KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC

1. Khái niệm" cháy", " đám cháy"

            A. Khái niệm "cháy"

                        Định nghĩa: "Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng".

            Những phản ứng hóa học giữa chất cháy và chất oxy hóa xảy ra rất nhanh và giải phóng ra một lượng nhiệt rất lớn. Lượng nhiệt này nung nóng các sản phẩm phân hủy nhiệt của chất cháy và sản phẩm cháy đến nhiệt độ cao làm chúng bức xạ ánh sáng. Nhiệt và ánh sáng chỉ là kết quả và là biểu hiện bên ngoài của phản ứng.

=> 3 dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác:

                        + Có phản ứng hóa học.

                        + Có tỏa nhiệt.

                        + Có phát sáng.

Từ định nghĩa về cháy, ta nhận thấy rằng bản chất của sự cháy chính là phản ứng hóa học, phản ứng đó là phản ứng cháy khi nó có tỏa nhiệt và phát sáng. Vậy để có phản ứng cháy cần phải có những yếu tố nào?

Đó là 3 yếu tố: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng l­ợng cho các chất tham gia phản ứng.

            - Chất cháy

            Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Ng­ười ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.

+ Nếu phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3 loại:

            Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình th­ờng của môi tr­ờng. Ví dụ nh­ư bông vải, giấy, xăng dầu, r­ượu...

            Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy đ­ợc ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ nh­ư kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rư­ợu etylic loãng...

            Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi đ­ợc đốt nóng. Ví dụ nh­ư gạch, đá, bêtông...

            + Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:

Chất cháy khí: là những chất cháy tồn tại ở dạng khí nh­ư hyđrô, axêtylen, khí gas..

            Chất lỏng cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng lỏng nh­ư xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu...

            Chất rắn cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng rắn nh­ư gỗ, vải, sợi, cao su...

- Chất oxy hóa

            Chất oxy hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự cháy.

            Chất oxy hóa trong phản ứng cháy có thể là oxy nguyên chất, oxy trong không khí, oxy sinh ra do các hợp chất chứa oxy bị phân hủy, hoặc các chất oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như các chất thuộc nhóm Halogen (Clo, Flo, Brôm, Iốt), H2SO­4đặc nóng...

            Trong thực tế, ta th­ờng gặp đám cháy xảy ra trong môi tr­ờng không khí, chất oxy hóa là oxy của không khí.

- Nguồn nhiệt

            Trong phản ứng cháy, nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng l­ợng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.

            Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia lửa (tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập...), vật thể đã đ­ợc nung nóng, hoặc có thể là nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý... hoặc cũng có thể là do chính nhiệt độ của môi tr­ờng (tr­ờng hợp tự cháy)...

Muốn làm ngừng sự chảy ta phải loại trừ một trong ba yếu tố trờn.

            Khi có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy ch­a chắc đã xảy ra mà muốn cháy đ­ợc thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:

            - Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.

            - Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.

            - Năng l­ượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn (Nhiệt độ của nguồn nhiệt phải lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp).

            - Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy.

B. Khái niệm "đám cháy"

            - Định nghĩa: "Đám cháy là quá trình cháy xảy ra ngoài ý muốn, nó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chưa cháy hết chất cháy, hoặc chưa có các biểu hiện điều kiện dẫn đến tự tắt hoặc chừng nào chưa áp dụng các biện pháp tích cực để khống chế và dập tắt nó".

Theo Luật PCCC quy định: "Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường".

- Phân loại đám cháy

                        + Phân loại đám cháy theo chất cháy:

                        Đám cháy A: Đám cháy chất rắn.

                        Đám cháy B: Đám cháy chất lỏng.

                        Đám cháy C: Đám cháy chất khí.

                        Đám cháy D: Đám cháy kim loại nhẹ, kim loại kiềm và hợp kim của chúng.

Đám cháy E: Đám cháy thiết bị điện.

                        + Phân loại theo môi trường cháy:

            Đám cháy trong nhà, trong hầm, nơi kín gió… Đặc điểm của đám cháy này là lượng khói tỏa ra nhiều, có thể làm sụp đổ các cấu kiện xây dựng.

            Đám cháy ngoài trời. Đặc điểm của đám cháy này là khả năng lan truyền của đám cháy rất nhanh do quá trình trao đổi khí và do tàn lửa bay.

+ Phân loại theo trạng thái cháy

            Đám cháy đồng thể: Đám cháy có ngọn lửa trên bề mặt chất cháy.

2. Một số nguyên nhân gây cháy

            A. Cháy do con ngư­ời gây nên

            Nó bao gồm:

            - Do sơ suất, bất cẩn gây cháy. Nguyên nhân này là do chính con ng­ời thiếu kiến thức PCCC, không hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy... dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu không an toàn gây cháy. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất cao (bình quân 65%) trong tổng số vụ cháy hàng năm.

Đám cháy dị thể: Đám cháy xảy ra bên trong lòng chất cháy.

- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC, tức là đã có những quy định an toàn PCCC, nh­ng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy.

            Ví dụ: ngày 12/4/1999, xe khách chạy từ Cam Đ­ừờng đi Lào Cai, trên xe có 40 hành khách. Xe đang chạy thì bất ngờ bị bốc cháy. Hậu quả làm 2 ng­ời chết, 38 ng­ời bị th­ơng. Nguyên nhân là do tên Vũ Văn Khoái quê Lào Cai mang 0,5 kg thuốc súng lên xe. Khi xe chạy gây ma sát và bốc cháy.

- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.

- Đốt phá do tư­ thù cá nhân, đốt để phi tang dấu vết, đốt để phá hoại, gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

            Ví dụ nh­ư Đặng Văn Quang ở Tây Ninh yêu cô Nguyễn Thị Kim Hồng là con bà Gái ở ấp Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh, nh­ng không đ­ợc gia đình bà Gái chấp nhận, bởi tên Quang là một ng­ời rất "ngoan" - thuốc lá anh ta không bao giờ hút mà chỉ biết hút thuốc phiện.

Ngày 11/9/1998, Quang đến tìm cô Hồng nh­ng không gặp bèn gây sự với bà Gái. Sau đó hắn đã lấy 10 lít xăng t­ới vào nhà bà Gái và châm lửa đốt. Hậu quả là bà Gái và tên Quang bị bỏng nặng, toàn bộ căn nhà của bà Gái bị thiêu rụi.

            b. Cháy do thiên tai

Có tr­ường hợp do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.

Bão lụt cũng gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn n­ớc, chúng sẽ nổi lên trên mặt n­ớc, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy...

C. Do tự cháy

Là tr­ờng hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi tr­ờng không khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số chất kiềm nh­ư: Na, Ca, Ba, K... khi gặp n­ớc sẽ tự bốc cháy.

Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy...

3. Các biện pháp PCCC cơ bản

            3.1 Các biện pháp chủ yếu để ngăn ngừa cháy trong sản xuất kinh doanh

A. Biện pháp tuyên truyền, huấn luyện

            - Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục kiến thức PCCC cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức PCCC.

            - Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và phải tổ chức tập luyện thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.

B. Biện pháp kỹ thuật

- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng các những khâu ít nguy hiểm hơn.

            - Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

            - Cách ly các thiết bị, công nghệ có nguy hiểm cháy cao ra xa những khu vực khác.

            - Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt có thể phát sinh.

- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các chất cháy trong sản xuất. Thay thế chất dễ cháy bằng chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn, hóa chất chống cháy. Bảo quản chất lỏng, chất khí dễ cháy trong bình, thùng kín không để rò rỉ.

- Lắp đặt các hệ thống báo cháy, chống cháy lan từ phòng nọ sang phòng kia, chống cháy lan trong các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt.

- Lắp đặt hệ thống báo cháy chữa cháy tự động.

3.2 Các phương pháp chữa cháy cơ bản

A. Phương pháp làm loãng

Bản chất ph­ương pháp làm loãng: Khi đ­ưa chất không cháy (hơi nước, khí trơ, bột…) vào vùng cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy (<14%). Do vậy, sự cháy không đ­ợc duy trì. Ví dụ: N­ớc, bọt, CO2…

B. Phương pháp làm lạnh

Bản chất ph­ơng pháp làm lạnh: Khi phun chất chữa cháy vào đám cháy, nó hấp thụ nhiệt của vùng cháy và chất cháy, làm giảm nhiệt độ của chúng. Khi nhiệt độ này giảm xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy (đối với chất cháy rắn - làm giảm nhiệt độ chất cháy xuống d­ới giá trị nhiệt phân của chúng; đối với chất lỏng cháy - làm giảm nhiệt độ chất cháy xuống d­ới giá trị nhiệt độ bùng cháy) thì quá trình cháy sẽ ngừng và đám cháy sẽ đ­ợc dập tắt. Ví dụ: N­ớc bọt...

C. Phương pháp cách ly

Bản chất phương pháp cách ly: Khi phun chất chữa cháy vào đám cháy, nó đã bao phủ bề mặt và ngấm vào trong chất cháy, nó vừa có tác dụng làm lạnh vừa có tác dụng cách ly sự xâm nhập của oxy không khí đến chất cháy, ngăn cản sự bay hơi của các chất khí cháy để tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ. Và đám cháy sẽ đ­ược dập tắt. Ví dụ: N­ớc, bọt...

D. Phương pháp ức chế hóa học

Quá trình cháy là một phản ứng dây chuyền. ở đây xuất hiện các gốc tự do tồn tại trong thời gian rất ngắn, các nguyên tử và các phân tử hoạt động tạo thành các nhánh của mạch phản ứng cháy. Nhờ đó quá trình cháy đ­ợc tiếp tục và duy trì.

Nếu các phần tử chất chữa cháy không phải là trung tính (trơ) mà ng­ợc lại chúng lại thể hiện khả năng hoạt hóa cao đối với các gốc tự do trong vùng phản ứng cháy thì trong tr­ờng hợp này nó có tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy. Ví dụ: Bột, các loại cacbua halogen…

4. Xử lý khi có cháy xảy ra

4.1 Các dấu hiệu nhận biết "cháy"

A. Mùi vị sản phẩm cháy

            + Mùi cháy khét: Cháy cao su, chất sừng, sợi bông…

            + Mùi dấm chua: Triaxêtat, Xenlulose, polyvinyl axêtat…

            + Mùi khí sốc: SO2,SO3,Cl…

            + Mùi đắng: Benzen, xenlulose.

            + Mùi thơm: Mật, đ­ường.

B. Khói

                        + Khói trắng: Các vật liệu ẩm..

                        + Khói đen: Xăng, dầu, nhựa đ­­ờng…

                        + Khói xám: Rơm rạ, giấy vụn, cỏ khô…

                        c. ánh lửa và tiếng nổ

Nhận biết đám cháy qua tiếng nổ hay ánh sáng vùng cháy toả ra xung quanh.

4.2. Xử lý khi có cháy nổ xảy ra

- Bình tĩnh suy xét tình hình là yếu tố quan trọng nhất.

- Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo.

- Khói và không khí nóng làm cản trở sự thoát nạn an toàn, cần phải bò, cúi lom khom sát đất.

- Phải di chuyển cạnh khu vực tường và gần cửa sổ. Phải trấn tĩnh và chỉ cho mọi người cùng thực hiện theo.

- Nhanh chóng thoát ra cửa hoặc cầu thang thoát nạn, vẫy tay, kêu to báo hiệu cho mọi người tới cứu.

- Hãy cắt điện và gọi 114 lấy giẻ lau, rèm cửa nhúng nước che kín khe hở.

- Nếu bạn không thể ra ngoài bằng cửa chính thì di chuyển sang phòng có ban công, cửa sổ. Dùng quần áo màu sáng làm hiệu.

- Khi mở cửa phòng cần phải kiểm tra nhiệt độ trước khi mở. Khi mở cửa nên tránh người sang một bên đề phòng lửa tạt.

- Dùng quần áo, chăn chất liệu coton nhúng nước và choàng lên đầu, lên người khi thoát nạn.

- Không lẩn trốn ở trong tủ quần áo, gầm giường, bồn tắm, hãy tin rằng bạn sẽ được cứu thoát.

- Tìm các loại dây, tấm rèm, ga hoặc quần áo gió buộc lại rồi tụt xuống đất.

- Tuyệt đối không nhảy trừ khi có đệm, lưới ở phía dưới.

CHÚ Ý: LÀM GÌ KHI QUẦN ÁO BỊ BẮT LỬA:

            Quần áo bị bắt lửa sẽ gây hoảng sợ, bạn nên thực hiện như sau:

            - Hãy dừng lại ngay lập tức.

            - Hãy nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau bạn.

            - Không được lấy tay dập lửa; một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho đến khi lửa tắt.

4.3 Quy trình chữa cháy tại cơ sở

            Bước 1: Khi xảy ra cháy:

                        + Báo động.

                        + Cắt điện khu vực xảy ra cháy.

                        + Gọi điện thoại báo cháy 114.

Bước 2: Nắm tình hình đám cháy:

                        + Xác định có người bị nạn ko, nếu có thì tổ chức thoát nạn và cứu người bị nạn.

                        + Áp dụng biện pháp chống cháy lan.

                        + Cử người đón xe chữa cháy, bảo vệ, cứu tài sản.

                        + Xác định chất cháy, diện tích đám cháy, khả năng phát triển đám cháy.

Bước 3: Tổ chức chữa cháy:

                        + Huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy.

                        + Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình địa vật để chữa cháy.

                        Bước 4: Khi lực lượng Cảnh sát PCCC tới:

                        + Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy.

                        + Phối hợp lựclượng Cảnh sát PCCC để dập tắt đám cháy.

                        Bước 5: Bảo vệ hiện trường đám cháy.

Phần 2:  Bình chữa cháy và nguyên lý làm việc của bình chữa cháy.

1/ Các chất chữa cháy thông dụng:

A-NƯỚC:

Là chất dùng để chữa cháy thông dụng, vì có sẵn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được cho nhiều loại đám cháy. Dùng nước có 2 tác dụng: 

            1- Nước có khả năng thu nhiệt lớn, có tác dụng làm lạnh.

            2- Nước bốc hơi (1lít nước thành 1.720 lít hơi) nên tạo thành màng ngăn ôxy với vật cháy có tác dụng làm ngạt. 

* Lưu ý: Không dùng nước chữa các đám cháy xăng dầu vì xăng dầu nhẹ hơn nước, không hòa tan trong nước nên gây cháy lan. Ở những đám cháy có điện, phải ngắt điện mới chữa cháy bằng nước.

B-CÁT:

- Cát cũng như nước, cát dùng để chữa cháy rất phổ biến vì sử dụng đơn giản, dễ kiếm và có hiệu quả đối với nhiều đám cháy. Tác dụng chữa cháy của cát là làm ngạt và có khả năng ngừng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụngngăn cháy lan, dùng cát đắp thành bờ.

C- BỌT CHỮA CHÁY

- Để dùng cát chữa cháy cần chứa cát thành bể, hố trước các kho. Bố trí sẳn xẻng, xô, khi có cháy sử dụng được nhanh chóng.

 - Bọt cóbề mặt có tác dụngchất cháy,chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, vì bọt nhẹ hơn nổi trên bề mặt chất cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy với Oxy

AL2(SO4  )3 + 6NaHCO3 + 6H2O = 2AL(OH)3 + 3Na2SO4 + 6H2 O + 6CO2

D- BÌNH KHÍ CO2

CO2 chữa cháy hiệu quả cao nhất ở các đám cháy trong buồng kín, máy móc và các thiết bị, hồ sơ,… chữa cháy về điện thế 380V trở xuống, nếu cao hơn phải có dụng cụ đề phòng như đeo găng tay, đi ủng ( vì khí CO2 chưa lọc kỹ các tạp chất).

Trọng lượng bình CO2 thông thường: 2Kg , 3 Kg, 5Kg, 7Kg.

2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình chữa cháy

a)      Bình chữa cháy bằng CO2:

Cấu tạo: Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ.

Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Nga, Hà Lan,..) , hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng , có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Trung Quốc, Nhật Bản,…). Tại đậy có một chốt hãm kẹp chì đảm bảo chất lượng bình.

Trong bình và dưới van có ống nhựa cứng dẫn cacbonic lỏng ra ngoài.

Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.

Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Bình thường được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen).

Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng...

-          Nguyên lý làm việc:

 Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám

cháy.

 Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.

-          Phạm vi sử dụng.

Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật).

Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió,không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.

Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:

             CO2 + C  =  2CO 

            CO2 + M  =  MO  +  CO 

            CO là khí độc và rất dễ nổ.

B)     Bình chữa cháy bằng bột

Bình dập (chữa) cháy bằng bột gồm hai loại: 

      - Loại có bình khí đẩy riêng, bình khí đẩy có thể đặt ở trong (bình MF - Trung Quốc) hoặc ngoài bình bột (bình OPX - Nga).

      - Loại không có bình khí  đẩy riêng mà nạp khí trực tiếp vào bình bột (bìnhMFZ - Trung Quốc).

      Bình chữa dập (cháy) dạng bột khô của Trung Quốc ký hiệu MFZ (BC) hayMFZL (ABC) là loại bình dập cháy có tính cơ động cao, dùng khí nitơ N2 nạp ở trong bình đẩy bột ra ngoài.

      Các bình được làm bằng thép chịu áp lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen...Cụm van gắn liền nắp đậy,có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng. Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì . Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có (bình MFZ - Trung Quốc) hoặc không có (bình MF - Trung Quốc). Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình. ống xifong ngoài có thể cứng hay mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình. Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

- Bột chữa cháy silicom hóa (bột BC hoặc ABC) và khí được đóng kín trong bình nên khó bị ẩm, đóng cục, thời gian bảo quản dài và an toàn.

- Nhiệt độ bảo quản từ -10 0C đến 55 0C.

- Khi phun áp lực giảm xuống tương đối ổn định, thời gian chữa cháy có hiệu quả tương đối dài.

- Bột chữa cháy không độc, vô hại với người, gia súc và môi trường. 

 1.Nguyên lý làm việc

- Bột khô có tính năng là cách ly và làm loãng, vì tỷ trọng bột nặng hơn ôxy không khí nên khi phun vào vùng cháy nó đẩy ôxy vùng cháy ra khu vực khác, cháy trong điều kiện thiếu ôxy thì phản ứng cháy được kìm hãm.

- Bột khô dùng chữa cháy tất cả những đám cháy chất rắn, lỏng, khí hóa chất và chữa cháy các thiệt bị điện thế dưới 50kv.

2. Phạm vi sử dụng

        - Sử dụng an tòan, tin cậy, thao tác đơn giản, dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháycao.  

       - Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.

       - Với loại bình bột BC cũng có thể dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, tuy nhiên đối với đám cháy chất rắn hiệu quả không cao.

       - Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưu tới 380v.

       -  Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao.

        - Bình phù hợp trong các trường hợp  đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm dầu mỏ.

II/ Cháy nguyên nhân do xăng và dập tắt bằng bình chữa cháy.

Tại sao không dùng nước chữa đám cháy nguyên nhân do xăng?

Muốn dập tắt đám cháy cần 2 nguyên tắc:

- Thu hẹp phạm vi cháy

- Loại bỏ điều kiện gây cháy ( O2 )

Þ Do đó khi dùng nước dập tắt đám cháy nguyên nhân do xăng gây ra ( Xăng nhẹ hơn nước) nên:

- Đám cháy lan nhanh theo dòng nước

- Không thể tách O2  ra khỏi đám cháy

 ÞKhông dùng nước chữa đám cháy nguyên nhân do xăng

Bình CO2

        - CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.

 Bình bột:

         Bột khô có tính năng là cách ly và làm loãng, vì tỷ trọng bột nặng hơn ôxy không khí nên khi phun vào vùng cháy nó đẩy ôxy vùng cháy ra khu vực khác, cháy trong điều kiện thiếu ôxy thì phản ứng cháy được kìm hãm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truong