịch hẳn hoi bạn nhé.

7. Đừng sớm chán nản:

Nhiều bạn khi mới bắt đầu cứ nghĩ rằng khi mình có bài mới thì chắc chắn sẽ có nhiều người comment ngay lập tức, nhưng rồi họ thất vọng khi chẳng thấy ai comment và dễ dàng từ bỏ nghiệp viết blog. Hãy bỏ qua tư tưởng ấy. Bạn cứ trau chuốt cho bài viết mình đi, một blog có nội dung hay thì chắc chắn chẳng bao lâu sẽ thu hút được đọc giả thôi.

8. Đừng quên tạo favicon riêng cho blog:

Việc tạo favicon sẽ tạo ra được nét đặc trưng cho blog của bạn trong hàng triệu blog khác. Nó sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của người đọc hơn là bạn cứ giữ favicon mặc định của Blogger.

9. Tạo logo cho blog:

Logo của blog sẽ nói lên hết được nội dung của blog bạn là gì, cho nên bạn đừng bao giờ quên tạo cho blog của mình một logo hết sức đặc trưng bạn nhé.

10. Hãy sử dụng font thân thiện:

Nhiều bạn tạo sự chú ý cho đọc giả bằng cách đưa vào blog của mình những font hết sức lạ mắt, nhưng họ nào có biết rằng điều đó đã gây khó khăn cho việc tìm hiểu nội dung blog của bạn vì nó khó đọc. Hãy đưa những font thân thiện vào blog của bạn để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin hơn.

11. Đưa trang web lên bộ máy tìm kiếm:

Nhiều bạn khi tạo blog lại quên mất đi một điều hết sức căn bản là đưa nó lên bộ máy tìm kiếm. Hãy add nó ngay bạn nhé.

12. Hãy SEO cho blog:

Nhiều bạn cho rằng chỉ cần nội dung blog của mình hay thì chắc chắn sẽ có nhiều người đọc. Quan điểm đó không sai nhưng bạn hãy SEO cho blog để giúp cho blog của bạn trở nên phổ biến hơn nữa. Hãy SEO ngay cho blog của mình nếu bạn chưa thực hiện.

Trên đây là một số lời khuyên mà mình đã rút tỉa ra trong quá trình mày mò viết blog, nếu bạn có những ý kiến khác nữa xin hãy để lại comment trên blog của mình.

Thủ thuật cơ bản cho người mới viết blog

Tag:

Tips For Blogger

15/08/2011

Thời gian ước tính để đọc bài viết này: 1:44

Mỗi người trong chúng ta khi bắt đầu viết blog chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn. Có người gặp trở ngại trong việc chọn đề tài viết blog, người thì phân vân không biết chọn domain như thế nào... Nói chung, khó khăn trong việc viết blog có đủ muôn hình vạn trạng, không ai giống ai. Mình cũng đã từng trải qua những khó khăn đó và góp nhặt được chút kinh nghiệm nên xin chia sẻ với các bạn, đặc biệt là những newbie, nhằm giúp mọi người vượt qua được những chướng ngại trong những ngày đầu tiên viết blog.

1. Hãy chọn đề tài thích hợp:

Nếu bạn là người mới viết blog thì bước đầu tiên là các bạn hãy liệt kê một số đề tài rồi chọn cho mình cái nào mình thích nhất và có một ít kiến thức nhất định về nó, chắc chắn nó sẽ giúp bạn tiến bộ qua từng giờ, từng ngày.

2. Chọn domain:

Khi chọn domain, các bạn hãy chọn sao cho nó có liên quan đến nội dung blog của mình. Ngoài ra các bạn cũng cần lưu ý:

- Chọn tên dễ nhớ.

- Chọn tên ngắn gọn.

- Không chọn tên có các con số và các dấu.

3. Lựa chọn template:

Khi lựa chọn template các bạn hãy cố gắng lựa chọn template dễ nhìn và nhẹ. Ngoài ra, nó cũng phải phù hợp với đề tài viết blog của mình. Ví dụ: nếu blog bạn viết về thủ thuật mà bạn xài template về âm nhạc thì chắc chắn là không ổn rồi. Mình cũng xin khuyên rằng các bạn cũng nên hạn chế gắn các tiện ích không cần thiết vào cho blog vì nó sẽ làm ảnh hưởng tốc độ load của trang.

4. Thêm từ khóa vào blog:

Từ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc SEO, nó sẽ giúp cho blog của bạn tăng traffic. Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ để tìm từ khóa cho phù hợp với blog của mình. Từ khóa nên ngắn gọn, đừng sử dụng nguyên câu để làm từ khóa.

5. Thiết kế Logo cho blog:

Bạn hãy thiết kế một logo thật ấn tượng cho blog của mình, việc này sẽ giúp cho người đọc ấn tượng với blog của bạn và họ sẽ thường xuyên ghé thăm blog của bạn nhiều hơn.

6. Viết những bài của riêng mình:

Bạn hãy viết bài bằng chính những từ ngữ của bạn, đừng copy và paste. Đọc giả luôn thích đọc được những bài mới chớ họ không muốn đi đâu cũng gặp người quen :)

7. Tạo nhãn:

Bạn hãy lựa chọn nhãn sao cho phù hợp và các bài được gắn chung một nhãn phải có liên quan với nhau. Người đọc sẽ dễ dàng tìm được thông tin phù hợp một cách nhanh chóng.

Trên đây là một số vốn liếng của mình về những kỹ thuật cơ bản trong việc viết blog dành cho những bạn mới chập chững vào nghề, rất mong nhận được sự đóng góp từ mọi người.

Tìm hiểu những thành phần trong Blogger

Tag:

Tips For Blogger

01/08/2011

Thời gian ước tính để đọc bài viết này: 0:48

Bạn đã từng nghe về các thuật ngữ header, sidebar, footer, nav bar... nhưng không biết chúng là gì. Trong bài này mình sẽ giải thích các thuật ngữ đó, các bạn có thể xem hình, chúng ứng với từng phần mình nêu dưới đây:

1. Header: thường gồm 2 phần, tên blog và một đoạn văn miêu tả.

2. Nav bar (navigation bar): theo những mẫu template mặc định của Blogger thì thường nó nằm trên đầu trang (thường những template được thiết kế lại đều đã ẩn nó đi), cũng có một số template thanh nav bar nằm dưới phần header, nơi đây thường đặt những link trong blog của bạn.

3. Main post: khu vực bài đăng xuất hiện, bạn có thể tùy chỉnh số bài đăng xuất hiện trong phần này.

4. Sidebar: thường chứa các widget (tiện ích), những widget này có thể thêm vào hoặc loại bỏ một cách dễ dàng. Những widget phổ biến thường là : Link list, Blog list, Categories và Archieve. bạn có thể tạo thêm các widget bằng cách vào Dashboard>Page Elements>Add Gadget menu.

5. Footer: nó cũng giống như sidebar, nằm ở bên dưới, thường là những người thiết kế template đặt link của họ ở vị trí này.

6. Còn một thứ nữa, đó chính là mục "About me", bạn có thể viết vài dòng giới thiệu bản thân mình ở đây.

12 mẹo vặt cho Blogger mới bắt đầu

Tag:

Tips For Blogger

01/02/2011

Thời gian ước tính để đọc bài viết này: 6:42

Dưới đây là 1 số mẹo nhỏ dành cho những người mới làm blog được thu thập từ nhiều ý kiến tổng hợp. Tất cả những gì bạn cần là nhìn lại tổng thể mô hình của trang blog, giao diện bề ngoài trông như thế nào, yếu tố nào cần phải có và cần tránh, làm cách nào để tối ưu hóa hoạt động và các tính năng sẵn có, duy trì sự thu hút đối với người đọc...

1. Blog của bạn muốn nói đến vấn đề gì?

Chắc nhiều người đã từng nghe nói đến câu nói này: Ấn tượng đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng. Điều này khá đúng khi áp dụng với title – tựa đề của bất kỳ blog nào, và việc đặt tên cho blog cũng khiến cho nhiều người phải đau đầu để tìm được tên thích hợp. Nếu chọn được tên đẹp, dễ gây ấn tượng thì sẽ gần như ngay lập tức thu hút được rất nhiều người đọc. Không quá dài cũng không quá ngắn để họ hiểu được blog của bạn định nói đến cái gì, vấn đề gì, ai...

Đồng thời, bạn cũng nên để tâm đến dòng tag – chứa những thông tin mà dòng tựa đề không thể truyền tải hết. Thông thường người đọc sẽ chú ý đến những dòng tag này sau khi “bước chân” vào blog của bạn, để họ biết thêm nhiều thông tin. Việc này chỉ diễn ra trong vòng 3 – 5 giây nhưng khoảng thời gian này rất quan trọng.

2. Làm cho bài viết của bạn hấp dẫn hơn

Hãy chèn thêm 1 số hình ảnh minh họa hoặc thực tế vào bài viết. Vì thực tế, đây là yếu tố chính người đọc nhìn vào trước tiên khi đọc 1 bài viết bất kỳ, nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều ảnh, sẽ làm nội dung của bài bị loãng hẳn đi. Chỉ nên sử dụng những ảnh có liên quan và thực sự cần thiết, 1 điểm vô cùng quan trọng là chất lượng của ảnh – bạn cần tìm những bức có chất lượng cao, kích thước phù hợp và dung lượng vừa phải để tốn ít thời gian tải. Nếu đây là 1 bài hướng dẫn kỹ thuật, trình bày từng bước, từng công đoạn rõ ràng, với từng bước đó bạn hãy thêm 1 hình minh họa chi tiết – qua đó người đọc vẫn có thể theo dõi toàn bộ bài viết mà không thể bỏ sót được bước nào.

Một điểm nữa là bạn nên để ý đến các đường dẫn liên kết bên ngoài bài viết, việc có quá nhiều đường dẫn thế này sẽ khiến cho người đọc bị lẫn lộn, băn khoăn không biết nên đọc những bài nào. Và tốt hơn cả là nên đặt những bài, tin liên quan vào phía cuối bài viết chính. Hãy cân nhắc việc sử dụng mục Những bài/Tin liên quan sao cho hợp lý.

3. Hãy “kỹ tính” trong khâu chèn ảnh

Như đã nhắc đến bên trên, những bức ảnh sử dụng trong bài viết là 1 yếu tố chính để thu hút người đọc. Nếu sử dụng ảnh chụp màn hình thì hãy xử lý sao cho sắc nét, đầy đủ thông tin, và quan trọng nhất là phù hợp với nội dung của bài. Nếu chưa biết chính xác độ rộng của bài viết, hãy tìm hiểu về điều này trước tiên vì nếu không khớp với kích thước của những bức ảnh bài viết có thể khiến website bị lệch lạc. Mặt khác, nếu hẹp quá thì chẳng có ai muốn đọc bài viết với cách trình bày như vậy.

Nếu bạn lấy ảnh từ các Search Engine, hãy ghi rõ nguồn gốc của bức ảnh đó. Điều này sẽ gây ấn tượng khá tốt với người đọc, vì có nghĩa là bạn tôn trọng tác giả, đồng nghĩa với việc tôn trọng người đọc

Định dạng của file ảnh cũng là 1 vấn đề cần quan tâm. Nếu bạn xử lý 1 bức ảnh chụp màn hình thì hãy lưu thành file *.PNG, vừa giữ được chất lượng khá tốt, đồng thời dung lượng của ảnh cũng giảm đáng kể

Nếu kích cỡ bức ảnh quá to, bạn nên sử dụng chức năng mở trên 1 cửa sổ popup mới, bằng cách tự liên kết với chính nó sử dụng thuộc tính “target= “_blank” trong thẻ href.

Trong trường hợp kích thước của bức ảnh vừa với bài viết, người sử dụng nên xóa bỏ đường dẫn “a href=”, khi người đọc kích chuột vào bức ảnh, cửa sổ popup sẽ không hiện ra nữa

4. Để lại thông tin nguồn gốc của tác giả trên bài viết

Nếu có ý định đăng tải và chia sẻ 1 bài viết bất kỳ nào đó khi bạn sưu tầm được, hãy bắt đầu bài viết của bạn với từ Trích dẫn, viết tiếp 1 vài dòng giới thiệu nội dung sơ bộ. Lưu ý rằng không nên copy toàn bộ bài viết của họ cho dù bài đó ngắn, dài hoặc hấp dẫn thế nào đi nữa. Luôn luôn ghi rõ thông tin, nguồn gốc từ nơi bạn tìm thấy. Có thể ví dụ như:

- Nguồn QuanTriMang.com

- Theo Tên tác giả/ www.quantrimang.com

Hầu hết tất cả những người quản trị đều đặt thuộc tính cho phép sao lưu toàn bộ nội dung bài viết. Nếu bài viết để lại ấn tượng tốt, bạn sẽ có thêm 1 người bạn đọc thường xuyên ghé thăm nữa.

5. Hãy thật cẩn thận khi chèn thêm liên kết từ bên ngoài

Khi tiến hành chèn thêm đường dẫn từ các website bên ngoài, hãy đặt thuộc tính mở trên 1 cửa sổ mới bằng cách thiết lập thuộc tính “target=”_blank”. Việc mở 1 đường dẫn khác trên cửa sổ mới để chắc chắn rằng người đọc sẽ trở lại trang web của bạn sau khi tham khảo thông tin trên đường dẫn đó. Việc tự đặt liên kết trong cùng website của chính mình cũng rất tốt, vì như vậy người đọc sẽ chú tâm vào bài viết hơn.

6. Hãy gìn giữ những mối quan tâm của người đọc

Hãy chỉ ra cho họ tất cả những gì bạn có. Đưa ra những bài viết tốt nhất trên giao diện trang chủ. Bạn có thể sử dụng chức năng sticky hoặc tạo ra thanh trượt để gây sự chú ý vào những bài nội dung trên đó.

- Sử dụng cách tương tự như trên là phần Tin/Bài viết liên quan tại mỗi bài viết. Hoặc cài đặt plugin Linkwithin – liệt kê ra các bài viết gần đây nhất với hình minh họa đi kèm

- Áp dụng thêm plugin Xem nhiều nhất hoặc Bài viết được xem nhiều nhất

- Nếu bài viết quá dài, quá nhiều chữ sẽ khiến người đọc nhanh chóng bỏ qua bài đó, hãy phân chia thành những phần nhỏ hơn

- Nếu bài viết dài được chia thành 2 phần nhỏ, hãy liên kết 2 phần chéo với nhau.

7. Hãy để người đọc chia sẻ bài viết của bạn

Đây là lỗi thường xuyên mắc phải của những người mới bắt đầu. Các mô hình mạng xã hội cũng như dịch vụ Social Bookmarking có lưu lượng người sử dụng lớn nhất trên thế giới, nếu bạn bỏ qua hoặc quên không cài đặt thêm chức năng bookmark tới các mạng xã hội thì người đọc sẽ rất khó khăn để chia sẻ những bài viết này. Hoặc tệ hơn nữa, họ sẽ tìm đến những nguồn cung cấp, website hoặc blog khác chứ không phải là của bạn.

- Đặt vị trí những nút này ngay bên cạnh tiêu đề hoặc phía cuối bài viết, hãy đảm bảo chúng ở vị trí dễ nhìn, không quá to cũng không quá nhỏ

- Hãy chèn thêm chức năng in trực tiếp hoặc gửi qua email nếu được

8. Tạo nhiều chủ đề đa dạng

Nếu tên miền của blog bị giới hạn về mặt ý nghĩa tượng trưng, thì bạn nên liệt kê hết tất cả các chủ đề bạn muốn đề cập đến, bằng cách áp dụng Tags trong WordPress hoặc Labels với Blogger. Thanh công cụ điều hướng di chuyển tất nhiên là quan trọng nhất, tại đây người đọc sẽ tìm được các ý tưởng về blog của tác giả. Hãy đảm bảo rằng bạn đã bao gồm tất cả các mục quan trọng trong menu điều hướng này. Sử dụng menu theo kiểu drop down, trong đó có chứa các mục nhỏ... Hoặc sử dụng thêm widget Tag Cloud, để giúp người đọc tìm kiếm chủ đề nhanh hơn từ các Search Engine.

9. Đừng biến blog thành 1 mớ lộn xộn

Mỗi người quản trị đều muốn website của mình trong thật bắt mắt, do vậy họ cố trang trí giao diện với nhiều widget để tăng thêm phần hấp dẫn đối với người đọc. Và chính từ việc “trang trí” này, các thanh widget sẽ che phần lớn nội dung của bài viết. Sự có mặt của các thanh widget là rất tốt, nhưng quá nhiều thì chúng sẽ phản tác dụng và làm cho bài viết mất đi sự hấp dẫn. Luôn nhớ rằng chỉ nên trình diễn những gì tốt nhất và có sức thu hút với người đọc, nên sử dụng những gam màu sáng và chữ nổi, người đọc sẽ dễ chú ý hơn.

11. Không nên “thí nghiệm” trực tiếp trên website của mình

Nếu bạn có thói quen thử nghiệm các ứng dụng, công cụ hỗ trợ hoặc các plugin, add-on trực tiếp ngay trên website thì chúng tôi khuyến cáo bạn nên dừng ngay việc này lại, trừ khi bạn đã biết quá rõ và chắc chắn về những ứng dụng này. Việc này khá mạo hiểm vì nếu xảy ra lỗi, bạn khó có thể biết chính xác lỗi ở bước nào, khắc phục ra sao, nếu sửa lại thì còn mất nhiều thời gian và công sức hơn nhiều so với việc cài mới. Tốt nhất, các bạn nên thí nghiệm trên blog localhost, hoặc tạo ra 1 blog mới tại thư mục lưu trữ khác. Khi đã hoàn toàn làm chủ được ứng dụng mới trên hệ thống thử nghiệm này, hãy áp dụng trên thực tế. Và hãy luôn nhớ rằng thật cẩn thận!

12. Hãy cho người đọc biết bạn là ai

Để làm điều này, các bạn hãy thêm 1 mục hoặc trang riêng biệt thường thấy là About me hoặc About us. Điều này thực sự rất quan trọng, vì khi 1 người đọc bất kỳ cảm thấy bài viết trên website/blog rất hay và cuốn hút, họ muốn tìm hiểu tác giả của bài viết đó là ai. Bạn cần đưa ra những thông tin cá nhân cụ thể và chính xác, ví dụ như tên, chi tiết các lĩnh vực được đề cập đến trong blog. Khi thấy được những thông tin này, người đọc sẽ cảm thấy tin tưởng và quay lại thường xuyên hơn.

Mặc khác, việc thêm trang Contact us cũng quan trọng không kém đối với bất kỳ website nào. Đây là cách duy nhất để người đọc, đối tác hoặc bất cứ cá nhân nào muốn hợp tác với bạn. Nếu thiếu trang liên lạc này, đồng nghĩa với việc tác giả không muốn liên lạc với ai khác, hoặc nói theo cách khác là không tạo được sự tin tưởng tối thiểu cần thiết giữa tác giả và độc giả, dĩ nhiên những website đó sẽ không ai biết và nhớ đến nữa.

Trên đây là 1 số điều chú ý và kinh nghiệm cơ bản, khá cần thiết dành cho những người mới tập làm blog. Tất nhiên còn rất nhiều ý kiến và khía cạnh khác mà chúng tôi và các bạn đều muốn chia sẻ, hãy để lại ý kiến bình luận tại mục dưới đây. Chúc các bạn thành công!

Những tuyệt chiêu giúp tăng Page View

Tag:

Tips For Blogger

30/01/2011

Thời gian ước tính để đọc bài viết này: 5:08

Những cách tăng pageview:

1. "Câu view" là một nghệ thuật, người câu view cũng là một nghệ sĩ.

2. "Câu view" là một cuộc đấu (đấu trí) tổng lực.

3. Muốn "câu view" thành công cần phải có lòng đam mê (mê view hơn mê nhiều thứ khác…)

4. “Vô độc bất trượng phu”… Không thủ đoạn thì đừng mơ chuyện "câu view".

5. Luôn luôn sáng tạo, luôn luôn học hỏi (học hỏi ở đây không đồng nghĩa với copy-paste) và xây dựng cho blog một phong cách riêng.

6. Học cách “làm dâu trăm họ”, thấm nhuần triết lý: “người đọc là thượng đế” và vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”…

7. Nguyên tắc 3S (Con người thường bị thu hút bởi 3 chủ đề hấp dẫn: SEX – SCANDAL – SOUL

Sách lược cụ thể:

1. Nick + Avatar + Theme:

Trên đời chẳng có cái gì tồn tại thừa cả (ngay cả cái được gọi là “…thừa” mà cũng làm được khối việc nhớn, nhỉ?)… Vì thế đừng bao giờ coi thường ba yếu tố trên!

Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng cực kỳ quan trọng… mà cái đầu tiên gây ấn tượng cho mọi người về một blog nào đó là gì ạ… Xin thưa, chính “chúng”!

Nick:

Hãy chọn cho mình một cái nick ấn tượng nhất có thể, khêu gợi trí tò mò nhất có thể, đừng quá dễ hiểu nhưng cũng đừng quá rối rắm khó hiểu và khó đọc… Một cái nick hay không chỉ đáp ứng được những yêu cầu trên mà nó còn cần phù hợp với nội dung, phong cách của blog… chỉ nhìn nick người ta cũng đã có thể có những hình dung ban đầu về blog cũng như một bloger nào đó…

Hãy thử đặt những cái nick như: Thanh Tùng, Mùa thu vắng… bên cạnh những cái nick như: c0nxi0n, Buratino, Tắc Kè, NASA, VNIT, ShockMan… các bạn hẳn sẽ có ngay kết luận về vấn đề này. Tất nhiên “bí kíp” này không áp dụng đối với người nổi tiếng, đơn giản là vì cái tên của họ đã thành thương hiệu, đã thành một “key word” quá thu hút (vd: Phương Linh, Trang Hạ…).

Avatar + theme:

Cũng áp dụng nguyên tắc tương tự như nick: ấn tượng, khêu gợi tò mò, phù hợp với phong cách blog…

Ngoài ra, avatar và đặc biệt là theme cần sự đầu tư tương đối công phu nếu muốn kiếm tìm sự độc đáo và khẳng định phong cách riêng… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là để gây ấn tượng bằng 2 yếu tố này bạn cần phải giỏi IT và có nhiều thời gian (vd: CASA chẳng hạn, dốt đặc IT nhưng ava+ theme cũng không đến nỗi, nhỉ?)…

Hãy định kỳ thay đổi theme để tránh nhàm chán…

Riêng với ava bạn có thể thay đổi liên tục để tạo sự mới lạ, tò mò nhưng bạn hãy làm ngược lại khi muốn tạo ra một hình đại diện đặc trưng (nhưng thường chỉ hiệu quả khi bạn đã “nổi”…vd: ava của Tắc Kè, Trọng An…)

2. Entry:

Nói gì thì nói, yếu tố quan trọng mang tính sống còn tạo nên đẳng cấp, độ hot… của một blog vẫn là Entry! (ở đây lại không tính đến blog của những người nổi tiếng)…

Một entry hấp dẫn đại đa số người đọc (tớ không nói entry hay nhé) theo CASA thường phải đáp ứng được một vài các yêu tố cơ bản như:

Đề tài thu hút (3S chẳng hạn); (nói chung chả có hot blogger nào mà lại không khai thác triệt để yếu tố này).

Có tính thời sự nóng bỏng; (Tắc Kè là một ví dụ điển hình)

Nội dung “gây shock” hoặc đặt ra những vấn đề trái chiều gây tranh luận...(ShockMan là một trong những chuyên gia gây shock điển hình)

Dung lượng ngắn gọn (nhấn mạnh yếu tố này)

Văn phong đặc sắc (hoặc ít nhất là dễ hiểu, trong sáng)

Cách trình bày đẹp, lạ, ý nghĩa.

Đặc biệt là cách đặt tiêu đề. Đôi khi cách đặt tên quyết định gần như hoàn toàn độ thu hút của một entry…Một tiêu đề bài viết hay theo CASA phải phù hợp với nội dung bài viết nhưng phải giật gân một tý, hài hước một tý… và tất nhiên, phải ngắn gọn xúc tích. Một trong những bậc thầy về việc đặt tiêu đề giật gân, hút khách là Trọng An, Only U…

Nội dung entry cần phong phú, đa dạng và “tốc độ sản xuất entry” cũng phải tương đối cao và ổn định để blog luôn có cái mới, thu hút người đọc...

3. Blast:

Đây có lẽ là một trong những phương tiện câu view hiệu quả nhất. Blast được update liên tục sẽ giúp blog bạn luôn lọt vào top 10 trong Friend list (FL) của tất cả các blog bạn bè…

Blast hấp dẫn, gây shock, kích thích tò mò… sẽ là sợi dây vô hình kéo tất cả mọi người đến với blog của bạn!

Chỗ này xin phép được lấy ví dụ từ chính CASA: “Blog đang “ấy” cấm vào”, “Hôm nay blast mệt, cho nghỉ”… Hiệu quả đáng kinh ngạc luôn!

4. Friends:

“Giàu vì bạn…”, các cụ nhà ta nói cấm có sai. Muốn thành đại gia hay triệu phú, tỷ phú PV không thể không có sự giúp sức hữu ý hay vô tình của bạn bè, chiến hữu! Sức lan tỏa nhanh đến mức khủng khiếp của các blog cá nhân trước hết và chủ yếu thông qua kênh Friends List…

Càng nhiều bạn đồng nghĩa với việc sẽ càng có nhiều người ghé thăm (bạn mình ghé thăm, bạn của bạn mình cũng ghé thăm, rồi bạn của bạn của bạn mình…).

Thế này nhé, bạn thử tưởng tượng bạn luôn ở trong TOP 10 FL của tất cả 300 blog bạn bè…Thế nhưng, không may cho bạn là, cả 300 người đó đều chưa hoặc không được nổi lắm trong giới blogger Việt, thậm chí số lượng friends của bạn và những người đó hầu như trùng nhau… Trong trường hợp này, CASA cam đoan các tín đồ của PV sẽ chỉ còn biết nhìn chòng chọc vào màn hình mà cảm thán: “Pết viu ơi giờ này em ở đâu?”

Vì vậy theo quan điểm cá nhân của tớ, một trong những yếu tố sống còn quyết định số lượng view, quyết định sức lan tỏa của blog cũng như độ nổi của blogger là: Bạn phải (cố) quen và bon chen lấy một “vị trí 4 mặt tiền, nở hậu” trong FL của các hot blogger… quen càng nhiều càng ít! Một cái nick kêu như chuông với ava ngon lành cành đào, rất độc đáo, cá tính lại khêu gợi, khiêu khích nằm hiên ngang mà lại lả lơi ngay trên top đầu của một hot blogger! Còn cái gì quyến rũ cú click chuột hơn thế!

Mặt khác, ở góc độ nào đó và trong chừng mực nhất định, độ hot của các blogger bạn bè cũng góp phần đánh bóng thương hiệu và làm nên độ hot cho ta… Nhỉ?

Vấn đề còn lại “chỉ là”: Làm thế nào để các “hot blogger” (thường là hơi bị khó tính trong việc kết bạn, thậm chí lắm đồng chí hơi bị chảnh à nha) đồng ý accept invi của chúng ta… Đồng ý với nhiều bạn là quá khó!

Nhưng CASA xin cam đoan rằng sẽ không hề khó nếu các bạn khôn khéo và tâm lý một tý… Đừng bao giờ nhảy uỵch vào blog người ta (nhất là “người nổi tiếng”) click vài cái icon hoặc đôi ba câu chả đâu vào đâu rồi send lời mời mặc định toàn tiếng Tây… Tỷ lệ thành công gần như bằng 0%... Nói rất thật: Tớ đây chả là cái đinh gì trong giới blogger, nhưng trong hòm thư của blog CASA hiện tại vẫn còn lưu giữ hơn một nghìn cái lời mời như trên… và xin cam đoan rằng: bọn chúng sẽ mãi mãi yên vị trong đó! Hứa đấy!

Thay vì thế, bạn hãy thử chịu khó tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về blogger mà bạn định làm quen; hãy đọc những entry của họ và chọn lấy một vài cái đặc sắc nhất mà còm vài lời bình loạn… Liên tục trong dăm bẩy ngày hãy vuốt ve “bọn nó” một tý (QC chào hỏi, chúc phúc). Sau đó hãy gửi thư invi… Lúc ấy, tớ nghĩ chả thằng nào chảnh và khó tính đến mức từ chối đâu (trừ khi FL đã đầy, hoặc vì lý do nào đấy)…

Mà cái invi cũng khối chuyện để nói nhé! Hãy viết bằng thứ tiếng mẹ đẻ thiêng liêng nhé…Và nếu có thể thì càng dí dỏm, hài hước…càng độc đáo càng tốt!

Tớ lại xin phép được lấy ví dụ từ chính bản thân tớ… Đây là nguyên văn thư invi mà tớ gửi cho hai blogger nữ khá nổi và đặc biệt là rất xinh:

“Em xinh ở bên kia sông, Nếu muốn relax thì mời sang anh, Sang anh, anh nắm cổ tay, Anh hỏi câu này: Có add anh không?”.

Nếu là bạn, bạn có "nỡ" từ chối một invi như thế?!

5 bước để viết blog thành công

Tag:

Tips For Blogger

20/01/2011

Thời gian ước tính để đọc bài viết này: 2:10

Những bước sau đây sẽ giúp bạn viết blog thành công:

1. Lựa chọn một chủ đề

Nên nhớ rằng để có một blog thành công, bạn cần phải có một mạng lưới bạn bè rộng lớn, những người sẽ giúp bạn thành công. Mọi người quan tâm đến blog chi với 1 chủ đề mà họ quan tâm, Về thể thao bạn hãy lựa chọn Hockey, Bóng đá, Tennis ...

Về kinh tế thì bạn chọn blog viết bao quát hay tập trung vào 1 chủ đề chính như Chứng khoán, Ngân hàng, Thương mại ... nhớ là chỉ 1 mà thôi đừng chọn nhiều thành ra rất khó có thể lôi kéo người đọc vì nó gây loãng thông tin và Blog không có trọng tâm. Như trang blog này của tôi, tôi chọn chủ đề phát triển số nên tập trung vào Số hoá (Digital) và chỉ một phấn nhỏ trong Số hóa đó là Các thủ thuật Blog để kiếm tiền từ blog. Vẫn đang là kế hoạch, nên chưa được chuyên nghiệp, bạn hãy thường xuyên theo dõi sẽ thấy sự chuyên nghiệp của nó.

2.Hãy bắt đầu với Blogger

Bước tiếp theo là để nhanh chóng bắt đầu với blogger để tạo ra 1 blog cho các nhân bản thân bạn. Đơn giản vì Blogger của Google với Getting started giúp bạn tạo ra 1 log với 3 bước cự kỳ đơn giản.Chỉ cần đầu vào Blogger.com, và làm theo các bước hướng dẫn, sau không đầy 10 phút bạn đã có 1 blog cho mình rồi. Công việc quan trọng nhất là bạn đặt tên Blog làm sao cho phù hợp với tiêu chí của bạn và mục đích là phù hợp và dễ nhớ. Ví dụ: Ban muốn viết blog về Công cuộc số hoá thì hãy chọn: http://sohoa.blogspot.com, hoặc 1 cái tên bào đó tương tự chẳng hạn như http://phattrienso.blogspot.com hoặc http://cuocsongso.blogspot.com ...

3. Bắt đầu với một số bài viết

Hãy bắt đầu bằng việc viết 1 bài / ngày, dứngd lo lắng về việc bạn đã quảng bá cho blog của mình hay chưa. Hãy khám phá phong cách blog của bạn bằng những bài viết được xuất bản trong 1 ngày, 1 tuần hay thậm chí 1 tháng để làm sao trong 1 tuần bạn có từ 5 đến 10 bài viết hoặc trong 1 tháng bạn đã có 20 đến 30 bài viết trước khi quyết định quảng bá blog của mình tới mọi người. Nhiều người đã thất bại vì chưa chuẩn bị kỹ bước này làm cho người đọc thây nghèo nàn về bài viết nên đã ko quay lại lần sau nữa.

4. Tìm kiếm "Thị trường" cho blog

Khi bạn đã cảm thấy yên tâm về chất lượng bài viết cũng như blog của mình. Hãy giành thời gian để tìm hiểu và mở rộng thị trường bằng cách quan hệ với các blog khác cùng lĩnh vực, hãy thảo luận, đưa ra ý kiến của mình và bắt đầu nhìn nhận sự tăng trưởng người đọc của blog của mình.

Nên nhớ bạn cần thảo luận ý kiến một cách nghiên túc, tránh hiện tượng spam, hãy nỗ lực hết sức để tăng thêm giá trị.

5. Hãy luôn cập nhật

Hãy tiếp tục cập nhật blog của bạn bởi 1 lịch làm việc thường xuyên, trả lời các ý kiến. Khi bạn bắt đầu viết có thể chưa tốt , nhưng bạn sẽ dần viết tốt hơn, có thể chậm, nhưng đừng lo lắng vì chậm mà chắc, chậm mà chất lượng vẫn tốt hơn, nhưng nhớ là đừng QUÁ CHẬM. Đồng thời, vẫn tiếp tục tìm hiểu thị trường, thị hiếu người đọc blog của bạn, tiếp tục lướt các blog khác để có ý kiến đóng góp, thảo luận. Bạn sẽ thấy những cập nhật của bạn giúp bạn rất nhiều đấy!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lyly